Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 HĐTN, HN 7 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập học kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu rất quan trọng để các bạn lớp 7 ôn luyện.

Đề cương ôn thi cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo gồm lý thuyết, các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận kèm theo. Qua đó giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 HĐTN, HN 7 Chân trời sáng tạo

I. Nội dung kiểm tra cuối kì 1 HĐTN, HN 7

- Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS sau khi tham gia các chủ đề của hoạt động trải nghiệm trong Học kì I (Rèn luyện thói quen, Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ, Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung, Chia sẻ trách nhiệm trong gia đình).

- Đánh giá kết quả rèn luyện các năng lực và phẩm chất đã xác định ở từng chủ đề, đặc biệt là năng lực rèn luyện thói quen và hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung

- Kiến thức các chủ đề đã tìm hiểu ở học kỳ 1.

II. Hình thức kiểm tra cuối kì 1 môn HĐTN, HN 7

Trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

  • Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm)
  • Nội dung nửa sau học kì I: 75% (7,5 điểm)

III. Một số câu hỏi ôn tập cuối kì 1 HĐTN, HN 7

A. Trắc nghiệm 

Câu 1 Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?

A. Kiên trì.
B. Trung thực.
C. Siêng năng.
D. Tự giác.

Câu 2: Biểu hiện của sự kiên trì là

A. miệt mài làm việc.
B. thường xuyên làm việc.
C. quyết tâm làm đến cùng.
D. tự giác làm việc.

Câu 3: Trái với siêng năng, kiên trì là

A. lười biếng, chóng chán
B. trung thực, thẳng thắn
C. cẩu thả, hời hợt.
D. cả A và C.

Câu 4: Quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn, gian khổ là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Kiên trì.
B. Trung thực.
C. Siêng năng.
D. Tự giác.

Câu 5: Những cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh như

A. Chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm, hạn chế của mình với thầy cô.
B. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ
C. Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Những tiêu chí xây dựng “Lớp học hạnh phúc” đó là?

A. Yêu thương
B. Tôn trọng
C. Chia sẻ
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí yêu thương được hiểu là?

A. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.
B. Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp.
C. Chia sẻ, hỗ trợ, động viên những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
D. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp

Câu 8: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí tôn trọng được hiểu là?

A. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.
B. Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp.
C. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp
D. Cả A, B, C

Câu 9: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là?

A. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.
B. Thân thiện, cởi mở với các bạn.
C. Thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn
D. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp

Câu 10: Có bao nhiêu bước để xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 11: Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?

A. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
B. Tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, ... của bản thân
C. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
D. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

Câu 12: Bước thứ hai trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?

A. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
B. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
C. Lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh về mình
D. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

Câu 13: Bước thứ ba trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?

A. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
B. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
C. Lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh về mình
D. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

Câu 14: Một số điểm mạnh của học sinh trong học tập như

A. Trung thực, không quay cóp trong giờ kiểm tra.
B. Mạnh dạn xung phong trả lời
C. Ghi chép nhanh, đầy đủ, sẵn sàng hỏi lại giáo viên khi chưa hiểu…
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 15: Một số điểm yếu của học sinh trong học tập như

A. Nói chuyện riêng trong lớp học
B. Chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt
C. Dễ nóng tính
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 16: Một số điểm mạnh của học sinh trong cuộc sống như

A. Vui vẻ, hòa đồng với mọi người
B. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người
C. Tự tin trước đám đông
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17: Một số điểm hạn chế của học sinh trong cuộc sống như

A. Vui vẻ, hòa đồng với mọi người
B. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người
C. Tự tin trước đám đông
D. Chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt

Câu 18: Ý nào sau đây là không đúng khi nói về những biểu hiện của kĩ năng kiểm soát cảm xúc?

A. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm
B. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân
C. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống, hoàn cảnh
D. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc biết che giấu, không thể hiện cảm xúc thật của bản thân ra ngoài

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lợi ích của kĩ năng kiểm soát cảm xúc đối với mỗi người?

A. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người luôn chỉ có cảm xúc tích cực
B. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người sống cân bằng, bảo vệ được sức khoẻ
C. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người có cách giải quyết, ứng xử phù hợp, không làm tổn thương chính mình và người khác
D. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người không để cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ.

Câu 20: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực đó là đi dạo hoặc chơi môn thể thao yêu thích
B. Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực đó là tâm sự với bạn bè, người thân.
C. Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực đó là nhảy một điệu nhảy vui nhộn
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 21: Ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
B. Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, ... của bản thân
C. Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là so sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
D. Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

Câu 22 Nhận xét nào sau đây là đúng về người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc?

A. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có thể nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm
B. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có thể biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân
C. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có thể biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống, hoàn cảnh
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 23: Cách để vượt qua một môn học khó trong học tập đó là?

A. Xác định được nguyên nhân vì sao bản thân chưa học tốt môn học đó
B. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập môn học đó
C. Suy nghĩ tích cực và tìm kiếm sự hỗ trợ
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 24: Lựa chọn phát biểu đúng nhất:

A. Chăm sóc người thân khi ốm, mệt là nghĩa vụ của mỗi người
B. Chăm sóc người thân khi ốm, mệt cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ
C. Chăm sóc người thân khi ốm, mệt là không cần thiết
D. Cả 3 ý trên

Câu 25: Đâu không phải là hoạt động tại gia đình?

A. Lau nhà
B. Rửa bát
C. Nấu cơm
D. Chào cờ

Câu 26: Hoạt động tại gia đình nên được diễn ra vào khi nào để không ảnh hưởng học tập?

A. Khi nghỉ ngơi
B. Khi làm bài tập
C. Khi rảnh rỗi
D. Cả 3 ý trên

Câu 27: Vì gia đình có điều kiện, bố mẹ Hùng đã thuê giúp việc nên Hùng không bao giờ lao động tại nhà. Đó có phải hành động nên làm hay không?

A. Có, vì công việc đã có giúp việc làm
B. Không, vì lao động mới giúp chúng ta phát triển khỏe mạnh
C. Không, vì lao động để rèn luyện đức tính cần thiết cho con người
D. Cả B và C đúng

Câu 28: Mai luôn có thành tích rất tốt ở lớp. Vì thế em nghĩ mình không cần làm việc nhà. Thời gian rảnh Mai chỉ dành để xem tivi. Đó có phải hành động nên làm hay không?

A. Nên
B. Không nên

Câu 29: Bà bị đau bụng, Hương vội lấy thuốc kháng sinh cho bà uống trong khi đợi bố mẹ về để mong bà đỡ đau. Theo em, hành động của Hương có hợp lí hay chưa?

A. Hành động hợp lí vì Hương đã quan tâm tới bà
B. Hành động chưa hợp lí vì uống thuốc cần sự chỉ dẫn của bác sĩ
C. Hành động hợp lí vì Hương đã kịp thời cho bà uống thuốc
D. Cả 3 ý trên

Câu 30: Mấy hôm nay bố Lan giaiar quyết nhiều công việc nên rất mệt. Trưa nay, Lan thấy bố uể oải, ăn không ngon miệng. Nếu là Lan em sẽ?

A. Hỏi thăm sức khỏe của bố để chăm sóc
B. Đưa bố tới bệnh viện để khám
C. Không quan tâm vì đây là tính chất công việc
D. A và B đúng

Câu 31: Đâu là biểu hiện của sự lắng nghe?

A. Tiếp thu ý kiến
B. Không tiếp thu ý kiến
C. Bảo thủ
D. Tự ái

Câu 32: Tại sao cần lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình?

A. Để cải thiện những khuyết điểm
B. Để gắn kết gia đình
C. Để phá vỡ hạnh phúc
D. A và B đúng

Câu 33: Để lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình, chúng ta cần?

A. Nghĩ rằng người thân muốn tốt và tin tưởng vào mình
B. Đặt mình vào vị trí người thân để thấu hiểu
C. Nhìn và theo dõi cảm xúc của người thân
D. Cả 3 ý trên

Câu 34: Hùng dạo này rất hay đi chơi với bạn bè và bỏ bê học tập. Bố mẹ có khuyên cậu hãy tập trung học hành hơn. Hùng tỏ ra khó chịu và nói rằng bố mẹ thật phiền phức. Em có nhận xét gì về thái độ của Hùng?

A. Thái độ của Hùng chưa đúng
B. Hùng đúng vì bố mẹ không nên can thiệp quá sâu vào việc của Hùng
C. Thái độ của Hùng thể hiện sự thiếu lắng nghe
D. A và C đúng

Câu 35: Bà nội ốm phải vào viện nhưng Thảo không quan tâm, bố mẹ có góp ý rằng cuối tuần Thảo hãy vào thăm bà. Thảo đã tỏ ra khó chịu vì thấy bố mẹ đi thăm là được rồi. Đâu là nhận xét gì về hành động của Thảo?

A. Thảo không biết lắng nghe
B. Thảo làm như vậy là đúng
C. Thảo nên nghe theo bố mẹ vì bố mẹ lúc nào cũng đúng
D. Cả 3 ý trên

Câu 36: Bước đầu tiên của hợp tác, cần những kỹ năng gì?

A. Trình bày ý kiến của bản thân
B. Tôn trọng ý kiến của người khác
C. Tôn trọng sự khác biệt
D. Cả 3 ý trên

Câu 37: Bước thứ hai của hợp tác, cần những kỹ năng gì?

A. Lắng nghe tích cực nguyện vọng của các thành viên
B. Ai thích việc nào nhận việc đấy
C. Làm đơn lẻ
D. Cả 3 ý trên

Câu 38: Bước thứ ba của hợp tác, cần những kỹ năng gì?

A. Hỗ trợ nhau trong công việc
B. Soi mói bắt lỗi lẫn nhau
C. Xử lí tình huống phát sinh
D. A và C đúng

Câu 39: Tuần tới, lớp em có buổi hoạt động trải nghiệm ngoài trời. Cô giáo giao cho tổ em lên kế hoạch để thực hiện buổi trải nghiệm đó. Đâu là những bước nên làm cho bản kế hoạch:

A. Lấy ý kiến các thành viên
B. Lựa chọn công việc phù hợp để phân công cho các thành viên
C. Dự tính tình huống phát sinh và cách giải quyết
D. Cả 3 ý trên

Câu 40: Biểu hiện nào thể hiện sự hợp tác của học sinh với thầy cô?

A. Phản hồi thầy cô bằng lời nói, hành vi, cảm xúc phù hợp
B. Lớn tiếng với thầy cô khi có lỗi sai bị kiểm điểm
C. Cả 2 ý trên đúng
D. Cả 2 ý trên sai

Câu 41: Thầy giáo chia lớp thành các nhóm để chia lớp làm các sản phẩm thuyết trình. Đến buổi học hôm sau, chúng ta nên có thái độ thế nào?

A. Sẵn sàng cho công việc đã được giao sẵn
B. Đùn đẩy trách nhiệm cho các bạn khác trong nhóm
C. Từ chối yêu cầu của thầy
D. Cả 3 ý trên

Câu 42: Trong buổi học, bút em hết mực mà không còn chiếc nào thay thế. Em thấy Hùng có 2 bút và muốn mượn của Hùng. Em sẽ làm gì để mượn bút?

A. Bắt bạn cho mình mượn
B. Năn nỉ bạn phải cho mình mượn
C. Hỏi mượn một cách lịch sự
D. Cả A và B đúng

Câu 43: Hợp tác và phát triển mối quan hệ sẽ giúp em?

A. Tiến bộ, học hỏi nhanh hơn
B. Có kỹ năng làm việc nhóm
C. Phát triển khả năng lãnh đạo
D. Cả 3 ý trên

Câu 44: Hợp tác và phát triển mối quan hệ sẽ rèn luyện điều gì ở mỗi người?

A. Tính trách nhiệm
B. Tính cởi mở
C. Tính trung thực
D. Cả 3 ý trên

Câu 45: H, K, T được phân công cùng làm một dự án Nghiên cứu khoa học. Tới khi nộp sản phẩm, K bảo với mọi người rằng mình quên chưa làm. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả của mọi người. Đâu là nhận xét đúng về K?

A. K là người thiếu trách nhiệm
B. K chưa hợp tác với mọi người
C. Cả 2 ý trên đúng
D. Cả 2 ý trên sai

B. Tự luận

Câu 1. Em hãy nêu những việc làm để rèn luyện sự chăm chỉ. (2,5đ)

Câu 2. Nêu một điểm mạnh tự hào nhất, một điểm hạn chế mà em muốn khắc phục. Chia sẻ cách em đã thực hiện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế đó. (3,0đ)

Câu 3. Hãy nêu lên các nội dung đúng về mối quan hệ của em với bạn bè, thầy cô sau khi hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung. (1,5đ)

Câu 4. Tuần tới, lớp em sinh hoạt lớp theo chủ đề: “Tri ân thầy cô giáo và kể về thầy cô giáo cũ”. Cô giáo chủ nhiệm giao cho nhóm em hợp tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phần sinh hoạt tập thể trong buổi hôm đó. Em hãy trình bày ý kiến cá nhân của mình để nhóm em lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phần sinh hoạt tập thể. (3,0đ)

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 800
  • Lượt xem: 5.512
  • Dung lượng: 167,2 KB
Sắp xếp theo