Chủ đề | Nội dung | Kiến thức cần nhớ |
1. Châu Âu | Thiên nhiên châu Âu | Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích 10,5 triệu km2. - Chủ yếu là đồng bằng, kéo dài từ tây sang đông, chiếm 50% diện tích châu lục - Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. - Đại bộ phận lãnh hổ có khí hậu ôn đới, chỉ có một diện tích nhỏ ở phía bắc có khí hậu cực và cận cực, và phần phía nam có khí hậu địa trung hải. - Động vật phong phú và đa dạng: gấu nâu, chim gõ kiến, gà rừng, nai sừng tấm, đại bàng… |
Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu | - Tỉ suất tăng dân số tự nhiên của châu âu rất thấp, có những năm xuống giá trị âm. Hiện nay dân số châu Âu tăng chủ yếu do nhập cư. - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: Châu Âu có cơ cấu dân số già (năm 2020 chiếm 19 % dân số châu Âu) do tỉ suất tăng tự nhiên giảm và tuổi tọ trung bình của cư dân tăng. Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm, bắt đầu từ thời cổ đại và phát triển trong thời kì trung đại. Đến nửa cuối thế kỉ XVIII, đô thị hóa phát triển mạnh mẽ dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp. - Tỉ lệ dân thành thị cao 75,5 % dân số. | |
Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu | - Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của châu âu phong phú và đa dạng, trong đó nước từ sông, nước ngầm chiếm 88% và từ các hồ chiếm 12%. Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất chiếm 60% tổng lượng nước ngọt hàng năm. - Tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt…đã làm môi trường nước ở châu Âu bị ô nhiễm. - Trước thực trạng đó các quốc gia châu Âu đã nỗ lực cải thiện môi trường nước với nhiều biện pháp: + Ban hành các quy định về nước + Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải + Giảm sử dụng hóa chất trong nông nghiệp + Nâng cao ý thức của người dân… - Trước thực trạng ô nhiễm không khí các quốc gia châu Âu đã nỗ lực cải thiện môi trường không khí với nhiều biện pháp: + Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, .. | |
Liên minh châu Âu | - Đến năm 2020, Anh rời Liên minh châu Âu, tổ chức này có 27 quốc gia thành viên. - Liên minh châu Âu là trung tâm dịch vụ và công nghiệp hàng đầu thế giới, giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động tài chính ngân hàng, giao thông vận tải, truyền thông, công nghiệp công nghệ cao… | |
2. Châu Á | Thiên nhiên châu Á | - Về vị trí, phần đất liền châu Á kéo dài từ vùng cận cực Bắc đến xích đạo, một số đảo và quần đảo kéo đến vĩ tuyến 100N. - Các kiểu khí hậu gió mùa phân bố chủ yếu ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, một năm có hai mùa rõ rệt - Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên châu Á có đới thiên nhiên đa dạng + Đới lạnh: ở phía Bắc của châu lục thời tiết khắc nghiệt, có gió mạnh. Thực vật phổ biến hoang mạc cực, đồng rêu và đồng rêu rừng. Động vật chủ yếu các loài chịu lạnh, về mùa hạ có nhiều loài chim di cư từ phương nam lên. + Đới ôn hòa: chiếm diện tích lớn nhất có sự phân hóa từ rừng lá kim sang rừng hỗn giao và rứng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên. Càng vào sâu trong lục địa, khí hậu khô hạn nên chủ yếu là bán hoang mạc và hoang mạc. Khu vực núi cao phổ biến thảo nguyên và băng tuyết. + Đới nóng: ở khí hậu gió mùa, xích đạo, thực vật điển hình là rừng nhiệt đới. Rừng có nhiều tầng và thường xanh, ở những nơi khuất gió hoặc khô hạn có rừng thưa, xavan, cây bụi và hoang mạc. |
Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á | - Châu Á có cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, cũng có quốc gia có dân số già như Nhật Bản. Một số quốc gia khác có xu hướng già hóa dân số như Hàn Quốc, Trung Quốc... - Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc Môngôlôit, Ơrôpêôit, và 1 số ít là Oxtrâylôit. Các đô thị lớn ở châu Á thường tập trung ở ven biển, nơi có điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất, trao đổi, buôn bán với các nước. Châu Á là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki-tô giáo, Ấn Độ giáo. | |
Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á | - Châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trên bản đồ chính trị, châu Á được phân chia thành 6 khu vực: Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Tây Á (Tây Nam Á), Nam Á và Đông Nam Á. | |
3. Châu Phi | Thiên nhiên châu Phi | - Phần lớn lãnh thổ châu Phi thuộc môi trường đới nóng, |
Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi | - Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển châu Phi ít bị cắt xẻ, ít các vịnh biển, bán đảo và đảo. - Châu Phi là châu lục có nhiệt độ trung bình cao nhất thế giới, phần lớn lãnh thổ nằm trong các đới nóng - Châu Phi có mạng lưới sông ngòi phân bố không đều. Nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa. Ở các hoang mạc sông chỉ có dòng chảy vào mùa mưa. Ở bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê mưa nhiều nên mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng mưa lớn. | |
Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi Thực hành: sưu tầm tư liệu về cộng hòa Nam Phi | - Điều kiện tự nhiên thuận lợi, con người đã sử dụng đất trồng cây công nghiệp quy mô lớn như cọ dầu, ca cao, cao su và cây lương thực như lúa nước, ngô. - Các quốc gia cũng khai thác khoáng sản như dầu mỏ, bô-xít. - Môi trường nhiệt đới có hệ động vật và thực vật đặc trưng do đó nhiều quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch. Một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng...đang được khai thác. |
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 Lịch sử và Địa lí 7
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 hệ thống kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm để các bạn ôn luyện.
Đề cương Lịch sử Địa lí 7 học kì 1 Chân trời sáng tạo gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm. Qua đó giúp học sinh tự ôn tập hiệu quả tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Hơn nữa, đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 1 môn tiếng Anh 7 Chân trời sáng tạo, bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo
I. Giới hạn nội dung ôn thi học kì 1 lớp 7
A. Phân môn Lịch sử: Ôn tập từ bài 6 đến bài 13
Chủ đề | Nội dung | Kiến thức cần nhớ |
1. Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI | Qúa trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu | - Từ đầu thế kỉ IV, đế chế La Mã cổ đại bị suy yếu. Người Giéc man xâm lược la Mã, chiếm đất đai, phế truất hoàng đế la Mã. Năm 476, chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã sụp đổ.Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, vương quốc Phơ-răng dần làm chủ cả vùng Tây Âu lục địa. Xã hội phong kiến Tây Âu hình thành với hai giai cấp mới: lãnh chúa phong kiến và nông nô.Đến thế kỉ IX, xã hội phong kiến Tây Âu cơ bản hình thành. - Lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính-kinh tế biệt lập, khép kín. Lãnh chúa có quyền trên vùng đất của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ. Sự ra đời của Thiên chúa giáo:Thời gian ra đời: Từ thế kỉ I TCN. Địa điểm: Pa-le-xtin. Ban đầu Thiên chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức.Đến thế kỉ IV, Thiên chúa giáo được hoàng đế La Mã công nhận và có một vị trí vững chắc trong xã hội. Đứng đầu Giáo hội Thiên chúa giáo là Giáo hoàng. |
Các cuộc phát kiến địa lí | Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như: + Đoàn thám hiểm của B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487). + Đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498) - Hệ quả tích cực: + Đem lại cho con người những hiểu biết mới về Trái Đất, những vùng đất mới, con đường giao thương mới, dân tộc mới… + Thúc đẩy sự trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các châu lục (hàng hóa, cây trồng, ngôn ngữ…) + Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. - Hệ quả tiêu cực: + Sự ra đời chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa + Buôn bán nô lệ da đen + Thổ dân châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị tiêu diệt. | |
Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại | Trong nông nghiệp + Các chủ đất ở nông thôn chuyển dần sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, lập các đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân công + Nông dân mất đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành công nhân nông nghiệp. * Trong thủ công nghiệp + Các phường hội dần thay thế công trường thủ công + quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa chủ xưởng (tư sản) và người lao động (vô sản). * Trong thương nghiệp: các công ty thương mại ra đời vào đầu thế kỉ XVII, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia, đem lại quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản. - Về xã hội: các giai cấp mới được hình thành là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản | |
Văn hóa Phục hưng | Phong trào Văn hóa Phục hưng bắt đầu vào thế kỉ XIV, ở những thành phố tự trị, giàu có thuộc miền Bắc nước Ý, như: Phi-ren-xê, Mi-lan, Vơ-ni-dơ… - Từ thế kỉ XV – XVI, chủ nghĩa tư bản ra đời ở các quốc gia thống nhất ( Anh, Pháp, Tây Ban Nha,..), nên phong trào văn hóa Phục Hưng có điều kiện lan rộng ra khắp châu Âu… | |
Phong trào cải cách tôn giáo | Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu, thống trị và chi phối đời sống tinh thần của xã hội Châu Âu. - Vào thời kì Phục hưng, Giáo hội công khai đàn áp những tư tưởng tiến bộ, trở thành một thế lực cản trở bước tiến xã hội. Vì thế , giai cấp tư sản đang lên muốn thay đổi và cải cách lại tổ chức Giáo hội. - Năm 1517 do cần tiền, Giaó hội cho phép tự do bán “thẻ miễn tội” => đã làm bùng lên phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu cuối thời kì Trung đại. | |
2. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX | Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX | - Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX Trung Quốc trải qua các triều đại lớn: nhà Đường( 618-907), nhà Tống (960-1279),.. - Trong đó có 2 triều đại không phải do người Hán lập nên là triều Nguyên (người Mông Cổ thành lập) và triều Thanh ( người Mãn thành lập). - Những triều đại phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa là nhà Đường, Tống, Minh.- Nhà Thanh là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Từ giữa thế kỉ XIX nhà Thanh suy yếu, Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược. |
Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX | - Văn học: + Đạt được nhiều thành tựu trên các thể loại: thơ, từ, phú, kịch,… + Thơ Đường được coi là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc có giá trị về nghệ thuật và hiện thực: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,.. Sử học: + Ngoài bộ Sử kí của Tư Mã Thiên thời Hán, các triều đại khác đã biên soạn nhiều tác phẩm khác như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,… -Kiến trúc, điêu khắc, hội họa phát triển mạnh mẽ | |
3. Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX | Vương triều Gúp-ta | Chính trị: Năm 232 TCN Hoàng đế A-Sô-Ca băng hà. Ấn Độ rơi vào tình trạng phân liệt. Hơn 500 năm sau, năm 320 Ấn Độ thống nhất dưới vương triều Gúp-ta.Đầu thế kỉ VI, Người Hung Nô và tộc người ở Trung Á xâm lược Bắc Ấn.Năm 535 Vương quốc Gúp-ta bị chia nhỏ và kết thúc.Phần lớn người dân ở nông thôn sống bằng nghề nông. Thương mại phát triển ở thành thị, các đồng tiền vàng, bạc được lưu hành rộng rãi.Hin-đu giáo là tôn giáo chính ở Ấn Độ. Ngoài ra Phật giáo cũng được coi trọng dưới thời kì Gúp-ta. |
Vương triều hồi giáo Đê- li | - Năm 1206 người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ chiếm miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo đầu tiên, lấy Đê-li làm kinh đô.- Đầu thế kỉ XIV vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng. - Đầu thế kỉ XVI vương triều sụp đổ do sự tấn công của người Mông Cổ ở Trung Á. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng, nhà nước cho đào thêm kênh và hồ chứa nước.- Tầng lớp Bà-la-môn vẫn được xem là đẳng cấp, nhưng quyền trong xã hội vẫn thuộc về người Hồi giáo. nhiều công trình xây dựng theo kiểu Hồi giáo, rất dễ nhận biết bởi các tháp cao, mái vòm, cửa vòm, sân rộng, họa tiết trang trí là chữ A-rập cổ. | |
Đế quốc Môn - gôn | - Đầu thế kỉ XVI người Mông Cổ ở Trung Á tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li thành lập nên vương triều hồi giáo Mô – Gôn. - Năm 1556 Hoàng đế A-cơ-ba lên nắm quyền, thống nhất lãnh thổ đưa đế quốc Mô-Gôn bước vào giai đoạn thịnh trị. |
B. Phân môn Địa lí
Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiếnthức | Mức độ kiểm tra, đánh giá | Tổng % điểm | ||||||||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu (TL) | Vận dụng (TL) | Vận dụng cao (TL) | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Phân môn Lịch sử
| |||||||||||
TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI | Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX | 2TN | 5 | ||||||||
Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. | 1/2TL | 1/2TL | 25 | ||||||||
ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI | Khái quát về Đông Nam Á từ sau nửa thế kỉ X đến tk XVI | 3TN | 7,5 | ||||||||
Vương quốc Lào | 3TN | 7,5 | |||||||||
Vương quốc Cam- pu -chia | 1TL | 5 | |||||||||
Số câu | 8TN |
|
| 1TL |
| 1/2TL |
| 1/2TL |
| ||
Tỉ lệ | 20% |
|
| 15% |
| 10% |
| 5% | 50% |
Phân môn Địa lí
Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu (TL) | Vận dụng (TL) | Vận dụng cao (TL) |
| ||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| ||
Châu Âu | – Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu. – Đặc điểm tự nhiên. – Đặc điểm dân cư, xã hội. – Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên. | 2TN | 5 | |||||||
Châu Á | – Vị trí địa lí, phạm vi châu Á. – Đặc điểm tự nhiên. - Đặc điểm dân cư xã hội châu Á | 4TN | 1/2TL | 1/2 TL | 30 | |||||
Châu Phi | – Đặc điểm tự nhiên châu Phi. | 2N | 1TL | 15 | ||||||
Tổng | 20 |
|
| 15 |
| 5 |
|
|
| |
Tỉ lệ % | 20% | 15% | 5% | 10% | 50% | |||||
Tỉ lệ chung | 40% | 30% | 15% | 15% | 100% |
III. Đề thi minh học cuối kì 1 Lịch sử - Địa lí 7
A.TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm)
Câu 1: Vương triều nào ở Ấn Độ thời Phong kiến tồn tại đến giữa TK XIX thì bị thực dân Anh đến xâm lược, lật đổ?
A. Vương triều Gúp-ta
B. Vương triều Mô-Gôn
C. Vương triều hồi giáo Đê li
D. Vương triều Hác-sa
Câu 2. Đới khí hậu cực và cận cực của Châu Âu phân bố ở khu vực
A. Đông Âu.
B. Tây Âu.
C. Bắc Âu.
D. Nam Âu.
Câu 3: Vương triều hồi giáo Đê-li do người nước nào lập nên.
A. Người Ấn Độ
B. Người Thổ Nhĩ Kì
C. Người Mông Cổ
D. Người Trung Quốc
Câu 4: Các quốc gia Đông Nam Á phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian nào:
A. Đầu TK X đến đầu TK XIII
B. Giữa TK X đến đầu TK XIII
C. Nữa sau TK X đến đầu TK XIII
D. Cuối TK X đến đầu TK XIII
Câu 5. Trong cơ cấu dân số theo độ tuổi của Châu Âu, tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi đang có xu hướng
A. tăng.
B. giảm.
C. tăng chậm.
D. không thay đổi.
Câu 6. Châu Á có số dân
A. đông nhất thế giới.
B. đông thứ hai thế giới.
C. đông thứ ba thế giới.
D. đông thứ tư thế giới.
Câu 7: Vương quốc Lạn-xạng được thành lập vào TK XIII là tiền thân của nước nào ngày nay?
A. Lào
B. Thái Lan
C. Mi-an-ma
D. In-đô-nê-xi-a
Câu 8: Chủ nhân đầu tiên của Vương Quốc Lào là
A. Người Khơme
B. Ngươi Lào Lùm.
C.Nguời Lào Thơng
D. Người Mông cổ
Câu 9. Khu vực Nam Á là nơi ra đời của những tôn giáo nào sau đây?
A. Ki-tô giáo và Ấn Độ giáo.
B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.
C. Hồi giáo và Ấn Độ giáo.
D. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Câu 10. Khu vực có mật độ dân số cao nhất ở Châu Á là
A. Đông Á.
B. Đông Nam Á.
C. Nam Á.
D. Tây Nam Á.
Câu 11. Một trong những ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là
A. mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp.
B. quân Nam Hán tiếp tục chuẩn bị xâm lược.
C. quân Nam Hán chờ cơ hội xâm lược.
D. quân Nam Hán không giám xâm lược nước ta nữa.
Câu 12. Các đô thị đông dân của Châu Á phân bố chủ yếu ở các khu vực nào sau đây?
A. Đông Á và Tây Nam Á.
B. Nam Á và Trung Á.
C. Đông Nam Á và Trung Á.
D. Đông Á và Đông Nam Á.
Câu 13. Ngô Quyền lên ngôi vua đã chọn
A. Thăng Long làm kinh đô.
B. Cổ Loa làm kinh đô.
C. Hoa Lư làm kinh đô.
D. Thanh Hoá (Tây Đô) làm kinh đô.
Câu 14. Việc Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt , đặt niên hiệu là Thái Bình nói lên điều gì?
A.Xem mình là vua một nước lớn.
B.Khẳng định người Việt có giang sơn bờ cõi riêng.
C. Không phụ thuộc vào bất cứ nước nào
D.Khẳng định nước ta ngang hàng với nhà Tống (ở Trung Quốc).
Câu 15. Đồng bằng Lưỡng Hà nằm ở khu vực
A. Đông Á.
B. Nam Á.
C. Đông Nam Á.
D. Tây Nam Á.
Câu 16. Thực vật chủ yếu ở Đông Nam Á là
A. rừng ôn đới ẩm.
B. rừng nhiệt đới ẩm.
C. rừng nhiệt đới khô.
D. rừng ôn đới khô.
B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
a. Vương quốc Lào thời Lan Xang là thời kì như thế nào? (0,5 điểm)
b.Em hãy nhận xét những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nữa sau TK X đến nữa đầu TK XVI? (1 điểm)
Câu 2 (1.5 điểm)
a. Trình bày đặc điểm dân cư Châu Âu.
b. Dân số châu Âu đang già đi gây khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của châu lục.
Câu 3 (1,5 điểm) Trình bày được công lao to lớn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
Câu 4 (1.5 điểm)
a. Trình bày cách thức người dân Châu Phi khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm.
b. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thuận lợi gì đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
IV. Đáp án đề thi minh họa Lịch sử và Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
(16 câu x 0,25 = 4,0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | C | B | C | B | A | A | C |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | D | C | A | D | B | D | D | B |
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | a. Vương quốc Lào thời Lan Xang là thời kì như thế nào? Là thời kì phát triển thịnh vượng nhất của Lào trên mọi mặt, về chính trị, văn hóa, xã hội | 0,5đ |
b. Nhận xét những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nữa sau TK X đến nữa đầu TK XVI - Nền văn hóa được hình thành găn liền với các quốc gia đân tộc - Tôn giáo phát triển mạnh mẽ - Nghệ thuật kiến trúc rực rỡ - Đóng góp vào kho tang văn hóa nhân loại | 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ | |
2 | a. Trình bày đặc điểm dân cư Châu Âu. - Số dân chầu Âu năm 2020 là 747 triệu người, đứng thứ tư thế giới. - Châu Âu có cơ cấu dân số già. - Châu Âu có tình trạng mất cần bằng giới tính. | 0,25 0,25 0,25 |
b. Dân số châu Âu đang già đi gây khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của châu lục. - Sự thiếu hụt về lao động. - Chi phí lớn về phúc lợi xã hội, y tế cho người già. - Nguy cơ giảm dân số | 0,25 0,25 0,25 | |
3 | *Công lao của Ngô quyền: -Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc , giành lại độc lập dân tộc. -Củng cố và xây dựng đất nước , giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập ,thống nhất sau này. * Công lao của Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ , thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài. | 0,5đ 0,5 0,5 |
4 | Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thuận lợi gì đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta? - Cây trồng, vật nuôi đa dạng, nhiều quả ngon,… - Cây trồng xanh tốt quanh năm, trồng từ 2 đến 3 vụ. | 0,5 0,5 |