Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 môn KHTN 7 năm 2023 - 2024
Đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo gồm lý thuyết, các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận kèm theo đề thi minh họa có đáp án. Qua đó giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN 7 Chân trời sáng tạo
PHÒNG GD&ĐT........... TRƯỜNG THCS............. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM 2023 - 2024 MÔN KHTN 7 CTST |
A. Lí thuyết ôn thi học kì 1 KHTN 7
1. Tốc độ chuyển động
a. Tốc độ
- Quãng đường vật đi được trong 1 s cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, được gọi là tốc độ chuyển động gọi tắt là tốc độ.
- Tốc độ được kí hiệu là v - Công thức: v=s/t
b. Đơn vị tốc độ
- Trong hệ đơn vị đo lường chính thức ở nước ta, tốc độ được đo bằng đơn vị mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h). Ngoài ra tốc độ còn có thể đo bằng các đơn vị khác như: mét trên phút (m/min), xentimét trên giây (cm/s), milimét trên giây (mm/s).
- Trên thực tế, đo tốc độ của các phương tiện giao thông người ta dùng tốc kế.
2. Đồ thị quãng đường – thời gian
a. Đồ thị quãng đường – thời gian
Để mô tả chuyển động của một vật ta có thể sử dụng bảng ghi số liệu hoặc đồ thị.
Cách 1: Lập bảng ghi số liệu về thời gian và quãng đường.
Cách 2: Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian.
Bước 1: Vẽ trục nằm ngang Ot biểu diễn thời gian và trục thẳng đứng Os biểu diễn quãng đường theo một tỉ lệ thích hợp.
Bước 2: Xác định các điểm có giá trị s và t tương ứng trong bảng số liệu ở cách 1.
Bước 3: Nối các điểm xác định ở bước 2. Đường thẳng nối các điểm gọi là đồ thị quãng đường – thời gian.
Nhận xét: Quan sát chuyển động của vật bằng đồ thị cho ta hình ảnh trực quan hơn so với bảng ghi số liệu.
b. Vận dụng đồ thị quãng đường – thời gian: Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, ta có thể: - Tìm quãng đường s khi biết thời gian t (hoặc tìm thời gian t khi biết quãng đường s).
- Tìm tốc độ v từ đồ thị: Từ đồ thị, xác định quãng đường s và thời gian t tương ứng. Tính tốc độ của vật bằng công thức v=s/t
c. Vận dụng đồ thị quãng đường – thời gian: Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, ta có thể: - Tìm quãng đường s khi biết thời gian t (hoặc tìm thời gian t khi biết quãng đường s).
- Tìm tốc độ v từ đồ thị: Từ đồ thị, xác định quãng đường s và thời gian t tương ứng. Tính tốc độ của vật bằng công thức
3. Đo tốc độ
a. Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây: Cách đo:
+ Dùng thước đo độ dài quãng đường s vật đi được bằng cách đo khoảng cách giữa vạch xuất phát và vạch đích.
+ Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian t từ lúc vật bắt đầu rời vạch xuất phát đến lúc vật chạm vạch đích.
+ Thực hiện ba lần đo, lấy giá trị trung bình của các phép đo.
+ Dùng công thức để tính tốc độ của vật.
b. Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.
Bố trí thí nghiệm như hình:
..........
B. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi học kì 1
Câu 1: Bạn Minh rời nhà lúc 6 giờ 15 phút và đi xe máy điện đến trường với tốc độ 14 km/h. Biết nhà bạn Minh cách trường 3,5 km. Như vậy, Minh này sẽ tới trường lúc mấy giờ?
A. 6 giờ 30 phút.
C. 6 giờ 38 phút.
B. 6 giờ 45 phút.
D. 7 giờ.
Câu 2: Đối với các phương tiện đang tham gia giao thông trên đường, nội dung nào sau đây không đảm bảo được an toàn giao thông?
A. Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện phía trước.
B. Tăng tốc độ khi trời khô ráo.
C. Giảm tốc độ khi trời mưa.
D. Tuân thủ đúng giới hạn về tốc độ.
Câu 3: Tần số dao động càng cao thì
A. âm nghe càng trầm
B. âm nghe càng to
C. âm nghe càng vang xa
D. âm nghe càng bổng
Câu 4: Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng
A. to
B. bổng
C. thấp
D. bé
Câu 5: Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là:
A. luồng gió
B. luồng gió và lá cây
C. lá cây
D. thân cây
Câu 6: Khi bác bảo vệ đánh trống và tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ vào lớp, âm thanh ấy được tạo ra bởi sự dao động của:
A. dùi trống.
B. mặt trống.
C. các chân đỡ của trống.
D. tay của bác bảo vệ
Câu 7: Trong thí nghiệm tạo âm trầm, bổng bằng thước, phần tự do của thước dao động càng nhanh thì âm phát ra có
A. tần số càng lớn.
B. tần số càng nhỏ.
C. biên độ càng lớn.
D. biên độ càng nhỏ.
Câu 8: Vật nào sau đây phản xạ âm kém nhất?
A. Tường bê tỏng.
B. Sàn đá hoa cương.
C. Cửa kính.
D. Tấm xốp bọt biển.
Câu 9: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến năng lượng ánh sáng?
a. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước.
B. Ánh sáng mặt trời làm cháy bỏng da.
C. Bếp mặt trời nóng lên nhờ ánh sáng mặt trời.
D.Ánh sáng mặt trời dùng để tạo điện năng.
C. Bài tập tự luận ôn thi học kì 1
Câu 1: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây?
Vật A trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.
Vật B dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.
Trong 1 giây vật C dao động được 70 dao động.
Trong một phút vật D dao động được 1000 dao động.
Câu 2: Giải thích vì sao:
a. Trong phòng thu âm, phòng karaoke, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung.
b. Khi đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai, đổng thời hướng tai vể phía nguồn âm, chúng ta có thể nghe rò hơn.
Câu 3: Người ta thường sử dụng những biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn?
a. Tường sần sùi, nhiều góc cạnh và rèm nhung hấp thụ âm, làm giảm các âm phản xạ không mong muốn.
b. Tai hướng vể phía nguồn âm và bàn tay khum vào trong, đặt sát tai nhằm hướng các ám phản xạ bởi bàn tay vào trong tai, giúp nghe rõ.
...............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo