Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều 58 Đề thi cuối học kì 1 lớp 7 (Có đáp án, ma trận)
TOP 58 Đề thi học kì 1 lớp 7 Cánh diều năm 2024 - 2025 có đáp án, bản đặc tả và ma trận theo chương trình mới. Thông qua tài liệu này giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi học kì 1 cho học sinh của mình.
Với 58 đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 Cánh diều gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Tin học, Giáo dục địa phương, GDCD... được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 55 đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm ma trận đề thi học kì 1 lớp 7 sách Cánh diều.
TOP 58 Đề thi học kì 1 lớp 7 sách Cánh diều 2024 - 2025
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7
- Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7
- Đề thi học kì 1 môn Toán 7
- Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 7
- Đề thi học kì 1 môn GDCD 7
- Đề thi học kì 1 môn Tin học 7
- Đề thi học kì 1 Công nghệ 7
- Đề thi học kì 1 môn Mĩ thuật 7
- Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7
- Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 7
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 7
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2024
PHÒNG GD&ĐT………… TRƯỜNG THCS…………… | ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 Môn:Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút |
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHIẾC BÁNH MÌ CHÁY
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xén bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành, bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”
(Nguồn: https://sachhay24h.com/nhung-cau-chuyen-qua-tang-cuoc-song)
Câu 1 (1 điểm):Xác định chủ đề và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (1điểm): Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ - vị trong mỗi cụm danh từ đó.
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét.
Câu 3 (1 điểm):“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”. Em hiểu gì về người cha qua câu nói trên của ông với đứa con?
Câu 4 (2 điểm):Những bức thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ truyện trên.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người thân trong gia đình – người mà em có thể chia sẻ mọi nỗi niềm, người tiếp thêm cho em niềm tin, vững bước trong cuộc sống.
1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Văn 7
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | - Chủ đề: gia đình. - Phương thức biểu đạt chính: tự sự. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 | - Trạng ngữ là cụm danh từ: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó. - DTTT: tôi. - Thành tố phụ là cụm C – V: Khi tôi // lên 8 hay 9 tuổi gì đó. CV | 1 điểm |
Câu 3 | - HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Những lời người cha nói với con đó là những lời dạy bảo con nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhắc nhở con trai hãy trân trọng những việc không hoàn hảo mà người khác dành cho mình. Hãy sống thật bao dung để cuộc đời được thanh thản. => Có thể thấy đây là người cha dịu dàng, ấm áp, biết yêu thương, trân trọng những điều bình dị, chưa hoàn hảo trong cuộc sống mà người khác dành cho mình. | 1 điểm |
Câu 4 | - Thông điệp của câu chuyện: hãy biết yêu thương, trân trọng những điều người khác dành cho mình dù nó chưa hoàn hảo; biết chấp nhận sai sót của người khác vì cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu; hãy yêu quý những người cư xử tốt với mình và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó. | 2 điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đáp án | Điểm |
*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn biểu cảm, đảm bảo bố cục 3 phần. Mở bài: - Giới thiệucảm nhận về người thân đó đối với em trong cuộc sống. | 1 điểm 0,5 điểm 3 điểm 0, 5 điểm |
Thân bài: HS triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả; sau đây là một số gợi ý: - Miêu tả khái quát về ngoại hình, tính cách của người thân đó. - Cảm nghĩ về tính cách của người thân đó. - Chia sẻ câu chuyện, kỉ niệm giữa em và người thân đó. | |
Kết bài: - Cảm nhận của em về người thân đó. * Biểu điểm chung: - Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănbiểu cảm, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 3,4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănbiểu cảm, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn biểu cảm, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Các trường hợp còn lại. |
............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 lớp 7