Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều 4 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn KHTN 7 (Có đáp án, ma trận)

Đề thi cuối kì Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2024 - 2025 bao gồm 4 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận.

TOP 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 cuối kì 1 Cánh diều có đáp án giải chi tiết giúp các bạn học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đề thi cuối kì 1 KHTN 7 Cánh diều còn giúp giáo viên ôn luyện cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 1 Toán 7 Cánh diều, bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều.

1. Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - Đề 1

1.1 Đề thi cuối học kì 1 môn KHTN 7

TRƯỜNG THCS …..

TỔ KHTN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

NĂM 2024 - 2025

MÔN KHTN 7

I. Trắc nghiệm: Khoanh vào đáp án đúng.

Câu 1. Dụng cụ dùng để đo khối lượng là

A. Thước kẻ
B. Cân
C. Nhiệt kế.
D. Cả ba loại trên

Câu 2. Khối lượng của nguyên tử Carbon là:

A. 2 amu
B. 4 amu
C.6 amu.
D. 12 amu

Câu 3. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều:

A. Tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
C. Tăng dần của khối lượng nguyên tử.
D. Giảm dần của khối lượng nguyên tử.

Câu 4. Cho mô hình cấu tạo nguyên tử Aluminium như sau. Aluminium nằm ở chu kì:

A. 2
B. 3
C. 4.
D. 5

Câu 5. Có 4 vật A, B, C, D chuyển động với tốc độ lần lượt là 1m/s ; 2m/s ; 3m/s ; 4m/s. Vật chuyển động nhanh nhất là:

A. Vật A
B. Vật B
C. Vật C
D. Vật D.

Câu 6. Trong các đơn vị sau, đơn vị không dùng để đo tốc độ là:

A. km/s.
B. m/s
C. km/h.
D. s/m.

Câu 7. Đơn vị đo tần số là:

A. milimet
B. đêximet
C. hec
D. đêxiben

Câu 8. Bạn Nam dùng búa gõ nhẹ vào âm thoa 4 lần và thấy biên độ dao động của âm thoa lần lượt là: 0,1 mm; 0,13 mm; 0,15 mm; 0,17 mm. Khi đó, độ to của âm phát ra lớn nhất ở lần:

A. Lần 1
B. Lần 2
C. Lần 3
D. Lần 4

Câu 9. Cho các vật sau. Vật phản xạ âm kém nhất là:

A. Tấm đệm bông.
B. Tấm gỗ phẳng.
C. Tấm kính phẳng.
D. Tấm nhựa phẳng.

Câu 10. Âm thanh không truyền được qua môi trường:

A. Nước
B. Không khí
C. Thép
D. Chân không.

Câu 11. Cho hình vẽ bên. Tia phản xạ là tia:

A.Tia SI
B.Tia RI
C.Tia IR
D.Tia NI N

Câu 12. Ảnh của vật qua gương phẳng có độ lớn bằng:

A. bằng vật
B. nhỏ hơn vật
C. lớn hơn vật
D. không xác định được.

Câu 13. Cực từ Bắc và cực từ Nam của thanh Nam Châm được kí hiệu lần lượt là:

A. N và S
B. S và N
C. SN và NS
D. NS và SN

Câu 14. Không gian xung quanh nam châm tồn tại:

A. Từ trường.
B. Lực ma sát.
C. Lực đẩy.
D. Dòng điện .

Câu 15. Từ phổ là

A. Hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm.
B. Hình ảnh của các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng.
C. Hình ảnh của các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm.
D. Hình ảnh của các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm.

Câu 16. Tác dụng của lõi sắt non bên trong nam châm điện là:

A. Làm tăng tác dụng từ của nam châm.
B. Làm giảm tác dụng từ của nam châm.
C. Làm tăng sức hút của nam châm.
D. Làm giảm sức hút của nam châm.

II. Tự luận:

Bài 1. (0,5 đ)

Viết kí hiệu hóa học của các nguyên tố có tên gọi sau: Hydrogen; Sodium.

Bài 2. (1,0 đ) Dùng các từ thích hợp sau để điền vào chỗ trống: (tác dụng từ; lõi sắt; nam châm điện; pin).

Cách chế tạo một nam châm điện đơn giản:
Dùng dây dẫn điện cuốn quanh một thanh sắt tạo thành một cuộn đây có ….(1)….. Nối hai đầu của cuộn dây với …..(2)…., trong cuộn dây có dòng điện chạy qua, khi đó ta được một ……(3)…….. Lõi sắt làm tăng ……(4)…… của ống dây có dòng điện chạy qua.

Bài 3. (1,25 đ)

Một ô tô đi từ Nam Định lúc 7 giờ đến Hà Nội lúc 9 giờ,

a)Tính thời gian ô tô đi từ Nam Định đến Hà Nội.

b)Tính tốc độ của ô tô, biết quãng đường từ Nam Định đến Hà Nội dài 90 km.

Bài 4. (1,0 đ)

Cho các vật sau: Miếng xốp, Tấm kính, Mặt gương, Đệm mút. Hãy sắp xếp chúng thành hai nhóm: Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém,

Bài 5. (1,0 đ)

Chiếu một tia sáng đến gương phẳng. Biết góc tới bằng 450. Vẽ hình, chỉ rõ tia tới, tia phản xạ.

Bài 6. (1,0 đ)

Tính phần trăm về khối lượng của nguyên tố Al và O trong hợp chất Al2O3.

Biết Al = 27; O = 16

1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 KHTN 7

I. Trắc nghiệm: Khoanh vào đáp án đúng.

Câu 1. B

Câu 2. D

Câu 3. A

Câu 4. B

Câu 5. D

Câu 6. D

Câu 7. C

Câu 8. D

Câu 9. A

Câu 10. D

Câu 11. C

Câu 12. A

Câu 13. A

Câu 14. A

Câu 15. A

Câu 16. A

II. Tự luận:

BÀI

NỘI DUNG

ĐIỂM

Bài 1. (0,5 đ)

Kí hiệu hóa học của các nguyên tố :

Hydrogen : H

Sodium : Na

Mỗi ý đúng: 0,25 đ

Bài 2. (1,0 đ)

1. lõi sắt;

2. Pin;

3. nam châm điện;

4. tác dụng từ;

Mỗi ý đúng: 0,25 đ

Bài 3. (1,25 đ)

a) Thời gian ô tô đi từ Nam Định đến Hà Nội :

9 – 7 = 2 (giờ)

b) Tốc độ của ô tô từ Nam Định đến Hà Nội:

v = s : t

= 90 : 2

= 45 (km/h)

-Tính đúng:

0,5 đ

-Viết đúng công thức: 0,25 đ

-Tính đúng:

0,5 đ

Bài 4. (1,0 đ)

Vật phản xạ âm tốt là: Tấm kính, Mặt gương,

Vật phản xạ âm kém là: Miếng xốp, Đệm mút.

Mỗi vật xếp đúng :0,25 đ

Bài 5. (1,0 đ)

- Tia tới SI

- Tia phản xạ IR

-Vẽ đúng hình: 0,5 đ

-Chỉ đúng mỗi tia: 0,25 đ.

Bài 6. (1,0 đ)

-Khối lượng của O trong Al2O3 là: 3 x 16 = 48 (amu)

-Khối lượng của Al trong Al2O3 là: 2 x 27 = 54 (amu)

-Khối lượng phân tử Al2O3. là: 48 + 54 = 102 (amu)

-Phần trăm về khối lượng của Al trong hợp chất là:

54:102.100% = 52,94 %

Mỗi ý đúng : 0,25 đ

1.3 Ma trận đề thi HK1 Khoa học tự nhiên 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số ý tự luận/ Số câu TN

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Bài mở đầu

(4 tiết)

1

0

1

0.25

Chủ đề 1: Nguyên tử. Nguyên tố hóa học

(7 tiết)

1

1 ý

0,5đ

1 ý

1

0.75

Chủ đề 2: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

(5 tiết)

1

1

0

2

0.50

Chủ đề 3: Phân tử

(13 tiết)

1 ý

1,0đ

1 ý

0

1.00

Chủ đề 4: Tốc độ

(10 tiết)

2

1 ý

0,5đ

1 ý

1,0đ

2 ý

2

2.00

Chủ đề 5: Âm thanh

(10 tiết)

1 ý

1,0đ

3

1

1 ý

4

2.00

Chủ đề 6: Ánh sáng

(8 tiết)

1

1

1 ý

1,0đ

1 ý

2

1.50

Chủ đề 7: Tính chất từ của chất

(9 tiết)

3

1 ý

1,0đ

1

1 ý

4

2.00

Số câu TN/ Số ý TL

1 ý

12

3 ý

4

2 ý

0

1 ý

0

7

16

Điểm số

1.0

3.0

2.0

1.0

2.0

0

1.0

0

4

10.0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

BẢNG ĐẶC TẢ:

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

(Bài số)

TN

(Câu số)

Chủ đề : Mở đầu

(4 tiết)

Thông hiểu

– Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).

1

1

Chủ đề 1:. Nguyên tử, nguyên tố hóa học

(7 tiết)

Nhận biết

– Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

1

2

Thông hiểu

- Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

1

1

Chủ đề 2:. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

(5 tiết)

Nhận biết

- Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

1

3

Thông hiểu

- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim*, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

1

4

Chủ đề 3: Phân tử - liên kết hoá học

(13 tiết)

Vận dụng cao

– Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất.

1

6

Chủ đề 4: Tốc độ

(10 tiết)

Nhận biết

- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ.

1

5

- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

1

6

Vận dụng

- Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

2

3

Chủ đề 5: Âm thanh.

(10 tiết)

Nhận biết

- Nêu được đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz).

1

7

- Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.

1

8

- Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

1

1

4

9

Thông hiểu

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm.

1

10

Chủ đề 6: Ánh sáng

(8 tiết)

Nhận biết

- Nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh.

1

11

- Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng.

1

12

Vận dụng

- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

1

5

Chủ đề 7: Tính chất từ của chất

(9 tiết)

Nhận biết

- Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm.

1

13

- Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.

1

14

- Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.

1

15

Thông hiểu

- Giải thích được tác dụng của lõi sắt non bên trong nam châm điện

1

1

2

16

2. Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - Đề 2

2.1 Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7

A. TRẮC NGIỆM: (4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1. Trong hạt nhân nguyên tử Sodium có 11 proton và 12 neutron. Khối lượng nguyên tử Sodium là ...

A. 11 amu.
B. 12 amu.
C. 1 amu.
D. 23 amu.

Câu 2. Những nguyên tử thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học có đặc điểm giống nhau là…

A. có cùng số p trong hạt nhân.
B. có cùng số n trong hạt nhân.
C. có cùng trạng thái tồn tại.
D. cùng tạo nên 1 vật thể.

Câu 3. Nguyên tố Iron có tên Latinh là Ferrum. Kí hiệu hóa học đúng của Iron là gì?

A. Ir.
B. I.
C. Fe.
D. F.

Câu 4. Các NTHH trong bảng tuần hoàn các NTHH được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Theo chiều tăng khối lượng nguyên tử.
B. Theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
C. Theo thứ tự: Kim loại à Phi kim à Khí hiếm.
D. Theo chiều tăng bán kính nguyên tử.

Câu 5. Cha đẻ của bảng tuần hoàn Medeleev đã sắp xếp các NTHH trong bảng theo nguyên tắc nào?:

A. Theo chiều tăng khối lượng nguyên tử.
B. Theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
C. Theo thứ tự: Kim loại à Phi kim à Khí hiếm.
D. Theo chiều tăng bán kính nguyên tử.

Câu 6. Sodium có điện tích hạt nhân là +11. Trong bảng tuần hoàn các NTHH Sodium nằm ở ô thứ mấy? :

A. 22.
B. 2.
C. 11.
D. 12.

Câu 7: Để đo tốc độ chuyển động của 1 viên bi trong phòng thực hành khi dùng đồng hồ bấm giây, ta thực hiện theo các bước sau:

1- Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ của vật

2- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s

3- Xác định vạch xuất phát và vạch đích chuyển động của vật

4 - Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích

Cách sắp xếp sau đây là đúng?

A. 1-2-3-4
B. 3-2-1-4
C. 2-4-1-3
D. 3-2-4-1

Câu 8: Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h.

Thời gian (h)

1

2

3

4

Quãng đường (km)

60

120

180

240

Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?

Câu 9: Minh và Nam đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng. Trên Hình 10.2, đoạn thẳng OM là đồ thị quãng đường – thời gian của Minh, đoạn thẳng ON là đồ thị quãng đường - thời gian của Nam. Mô tả nào sau đây không đúng?

A. Minh và Nam xuất phát cùng một lúc.
B. Tốc độ của Minh lớn hơn tốc độ của Nam.
C. Quãng đường Minh đi ngắn hơn quãng đường Nam đi.
D. Thời gian đạp xe của Nam nhiều hơn thời gian đạp xe của Minh.

Câu 10: Đơn vị dùng để đo độ cao của âm là:

A. dB
B. Hz
C. Niu tơn
D. kg

Câu 11: Âm thanh không thể truyền trong

A. Chất lỏng.
B. Chất rắn.
C. Chất khí.
D. Chân không.

Câu 12: Đại lượng cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian gọi là:

A. Quãng đường chuyển động
B. Tốc độ chuyển động
C. Thời gian chuyển động
D. Cách mà vật chuyển động

Câu 13. Hiện tượng và ứng dụng nào sau đây không liên quan đến năng lượng của ánh sáng ?

A. Chai nước để ngoài nắng, nước trong chai dần nóng lên.
B. Bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình.
C. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời.
D. Hiện tượng cầu vồng xuất hiện trên bầu trời.

Câu 14: Trong định luật phản xạ ánh sáng, quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là

A. góc tới lớn hơn góc phản xạ
B. góc tới bằng góc phản xạ
C. góc tới nhỏ hơn góc phản xạ
D. góc tới có thể bằng hoặc lớn hơn góc phản xạ

Câu 15: Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán ?

A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.
B. Ánh sáng chiếu tới mặt nước.
C. Ánh sáng chiếu tới bề mặt kim loại sáng bóng.
D. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.

Câu 16: Chỉ ra phát biểu sai.

Ảnh của vật qua gương phẳng

A. Là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước của vật.
B. Là ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng.
C. Là ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương phẳng.
D. Là ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.

B. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm)

Câu 17: (1 điểm): Em hãy kể tên 2 vật có phản xạ âm tốt và 2 vật phản xạ âm kém ?

Câu 18: (2 điểm).

a. Sử dụng thiết bị “bắn tốc độ” để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có những ưu điểm gì?

b. Em hãy giải thích sự truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí ?

Câu 19: (1 điểm) Cho vật sáng AB hình mũi tên đặt trước một gương phẳng như hình vẽ. Hãy vẽ ảnh của vật sáng AB tạo bởi gương phẳng ?

Câu 20: (1 điểm) Một xe máy chuyển động với tốc độ không đổi 30km/h. Tính thời gian để xe máy đi được quãng đường 15km.

Câu 21: (1 điểm) Hợp chất (A) có công thức FexOy, trong đó Iron chiếm 70% khối lượng phân tử. Xác định công thức hóa học của hợp chất (A).

2.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7

I. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

A

C

B

A

C

B

B

C

D

D

B

C

D

D

B

II. Tự luận. (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

17 (1đ)

- Hai vật phản xạ âm tốt:

+ Nền đá hoa

+ Gương phẳng

- Hai vật phản xạ âm kém:

+ Áo len

+ Đệm mút

( HS có đáp án hợp lí vẫn cho điểm tối đa)

0,25

0,25

0,25

0,25

-

18

(2đ)

a. Ưu điểm của thiết bị “bắn tốc độ”: dễ dàng kiểm tra tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông cho các làn đường.
b. Sự lan truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí:

- Khi sóng âm phát ra từ một cái trống, mặt trống dao động. Dao động của mặt trống làm lớp không khí tiếp xúc với nó dao động: nén, dãn.

- Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động: dãn, nén.

- Cứ thế, trong không khí xuất hiện các lớp không khí liên tục nén, dãn xen kẽ nhau

1

0,5

0,25

0,25

..................

2.3 Ma trận đề thi học kì 1 KHTN 7

a) Khung ma trận

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra, đánh giá cuối kì 1: Nguyên tử - Nguyên tố hóa học. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, phân tử, tốc độ, âm thanh, ánh sáng.

- Thời gian làm bài: 90 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).

- Cấu trúc:

+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm;

+ Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1 điểm; Thông hiểu: 2 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

+ Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm)

+ Nội dung nửa học kì sau: 75% (7,5 điểm)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Nguyên tử - Nguyên tố hóa học

Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (16 tiết)

6

6

1,5

2. Phân tử (13 tiết)

1

1

1

3. Tốc độ (11 tiết)

2

1

2

1

1

4

3

4. Âm thanh (10 tiết)

1

1

1

1

2

2

2,5

5. Ánh sáng (7 tiết)

3

1

1

1

4

2

Số câu/ số ý

1

12

2

4

4

1

5

16

Điểm số

1

3

2

1

2,0

1,0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

................

Tải File tài liệu để xem thêm đề thi cuối kì 1 KHTN 7 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm