Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Toán 7 năm 2024 - 2025
Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 7 Cánh diều năm 2024 - 2025 giúp các em học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1 giúp các em dễ dàng ôn tập.
Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 7 Cánh diều bao gồm 8 trang tổng hợp kiến thức lý thuyết kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm theo từng chủ đề rất chi tiết cụ thể. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Toán 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài để không còn bỡ ngỡ khi bước vào kì thi chính thức. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều, đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều.
Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 7 Cánh diều năm 2024
I. LÝ THUYẾT
1. Phần đại số
- Tập hợp các số hữu tỉ;
- Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ;
- Lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ;
- Thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc chuyển vế.
- Số vô tỉ. Căn bậc hai số học
- Tập hợp R các số thực
- Giá trị tuyệt đối của một số thực
- Làm tròn và ước lượng
- Tỉ lệ thức
- Dãy tỉ số bằng nhau
2. Phần hình học
- Góc ở vị trí đặc biệt, tia phân giác của một góc;
- Dấu hiệu nhận biết và tính chất của hai đường thẳng song song;
- Tiên đề Euclid;
- Định lí và chứng minh định lí;
- Tổng các góc trong một tam giác;
- Hai tam giác bằng nhau, trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác.
- Góc ở vị trí đặc biệt
- Tia phân giác của một góc
- Hai đường thẳng song song
3. Một số bài tập
Bài 1: Cho các số hữu tỉ sau: \(-0,5 ; \frac{2}{5} ; \frac{-3}{5} ; 1 \frac{1}{10}.\)
a. Trong các số hữu tỉ trên, số nào là số hữu tỉ âm, số nào là số hữu tỉ dương?
b. Biểu diễn các số hữu ti đã cho trên cùng một trục số.
c. Tìm số đối của các số hữu tỉ trên.
d. Sắp xếp các số hữu tỉ trên theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Bài 2: Tính:
\(a. \frac{3}{4}+\frac{3}{5}\)
\(b. 2,5-\left(\frac{6}{-9}\right);\)
\(c. (-2,5) \cdot \frac{5}{18};\)
\(d. (-5): 2 \frac{1}{5};\)
\(g. \left(\frac{2}{7}\right)^{10} \cdot 7^{10};\)
\(f. (-3,5)^2;\)
\(g. \left(\frac{2}{7}\right)^{10} \cdot 7^{10};\)
\(h. \left[(-0,6)^3\right]^7;\)
\(i. 1+\frac{1}{2}-0,25;\)
\(k. \frac{1}{2}-\frac{1}{3}+1^{2022};\)
\(1. 4^3: 2^5+3^5: 9^2\)
\(m. \left(\frac{1}{2}\right)^3 \cdot 4+\frac{3}{4}\)
Bài 3: Thực hiện các phép tính sau (tính một cách hợp lý nếu có thể):
\(a. \frac{21}{47}+\frac{9}{45}+\frac{26}{47}+\frac{4}{5}\)
\(b. \frac{15}{12}+\frac{5}{13}-\frac{3}{12}-\frac{18}{13};\)
\(c. \frac{15}{34}+\frac{7}{21}+\frac{9}{34}-1 \frac{15}{17}+\frac{2}{3};\)
\(d. \frac{7}{6} \cdot 3 \frac{1}{4}+\frac{7}{6} \cdot(-0,25);\)
\(e. \frac{1}{7} \cdot \frac{1}{3}+\frac{1}{7} \cdot \frac{1}{2}-\frac{1}{7};\)
\(f. \left(\frac{1}{3}-\frac{3}{10}\right): \frac{3}{5}+\left(\frac{2}{3}-\frac{7}{10}\right): \frac{3}{5}.\)
Bài 4. Tìm x, biết:
\(a. x+\frac{1}{3}=0,75;\)
\(b. x-\frac{1}{2}=\frac{-2}{3};\)
\(c. \frac{4}{7}-x=\frac{1}{3};\)
\(d. -5-2 x=(-0,4)^2;\)
\(e. \frac{7}{4}-x=\frac{6}{5}-\frac{3}{4};\)
\(f. \frac{7}{4}+3 x=\frac{6}{5}-\frac{3}{4}.\)
Bài 5. Hưởng ứng phong trào kế hoạch nhỏ của liên Đội, lớp 7A thu được 102,6 kg giấy vụn. Số giấy vụn lớp 7 B thu được bằng \(\frac{2}{3}\) số giấy vụn của lớp 7A. Hỏi lớp 7A thu được nhiều hơn lớp 7B bao nhiêu kg giấy vụn?
Bài 6. Vào dịp tết Nguyên Đán, mẹ của Thu gói bánh chưng cho gia đình. Nguyên liệu để làm bánh gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Mỗi cái bánh sau khi gói nặng khoảng 0,8 kg gồm 0,5 kg gạo; 0,125 kg đậu xanh; 0,04 kg lá dong, còn lại là thịt.
a. Khối lượng thịt trong mỗi cái bánh là khoảng bao nhiêu?
b. Để gói 12 chiếc bánh, mẹ của Thu cần bao nhiêu kg thịt?
Bài 7. Lan hưởng ứng phong trào “Môi trường Xanh – Sạch – Đẹp” của phường mình bằng cách tham gia tích cực vào các hoạt động của phong trào này. Vào một buổi sáng chủ nhật, Lan đã dành 0,75 giờ đi nhặt rác; giờ quét dọn vệ sinh và một ít thời gian để trồng cây trong công viên của phường. Biết rằng tổng thời gian Lan đã dành cho ba hoạt động trên là 2 giờ 15 phút.
a. Tính thời gian Lan đã dành cho hoạt động trồng cây.
b. Nếu mỗi sáng chủ nhật, Lan đều tham gia các hoạt động này với thời gian như trên thì sau 4 tuần, Lan đã dành bao nhiêu thời gian để trồng cây trong công viên của phường.
B. PHẦN HÌNH HỌC
Bài 1: Hãy phát biểu tiên đề Euclid.
Bài 2: Vẽ hình, viết giả thiết và kết luận của các định lý sau:
a. Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
b. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
c. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
d. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì tạo thành một cặp góc đồng vị bằng nhau.
e. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì tạo thành một cặp góc so le trong bằng nhau.
...........