Bộ đề thi học kì 1 môn Mĩ thuật 7 năm 2023 - 2024 2 Đề kiểm tra kì 1 lớp 7 môn Mĩ thuật (Có ma trận, đáp án)

Đề thi cuối kì 1 Mĩ thuật 7 năm 2023 - 2024 bao gồm 2 đề kiểm tra khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi Mĩ thuật lớp 7 học kì 1 năm 2023 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi cuối học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 2 đề thi cuối kì 1 Mĩ thuật 7 năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

1. Đề thi học kì 1 môn Mĩ thuật 7 - Đề 1

1.1 Đề thi học kì 1 môn Mĩ thuật 7

a) Nội dungđề:

- Em hãy thiết kế tạo dáng chao đèn trong trang trí kiến trúc từ vật liệu có sẵn.

- Viết một số thông tin giới thiệu về sản phẩm em đã thiết kế tạo dáng được (tên sản phẩm, chất liệu, cách tạo sản phẩm,…).

b) Yêu cầu:

- Hình thức tạo hình: 3D (có thể kết hợp vẽ, in, cắt, xé, dán…)

- Chất liệu/vật liệu: tự chọn ( bìa các tông, giấy, gỗ, tre,…)

- Kích thước: từ 15cm đến 20cm.

(Học sinh tạo sản phẩm theo nhóm: 4 hoặc 5 học sinh/nhóm)

1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 môn Mĩ thuật 7

Tiêu chí đánh giá và hướng dẫn xếp loại.

Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG

1. Thể hiện được việc xác định đúng mục đích sử dụng của mô hình chao đèn trong trang trí kiến trúc.

2. Lựa chọn và kết hợp được chất liệu/vật liệu phù hợp với hình thức thực hành thể hiện trên chao đèn.

3. Thể hiện được tính phù hợp của chao đèn với mục đích sử dụng trong trang trí kiến trúc.

4. Vận dụng được một số yếu tố tạo hình: hình, khối, màu sắc,… và một số nguyên lí tạo hình: cân bằng, tương phản, tỉ lệ,… để tạo ra chao đèn trong trang trí kiến trúc.

5. Giới thiệu được một số thông tin về chao đèn trong trí kiến trúc.

6. Chia sẻ được tính ứng dụng của chao đèn vào thực tế cuộc sống và chia sẻ thông điệp bảo vệ môi trường thông qua sản phẩm.

Xếp loại:

- Chưa đạt: HS chỉ đạt được 1 tiêu chí 1 hoặc tiêu chí 2 hoặc tiêu chí 3 hoặc tiêu chí 1, 2 và 3 trong 6 tiêu chí.

- Đạt: HS đạt được ít nhất 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4), hoặc 5 tiêu chí (1, 2, 3, 4, 5) hoặc 6 tiêu chí.

1.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 môn Mĩ thuật 7

Nội dung

kiểm tra

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Mĩ thuật ứng dụng

(Thiết kế công nghiệp)

Yếu tố và nguyên lí tạo hình

Lựa chọn, kết hợp:

Yếu tố tạo hình

– Chấm, nét, hình, khối, màu sắc không gian, chất cảm, đậm nhạt.

Nguyên lí tạo hình

– Cân bằng, tương phản, lặp lại,

nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.

Thể loại

Lựa chọn, kết hợp:

– Hội họa (vẽ, cắt dán, xé dán).

– Đồ họa (in).

– Thiết kế công nghiệp.

Hoạt động thực hành và thảo luận

Thực hành

– Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 3D.

Thảo luận

– Sản phẩm thực hành của học sinh.

Định hướng chủ đề, kết hợp

– Văn hoá, xã hội.

Nhận biết:

– Thể hiện được mục đích sử dụng của chao đèn trong trang trí kiến trúc.

– Thể hiện được các loại vật liệu phù hợp để tạo nên sản phẩm.

Thông hiểu:

– Hiểu được tính ứng dụng của sản phẩm thiết kế vào cuộc sống.

– Chỉ ra được các bước cơ bản trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.

– Chỉ ra được vẻ đẹp và kĩ thuật thiết kế tạo dáng sản phẩm với nguyên lí lặp lại, cân bằng.

Vận dụng:

– Vận dụng được một số yếu tố tạo hình: hình, khối, màu sắc, và một số nguyên lí tạo hình: cân bằng, tương phản, tỉ lệ để thực hành tạo sản phẩm.

- Thiết kế tạo dáng được chao đèn trong trang trí kiến trúc bằng các vật liệu có sẵn.

– Trình bày ý tưởng và phân tích được các nguyên lí tạo hình vận dụng trong sản phẩm.

Vận dụng cao:

- Nêu được vai trò, ý nghĩa, công năng của sản phẩm ; ứng dụng của sản phẩm vào trong cuộc sống.

– Chia sẻ được thông điệp bảo vệ môi trường thông qua sản phẩm.

2. Đề thi học kì 1 môn Mĩ thuật 7 - Đề 2

2.1 Đề thi cuối kì 1 môn Mỹ thuật 7

a. Nội dung đề

Câu 1: Em hãy vẽ một bức tranh tĩnh vật màu với chất liệu tự chọn.

Câu 2: Viết một số thông tin giới thiệu về sản phẩm (Chất liệu/vật liệu, ý tưởng sáng tạo sản phẩm…).

b. Yêu cầu

- Hình thức tạo hình: 2D (có thể kết hợp vẽ, xé dán) - Chất liệu/vật liệu: Tự chọn (giấy,bìa, màu …). - Kích thước: Khuôn khổ A4.

2.2 Hướng dẫn đánh giá nội dung nội kiểm tra và xếp loại

Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG

1. Xác định được mục đích sáng tạo sản phẩm mĩ thuật tranh tĩnh vật.

2. Phân biệt được sự mô phỏng lại và lặp lại trên sản phẩm, tác phẩm tranh tĩnh vật.

3. Mô phỏng lại được “mẫu” (đối tượng nghệ thuật) đúng trình tự và phương pháp.

4. Vận dụng được nhịp điệu của đường nét, đậm nhạt, màu sắc...vào sáng tạo sản phẩm.

5. Phân biệt được một số chất liệu trong hội hoạ và đồ hoạ thường dùng trong tranh tĩnh vật.

Xếp loại:

- Chưa đạt: HS chỉ đạt được tiêu chí 1, tiêu chí 2 hoặc cả 2 tiêu chí 1 và 2 trong 5 tiêu chí.

- Đạt: HS đạt được ít nhất 3 tiêu chí (1, 2, 3); 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4) hoặc cả 5 tiêu chí.

2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Mỹ thuật 7

TT

Mạch nội dung

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

1

Mĩ thuật Tạo hình

Yếu tố và nguyên lí tạo hình Lựa chọn, kết hợp:

Yếu tố tạo hình

– Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian.

Nguyên lí tạo hình

– Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.

Thể loại

Lựa chọn, kết hợp:

– Lí luận và lịch sử mĩ thuật

– Hội hoạ

Hoạt động thực hành

Thực hành

– Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D.

Thảo luận

– Sản phẩm thực hành của học sinh.

Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp:

– Văn hoá, xã hội.

Nhận biết:

– Xác định được mục đích sáng tạo sản phẩm mĩ thuật tranh tĩnh vật.

Thông hiểu:

– Phân biệt được sự mô phỏng lại và lặp lại trên sản phẩm, tác phẩm tranh tĩnh vật.

Vận dụng:

– Mô phỏng lại được “mẫu” (đối tượng nghệ thuật) đúng trình tự và phương pháp.

– Vận dụng được nhịp điệu của đường nét, đậm nhạt màu sắc vào sáng tạo sản phẩm.

Vận dụng cao:

– Phân biệt được một số chất liệu trong hội hoạ và đồ hoạ thường dùng trong tranh tĩnh vật.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 257
  • Lượt xem: 3.763
  • Dung lượng: 22,4 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo