Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 11 Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7 (Có đáp án, ma trận)

Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 tổng hợp 11 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 11 Đề thi cuối kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức được biên soạn với phần ngữ liệu ngoài chương trình SGK. Qua đó giúp học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Nội dung đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7 KNTT gồm:

  • 10 Đề trắc nghiệm kết hợp tự luận với cấu trúc 60% đọc hiểu + 40% tập làm văn
  • 1 Đề 100% tự luận với cấu trúc 60% đọc hiểu + 40% tập làm văn

Bộ đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024

1. Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 1

1.1 Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1

I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Chị Võ Thị Sáu

Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đoá hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
Ngay trong phút hy sinh
[…]
Đó là câu chuyện thực
Về người nữ anh hùng.

(Chị Võ Thị Sáu, Phan Thị Thanh Nhàn)

Câu 1 : Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào ? (0,5đ)

Câu 2 : Chỉ ra cách gieo vần trong bài thơ? (0,5đ)

Câu 3 : Trong bài thơ, khi chị Võ Thị Sáu bị giặc đem ra bãi bắn, chị đã có thái độ như thế nào? (0,5đ)

Câu 4 : Nêu nội dung của đoạn thơ trên. (1đ)

Câu 5: Qua hình ảnh của chị Võ Thị Sáu, em hãy kể thêm tên một số vị anh hùng trẻ tuổi nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta. (1đ)

Câu 6: Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong đoạn thơ trên . (0,5đ)

Câu 7: Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi đọc bài thơ. (1đ)

Câu 8: Từ nội dung của đoạn thơ, là một học sinh đang sống trong hòa bình, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước? (Kể ít nhất 2 việc làm cụ thể) (1đ)

Phần 2: Làm văn (4 điểm)

Con người Việt Nam luôn tự hào về những trang lịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Em hãy kể lại một sự việc có thật mà em đã trải nghiệm có liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử .

1.2 Đáp án đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC - HIỂU

6.0

1

Thể thơ: Năm chữ

0.5

2

Gieo vần chân : măng-bắn, cười-tươi

0.5

3

Vẫn ung dung mỉm cười. Đầu ngẩng cao bất khuất.

0.5

4

Nội dung: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất khuất của nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu.

1.0

5

Tên một số vị anh hùng trẻ tuổi: Kim Đồng, Lê Văn Tám, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng,…

1.0

6

Dấu chấm lửng biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

0.5

7

Nể phục, trân trọng và biết ơn chị Võ Thị Sáu cũng như các vị anh hùng dân tộc khác đã hy sinh thân mình cho nền độc lập của dân tộc…

1.0

8

- Cố gắng học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương.

- Giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc…

1.0

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Mở bài giới thiệu được sự việc, thân bài kể diễn biến sự việc, kết bài nêu tình cảm của bản thân.

0.25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: HS chọn được sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

0.25

c. HS kể sự việc theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các kĩ năng làm bài tự sự; sau đây là một số gợi ý:

2.5

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến một nhân vật/sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh, người viết thu thập tư liệu liên quan.

- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.

- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.

0.5

2. Đề thi cuối kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 2

2.1 Đề thi cuối kì 1 Văn 7

PHÒNG GD&ĐT…………

TRƯỜNG THCS……………

ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024- 2025

Môn:Ngữ văn 7

Thời gian: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MÙA XUÂN CỦA TÔI

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . .

Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống.

Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa.

Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Mùa xuân của tôi” thuộc loại văn bản nào? (Biết)

A. Tản văn
B. Truyện ngắn
C. Tùy bút
D. Hồi ký

Câu 2: Vũ Bằng đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân của vùng nào? (Biết)

A. Đồng bằng Bắc bộ
B. Duyên hải Nam trung bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Tây Nguyên

Câu 3: Mùa xuân được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào? (Biết)

A. Thính giác, xúc giác, thị giác
B. Thính giác, khứu giác, vị giác
C. Thinh giác, xúc giác, vị giác
D. Thính giác, khứu giác, xúc giác

Câu 4: Vẻ đẹp của mùa xuân trong văn bản “Mùa xuân của tôi” được miêu tả như thế nào? (Biết)

A. Tươi tắn và sôi động
B. Lạnh lẽo và u buồn
C. Trong sáng và nồng cháy
D. Se lạnh và ấm áp

Câu 5: Đoạn trích “Mùa xuân của tôi”, nói về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân,…được tái hiện trong nỗi nhớ da diết của một người xa quê, đúng hay sai? (Biết)

A. Đúng
B. Sai

Câu 6. Ý nghĩa của văn bản trên là gì? (Hiểu)

A. Sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở – một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.
B. Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
C. Sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, tái hiện nỗi nhớ da diết của một người xa quê.
D. Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội - một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.

Câu 7: Trong câu văn: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [. . . ] trong văn bản “Mùa xuân của tôi”, từ "phong" có nghĩa là gì? (Hiểu)

A. Bọc kín.
B. Oai phong.
C. Cơn gió.
D. Đẹp đẽ.

Câu 8: Công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn sau: Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . . (Hiểu).

A. Còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện chỗ lời bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn
D. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

Câu 9: Qua văn bản trên, em hãy nêu những đặc trưng khi mùa xuân về trên quê hương em? (Vận dụng)

Câu 10: Em thường làm gì để cùng gia đình đón Tết vui vẻ? (Hãy nêu ít nhất 02 việc) (Vận dụng)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. (Vận dụng cao)

2.2 Đáp án đề thi Văn cuối kì 1 lớp 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

A

0,5

6

A

0,5

7

D

0,5

8

A

0,5

9

HS trả lời được những nét đặc trưng khi mùa xuân đến ở nơi mình sinh sống.

1,0

10

HS nêu được ít nhất 02 việc làm phụ giúp ba mẹ chuẩn bị đón Tết vui vẻ.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: suy nghĩ cá nhân về đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc

- Phân tích đặc điểm của nhân vật văn học (ngoại hình, tính cách, hành động,…).

- Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ đặc điểm của nhân vật.

- Khẳng định lại ý kiến nhận xét về nhân vật văn học, nêu cảm nghĩ về nhân vật.

2. 5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ, dẫn chừng phù hợp.

0,5

2.3 Ma trận đề thi ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

- Tản văn, tùy bút

5

0

3

0

0

2

0

60

2

Viết

Phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

..............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

3 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • phong huy lê
    phong huy lê

    có trúng đc j ko ạ

    Thích Phản hồi 26/12/22
    • Loan Hồ thị
      Loan Hồ thị

      đúng rồi có chúng đâu


      Thích Phản hồi 21:42 20/11
  • Lê Gia Bình Minh
    Lê Gia Bình Minh

    em trúng đề y chang luôn

    Thích Phản hồi 18:25 05/01
    • Bùi Nguyên Lý
      Bùi Nguyên Lý

      Cho mình xin file dc ko à

      Thích Phản hồi 10:29 10/12
  • Nguyễn Đình Linh
    Nguyễn Đình Linh

    khó quá à!


    Thích Phản hồi 20:11 03/01
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống