Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 18 Đề kiểm tra cuối kì 1 Công nghệ 7 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 7 năm 2024 - 2025 tổng hợp 18 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 18 Đề thi Công nghệ lớp 7 học kì 1 gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức được biên soạn bám sát chương trình học trong SGK. Qua đó giúp học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 1 Tin học 7, bộ đề thi học kì 1 môn tiếng Anh lớp 7.

TOP 18 Đề thi học kì 1 Công nghệ 7 năm 2024 - 2025

1. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 7 Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 7

I/ Phần trắc nghiệm: (Khoanh vào đáp án đúng nhất từ câu 1- câu 28 mỗi câu mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ)

Câu 1: Vai trò của trồng trọt là:

A. Cung cấp cho con người sản phẩm thiết yếu như gạo, ngô, các loại rau, củ quả.
B. Hỗ trợ sự phát triển của nghề chăn nuôi, chế biến.
C. Hỗ trợ sự phát triển của ngành xuất khẩu.
D. Cung cấp cho con người sản phẩm thiết yếu và hỗ trợ sự phát triển một số ngành nghề khác (chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu).

Câu 2: Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây công nghiệp ?

A.Cây lúa, cây ngô, cây sắn.
B.Cây chè, cây cao su, cây cà phê.
C. Cây cao su, cây chè, cây hoa lan.
D. Cây keo, cây bạch đàn, cây lim.

Câu 3: So với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che, phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên có ưu điểm nào sau đây?

A. Việc chăm sóc cây trồng diễn ra thuận lợi hơn.
B. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.
C. Giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn.
D. Đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn.

Câu 4: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao?

A. Ứng dụng ngày càng nhiều các thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động.
B. Ưu tiên sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn.
C. Người lao động không cần trình độ cao và kĩ năng chuyên nghiệp.
D. Quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản.

Câu 5: Vai trò của phần lỏng (trong đất trồng) đối với cây trồng là:

A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và giúp cây đứng vững.
B. Cung cấp nước cho cây và hòa tan chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ
C. Cung cấp oxygen cho cây, làm đất tơi xốp và giúp rễ cây hấp thụ oxygen tốt hơn.
D. Cung cấp nước cho cây, hòa tan chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ và giúp rễ cây hấp thụ oxygen tốt hơn.

Câu 6. Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự đúng khi làm đất trồng cây?

A. Cày đất , bừa hoặc đập nhỏ đất,lên luống.
B. Cày đất, lên luống, bừa hoặc đập nhỏ đất.
C. Bừa hoặc đập nhỏ đất, cày đất, lên luống.
D. Lên luống, cày đất, bừa hoặc đập nhỏ đất..

Câu 7. Hình thức gieo hạt thường được áp dụng đối với nhóm cây trồng nào sau đây?

A. Cây công nghiệp.
B. Cây ăn quả.
C. Cây lương thực (lúa, ngô).
D. Cây lấy gỗ.

Câu 8. Dặm cây nhằm mục đích gì?

A. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
B. Loại bỏ các cây trồng bị sâu, bệnh.
C. Đảm bảo mật độ cây trồng trên đồng ruộng.
D. Nâng cao chất lượng nông sản.

Câu 9. Mô tả nào sau đây là của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại thủ công?

A. Thay giống cũ bằng giống mới có khả năng kháng sâu, bệnh hại.
B. Vệ sinh đồng ruộng.
C. Sử dụng các sinh vật có lợi (ong mắt đỏ, bọ rùa,...) để tiêu diệt sâu hại.
D. Bắt sâu bằng tay, dùng bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

Câu 10: “Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và hệ sinh thái”, là nhược điểm của phương pháp trừ sâu bệnh nào?

A.Biện pháp thủ công.
B.Biện pháp hóa học.
C.Biện pháp sinh học.
D.Biện pháp kiểm dịch thực vật.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là một trong những yêu cầu khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt?

A. Thu hoạch hết sản phẩm cùng một thời điểm.
B. Nhanh gọn, cẩn thận.
C. Áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng.
D. Sử dụng dụng cụ thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng.

Câu 12: Loại sản phẩm trồng trọt nào sau đây thường được phương pháp cắt?

A. Ngô, su hào, hạt điều.
B. Mít, ổi, khoai lang.
C. Cà rốt, xoài, cam.
D. Hoa, cải bắp, lúa.

Câu 13: Các cây con được tạo ra bằng hình thức nhân giống vô tính có đặc điểm nào sau đây?

A. Mang các đặc điểm tốt hơn cây mẹ.
B. Mang các đặc điểm giống với cây mẹ.
C. Mang các đặc điểm không tốt bằng cây mẹ.
D. Mang một nửa đặc điểm của bố và một nửa đặc điểm của mẹ.

Câu 14. Trong hình thức nhân giống vô tính, cây con có thể được hình thành từ những bộ phận nào của cơ thể mẹ?

A. Rễ, cành, lá, hoa.
B. Thân, lá, hoa, quả.
C. Lá, thân, cành, rễ.
D. Thân, cành, quả, hạt.

Câu 15. Trong nhân giống bằng phương pháp giâm cành, tiêu chuẩn chọn cành giâm là:

A. Cành non, khoẻ mạnh; không bị sâu, bệnh.
B. Cành già, khoẻ mạnh; không bị sâu, bệnh.
C. Cành bánh tẻ, khoẻ mạnh; không bị sâu, bệnh.
D. Cành non hoặc bánh tẻ, khoẻ mạnh; không bị sâu, bệnh.

Câu 16. Trong quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành, thứ tự đúng của các bước là:

A. Chọn cành giâm → Cắt cành giâm → Xử lí cành giâm→ Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.
B. Cắt cành giâm → Chọn cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.
C. Chọn cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắt cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.
D. Cắt cành giâm → Chọn cành giâm → Cắm cành giâm → Xử lí cành giâm → Chăm sóc cành giâm.

Câu 17: Chỉ ra mục đích chưa đúng khi thực hiện dự án trồng rau an toàn:

A. Cung cấp nguồn rau chất lượng.
B. Tiết kiệm chi phí mua rau.
C. Không tạo nên không gian xanh mát.
D. Giúp con người nâng cao sức khỏe.

Câu 18: Tiến trình thực hiện dự án trồng rau an toàn:

A, Lập kế hoạch và tính toán chi phí → Báo cáo kết quả dự án →Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ → Trồng, chăm sóc, thu hoạc rau.
B. Lập kế hoạch và tính toán chi phí → Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ → Trồng, chăm sóc, thu hoạc rau → Báo cáo kết quả dự án.
C. Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ → Trồng, chăm sóc, thu hoạc rau →Lập kế hoạch và tính toán chi phí → Báo cáo kết quả dự án.
D. Lập kế hoạch và tính toán chi phí →Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ → Trồng, chăm sóc, thu hoạc rau → Báo cáo kết quả dự án.

Câu 19. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm

A. thực vật rừng và động vật rừng.
B. đất rừng và thực vật rừng.
C. đất rừng và động vật rừng.
D. sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác.

Câu 20. “Bảo vệ đất, chống xói mòn” là vai trò chính của loại rừng nào?

A. Rừng sản xuất
B. Rừng đặc dụng
C. Rừng phòng hộ.
D. Rừng sinh thái

Câu 21. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò chính của rừng sản xuất?

A. Bảo vệ nguồn nước.
B. Cung cấp gỗ và các loại lâm sản.
C. Hạn chế thiên tai.
D. Bảo vệ di tích lịch sử

Câu 22. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò chính của rừng đặc dụng?

A. Chống sa mạc hoá.
B. Điều hòa khí hậu
C. Hạn chế thiên tai
D. Bảo tồn nguồn gene quý hiếm.

Câu 23. Thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc nước ta là:

A. Mùa xuân và mùa hè.
B. Mùa xuân và mùa thu.
C. Mùa hè và mùa thu.
D. Mùa thu và mùa đông.

Câu 24. Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm các bước theo thứ tự nào sau đây?

A. Tạo lỗ trong hố đất — Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc → Lấp đất kín gốc cây.
B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây.
C. Tạo lỗ trong hố đất — Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc.
D. Tạo lỗ trong hố đất — Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất →Vun gốc → Lấp đất kín gốc cây.

Câu 25. Theo em, việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng nào sau đây?

A. Ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại.
B. Hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.
C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng.
D. Kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật đất

Câu 26. Theo em, việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính nào sau đây?

A. Bảo vệ cây rừng không bị các loại sâu, bệnh phá hại.
B. Bảo vệ cây rừng không bị các loại động vật gây hại.
C. Bảo vệ cây rừng không bị gió làm đồ.
D. Bảo vệ cây rừng không bị con người phá hại.

Câu 27. Để bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây?

A. Bảo vệ rừng đầu nguồn.
B. Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
D. Mở rộng diện tích rừng.

Câu 28. Biện pháp quan trọng bảo tồn rừng đặc dụng là:

A. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia.
B. Bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có.
C. Đảm bảo duy trì và phát triển diện tích rừng.
D. Trồng rừng.

II/ Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2.0đ). Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. Liên hệ với thực tiễn bản thân?

Câu 2 (1.0đ). Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng một loại cây cà chua trong thùng xốp?

Đáp án đề thi học kì 1 Công nghệ 7

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Mỗi câu 0,25 điểm

Câu hỏi12345678910
Đáp ánDBDCBACCDB
Câu hỏi11121314151617181920
Đáp ánADBCCACBDC
Câu hỏi2122232425262728
Đáp ánBDBCCBCA

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2.0đ)

* Những việc nên làm để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái là:

+ Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên

+ Phòng chống cháy rừng.

+ Tuyên truyền bảo vệ rừng.

+ Nâng cao năng lực thực thi pháp luật bảo vệ rừng.

+ Gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên.

+ Trồng rừng đầu nguồn

+ Tuần tra bảo vệ rừng

* Những việc không nên làm để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái:

+ Đốt rừng làm nương rẫy.

+ Chăm thả đại gia súc (trâu, bò, …) càng nhiều càng tốt.

+ Khai thác gỗ xuất khẩu càng nhiều càng tốt.

* Liên hệ bản thân:

- Học tập thật tốt để sau này trở thành cán bộ kiểm lâm.

- Trở thành một tuyên truyền viên, thường xuyên tuyên truyền đến bạn bè, người thân, mọi người xung quanh về vai trò của rừng, ý thức bảo vệ rừng.

- Thực hiện bảo vệ cây xanh ở gia đình, trường học và nơi em sinh sống.

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 2

(1.0đ)

* Lập kế hoạch trồng cây cà chua trong thùng xốp:

1. Thu thập thông tin

- Cây giống: cây cà chua khỏe mạnh, không có mầm bệnh.

- Thùng xốp: sạch sẽ, không có mầm bệnh, đục lỗ bên thành để thoát nước.

- Dụng cụ trồng và chăm sóc: bộ dụng cụ trồng rau, bình tưới nước.

- Đất: đất sạch trồng rau có nguồn gốc tự nhiên

- Phân bón: phân vi sinh

- Kĩ thuật trồng và chăm sóc:

+ Bước 1: Chuẩn bị đất trồng rau

+ Bước 2: Trồng cây con

+ Bước 3: Chăm sóc

+ Bước 4: Thu hoạch

2. Tính toán chi phí trồng một loại cây em ưa thích: cây cà chua

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Cây giống

Cây

4

1 000 đồng

4 000 đồng

2

Thùng xốp

Chiếc

1

5 000 đồng

5 000 đồng

0.5

0.5

Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 7

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (Phút)

Số CH

Thời gian (Phút)

Số CH

Thời gian (Phút)

Số CH

Thời gian (Phút)

TN

TL

1.

TRỒNG TRỌT

Giới thiệu về trồng trọt

2

1,5

2

3,0

4

4,5

Làm đất trồng cây

2

3,0

2

3,0

Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

2

1,5

2

3,0

4

4,5

Thu hoạch sản phẩm trồng trọt

2

1,5

2

1,5

Nhân giống vô tính cây trồng

2

1,5

2

3,0

4

4,5

Dự án trồng rau an toàn

2

3,0

1

5,0

2

1

8,0

2

LÂM NGHIỆP

Giới thiệu về rừng

2

1,5

2

3,0

4

4,5

Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

6

4.5

1

10,0

6

1

14.5

Tổng

16

12

12

18

1

10,0

1

5,0

28

2

45

Tỉ lệ (%)

40

30

20

10

70

30

100

Tỉ lệ chung (%)

70

30

100

...........

2. Đề thi học kì 1 Công nghệ 7 Cánh diều

Đề thi học kì 1 Công nghệ 7

I. TRẮC NGIỆM: (7,0 điểm)

* Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1: Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây lương thực?

A. Cà phê, lúa, mía.
B. Su hào, cải bắp, cà chua.
C. Ngô, khoai lang, khoai tây.
D. Bông, cao su, sơn.

Câu 2: Đặc điểm đầu tiên của trồng trọt công nghệ cao là gì?

A. Ưu tiên sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn.
B. Thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.
C. Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại.
D. Lao động có trình độ cao

Câu 3: Những nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây công nghiệp?

A. Chè, cà phê, cao su.
B. Bông, hồ tiêu, vải.
C. Hoa hồng, hoa lan, hoa cúc.
D. Bưởi, nhãn, chôm chôm

Câu 4: Loại cây trồng nào sau đây thường được trồng trong nhà có mái che?

A. Cây lúa.
B. Cây ngô.
C. Cây bưởi.
D. Cây lan Hồ điệp.

Câu 5. Em hãy cho biết, đây là hình thức bón phân nào?

A. Bón theo hốc
B. Bón theo hàng.
C. Bón vãi.
D. Phun qua lá

Câu 6: Hãy lựa chọn phương án đúng về thứ tự của các khâu làm đất trồng rau.

A. Bừa đất → Cày đất → Lên luống
B. Cày đất → Bừa đất → Lên luống
C. Lên luống → Bừa đất → Cày đất
D. Cày đất → Lên luống → Bừa đất

Câu 7: Mục đích của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại là

A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm sống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
D. Ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.

Câu 8: Ý nào sau đây mô tả đúng biện pháp sinh học?

A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, … để tiêu diệt sâu bệnh.
B. Sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng (bọ rùa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc, …) để phòng trừ sâu bệnh.
C. Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh…để ngăn ngừa thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
D. Bẫy bả, bắt bằng tay, bao quả, che lưới,...

Câu 9: Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ trong thời gian bao lâu?

A. 5 – 10 phút
B. 10 – 15 phút
C. 5 – 10 giây
D. 15 – 20 giây

Câu 10: Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính?

A. Lai tạo giống
B. Giâm cành
C. Ghép mắt
D. Chiết cành

Câu 11: Nhóm cây nào dưới đây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành?

A. Cây mía, cây cam, cây ổi
B. Cây mía, cây sắn, cây rau ngót
C. Cây rau mồng tơi, cây bắp, cây đậu
D. Cây bạc hà, cây mía, cây bắp.

Câu 12: Tiêu chuẩn chọn cành giâm là:

A. Cành non, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
B. Cành già, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
C. Cành bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
D. Cành non hoặc bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.

Câu 13. Rừng là một vùng đất rộng lớn, gồm:

A. Rất nhiều loài thực vật và các yếu tố môi trường sống.
B. Rất nhiều loài động vật và các yếu tố môi trường sống.
C. Rất nhiều loài sinh vật và các yếu tố môi trường sống.
D. Rất nhiều loài thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố môi trường sống của chúng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 14: Thành phần chính của rừng là?

A. Hệ thực vật
B. Vi sinh vật
C. Đất rừng
D. Động vật rừng.

Câu 15: Theo mục đích sử dụng, có loại rừng nào sau đây?

A. Rừng đặc dụng, phòng hộ.
B. Rừng phòng hộ, sản xuất.
C. Rừng sản xuất, du lịch.
D. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

Câu 16: Rừng có vai trò gì trong ngành du lịch?

A. Rừng cung cấp củi đốt, nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, làm nhà, sản xuất giấy.
B. Rừng cung cấp gỗ làm đồ thủ công mĩ nghệ, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
C. Rừng cung cấp nguồn dược liệu và nhiều nguồn gene quý
D. Rừng là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên

Câu 17: Hãy lựa chọn phương án đúng về lí do rừng được ví như lá phổi xanh của Trái Đất?

A. Khả năng chắn gió, bão của cây rừng.
B. Khả năng quang hợp của cây xanh hấp thụ CO2, thải ra O2, giúp điều hòa khí hậu.
C. Khả năng cung cấp củi, gỗ cho con người.
D. Khả năng bảo tồn và lưu giữ nguồn gene sinh vật.

Câu 18: Đâu là rừng thuộc loại rừng phòng hộ của Việt Nam?

A. Rừng keo ở Sơn Động, Bắc Giang
B. Rừng thông ở Mộc Châu, Sơn La
C. Vườn quốc gia Yok Don
D. Rừng ngập mặn phòng hộ huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh

Câu 19: Theo mục đích sử dụng, rừng thông ở Đà Lạt thuộc loại rừng nào?

A. Rừng đặc dụng
B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất
D. Rừng lâu năm

Câu 20: Hãy lựa chọn những phương án đúng về vai trò chủ yếu của rừng sản xuất.

(1) Bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng.
(2) Cung cấp gỗ, củi cho con người.
(3) Phục vụ nghiên cứu khoa học.
(4) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
(5) Điều hoà khí hậu.
(6) Bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn…
(7) Phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.

A. (4), (6), (7)
B. (2), (4), (5)
C. (2), (4), (6)
D. (2), (3), (6)

Câu 21: Ưu điểm của trồng cây rừng bằng cây con có bầu?

A. Cây có đủ rễ, thân, lá nên có sức đề kháng cao.
B. Tốn chi phí vận chuyển cây
C. Bộ rễ cây bị tổn thương, cây chậm phát triển
D. Tỉ lệ cây sống thấp

Câu 22: Vì sao cần nén đất 2 lần khi trồng rừng bằng cây con?

A. Để rễ phát triển thuận lợi hơn.
B. Để đảm bảo gốc cây được giữ chặt, không bị đổ
C. Để cây hút được nhiều chất dinh dưỡng
D. Để rễ cây không bị ngập úng

Câu 23: Nhược điểm của trồng rừng bằng cây con rễ trần là:

A. Cây có đủ rễ, thân, lá nên có sức đề kháng cao.
B. Tốn chi phí vận chuyển cây
C. Khi bứng cây, rễ dễ bị tổn thương nên cây phát triển chậm
D. Giảm thời gian và số lần chăm sóc

Câu 24: Đối với những vùng đồi trọc lâu năm, tại sao nên trồng rừng bằng cây con có bầu?

A. Tạo điều kiện thuân lợi cho việc chăm sóc cây
B. Vùng đồi trọc nước mưa chảy mạnh, trồng cây có bầu sẽ giúp cây bám chắc vào đất không bị cuốn trôi. Bầu đất có đủ phân bón và tơi xốp đảm bảo cho cây phát triển.
C. Cây có đủ ánh sáng để phát triển
D. Cây có sức sống mạnh, phát triển tốt.

Câu 25. Tại sao cần phải tỉa và trồng dặm cây rừng

A. Để tiện cho việc chăm sóc các cây.
B. Để cho khoảng cách các hàng cây đẹp.
C. Đảm bảo mật độ cây rừng phù hợp, hố có cây chết phải trồng bổ sung cây cùng loại, cùng tuổi.
D. Để cây nhận đủ chất dinh dưỡng.

Câu 26: Tại sao năm thứ 3 và năm thứ 4, cần tiến hành chăm sóc cây rừng từ 1-2 lần:

A. Cây mới trồng đang còn yếu ớt, cần phải chăm sóc thật kĩ nhằm cho cây phát triển tốt.
B. Cây đã lớn, số lần chăm sóc ít để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.
C. Cây sắp thu hoạch nên không cần chăm sóc nhiều.
D. Cây đủ cao để chèn ép cỏ dại nên không cần chăm sóc nhiều.

Câu 27: Tại sao cần làm hàng rào bảo vệ cây rừng:

A. Tránh sự phá hoại của động vật.
B. Để cây được an toàn.
C. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.
D. Để người dân khỏi trộm cây.

Câu 28: Vì sao sau khi trồng cây rừng từ 1-3 tháng phải chăm sóc ngay

A. Nâng cao năng suất, chất lượng cây rừng.
B. Nhằm hạn chế cỏ dại, sâu bệnh hại.
C. Cây mới trồng còn rất non yếu, cần phải chăm sóc thật kĩ nhằm cho cây phát triển tốt.
D. Nếu không chăm sóc sẽ bị các động vật phá hoại.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 29 (2 điểm): Bạn Minh theo Bố trồng cây keo trên rừng, thấy Bố sau khi đào hố, đã trộn lớp đất màu với phân bón cho vào hố trước. Minh thắc mắc không hiểu vì sao Bố làm như vậy? Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích giúp bạn, và hướng dẫn bạn quy trình đào hố trồng cây keo?

Câu 30 (1 điểm): Em hãy đề xuất các biện pháp chăm sóc một loại cây rừng mà em biết tại địa phương?

Đáp án đề kiểm tra Công nghệ 7 học kì 1

I/ TRẮC NGHIỆM: 7,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu 1234567891011121314
ĐA CCADBBDBCABCDA
Câu 1516171819202122232425262728
ĐA DDBDCBABCBCBAC

II. TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 29

(2 điểm)

- Đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.

- Quy trình đào hố trồng cây keo:

+ Phát dọn cây cỏ dại.

+ Đào hố, lớp đất màu để phía trên

+ Trộn đất màu với phân bón

+ Lấp đất đã trộn phân bón xuống trước

+ Lấp đầy hố và loại bỏ cỏ.

1 đ

1 đ

Câu 30

(1 điểm)

Gợi ý: Các biện pháp chăm sóc cây keo, bạch đàn ở địa phương gồm:

- Làm hàng rào bảo vệ cây.

- Phát quang và làm sạch cỏ dại.

- Tỉa và dặm cây.

- Xới đất và vun gốc.

- Bón phân cho cây.

1 đ

Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 7

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

TN

TL

1

Trồng trọt và lâm nghiệp

1.1. Giới thiệu chung về trồng trọt

4

3

4

0

3

1

1.2. Quy trình trồng trọt

4

3

4

0

3

1

1.3. Nhân giống cây trồng

4

3

4

0

3

1

1.4. Giới thiệu chung về rừng

4

3

4

6

8

0

9

2

1.5. Trồng cây rừng

4

6

1

10

4

1

16

3

1.6. Chăm sóc cây rừng sau khi trồng

4

6

1

5

4

1

11

2

Tổng

16

12

12

18

1

10

1

5

28

2

45

100

Tỉ lệ (%)

40

30

20

10

Tỉ lệ chung (%)

70

30

...........

3. Đề thi học kì 1 Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra học kì 1 môn Công nghệ 7

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nhóm cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây lương thực?

A. Lúa, ngô, sắn.
B. Lúa, ngô, xoài.
C. Rau muống, cà chua, mồng tơi.
D. Sắn, xoài, cây sả.

Câu 2. Một trong những ưu điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che?

A. Tiến hành đơn giản.
B. Chí phí đầu tư thấp.
C. Cây trồng không cần chăm sóc.
D. Chủ động trong việc chăm sóc.

Câu 3. Đâu là nhược điểm của phương thức trồng trọt trong tự nhiên?

A. Dễ thực hiện.
B. Dễ bị tác động bởi sâu, bệnh.
C. Phương thức trồng trọt phổ biển.
D. Áp dụng cho nhiều loại cây trồng.

Câu 4. Bạn Hùng rất yêu thiên nhiên, thích khám phá quy luật phát sinh, phát triển của côn trùng. Theo em bạn Hùng phù hợp với ngành nghề nào sau đây?

A. Kĩ sư chăn nu
B. Kĩ sư trồng trọt.
C. Kĩ sư bảo vệ thực vật.
D. Kĩ sư lâm nghiệp.

Câu 5. Đâu không phải là công việc làm đất?

A. Bón phân.
B. Cày đất.
C. Bừa đất.
D. Đập đất.

Câu 6. Cày đất có tác dụng nào sau đây?

A. San phẳng mặt ruộng.
B. Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng.
C. Thuận tiện cho việc chăm sóc.
D. Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí

Câu 7. Nhóm cây trồng nào sau đây trồng bằng hạt?

A. Lúa, ngô, đỗ
B. Xoài, khoai tây, lúa
C. Cam, ngô, sắn
D. Bưởi, khoai lang, cà chua

Câu 8. Vụ đông xuân kéo dài trong khoảng thời gian nào?

A. Tháng 4 đến tháng 7.
B. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
C. Tháng 9 đến tháng 12.
D. Tháng 6 đến tháng 11.

Câu 9. Đâu không phải là công việc chăm sóc cây trồng?

A. Tỉa, dặm, cây
B. Làm cỏ, vun xới
C. Tưới nước
D. Bừa, đập đất

Câu 10. Mục đích của việc vun xới cây trồng?

A. Giúp cây đứng vững, tạo độ tơi xốp
B. Diệt trừ sâu, bệnh
C. Cung cấp đủ nước cho cây
D. Đảm bảo mật độ cây trồng

Câu 11. Tác dụng của việc bón phân thúc?

A. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
B. Phòng trừ sâu, bệnh
C. Diệt trừ cỏ dại
D. Giúp cây đứng vững

Câu 12. Nhược điểm của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại?

A. Tiêu diệt sâu, bệnh nhan
B. Ít tốn công
C. Ô nhiễm môi trường
D. Hiệu quả cao

Câu 13. Ưu điểm của biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại?

A. Ít tốn công
B. Thân thiện với môi trường
C. Diệt được nhiều sâu, bệnh nhanh
D. Gây hại cho con người

Câu 14. Nội dung nào sau đây là một trong những yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt?

A. Thu hoạch đúng thời điểm
B. Thu hoạch càng muộn càng tốt
C. Thu hoạch càng sớm càng tốt
D. Thu hoạch khi có nhu cầu sử dụng

Câu 15. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

A. Phòng là chính
B. Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng, triệt để.
C. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 16. Các phương pháp thu hoạch nông sản?

A. Hái, cắt, nhổ, dặm cây.
B. Nhổ, đào, xới, tưới nước.
C. Cắt, hái, nhổ, đào
D. Cắt, hái, đào, tỉa

Câu 17. Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất?

A. Hấp thụ khí cacbonic, giải phóng oxi
B. Tán rừng và cây cở ngăn cản nước rơi và dòng chảy
C. Để sản xuất các vật dụng cần thiết cho con người
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 18. Tác dụng của rừng phòng hộ?

A. Cung cấp lương thực
B. Chắn gió bão, sóng biển
C. Cung cấp sức kéo
D. Cung cấp thực phẩm

Câu 19. Nội dung nào sau đây Không phải là một trong những vai trò của rừng?

A. Điều hòa không khí
B. Cung cấp lương thực cho xuất khẩu
C. Là nơi sống của động, thực vật rừng
D. Cung cấp gỗ cho con người

Câu 20. Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất?

A. Hấp thụ khí cacbonic, giải phóng oxi
B. Nơi cư trú của động, thực vật
C. Cung cấp gỗ cho con người
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 21. Các loại rừng phổ biến ở nước ta?

A. Rừng phòng hộ
B. Rừng sản xuất
C. Rừng đặc dụng
D. Tất cả các phương án trên

Câu 22. Loại rừng sử dụng chủ yếu để tồn thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch thuộc loại rừng nào?

A. Rừng phòng hộ
B. Rừng sản xuất
C. Rừng đặc dụng
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 23. Rừng phòng hộ được phân thành mấy loại?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 24. Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu có mấy bước?

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 25. Trong quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trầnkhôngcó bước nào sau đây?

A. Rạch bỏ vỏ bầu
B. Đặt cây vào hố
C. Đào hố trồng cây
D. Lấp đất kín gốc cây.

Câu 26. Vì sao phải làm hàng rào bảo vệ cây rừng?

A. Tránh sự cạnh tranh về ánh sáng
B. Tránh sự phá hoại của thú rừng
C. Để bảo mật độ cây rừng
D. Hạn chế cỏ dại phát triển

Câu 27. Một trong các công việc chăm sóc rừng?

A. Làm hàng rào bảo vệ
B. Phòng chống cháy rừng
C. Khai thác rừng
D. Chăn thả gia súc

Câu 28. Để tránh sự chèn ép về ánh sáng đối với cây rừng người ta làm công việc gì?

A. Phát quang
B. Bón phân
C. Dặm cây
D. Vun gốc

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm).

Em hãy giải thích vì sao rừng được ví như lá phổi xanh của con người.

Câu 2 (1 điểm).

Ông của An đang cắt một đoạn thân gần phần ngọn của cây hoa hồng để giâm cành tạo ra một cây mới. Em hãy cho biết ông của An đã làm đúng hay chưa? Giải thích?

Đáp án đề thi học kì 1 Công nghệ 7

I. Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

A

D

B

C

A

D

A

B

D

Câu

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Đáp án

A

A

C

B

A

D

C

D

B

Câu

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

B

D

B

D

D

D

A

B

A

A

II. Phần tự luận (3 điểm).

Câu

Đáp án

Điểm

1

(2 điểm)

- Rừng cây có tác dụng rất lớn trong việc điều chỉnh và cân bằng những lượng khí thải như CO, CO2 và khí để hô hấp O2.

- Hấp thụ một số các khí độc khác giúp cho không khí được trong lành hơn.

* Lưu ý học sinh trả lời đúng không trùng đáp án nhưng đúng nội dung vẫn cho điểm

1

1

2

(1điểm )

- Ông của An đã làm sai

Giải thích: Ông của An dùng đoạn thân gần phần ngọn chứ không phải đoạn thân bánh tẻ ( không già, không non) nên đoạn thân đó không có khả năng sinh sản sinh dưỡng để hình thành cơ thể mới.

1

Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 7

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian(Phút)

Số CH

Thời gian

(Phút)

Số CH

Thời gian

(Phút)

Số CH

Thời gian

(Phút)

Số CH

Thời gian

(Phút)

TN

TL

1

Mở đầu về trồng trọt

Vai trò, triển vọng của trồng trọt

Một số nhóm cây trồng phổ biến

1

1,5

1

1,5

2,5

Phương thức trồng trọt

2

3

2

3

2,5

Ngành nghề trong trồng trọt

1

1,5

1

1,5

2,5

2

Quy trình trồng trọt

Làm đất, bón phân lót

2

1,5

2

1,5

5

Gieo trồng

2

1,5

2

1,5

5

Chăm sóc

3

2,25

3

2,25

7,5

Phòng trừ sâu, bệnh hại

3

4,5

3

4,5

7,5

Thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt

1

0,75

1

1,5

2

2,25

5

Nhân giống cây trồng bằng giâm cành

1

5

1

5

10

3

Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Vai trò của rừng

3

2,25

3

2,25

7,5

Các loại rừng phổ biến

2

1,5

1

1,5

3

3

7,5

Trồng rừng

2

1,5

2

3

4

4,5

10

Chăm sóc cây rừng

1

0,75

1

1,5

2

2,25

5

Bảo vệ rừng

1

10

1

10

20

Tổng

16

12

12

18

1

10

1

5

28

2

45

Tỉ lệ %

40

30

20

10

70

30

100

100

Tỉ lệ chung(%)

70

30

100

100

.................

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Công nghệ lớp 7

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Tìm thêm: Công nghệ 7
4 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Lionel Kim Ricon (Thành JR)
    Lionel Kim Ricon (Thành JR)

    Câu 12 đề 1 vẫn cứ sao sao ý

    Thích Phản hồi 26/12/22
    • Phúc Thịnh Tiểu học
      Phúc Thịnh Tiểu học good luck
      Thích Phản hồi 05/01/21
      • hiếu trần
        hiếu trần

        hôm nay mik kiểm tra công nghệ nek

        Thích Phản hồi 26/12/22
        • Sumy Chan
          Sumy Chan

          câu 12 đề 1 chon C ko phải D nha


          Thích Phản hồi 27/12/22
          • Trịnh Thị Thanh
            Trịnh Thị Thanh

            Cảm ơn bạn đã góp ý. Chúng tôi đã sửa rồi nhé

            Thích Phản hồi 27/12/22
        Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm