Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề kiểm tra học kì 1 môn GDCD lớp 7 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi GDCD lớp 7 học kì 1 - Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 tổng hợp 6 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 6 Đề thi GDCD lớp 7 học kì 1 được biên soạn bám sát chương trình học trong SGK Kết nối tri thức. Qua đó giúp học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, bộ đề thi học kì 1 môn Toán 7 Kết nối tri thức.

Đề thi GDCD lớp 7 học kì 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Chỉ những bạn học kém mới cần tự giác, tích cực học tập.
B. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
C. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
D. Người tích cực trong công việc thường chịu thiệt thòi.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện thái độ học tập tự giác tích cực?

A. Thường xuyên giơ tay phát biểu ý kiến đúng.
B. Chỉ ôn tập kiến thức khi đến kì kiểm tra.
C. Khi gặp bài khó nghĩ không ra thì bỏ qua.
D. Tranh thủ làm bài tập toán trong giờ học khác.

Câu 3: Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta

A. Nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng.
B. Có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
C. Đạt được mọi mục đích.
D. Kiếm được nhiều tiền.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực?

A. Giúp chúng ta gặt hái nhiều thành công.
B. Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.
C. Giúp chúng có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
D. Người học tập tự giác, tích cực sẽ nhận được sự tôn trọng từ người khác.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá?

A. Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương.
B. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội.
C. Khắc tên mình lên di tích khi tới tham quan.
D. Biểu diễn các khúc dân ca trong những ngày lễ kỉ niệm của trường.

Câu 6: Thành cổ Quảng Trị, Ngã ba Đồng Lộc, Hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử.
D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 7: Giữ chữ tín là

A. Làm tốt công việc như đã cam kết.
B. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
C. Coi trọng lòng tin của mình đối với người khác.
D. Hứa hẹn ngay cả khi biết mình không làm được.

Câu 8: Biểu hiện của giữ chữ tín là

A. Đúng hẹn, giữ lời hứa, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
B. Không thống nhất giữa lời nói và việc làm.
C. Được mọi người tin tưởng, quý mến.
D. Được giao những nhiệm vụ quan trọng.

Câu 9: Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng tâm lí đến từ bản thân là

A. Áp lực học tập.
B. Suy nghĩ tiêu cực
C. Kỳ vọng của gia đình.
D. Các mối quan hệ bạn bè.

Câu 10: Một trong những biện pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là

A. Suy nghĩ tích cực, tìm kiếm sự hỗ trợ.
B. Tách biệt, không trò chuyện với mọi người.
C. Âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.
D. Lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.

Câu 11: Trường hợp nào sau đây không phải là sự căng thẳng?

A. Hồi hộp, lo lắng vì sắp tham gia một cuộc thi.
B. Mất ngủ vì áp lực học tập và gia đình
C. Cảm thấy đói bụng khi vận động nhiều.
D. Đổ mồ hôi tay mỗi khi phát biểu ý kiến.

Câu 12: Khi bị căng thẳng khiến tim đập nhanh, việc đầu tiên nên làm là

A. Uống nhiều nước hoặc ăn gì đó.
B. Tập thở để giúp bản thân bình tĩnh.
C. Từ bỏ ngay công việc khiến mình căng thẳng.
D. Tìm kiếm sự hỗ trợ của mọi người.

PHẦN II – TỰ LUẬN ( 7,0 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Kể tên 2 di sản văn hóa mà em biết?

Câu 2: (3 điểm) Học sinh có trách nhiệm gì trong việc bảo tồn di sản văn hóa?

Câu 3: (2 điểm) Tình huống: Gần đến kì kiểm tra, N thấy quá nhiều bài tập mà không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng.Bạn thấy lo âu, đau đầu, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể N bị suy nhược.

- Biểu hiện nào cho thấy bạn N đang bị căng thẳng?

- Nguyên nhân gây căng thẳng cho N là gì? Nêu hậu quả của việc căng thẳng đó.

- Nếu em là N em sẽ làm gì để thoát khỏi trường hợp đó?

Câu 4: (1,0 điểm) Tình huống: Bố mẹ hứa sẽ mua đàn cho L nếu bạn đạt danh hiệu Học sinh giỏi. L đã cố gắng học và đạt được danh hiệu đó. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc khó khăn, thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho L. Nhưng L đã nghĩ có phải bố mẹ đã không giữ lời hứa không?

Nếu là em, em sẽ khuyên bạn L như thế nào? Vì sao?

Đáp án đề thi GDCD lớp 7 học kì 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

D

B

B

C

A

B

A

B

A

C

B

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

(1,0 điểm)

- HS kể đúng tên 2 di sản văn hóa.

1 điểm

Câu 2

(3,0 điểm)

Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa:

- Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa.

- Giữ gìn các di sản văn hóa.

- Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 3

(2,0 điểm)

- Biểu hiện cho thấy N bị căng thẳng: N lo âu, đau đầu, mất ngủ.

- Nguyên nhân gây căng thẳng: gần đến kì kiểm tra, N thấy quá nhiều bài tập mà không có đủ thời gian để hoàn thành.

- Hậu quả: cơ thể N bị suy nhược.

- Nếu em là N, em sẽ thư giãn bản thân bằng việc chạy bộ, đi bộ, hít thở sâu, suy nghĩ tích cực, ….

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4

(1,0 điểm)

- L là một bạn biết giữ chữ tín khi cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân để đạt danh hiệu Học sinh giỏi.

- Nếu là L em sẽ thông cảm với bố mẹ. Em sẽ xin bố mẹ mua một món quà có giá trị vật chất nhỏ hơn như một quyển sách hoặc một hộp màu để phù hợp với thu nhập, điều kiện kinh tế của gia đình.

0,5 điểm

0,5 điểm

Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 7

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục Đạo đức

1) Học tập tự giác, tích cực

4 câu

4 câu

1

2) Giữ chữ tín

2 câu

1 câu

2 câu

1 câu

1,5

3) Bảo tồn di sản văn hóa

2 câu

1 câu

1 câu

2 câu

2 câu

4,5

2

Giáo dục KNS

4) Ứng phó với tâm lí căng thẳng

4 câu

1câu

4 câu

1câu

3

Tổng

12

1

1

1

1

12

4

10 điểm

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA:

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Giáo dục Đạo đức

1. Học tập tự giác, tích cực

Nhận biết:

Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.(C1,2,3,4 –TN)

Thông hiểu:

Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.

Vận dụng:

Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

Vận dụng cao:

Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

4 TN

1

2. Giữ chữ tín

Nhận biết:

- Trình bày được chữ tín là gì.

- Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín.(C7,8-TN)

Thông hiểu:

- Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín.

- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

Vận dụng cao:

Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.(C4-TL)

2 TN

1 TL

3. Bảo tồn di sản văn hóa

Nhận biết:

- Nêu được các biểu hiện di sản văn hoá.(C5,6 –TN)

- Liệt kê được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam. (C1- TL)

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.

- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

Thông hiểu:

- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.

- Trình bày được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá.(C2- TL)

Vận dụng:

Xác định được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

Vận dụng cao:

Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

2 TN

1TL

1 TL

2

Giáo dục KNS

4. Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Nhận biết:

- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

- Nêu được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.(C9,10,11,12-TN)

Thông hiểu:

- Xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng..

- Dự kiến được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

Vận dụng:

- Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.(C3- TL)

- Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

4 TN

1TL

Tổng

12 TN

1TL

1 TL

1 TL

1 TL

Tỉ lệ %

40

30

20

10

Tỉ lệ chung

70%

30%

.........

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 GDCD 7

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm