Toán 6 Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia Giải Toán lớp 6 trang 78 sách Chân trời sáng tạo - Tập 2
Giải Toán lớp 6 Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song, Tia bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo trang 77, 78.
Lời giải Toán 6 Bài 3 Chân trời sáng tạo trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 3 Chương 8: Hình học phẳng - Các hình hình học cơ bản. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Toán 6 bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia
- Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Hoạt động
- Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Thực hành, Vận dụng
- Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 78 tập 2
- Lý thuyết Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Hoạt động
Cho hình chữ nhật ABCD ở Hình 1. Xác định số điểm chung của hai cặp đường thẳng AB và AD; AB và DC.
Gợi ý đáp án:
Trong Hình 1:
- Số điểm chung của hai đường thẳng AB và AD:
- Đường thẳng AB có chứa hai điểm A và B.
- Đường thẳng AD có chứa hai điểm A và D.
Do đó, hai đường thẳng AB và AD có một điểm chung là A.
- Số điểm chung của hai đường thẳng AB và DC:
- Đường thẳng AB có chứa hai điểm A và B.
- Đường thẳng DC có chứa hai điểm D và C.
Do đó, hai đường thẳng AB và DC không có điểm chung.
Vậy hai đường thẳng AB và AD có một điểm chung là A và hai đường thẳng AB và DC không có điểm chung.
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Thực hành, Vận dụng
Thực hành
Cho đường thẳng MN như hình bên.
Hãy vẽ hình trong các trường hợp sau:
a) Đường thẳng CD cắt đường thẳng MN;
b) Đường thẳng EF song song với đường thẳng MN.
Gợi ý đáp án:
a) Đường thẳng CD cắt đường thẳng MN nên hai đường thẳng này có một điểm chung.
Chẳng hạn: vẽ hai đường thẳng CD và MN cắt nhau tại điểm A.
Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ đường thẳng MN bất kỳ.
Bước 2: Lấy điểm A bất kỳ thuộc đường thẳng MN, giả sử điểm A nằm giữa hai điểm M và N.
Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua A và không trùng với đường thẳng CD.
Ta có đường thẳng CD cắt đường thẳng MN như hình vẽ:
b) Cách vẽ đường thẳng EF song song với đường thẳng MN:
Bước 1: Vẽ đường thẳng MN bất kỳ.
Bước 2: Lấy điểm E nằm ngoài đường thẳng MN.
Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng MN. Lấy điểm F thuộc đường thẳng vừa vẽ.
Ta được đường thẳng EF song song với đường thẳng MN như hình vẽ:
Vận dụng
- Hãy tìm hình ảnh các đường thẳng song song, cắt nhau trong thực tiễn.
- Hãy tìm hình ảnh tia trong thực tiễn.
Gợi ý đáp án:
- Hình ảnh của hai đường thẳng song song, cắt nhau trong thực tiễn:
• Hình ảnh của hai đường thẳng song song trong thực tiễn:
+ Hai đường dây điện.
+ Hai mép bàn hình chữ nhật.
• Hình ảnh hai đường thẳng cắt nhau trong thực tiễn:
Chiều dài và chiều rộng của căn phòng.
- Hình ảnh tia trong thực tiễn:
+ Tia sét.
+ Tia laser.
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 78 tập 2
Bài 1
Em hãy chọn trong các phương án dưới đây để được một phát biểu đúng.
Qua hai điểm A và B phân biệt có
(A) vô số đường thẳng
(C) không có đường thẳng nào
(B) Chỉ có 1 đường thẳng
Gợi ý đáp án:
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.
Do đó, qua hai điểm A và B phân biệt chỉ có 1 đường thẳng đi qua hai điểm đó.
Vậy phương án đúng là (B) chỉ có 1 đường thẳng.
Bài 2
Vẽ hình cho các trường hợp sau:
a) Hai đường thẳng p và q cắt nhau tại điểm M.
b) Đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n theo thứ tự tại X và Y trong hai trường hợp m và n cắt nhau, hoặc m và n song song với nhau.
Gợi ý đáp án:
a) Cách vẽ hai đường thẳng p và q cắt nhau tại điểm M:
- Vẽ đường thẳng p bất kỳ.
- Vẽ đường thẳng q cắt đường thẳng p.
- Lấy điểm M là giao điểm của hai đường thẳng p và q.
Ta có hình vẽ minh họa như sau:
b) Vì đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n theo thứ tự tại X và Y nên ta sẽ không xét trường hợp ba đường thẳng giao nhau tại một điểm.
Ta xét hai trường hợp còn lại:
- Trường hợp 1: Đường thẳng m và đường thẳng n cắt nhau. Đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n lần lượt tại điểm X và Y.
Mô tả cách vẽ:
- Vẽ đường thẳng m bất kỳ.
- Vẽ đường thẳng n cắt đường thẳng m.
- Vẽ đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n lần lượt tại hai điểm X và Y.
Ta có hình vẽ minh họa như sau:
- Trường hợp 2: Đường thẳng m và đường thẳng n song song với nhau. Đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n lần lượt tại điểm X và Y.
Mô tả cách vẽ:
- Vẽ đường thẳng m bất kỳ.
- Vẽ đường thẳng n song song với đường thẳng m.
- Vẽ đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n lần lượt tại hai điểm X và Y.
Ta có hình vẽ minh họa như sau:
Bài 3
Đếm số giao điểm tạo bởi ba đường thẳng trong mỗi hình sau:
Gợi ý đáp án:
a) Không có giao điểm nào
b) Có hai giao điểm
c) Có 1 giao điểm
d) Có 3 giao điểm
Bài 4
Kể tên các tia có gốc là M trong hình sau:
Gợi ý đáp án:
Các tia có gốc là M: MH, MF
Các tia có gốc là M: \(\vec{MH}\) , \(\vec{MF}\)
Lý thuyết Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia
1. Hai đường thẳng cắt nhau, song song
- Nếu hai đường thẳng chỉ có một điểm chung, ta nói rằng hai đường thẳng đó cắt nhau. Điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường thẳng.
Ví dụ 1. Hai đường thẳng a và b chỉ có một điểm chung là M, ta nói rằng hai đường thẳng a và b cắt nhau (như hình vẽ).
Khi đó, M là giao điểm của hai đường thẳng a và b.
- Nếu hai đường thẳng không có điểm chung nào, ta nói rằng hai đường thẳng đó song song với nhau.
Ví dụ 2. Hai đường thẳng c và d không có điểm chung nào (như hình vẽ).
Khi đó, ta nói hai đường thẳng a và b song song với nhau.
Chú ý: Từ nay về sau, khi nói hai đường thẳng mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là hai đường thẳng phân biệt.
2. Tia
Mỗi điểm O trên một đường thẳng chia đường thẳng đó thành hai phần, mỗi phần gọi là một tia gốc O.
Chú ý:
- Từ một điểm O kẻ một vạch thẳng về một phía của điểm O để biểu diễn một tia gốc O.
- Nếu A là một điểm tùy ý trên tia Ox, ta có thể gọi tia Ox là tia OA (như hình vẽ).
- Khi viết (đọc) tia, ta phải viết (đọc) gốc của tia trước.