Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 KHTN 7 sách KNTT, Cánh diều, CTST
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu tổng hợp đề cương cuối kì 2 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận cuối học kì 2.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024
- 1. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- 2. Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- 3. Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
1. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
PHÒNG GD&ĐT QUẬN...... | ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2023 - 2024 |
I. Phạm vi ôn thi học kì 2 KHTN 7
Ôn tập toàn bộ kiến thức của các chương
1. Từ
- Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm.
- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.
- Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.
- Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.
- Nêu được khái niệm đường sức từ.
- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
– Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
– Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào.
- Nêu được khái niệm về trao đổi khí ở sinh vật
3. Cảm ứng ở sinh vật
– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
– Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
– Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào.
- Nêu được khái niệm về trao đổi khí ở sinh vật
4. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
5. Sinh sản ở sinh vật
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2 khi kết thúc nội dung chương X: Sinh sản ở sinh vật.
- Thời gian làm bài: 90 phút
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)
- Cấu trúc:
- Mức độ đề:35% Nhận biết; 40% Thông hiểu; 15% Vận dụng; 10% Vận dụng cao
- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm
- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 0,5 điểm; Thông hiểu: 3,0 điểm; Vận dụng: 1,5 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)
- Nội dung nửa đầu học kì 2: 25% (2,5 điểm = 30 tiết)
- Nội dung nửa sau học kì 2: 75% (7,5 điểm 31 tiết)
II. Bài tập ôn thi HK2 KHTN 7
A, TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi:
A. Một vật nhẹ để gần A hút về phía A.
B. Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.
C. Một thanh nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam-Bắc.
D. Một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên.
Câu 2. Từ trường không tồn tại ở đâu ?
A. Xung quanh nam châm.
B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên.
D. Xung quanh Trái Đất.
Câu 3. Một kim nam châm đặt cân bằng trên trục quay tự do, khi đứng cân bằng thì hai đầu của
A. Bắc – Nam.
B. Đông – Tây.
C. Bắc – Nam xong lại chỉ Đông – Tây.
D. Đông – Tây xong lại chỉ Bắc – Nam.
Câu 4. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào?
A. Có chiều từ cực Nam đến cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
B. Có độ mau thưa tùy ý.
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.
Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với
A. sự chuyển hoá của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.
Câu 6. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là
A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.
Câu 7. Sản phẩm của quang hợp là
A. ánh sáng, diệp lục.
B. oxygen, glucose.
C. nước, carbon dioxide.
D. glucose, nước.
Câu 8. Cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá lần lượt là
A. qua da, qua hệ thống ống khí
B. qua mang, qua hệ thống ống khí
C. qua phổi, qua hệ thống ống khí
D. qua hệ thống ống khí, qua da
Câu 9. Cho các đặc điểm sau:
(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
(2) Tốc độ thoát hơi nước nhanh.
(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
(4) Tốc độ thoát hơi nước chậm.
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có những đặc điểm nào?
A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (1),(4).
Câu 10. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người:
A. nghiền nát – tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.
B. tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng– nghiền nát – đào thải.
C. chuyển hóa dinh dưỡng – tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – đào thải.
D. tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.
Câu 11. Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ (xấu hổ), lá cây sẽ cụp lại (hình bên). Đây là hiện tượng gì?
A. hiện tượng va chạm.
B. hiện tượng cảm ứng.
C. hiện tượng hóa học.
D. hiện tượng sinh học.
Câu 12. Sinh trưởng ở sinh vật là
A. sự tăng về khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
B. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về khối lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
C. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể nhờ đó cơ thể lớn lên.
D. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
Câu 13. Phát triển bao gồm
A. sinh trưởng, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
B. sinh trưởng, phân hóa tế bào.
C. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
D. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát triển hình thái cơ quan và cơ thể.
Câu 14: Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về
A. chiều dài.
B. chiều rộng.
C. khối lượng.
D. trọng lượng.
Câu 15. Còi xương, chậm lớn ở động vật và người do thiếu
A. vitamin C.
B. vitamin D.
C. vitamin A.
D. vitamin E.
Câu 16. Hình thức sinh sản nào sau đây là sinh sản vô tính?
A. Đẻ trứng.
B. Đẻ con.
C. Phân đôi cơ thể
D. Đẻ trứng và đẻ con.
Câu 17. Phương pháp nhân giống cây trồng nào sau đây cho ra số cây giống nhanh, đồng loạt, số lượng lớn, giá thành rẻ?
A. Giâm cành.
B. Chiết cành.
C. Ghép cây.
D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Câu 18. Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm:
A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
B. Sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng chồi.
C. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá.
D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Câu 19. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình
A. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
B. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành bào tử, bào tử phát triển thành cơ thể mới.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
Câu 20. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật gồm
A. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng.
B. ánh sáng, đặc điểm loài, nước, hormone sinh sản.
C. đặc điểm loài, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng.
D. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng
Câu 21. Phát biểu nào là đúng khi nói về nam châm?
A. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau.
B. Có thể có nam châm một cực và nam châm hai cực.
C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn Cực Nam
Câu 22. Thí nghiệm nào chứng tỏ không gian tại một điểm trên bàn làm việc có tồn tại từ trường?
A. Kim nam châm không định hướng Bắc- Nam.
B. Kim nam châm luôn định hướng Bắc- Nam.
C. Kim nam châm luôn định hướng Đông- Nam…
D. Kim nam châm luôn định hướng Bắc- Tây.
Câu 23. Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật bằng vật liệu khác.
C. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
D. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.
Câu 24. Đâu là ứng dụng của nam châm điện trong đời sống?
A. La bàn.
B. Chuông điện.
C. Bàn là.
D. Cân.
2. Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
PHÒNG GD&ĐT QUẬN...... | ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2023 - 2024 |
A. Lí thuyết ôn thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7
Chủ đề 6: Từ
- Nam châm là những vật có từ tính có thể hút được các vật bằng sắt, thép, …Một số dạng nam châm thông dụng: nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm, nam châm đất hiếm (loại tròn).
Nam châm chỉ tương tác với các vật liệu từ như: sắt, thép, cobalt, nickel, …
Khi nam châm để tự do, đầu luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N – North), còn đầu luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam (kí hiệu S – South).
- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau: Các từ cực cùng tên đẩy nhau, Các từ cực khác tên hút nhau.
- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường (trường từ). Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó.
- Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.
- Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường. Hướng của đường sức từ tại một vị trí nhất định được quy ước là hướng Nam – Bắc của kim la bàn đặt tại vị trí đó.
Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường.
Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí. La bàn thường gồm: Một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ, Một kim nam châm, Một mặt số.
- Nam châm điện gồm một ống dây dẫn bên trong có lõi sắt. Khi có dòng điện đi qua, lõi sắt trở thành nam châm và có khả năng hút các vật bằng sắt, thép, …
Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Trao đổi chất ở sinh vật gồm: quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
- Chuyển hóa các chất trong tế bào: là tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
- Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có nhiều vai trò quan trọng giúp đảm bảo cho sinh vật có thể duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản
B. Một số bài tập ôn luyện
I. PHẦN TRĂC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. Từ 1 nguyên tố
B. Từ 2 nguyên tố
C Từ 3 nguyên tố trở lên
D. Từ 4 nguyên tố
Câu 2. Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một nguyên tử oxygen. Nước là
A. một đơn chất
B. một hợp chất.
C. một hỗn hợp.
D. một nguyên tố hóa học.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử luôn là đơn chất.
B. Phân tử luôn là hợp chất.
C. Phân tử luôn là hỗn hợp.
D. Phân tử có thể là đơn chất hoặc hợp chất.
Câu 4. Cho mô hình phân tử calcium hydroxide:
Nhận định nào sau đây sai?
A. Calcium hydroxide tạo bởi ba nguyên tố Ca, H và O.
B. Calcium hydroxide gồm 1 nguyên tử Ca, 2 nguyên tử O và 2 nguyên tử H.
C. Calcium hydroxide có khối lượng phân tử là 57 amu. (biết Ca = 40; H = 1; O = 16)
D. Calcium hydroxide là hợp chất.
Câu 5. Sinh trưởng ở sinh vật là:
A.quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
B.quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.
C.quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào và mô.
D.quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và phân hóa tế bào.
Câu 6. Phát triển ở sinh vật là:
A.quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
B.những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
C.những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào.
D.những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
Câu 7. Mô phân sinh đỉnh có chức năng gì?
A. Giúp thân, cành, rễ tăng trưởng về chiều dài.
B. Giúp lá to ra
C. Giúp thân, cành, rễ tăng trưởng về chiều ngang.
D. Giúp quả to ra.
Câu 8. Mô phân sinh bên có chức năng gì?
A. Giúp lá dài.
B. Giúp thân, cành, rễ tăng trưởng về chiều ngang.
C. Giúp rễ dài ra.
D. Giúp thân, cành, rễ tăng trưởng về chiều dài.
Câu 9. Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là gì?
A. Chuyển động.
B. Dao động.
C. Sóng
D. Chuyển động lặp lại
Câu 10. Khái niệm nào về sóng là đúng?
A. Sóng là sự lan truyền âm thanh
B. Sóng là sự lan truyền chuyển động cơ trong môi trường.
C. Sóng là sự lặp lại của một dao động.
D. Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.
Câu 11: Câu phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng bé.
B. Tần số là số dao động trong một giây.
C. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm.
D. Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.
Câu 12: Biên độ dao động là gì ?
A. Là số dao động trong một giây.
B. Là độ lệch của vật so với vị trí cân bằng.
C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.
D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.
Câu 13. Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng còi xe cứu thương.
B. Loa phát thanh vào buổi sáng.
C. Tiếng sấm dội tới tai người trưởng thành.
D. Bệnh viện, trạm xá cạnh chợ.
Câu 14: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:
A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra.
B. Âm trực tiếp đến sau âm phản xạ thời gian ngắn nhất 1/15 giây.
C. Âm phản xạ đến sau âm trực tiếp thời gian ngắn nhất 1/15 giây.
D. Âm phát ra và âm phản xạ đến tay ta cùng một lúc.
Câu 15: Có mấy loại chùm sáng
A. 1
B. 2
C.3
D.4
Câu 16: Phản xạ ánh sáng là hiện tượng
A. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn bóng.
B. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp bề cong và nhám.
C. ánh sáng tiếp tục truyền theo đường thẳng khi gặp bề mặt nhẵn bóng.
D. ánh sáng tiếp tục truyền theo đường thẳng khi gặp bề cong và nhám
Câu 17: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?
A. Vật liệu bị hút.
B. Vật liệu từ.
C. Vật liệu có điện tính.
D. Vật liệu bằng kim loại.
Câu 18: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?
A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
Câu 19: Chọn đáp án sai.
A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.
C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.
D. Cả A và B đúng.
Câu 20: Cách nào dưới đây có thể làm thay đổi cực từ của nam châm điện?
A. Thay đổi dòng điện chạy qua các vòng dây.
B. Sử dụng dây dẫn to để quấn quanh lõi sắt.
C. Sử dụng dây dẫn nhỏ để quấn quanh lõi sắt.
D. Sử dụng lõi thép có kích thước giống hệt lõi sắt để thay cho lõi sắt.
..........
B. TỰ LUẬN
Câu 1: a. Trong mật ong có nhiều fructose. Phân tử frutose gồm 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử O. Em hãy cho biết fructose thuộc loại phân tử gì? Tính khối lượng phân tử frutose. (biết C =12; H = 1; O = 16)
Quan sát hình sau, em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride. Nêu một số ứng dụng của sodium chloride trong đời sống
Câu 2: Trong các yếu tố bên ngoài thì yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng?
Câu 3. Vì sao trước khi trồng cây hoặc gieo hạt, người ta thường cày, bừa đất rất kĩ, bón lót một số loại phân?
Câu 4 :
a) Phân biệt độ to và độ cao của âm
b) Trong 10 giây cánh của 1 con muỗi dao động được 60.000 lần, 8 giây cánh của 1 con dơi dao động 200.000 lần, 1phút cánh của con ruồi dao động 300.000 lần, trong 2 phút cánh của con đại bàng dao động 72.000 lần. Hỏi con nào phát ra âm cao hơn, tai người nghe được tiếng dao động do con nào phát ra.
Câu 5 : Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. Tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào yếu tố nào?
.............
3. Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
PHÒNG GD&ĐT QUẬN. ........ TRƯỜNG THCS........ | ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2023 - 2024 |
A. Lí thuyết ôn thi học kì 2 KHTN 7
Chủ đề 7: Tính chất từ của chất
Sự định hướng của thanh nam châm: Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí
- Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc, kí hiệu N (North)
- Đầu kia của nam châm là cực từ nam, kí hiệu S (South)
Nam châm tác dụng lên nam châm: Cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau
Nam châm hút được vật làm bằng sắt, thép, cobalt, nickel, ...(được gọi là những vật liệu từ). Nam châm hầu như không hút các vật được làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.
Từ trường bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn có dòng điện). Biểu hiện cụ thể của từ trường là tác dụng lực lên vật liệu từ đặt trong nó.
Từ phổ là một hình ảnh trực quan về từ trường. Mỗi đường sức từ có một chiều xác định, đi ra cực bắc, đi vào cực nam của nam chảm. Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ mau, nơi nào từ trường yếu thì đường sức thưa.
Một cuộn dây bao quanh một lõi sắt, khi có dòng điện chạy qua là một nam châm điện.
Trái Đất có từ trường, giống như một thanh nam châm.
Theo quy ước cực từ Bắc của trái đất ở gần Cực Bắc của trái đất
La bàn là dụng cụ dùng để chỉ xác định phương hướng trên trái đất. Có cấu tạo gồm: Kim nam châm quay tự do trên trục, mặt hình tròn chia 360o, vỏ kim loại kèm mặt kính
Chủ đề 8: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Trao đối chất là tập hợp các biến đổi hoá học trong các tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
- Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác gọi là chuyển hoá năng lượng. Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng được dự trữ trong các liên kết hoá học của các hợp chất hữu cơ.
- Trao đối chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể, xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
- Lá là cơ quan chính thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide đồng thời thải ra khí oxygen. Quang hợp diễn ra ở các tế bào có diệp lục.
- Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp: Ánh sáng, Carbon dioxide, nước, nhiệt độ.
- Hô hấp tế bào là quá trình phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể sinh vật.
- Phương trình: Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)
- Hô hấp tế bào diễn ra ở ti thể. Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có quá trình hô hấp tế bào. Tốc độ hô hấp tế bào nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.
- Quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau
Đặc điểm | Tổng hợp | Phân giải |
Nguyên liệu | - Các chất đơn giản, năng lượng. | - Các chất hữu cơ, oxygen. |
Sản phẩm tạo ra | - Chất hữu cơ kích thước lớn như protein, chất béo,… | - Năng lượng ATP và nhiệt, khí carbon dioxide, hơi nước, các chất đơn giản. |
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là: nhiệt độ, độ ẩm và nước, nồng độ carbon dioxide, nồng độ khí oxygen,…
- Động vật có nhu cầu nước phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường. Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết đối với cơ thể con người.
- Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho động vật và con người: thức ăn và đồ uống. Trao đổi nước ở động vật và người gồm 3 giai đoạn là lấy vào, sử dụng, thải ra. Khi cơ thể đủ nước, các cơ quan sẽ hoạt động tốt, khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật. Do vậy, cần uống đủ nước mỗi ngày.
- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận vào hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống. Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào mỗi loại, độ tuổi, giai đoạn phát triển và cường độ hoạt động của cơ thể.
- Việc thu nhận, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người được thực hiện thông qua hệ tiêu hóa
- Động vật đơn bào chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.
- Ở động vật đa bào phức tạp, hệ vận chuyển là hệ tuần hoàn. Ở người, thức ăn được tiêu hoá đi đến các bộ phận của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn (gồm 2 vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ)
- Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật, động vật
.................
B. Một số dạng bài tập ôn luyện
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Trong quang hợp ở cây xanh, năng lượng được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào?
Câu 2: Em hãy nêu khái niệm quang hợp, viết phương trình quang hợp.
Câu 3: Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa thế nào với con người và các sinh vật sống khác trên trái đất?
Câu 4: Em hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
Câu 5: Cây ưa sáng và cây ưa bóng có đặc điểm gì?nêu ví dụ từng loại cây.
Câu 6: Sau khi học về các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp, em hãy cho biết trong trồng trọt chúng ta phải làm gì để cây quang hợp tốt, cho năng suất cao?
Câu 7: Tại sao không nên để nhiều cây trong phòng đóng kín cửa khi ngủ vào ban đêm?
Câu 8. Trình bày cấu tạo nguyên tử, cách tính nguyên tử khối theo đơn vị amu
( Nêu rõ cấu tạo hạt nhân, điện tích của các hạt cấu thành nên nguyên tử)
Câu 9 Vẽ cấu tạo nguyên tử
Câu 10 Cho biết 4 nguyên tử Magnesium nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Nguyên tử nguyên tố X có khôi lượng là bao nhiêu amu? (Biết khối lượng nguyên tử của magnesium = 24 amu)
Câu 11. Mô tả cấu tạo của la bàn.
Câu 12. (TH) Nêu các đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?
Câu 13. : Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại?
Câu 14. Nêu vai trò của tập tính đối với động vật.
Câu 15. Cho sơ đồ vòng đời của muỗi:
Câu 16 Lúc 6h, một ô tô đi từ Hà Nội về Quảng Ninh với vận tốc 40km/h.
Lúc 8h, ô tô đã đi được quãng đường là bao xa?
Lúc 7h, cũng từ địa điểm trên, một người đi xe máy đuổi theo ô tô với vận tốc 60km/h. Hai xe sẽ gặp nhau lúc nào?
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ cực nằm ở Nam bán cầu được gọi là
A. Cực Bắc địa từ.
B. Cực Nam địa từ.
C. Cực Bắc địa lí.
D. Cực Nam địa lí.
Câu 2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng với
A. Sự chuyển hóa của sinh vật.
B. Sự biến đổi các chất.
C. Sự trao đổi năng lượng.
D. Sự sống của sinh vật.
Câu 3. Sản phẩm của quang hợp là?
A. Nước, carbon dioxide.
B. Ánh sáng, diệp lục.
C. Oxygen, glucose.
D. Glucose, nước.
Câu 4. Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.
A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
B. cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.
Câu 5. Ở thực vật các chất nào dưới đây được vận chuyển từ rễ lên lá?
A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Nước và chất khoáng.
C. Chất hữu cơ và nước.
D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
Câu 6. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật là?
A. Ánh sáng.
B. Nhiệt độ.
C. Độ ẩm.
D. Cả A,B và C.
Câu 7. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích
A. Từ môi trường.
B. Từ môi trường ngoài cơ thể.
C. Từ môi trường trong cơ thể.
D. Từ các sinh vật khác.
Câu 8. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?
A. Các nhận biết.
B. Các kích thích.
C. Các cảm ứng.
D. Các phản ứng.
Câu 9. Tập tính động vật là
A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Câu 10. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:
1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.
2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.
3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm.
4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.
Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 3, 1, 2, 4.
C. 4, 2, 3, 1.
D. 3, 2, 1, 4.
Câu 11. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là
A. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
B. Mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
C. Mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
D. Mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.
.........
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 KHTN 7