Toán 6 Bài 1: Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên Giải Toán lớp 6 trang 53, 54 - Tập 1 sách Chân trời sáng tạo

Giải Toán lớp 6 Bài 1: Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo trang 49, 50, 51, 52, 53, 54.

Lời giải Toán 6 Bài 1 Chân trời sáng tạo trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 1 Chương 2: Số nguyên. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Hoạt động

Hoạt động 1

a) Quan sát nhiệt kế trong hình a.

  • Hãy đọc các chỉ số nhiệt độ (độ C) ở trên mực số 0.
  • Hãy cho biết các số chỉ nhiệt độ ở dưới mực số 0 mang dấu gì.

b) Quan sát hình b, em thấy các bậc thang có độ cao mang dấu trừ thì nằm ở trên hay dưới mực nước biển?

Hình a

c) Hãy cho biết những phép tính nào dưới đây không thực hiện được trên tập số tự nhiên.

4 + 3; 4 – 3;

2 + 5; 2 – 5;

Gợi ý đáp án:

a) Quan sát nhiệt kế ở hình a, ta nhận thấy các chỉ số nhiệt độ ở trên mức số 0 là: 10 độ C, 20 độ C, 30 độ C, 40 độ C, 50 độ C.

- Các chỉ số nhiệt độ ở dưới mức số 0 mang dấu trừ.

b) Quan sát thang đo ở hình b, ta thấy các bậc thang ở độ cao mang dấu trừ thì nằm bên dưới mực nước biển.

c) Trên tập số tự nhiên, ta thực hiện được các phép tính:

4 + 3 = 7;

2 + 5 = 7;

4 – 3 = 1;

Riêng phép tính 2 – 5 là không thực hiện được trên tập số tự nhiên vì 2 < 5 nên 2 không trừ được cho 5.

Hoạt động 2

Ta đã biết N = {0; 1; 2; 3; 4; …} là tập hợp số tự nhiên.

Còn Z = {…; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; …} là tập hợp bao gồm các loại số nào?

Gợi ý đáp án:

Tập hợp gồm các số nguyên âm và các số tự nhiên.

Hoạt động 3

Em hãy vẽ vào vở theo hướng dẫn sau:

  • Vẽ một đường thẳng nằm ngang, trên đó đánh dấu các điểm cách đều nhau như trong hình.
  • Chọn một điểm để ghi số 0 và gọi đó là điểm 0, các điểm bên phải điểm 0 biểu diễn các số nguyên dương và được ghi là 1; 2; 3; … Các điểm bên trái điểm 0 biểu diễn các số nguyên âm và được ghi là -1; -2; -3; …

Chẳng hạn để ghi số 3, ta di chuyển ba vạch về bên phải số 0; để ghi số - 4, ta di chuyển bốn vạch về bên trái số 0.

Trục số

Gợi ý đáp án:

Bước 1. Vẽ đường thẳng nằm ngang có mũi tên như sau:

Trục số

Bước 2. Trên đường thẳng đánh dấu các điểm cách đều nhau

Trục số

Bước 3. Chọn một điểm ở giữa biểu diễn cho số 0.

Trục số

Bước 4. Về bên phải số 0 biểu diễn các số tăng dần từ trái sang phải lần lượt là 1; 2; 3; …

  • Biểu diễn số 1: Ta di chuyển 1 vạch về bên phải số 0.
  • Biểu diễn số 2: Ta di chuyển 2 vạch về bên phải số 0.
  • Biểu diễn tương tự với các số nguyên dương còn lại.

Về bên trái số 0 biểu diễn các số -1; -2; -3; …

  • Biểu diễn số - 1: Ta di chuyển 1 vạch về bên trái số 0.
  • Biểu diễn số - 2: Ta di chuyển 2 vạch về bên phải số 0.
  • Biểu diễn tương tự với các số nguyên âm còn lại.

Trục số

Hoạt động 4

Hoạt động 4

Trên trục số, mỗi điểm 6; -6 cách điểm 0 bao nhiêu đơn vị?

Gợi ý đáp án:

Quan sát trục số, ta thấy số 6 cách số 0 sáu khoảng về bên phải nên điểm 6 cách 0 sáu đơn vị.

Số - 6 cũng cách số 0 sáu khoảng về bên trái nên điểm – 6 cách 0 sáu đơn vị.

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Thực hành

Thực hành 1

Hãy đọc các số nguyên âm chỉ nhiệt độ dưới 0OC sau đây: -4OC, -10OC, -23OC.

Gợi ý đáp án:

-4OC đọc là: âm bốn độ C (hoặc trừ bốn độ C)

-10OC đọc là: âm mười độ C (hoặc trừ mười độ C)

-23OC đọc là: âm hai mươi ba độ C (hoặc trừ hai mươi ba độ C)

Thực hành 2

Các phát biểu sau đúng hay sai? Nếu sai hãy phát biểu lại cho đúng.

a) -4 ∈ Z; b) 5 ∈ Z; c) 0 ∈ Z;

d) -8 ∈ N; e) 6 ∈ N; f) 0 ∈ N;

Gợi ý đáp án:

a) – 4 là số nguyên âm nên – 4 thuộc Z. Do đó -4 ∈ Z là đúng.

b) 5 là số nguyên dương nên 5 thuộc Z. Do đó 5 ∈ Z là đúng.

c) 0 là một phần tử của tập hợp Z nên 0 ∈ Z là đúng.

d) – 8 là số nguyên âm nên – 8 không thuộc N nên là sai, viết lại

e) 6 là một số tự nhiên N nên 6 ∈ N là đúng.

f) 0 là một số tự nhiên N nên 0 ∈ N là đúng.

Thực hành 3

Hãy nói độ cao hoặc độ sâu của các địa danh sau:

Thực hành 3

Gợi ý đáp án:

Độ cao của đỉnh Phan – xi – păng là 3 143 m.

Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là – 32 m hay độ sâu của đáy vịnh Cam Ranh là 32 m.

Độ cao của đỉnh Everest là 8 848 m.

Độ cao của đáy khe Mariana là – 10 994 m hay độ sâu đáy khe Mariana là 10 994 m.

Độ cao của đáy sông Sài Gòn là – 20 m hay độ sâu của đáy sông Sài Gòn là 20m.

Thực hành 4

Hãy vẽ và biểu diễn các số -1; -5; 1; 5; -4 trên trục số đó.

Đáp án

Ta biểu diễn các số trên trục số như sau:

  • Biểu diễn số -1: Ta di chuyển 1 vạch về bên trái số 0.
  • Biểu diễn số - 5: Ta di chuyển 5 vạch về bên trái số 0.
  • Biểu diễn số 1: Ta di chuyển 1 vạch về bên phải số 0.
  • Biểu diễn số 5: Ta di chuyển 5 vạch về bên phải số 0.
  • Biểu diễn số - 4: Ta di chuyển 4 vạch về bên trái số 0.

Khi đó, ta được trục số như sau:

Trục số

Ngoài ra ta cũng có thể vẽ trục số thẳng đứng như trong hình bên dưới.

Do đó chiều dưới lên trên từ điểm 0 là chiều dương, chiều từ trên xuống dưới từ điểm 0 là chiều âm của trục số.

Thực hành 5

Tìm số đối của mỗi số sau: 5; -4; -10; 2 020

Đáp án

Số nguyên aSố đối của số nguyên a
5-5
-44
-1010
2 020-2 020

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Vận dụng

a) Mẹ Lan bán rau ở chợ, Lan giúp mẹ ghi số tiền lãi, lỗ hằng ngày trong một tuần như sau:

Vận dụng

Hãy nêu các số nguyên chỉ số tiền lãi, lỗ mỗi ngày trong tuần.

b) Một nhà giàn DK1 trên vùng biển Đông của Việt Nam có 3 tầng trên mặt nước và 3 phần hệ thống chân đỡ có độ cao như sau:

Vận dụng

Hãy nêu các số nguyên chỉ độ cao của mỗi bộ phận nhà giàn.

Gợi ý đáp án:

a) Các số nguyên chỉ số tiền lãi, lỗ mỗi ngày trong tuần là

Ngày 3/9: Số tiền lãi được biểu diễn là 200 (nghìn đồng);

Ngày 4/9: Số tiền lỗ được biểu diễn là -50 (nghìn đồng);

Ngày 5/9: Số tiền lãi được biểu diễn là 180 (nghìn đồng);

Ngày 6/9: Số tiền lãi được biểu diễn là 90 (nghìn đồng);

Ngày 7/9: Số tiền lỗ được biểu diễn là – 80 (nghìn đồng);

Ngày 8/9: Số tiền hòa vốn được biểu diễn là 0 (nghìn đồng)

Ngày 9/9: Số tiền lãi được biểu diễn là 140 (nghìn đồng).

b) Vì nhà giàn có 3 tầng trên mặt nước và 3 phần chân đỡ ở dưới mặt nước nên:

Độ cao của mỗi bộ phận nhà giàn là:

Độ cao phần 3 chân đỡ: -15 m;

Độ cao phần 2 chân đỡ: - 9 m;

Độ cao phần 1 chân đỡ: - 4 m;

Độ cao tầng 1: 8 m;

Độ cao tầng 2: 18 m;

Độ cao tầng 3: 25 m.

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 53, 54 tập 1

Bài 1

Dùng số nguyên thích hợp để diễn tả các tình huống sau:

a) Thưởng 5 điểm trong một cuộc thi đấu;

b) Bớt 2 điểm vì phạm luật;

c) Tăng 1 bậc lương do làm việc hiệu quả.

d) Hạ 2 bậc xếp loại do thi đấu kém.

Gợi ý đáp án:

a) 5

b) – 2

c) 1

d) - 2

Bài 2

Các phát biểu sau đây đúng hay sai?

a) 9 N;

d) 0 Z;

b) -6 N;

e) 5 Z;

c) - 3 Z;

g) 20 N.

Gợi ý đáp án:

a) Đúng

d) Đúng

b) Sai

e) Đúng

c) Đúng

g) Đúng

Bài 3

Số nguyên nào thích hợp cho các ô trống sau:

Bài 3

Gợi ý đáp án:

a) 1

b) – 3

c) 0

d) – 8

Bài 4

Vẽ một đoạn trục số từ - 10 đến 10. Biểu diễn các số nguyên sau đây:

+ 5; -4; 0; - 7; - 8; 2; 3; 9; - 9.

Gợi ý đáp án:

Trục số biểu diễn các số như sau:

Bài 4

Bài 5

Hãy vẽ một trục số, rồi vẽ trên đó những điểm nằm cách điểm 0 hai đơn vị. Những điểm này biểu diễn các số nguyên nào?

Gợi ý đáp án:

Bài 5

Những điểm A, B nằm cách điểm 0 hai đơn vị biểu diễn các số nguyên 2– 2.

Bài 6

Tìm số đối của các số nguyên sau: - 5; - 10; 4; - 4; 0; - 100; 2 021.

Gợi ý đáp án:

Số đối của – 55.

Số đối của – 10 10.

Số đối của 4- 4.

Số đối của 0 0.

Số đối của – 100100.

Số đối của 2 021– 2 021

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
107
  • Lượt tải: 63
  • Lượt xem: 34.445
  • Dung lượng: 310,2 KB
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Quỳnh anh Nguyễn
    Quỳnh anh Nguyễn

    Giải bài chi tiết quá,đọc vào là hiểu luôn tuyệt vời thật 

    Thích Phản hồi 11/11/22
    • Chihao Tran
      Chihao Tran

      Cảm ơn nha má🥰🤩😎

      Thích Phản hồi 15/11/22