Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023 - 2024 Ôn tập học kì 2 Hóa học 9
Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 9 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận cuối học kì 2.
Đề cương ôn tập Hóa 9 cuối học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Hóa học 9 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 9, đề cương ôn tập học kì 2 tiếng Anh 9.
Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 9 năm 2023 - 2024
I. Lý thuyết ôn thi học kì 2 Hóa học 9
Glucozơ | Saccarozơ | Tinh bột và xenlulozơ | |
Công thức phân tử | C6H12O6 | C12H22O11 | (C6H10O5)n Tinh bột: n » 1200 - 6000 Xenlulozơ: n » 10000 - 14000 |
Trạng thái Tính chất vật lý | - Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây (có nhiều trong quả nho chín). Có trong cơ thể người và ĐV. - Chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước | - Saccarozơ có trong các loài thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt.. - Chất kết tinh, không màu, vị ngọt , dễ tan trong nước, tan nhiều trong nước nóng | - Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như: lúa, ngô, sắn... - Là chất rắn trắng. Tinh bột tan được trong nước nóng ® hồ tinh bột. Xenlulozơ không tan trong nước kể cả khi đun nóng |
Tính chất hoá học quan trọng | Phản ứng tráng gương C6H12O6 + Ag2O→ C6H12O7 + 2Ag | Thuỷ phân khi đun nóng trong dd axit loãng C12H22O11 + H2O→ C6H12O6 + C6H12O6 glucozơ fructozơ | Thuỷ phân khi đun nóng trong dd axit loãng (C6H10O5)n + nH2O →nC6H12O6 Hồ tinh bột làm dd Iot chuyển màu xanh |
Ứng dụng | Thức ăn, dược phẩm, tráng gương, tráng ruột phích. | Thức ăn, làm bánh kẹo, pha chế dược phẩm | Tinh bột là thức ăn cho người và động vật, là nguyên liệu để sản xuất đường Glucozơ, rượu Etylic. Xenlulozơ dùng để sản xuất giấy, vải, đồ gỗ và vật liệu xây dựng. |
Nhận biết | Phản ứng tráng gương | Có phản ứng tráng gương sau khi đun nóng dd saccarozơ trong dd axit | Nhận ra tinh bột bằng dd Iot: có màu xanh đặc trưng |
................
II. Bài tập ôn thi học kì 2 Hóa học 9
Bài 1:
a. Đường glucozơ có ở đâu trong tự nhiên ? Nêu ứng dụng của đường glucozơ.
b. Viết công thức cấu tạo, trình bày tính chất hóa học của rượu etylic và axit axetic.
Bài 2:
a. Độ rượu là gì? Viết công thức tính độ rượu.
b.Trên nhãn chai rượu có ghi số 18o, hãy giải thích ý nghĩa của số trên. Theo em, uống nhiều rượu, bia có hại như thế nào với bản thân, gia đình và xã hội?
Bài 3: Viết các phương trình phản ứng biểu diễn những chuyển đổi hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng):
a) (C6H10O5)n →C6H12O6 →C2H5OH →CH3COOH →CH3COOC2H5
b) C12H22O11→C6H12O6 → C2H5OH →CH3COOH→ (CH3COO)2Cu
Câu 4. Hoàn thành PTHH. Ghi rõ đk phản ứng nếu có.
a) CH3COOH + .... → (CH3COO)2Cu + .....
b) C2H5OH+ ...... → C2H5ONa + ......
c) C6H12O6+ ...... → Ag + .....
d) (RCOO)3C3H5+ ..... → RCOONa + ....
e) C6H6 + ...... → C6H6Cl6
f) H2SO4+ .... → CH3COOH + ....
Câu 5. Hoàn thành các phương trình hóa học sau. Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có.
a) C2H6 + .... → HCl + .....
b) CH2= CH2+ Br2 → .....
c) CH ºCH + 2Br2→ …..
d) C6H6+ Br2 ..... ? + ?
DẠNG 2. Nêu hiện tượng và viết PTHH hoá xảy ra cho mỗi thí nghiệm sau:
1/ Đổ một ít nước vào cốc đựng đất đèn
2/ cho mẫu natri vào cốc đựng rượu etylic
3/ Nhúng 1 cây đinh sắt vào cốc đựng giấm ăn
4/ Nhỏ một ít giấm vào cục đá vôi
5/ Dẫn khí clo vào ống nghiệm đựng giấy quì tím
6/ Đốt 1 đoạn dây đồng trong lọ đựng khí clo
Câu 8. Nêu hiện tượng , giải thích, viết phương trình phản ứng của các thí nghiệm sau :
a. Dẫn khí Axetilen vào dung dịch brom
b. Cho một mẫu đá vôi CaCO3vào dung dịch axit axetic
c. Nhỏ dung dịch AgNO3trong amoniac vào dung dịch glucozơ, đun nhẹ
d. Cho Na vào rượu etylic
Câu 9. Dự đoán hiện tượng và viết các phương trình ở mỗi thí nghiệm sau :
a. Thả mẫu kim loại K vào cốc đựng rượu etylic .
b. Thả mẫu kim loại Zn vào cốc đựng giấm ăn .
c. Cho vài giọt dd bạc nitrat vào ống nghiệm đựng dd amonic , lắc nhẹ . thêm tiếp dd glucozơ vào ,sau đó đặt ống nghiệm vào trong cốc nước nóng .
d. Cho nước vào cốc đựng đất đèn
Câu 10. Một trong các phương pháp sản xuất rượu etylic là lên men tinh bột. Phần còn lại sau khi chưng cất lấy rượu etylic gọi là bỗng rượu. Hãy giải thích tại sao bỗng rượu để trong không khí lại bị chua và khi dùng bỗng rượu để nấu canh thì lại thấy có mùi thơm?
Câu 11. Hãy giải thích tại sao khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí , ở đầu đoạn mía thường có mùi rượu êtylic
Câu 12 .Cho Clo và mêtan vào ống nghiệm. Làm thế nào để phản ứng có thể xảy ra? Làm thế nào để biết được phản ứng đã xảy ra?
Câu 13. Làm cách nào để quả mau chín ? Giải thích cách làm trên?
Câu 14. (2,0 điểm) Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Đưa bình đựng hỗn hợp khí CH4 và Cl2 (tỉ lệ 1:1) ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho nước vào bình lắc nhẹ rồi thêm vào một mẫu giấy quì tím.
- Thí nghiệm 2: Dẫn khí C2H4 vào dung dịch dịch Br2 màu da cam.
- Thí nghiệm 3: Nhỏ vài giọt benzen vào ống nghiệm đựng nước, lắc nhẹ sau đó để yên.
- Thí nghiệm 4: Cho vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch amoniac dư, lắc nhẹ. Thêm tiếp dung dịch glucozơ vào và đun nóng.
DẠNG 3. Phân biệt, nhận biết, tách chất:
1/ Nhận biết chất:
khí CO2, C2H4, CH4
khí C2H2, SO2, CO
khí Cl2, CO2, CH4, HCl
các chất lỏng: benzen, rượu etylic, axit axetic
các dd :glucozơ, sacarozơ, axit axetic
các chất lỏng: benzen, axit axetic, dd glucozơ, rượu etylic
các dd: rượu etylic, saccarozơ, glucozơ, axit axetic
Câu 2. Nêu phương pháp hóa học để nhận biệt các chất sau:
a. C2H5OH, CH3COOH và C6H12O
b. 4 khí đựng trong 3 bình kín, CH4, C2H2, CO2, Cl2
c. Có ba dung dịch đựng trong ba ống nghiệm riêng biệt là axit axetic, rượu etylic, glucozơ
d. 4 chất lỏng sau đựng riêng biệt: Rượu etylic, axit axetic, glucozơ, benzen
e. 5 khí : CO2, CH4, C2H4, C2H2, H2.
Câu 3. Nêu phương pháp hóa học nhận biết các chất sau:
a) CH3COOH, C2H5OH, C6H6, nước cất.
b) C2H5OH , CH3COOC2H5, CH3COOH
c) Dung dịch glucozơ, dd saccarozơ, dd axit axetic.
Câu 4. Nhận biết các chất lỏng sau đựng trong các lọ mất nhãn: C6H6, C2H5OH, CH3COOH, C6H12O6
2/ Tách chất:
a/ Tinh chế CH4 có lẫn khí C2H4, C2H2
b/ Tinh chế CH4 có lẫn CO2, C2H4
DẠNG 4. Lập CTPT chất hữu cơ
1/ Đốt cháy hoàn toàn 1 lít chất hữu cơ A cần 3 lít oxi, thu được 2 lít CO2 và 2 lít hơi nước. Xác định CTPT và CTCT của A, biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
2/ Lập CTPT của các chất hữu cơ sau:
a/ Thành phần 54,5%C ; 9,1%H; 36,4%O và M=88
b/ Thành phần 85,8%H và 14,2% H và chất này có tỉ khối so với khí H2 là 28.
3/ Đốt cháy hoàn toàn 3g chất hữu cơ A thu được 6,6g CO2 và 3,6g H2O, có tỉ khối hơi đối với oxi bằng 1,875. Lập CTPT của A và viết CTCT của A, biết rằng A có thể phản ứng với Na.
4/ Đốt cháy hoàn toàn 2,3g một hchc A người ta thu được 2,24 lít CO2 ở đktc và 2,7g nước.
Xác định CTPT của chất A, biết A có phân tử khối là 46.
5/ Đốt cháy hoàn toàn m gam HCHC A cần dùng 19,2 gam oxi, thu được 26,4 gam CO2 và 10,8 gam H2O.
a) Xác định công thức đơn giản của A.
b) Xác định công thức phân tử của A biết 170g < MA< 190g
6/ Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ A thu được 13,2 gam khí CO2 và 7,2 gam nước.
a) A có những nguyên tố nào?
b) Tìm công thức phân tử của A biết khối lượng mol của A bằng 44 gam/mol
c) Viết CTCT đầy đủ và thu gọn của A.
7/ Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 10,56 gam CO2 và 4.32 gam H2O.
a. Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ A có tỉ khối hơi so với khí hidro là 30
b. Biết A là axit hữu cơ. Xác định công thức cấu tạo đúng của A
DẠNG 5. Dạng bài toán hỗn hợp:
1/ Cho dd H2SO4 50% tác dụng với 9,1g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu được 2,016 lít khí (đktc). Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp và khối lượng dd axit cần dùng.
2/ Đốt cháy hoàn hoàn hỗn hợp gồm etilen và axetilen rồi dẫn roàn bộ sản phẩm cháy qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng nước vôi trong dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng 1 tăng 3,6g và bình 2 tăng 13,2g. Tính % khối lượng các khí trong hỗn hợp.
3/ Cho 5,6 lít (đktc) hỗn hợp C2H4 và C2H2 tác dụng hết với dd brom dư, thì thấy lượng brom đã phản ứng là 56g. Tính thành phần % thể tích mỗi chất của hỗn hợp.
Câu 4. Đốt cháy 3,36 lít hỗn hợp khí axetilen và mêtan (ở đktc) thu được 8,8g CO2. Cho toàn bộ lượng khí CO2 vào 500 ml dung dịch NaOH 1M.
a/ Tính thành phần phần thăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp
b/ Tính nồng độ mol/lit của muối trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 5. Hỗn hợp X gồm axit axetic và rượu etylic. Cho m gam hỗn hơp X tác dụng hết với Natri thấy thoát ra 5,6 lít khí ở đktc. Mặt khác cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 1,5 M thì hết 200ml.
a) Hãy xác định m.
b) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hỗn hợp gồm CH4 và C2H4 thu được 11,2 lít khí ở đktc. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit hỗn hợp gồm mêtan và axetilen rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dd nước vôi trong dư, thấy thu được 10g kết tủa.
a) Viết PTHH xảy ra.
b) Tính thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp đầu
c) Nếu dẫn từ 3,36 lít hỗn hợp như trên vào nước Br2dư thì khối lượng Br2phản ứng là bao nhiêu?
8/ Dẫn 2,8 lít (đktc) hỗn hợp gồm metan và etilen đi qua dd brôm dư thì thấy có 4g brôm đã phản ứng,
Tính khối lượng mỗi khí và thành phần % mỗi khí có trong hỗn hợp
Tính thể tích không khí cần dùng(đktc) để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên.
9/ Hỗn hợp X gồm CH3COOH và C2H5OH. Chia A làm 3 phần bằng nhau:
-Phần 1: cho tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí(đktc)
-Phần 2. cho tác dụng với CaCO3 dư thu được 2,24 lít khí (đktc)
-Phần 3: đun nóng với H2SO4 đặc để điều chế este.
Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A
Tính khối lượng este thu được, biết hiệu suất phản ứng là 60%.
10/ Cho m gam hỗn hợp gồm CH3COOH và CH3COOC2H5 tác dụng với dd NaOH 2M thì vừa hết 225ml. Tách lấy toàn bộ lượng rượu thu được cho tác dụng với Na dư thì thu được 3,36 lít H2 (đktc). Tính m.
DẠNG 6. Bài toán có liên quan độ rượu
1/ Cho 90ml rượu etylic 900 (d=0,8g/cm3) tác dụng với Na dư.
Tính k.l muối và bazơ sinh ra?
Tính VH2?
2/ Đốt cháy hoàn toàn 30ml rượu etylic chưa rõ độ rượu, cho toàn bộ sản phẩm cháy đi vào dd Ca(OH)2 dư thu được 100g kết tủa.
Tính Vkk cần dùng để đốt cháy hết lượng rượu đó?
Xác định độ rượu? (d=0,8g/cm3)
3/ Cho 4,5kg glucozơ chứa 25% tạp chất lên men thành rượu etylic, trong quá trình chế biến, rượu hao hụt mất 12%.
Tính k.l rượu etyic thu được?
Nếu pha loãng rượu đó thành rượu 500thì sẽ được bao nhiêu ml, biết Drượu= 0,8g/ml?
Câu 4. Cho kim loại Na dư tác dụng với 10 ml rươu etylic 960
a)Tìm thể tích và khối lượng rượu đã tham gia phản ứng. Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ ml.
b)Tính khối lượng của Na cần dùng cho phản ứng trên.
c) Tính thể tích hidro thu được, Biết khối lượng riêng của nước là 1g/ml
Câu 5. Rượu 450 có nghĩa là gì ? Cho kim loại Na vào rượu 450, có những phản ứng nào xãy ra ? Viết các phương trình phản ứng .
Câu 6. Độ rượu là gì? Cho biết ý nghĩa của số 40o được ghi trên nhãn chai rượu.
-Tính thể tích rượu có trong 650 ml rượu 40o.
-Biết Drượu = 0,8 g/ml.Tính khối lượng rượu
-Nếu cho thêm 25 ml nước vào 650 ml rượu 40o trên thì độ rượu thay đổi như thế nào?
DẠNG 7. Bài toán có liên đến hiệu suất
1/ Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 39,25g brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.
2/ Hấp thụ 8,96 lít khí C2H4(đktc) vào nước có axit H2SO4 loãng làm xúc tác thu được 13,8 g rượu etylic. Tính hiệu suất phản ứng
3/ Tính thể tích C2H4 (đktc) cần để diều chế được 6,9g rượu etylic. Biết hiệu suất pư là 5%?
4/ Đun nóng hh gồm 3,68g rượu etylic và 3g axit axetic trong điều kiện có H2SO4 đặc làm xúc tác. Tính k.l các chất thu được sau pư biết. Hiệu suất pư este hóa là 60%?
5/ Tính k.l dd axit axetic thu được khi lên men 5 lít rượu 400. Biết drượu = 0,8g/ml và hiệu suất pư là 92%?
6/ Đun nóng hh gồm 8,05g rượu etylic và 5,4g axit axetic có axit làm xúc tác thu được 3,69g etyl axetat. Tính hiệu suất của pư este hóa?
7/ Cho lên men glucozơ thành rượu etylic rồi dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua dd nước vôi trong dư thu được 100g kết tủa. Tính k.l rượu thu được và k.l glucozơ đã lên men. Biết hiệu suất của p/ư lên men đạt 85%.
Câu 8. Cho 3,36 lít khí etilen ở đktc tác dụng với nước có axit sunfuric làm xúc tác thu được 2,07 gam rượu etylic. Hãy tính hiệu suất phản ứng cộng nước của etilen.
Câu 9. Cho 18 gam C6H12O6 (glucozơ) lên men rượu.
a/ Tính thể tích khí CO2 sinh ra biết hiệu suất phản ứng lên men rượu đạt 75%.
b/ Tính khối lượng rượu thu được.
c/ Pha rượu trên thành rượu 400. Tính thể tích rượu 400 thu được. Biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml.
Câu 10. Tính khối lượng rượu etylic thu được khi cho 6,72 lít khí etilen tác dụng với nước có H2SO4 đặc làm xúc tác. Biết hiệu suất phản ứng là 80%.
DẠNG 8. Bài tập có liên quan đến nồng độ dung dịch
1/ Cho 250ml dd axit axetic tác dụng hoàn toàn với kim loại Mg. Cô cạn dd sau pư thu được 14,2g muối khan.
Tính nồng độ mol của dd axit axetic và thể tích khí H2sinh ra?
Để trung hòa 250 ml dd axit axetic nói trên cần bao nhiêu ml dd NaOH 0,5M?
2/ Cho 10,6g Na2CO3 vào dd CH3COOH 5%. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lượng khí thoát ra dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư.
Tính khối lượng dd axit axetic đã dùng.
Tính khối lượng kết tủa thu được.
Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được.
DẠNG 9. BÀI TẬP HỖN HỢP
Câu 1. Đốt cháy 30 gam hợp chất hữu cơ A thu được 44g khí CO2 (ở đktc) và 18 gam H2O.
a) Hợp chất A gồm những nguyên tố hóa học nào?
b) Xác định công thức cấu tạo của A (biết A có tính axit). Biết khối lượng mol của hợp chất hữu cơ A là 60.
c) Tính lượng este tạo thành khi cho lượng A trên tác dụng với rượu etylic. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.
Câu 2. Hỗn hợp X gồm axit axetic và rượu etylic. Cho m gam hỗn hơp X tác dụng hết với Natri thấy thoát ra 5,6 lít khí ở đktc. Mặt khác cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 1,5 M thì hết 200ml.
a) Hãy xác định m.
b) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Câu 3. Trong các chất sau đây: a. C2H5OH ; b. CH3COOH ; c. CH3COOC2H5
Chất nào tác dụng được với Na, NaOH, Mg, CaO? Viết các phương trình hoá học cho phản ứng xảy ra.
Câu 4. Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra cho mỗi thí nghiệm sau:
a. Dần khí eylen đi qua dung dịch brom.
b. Cho mẫu natri vào rượu 400.
Câu 5. Có các chất lỏng: Dầu ăn, dầu hỏa, cồn 900. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, nêu cách nhận ra từng chất lỏng. Viết PTHH.
Câu 6. a) Hãy xác định CTHH của hợp chất khí A, biết rằng: A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi về khối lượng và 1 gam khí A chiếm thể tích là 0,35 lít ở đktc. Đs: SO2
b) Hòa tan 12,8 gam hợp chất khí A vào 300 ml dd NaOH 1,2M. hãy cho biết muối nào thu được sau phản ứng? Tính nồng độ mol của muối (giả thiết dd thay đổi không đáng kể) Đs: NaHSO3(0,13M); Na2SO3(0,53M)
Câu 7. Cho 10,6 gam natri cacbonat vào dung dịch axit axetic 0,5M. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lượng khí thoát ra dẫn vào bình đựng 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,075M. Tính:
a/ Thể tích dung dịch axit axetic đã phản ứng.
b/ Khối lượng kết tủa tạo ra trong bình đựng Ca(OH)2.
Câu 8. Hỗn hợp A gồm axit axetic và rượu etylic có tỉ lệ số mol tương ứng là 3:1 . cho hỗn hợp A tác dụng với lượng dư Kali thu được 4,48 lít khí ở đktc. Tính thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp.
Câu 9. Cần pha bao nhiêu ml dd CH3COOH 2M vào 500 ml dung dịch CH3COOH 1M để được dung dịch 1,2M .?
Câu 10. Cần pha bao nhiêu gam dung dịch C2H5OH 8% vào 400 gam dung dịch C2H5OH 20 % để được dung dịch C2H5OH 16% ?
Câu 11. Chia 26 gam hỗn hợp khí gồm CH4 , C2H6 và C2H4 làm 2 phần bằng nhau
Phần 1 : Đốt cháy hoàn toàn thu được 39,6 gam CO2.
Phần 2 : Cho lội qua bình đựng d/dịch brom dư thấy có 48 gam brom tham gia phản ứng
Tính % về khối lượng của mỗi hidro cacbon có trong hỗn hợp ?
Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 4,4g CO2 và 2,52g H2O.Tính giá trị m
Câu 13. Khử hoàn toàn 17,6 g hỗn hợp (X) gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 cần dùng vừa hết 2,24 lít khí CO (đktc). Hãy tính khối lượng kim loại Fe thu được sau phản ứng .
...........................
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Hóa 9