Toán 6 Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên Giải Toán lớp 6 trang 63, 64 - Tập 1 sách Chân trời sáng tạo

Giải bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo trang 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64. Qua đó, giúp các em ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán.

Giải Toán 6 Bài 3 chi tiết, còn giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức lý thuyết trọng tâm của Bài 3 Chương 2: Số nguyên. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Hoạt động khởi động

Làm thế nào để tìm được tổng của hai số nguyên?

Lời giải:

Sau bài học ngày hôm nay, để tính tổng của hai số nguyên, ta làm như sau:

  • Muốn cộng hai số nguyên cùng dấu, ta làm như sau:
  • Muốn cộng hai số nguyên dương, ta cộng chúng lại như số tự nhiên.
  • Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.
  • Muốn cộng hai số nguyên trái dấu, ta làm như sau:
  • Nếu hai số nguyên đối nhau thì tổng bằng 0.
  • Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.
  • Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ trước kết quả.

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Hoạt động khám phá

Hoạt động 1

Có thể xem con đường là một trục số với khoảng cách giữa các cột mốc là 1 m hoặc 1 km để học các phép tính về số nguyên.

a) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải (theo chiều dương) 2 đơn vị đến điểm +2, sau đó di chuyển tiếp thêm về bên phải 3 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào? Hãy dùng phép cộng hai số tự nhiên để biểu diễn kết quả của hành động trên.

Trục số

b) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên trái (theo chiều âm) 2 đơn vị đến điểm – 2, sau đó di chuyển tiếp về bên trái 3 đơn vị (cộng với số -3). Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và so sánh kết quả của em với số đối của tổng (2 + 3).

Trục số

Gợi ý đáp án:

a) Người đó di chuyển từ số 0 sang bên phải 2 đơn vị, sau đó lại tiếp tục di chuyển sang bên phải ba đơn vị thì người đó dừng tại điểm 5.

Khi đó, ta có: (+2) + (+3 )= (+5).

b) Người đó di chuyển từ số 0 sang bên trái 2 đơn vị, sau đó di chuyển tiếp về bên trái 3 đơn vị thì người đó dừng lại tại điểm – 5.

Khi đó, ta có: (-2) + (-3) = (-5).

Ta có tổng 2 + 3 = 5.

Số đối của tổng này là – 5.

Do đó (-2) + (-3) = - (2 + 3) = (-5).

Hoạt động 2

a) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải (theo chiều dương) 4 đơn vị đến điểm +4. Sau đó, người đó đổi hướng di chuyển về bên trái 4 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và thử nêu kết quả của phép tính sau: (+4) + (-4) = ?

Trục số

b) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên trái (theo chiều âm) 4 đơn vị đến điểm -4. Sau đó, người đó đổi hướng di chuyển về bên phải 4 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và hãy thử nêu kết quả của phép tính sau: (-4) + (+4) = ?

Trục số

Gợi ý đáp án:

a) Người đó dừng lại tại điểm 0.

Kết quả của phép tính: (+4) + (-4) = 0.

b) Người đó dừng lại tại điểm 0.

Kết quả của phép tính: (-4) + (+4) = 0.

Hoạt động 3

a) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên trái (theo chiều âm) 2 đơn vị đến điểm – 2. Sau đó, người đó đổi hướng di chuyển về bên phải 6 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và hãy tìm kết quả của phép tính sau: (-2) + (+6) = ?

Trục số

b) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải (theo chiều dương) 2 đơn vị đến điểm + 2. Sau đó, người đó đổi hướng di chuyển về bên trái 6 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và hãy tìm kết quả của phép tính sau: (+2) + (-6) = ?

Trục số

Gợi ý đáp án:

a) Người đó dừng lại tại điểm + 4.

Kết quả của phép tính: (-2) + (+6) = +4.

b) Người đó dừng lại tại điểm – 4.

Kết quả của phép tính: (+2) + (-6) = - 4.

Hoạt động 4

Tính và so sánh các cặp kết quả sau:

(-1) + (-3) và (-3) + (-1)

(-7) + (+6) và (+6) + (- 7)

Gợi ý đáp án:

+) Ta có: (-1) + (-3) = - (1 + 3) = -4;

(-3) + (-1) = - (3 + 1) = -4;

Suy ra (-1) + (-3) = (-3) + (-1) = -4.

Vậy (-1) + (-3) = (-3) + (-1) .

+) Ta có: (-7) + (+6) = - ( 7 – 6) = -1;

(+6) + (- 7) = - ( 7 – 6 ) = -1;

Suy ra (-7) + (+6) = (+6) + (- 7) = - 1.

Vậy (+6) + (- 7) = (-7) + (+6).

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Thực hành

Thực hành 1

Thực hiện các phép tính sau:

a) 4 + 7;

d) (+99) + (+11);

b) (-4) + (-7);

e) (-65) + (-35).

c) (-99) + (-11);

Gợi ý đáp án:

a) 4 + 7 = 11;

b) (-4) + (-7) = - (4 + 7) = -11;

c) (-99) + (-11) = - (99 + 11) = -110;

d) (+99) + (+11) = 99 + 11 = 110;

e) (-65) + (-35) = - (65 + 35) = -100.

Thực hành 2

Thực hiện các phép tính sau:

a) 4 + (-7);
b) (-5) + 12;

c) (-25) + 72;
d) 49 + (-51).

Gợi ý đáp án:

a) 4 + (-7) = - (7 – 3) = - 3

b) (-5) + 12 = 12 – 5 = 7

c) (-25) + 72 = 72 – 25 = 47

d) 49 + (-51) = - (51 – 49) = -2

Thực hành 3

Thực hiện các phép tính sau:

a) 23 + (-77) + (-23) + 77;                b) (-2 020) + 2 021 + 21 + (-22).

Gợi ý đáp án:

a) 23 + (-77) + (-23) + 77

= [23 + (-23)] + [(-77) + 77] (tính chất giao hoán và kết hợp)

= 0 + 0

= 0.

b) (-2020) + 2021 + 21 + (-22)

= [(-2020) + (-22)] + ( 2021 + 21) (tính chất giao hoán và kết hợp)

= (-2042) + 2042

= 0.

Thực hành 4

Thực hiện các phép tính sau:

a) 6 – 9;

b) 23 – (-12);

c) (-35) – (-60);

d) (-47) – 53;

e) (-43) – (-43).

Gợi ý đáp án:

a) 6 – 9 = 6 + ( -9) = -3

b) 23 – (-12) = 23 + 12 = 35

c) (-35) – (-60) = (-35) + 60 = 25

d) (-47) – 53 = (-47) + (-53) = - 100

e) (-43) – (-43) = (-43) + (43) = 0

Thực hành 5

Tính T = - 9 + (-2) – (-3) + (-8).

Gợi ý đáp án:

T = - 9 + (-2) – (-3) + (-8)

= [-9 – (-3)] + [(-2) + (-8)]

= [ - 9 + 3] + (- 10)

= -6 + (-10)

= -16

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Vận dụng

Vận dụng 1

Bác Hà là khách quen của cửa hàng tạp hóa nhà bác Lan nên có thể mua hàng trước, trả tiền sau. Hôm qua bác Lan đã cho bác Hà nợ 80 nghìn đồng, hôm nay bác Hà lại được bác Lan cho nợ thêm 40 nghìn đồng nữa. Em hãy dùng số nguyên để giúp bác Lan ghi vào sổ số tiền bác Hà còn nợ bác Lan.

Gợi ý đáp án:

Bác Hà nợ bác Lan 80 nghìn đồng được biểu diễn là: - 80 (nghìn đồng).

Bác Hà nợ tiếp bác Lan 40 nghìn đồng được biểu diễn là: - 40 (nghìn đồng).

Tổng số tiền bác Hà nợ bác Lan là: (-80) + (-40) = - (80 + 40) = -120 (nghìn đồng).

Vận dụng 2

Thẻ tín dụng trả sau của bác Tám đang ghi nợ 2 000 000 đồng, sau khi bác Tám nộp vào 2 000 000 đồng thì bác Tám có bao nhiêu tiền trong tài khoản? Hãy dùng số nguyên để giải thích.

Gợi ý đáp án:

Thẻ tín dụng đang ghi nợ 2 000 000 đồng được biểu diễn là: - 2 000 000 (đồng).

Bác Tám nộp vào tài khoản 2 000 000 đồng được biểu diễn là: + 2 000 000 (đồng).

Số tiền bác Tám có trong tài khoản là: (+ 2 000 000) + (-2 000 000) = 0 (đồng).

Vận dụng 3

Một tòa nhà có tám tầng được đánh số theo thứ tự 0 (tầng mặt đất), 1, 2, 3, ..., 7 và ba tầng hầm được đánh số -1; -2; -3. Em hãy dùng phép cộng các số nguyên để diễn tả hai tình huống sau đây:

a) Một thang máy đang ở tầng – 3, nó đi lên 5 tầng. Hỏi thang máy dừng lại ở tầng mấy?

b) Một thang máy đang ở tầng 3, nó đi xuống 5 tầng. Hỏi thang máy dừng lại ở tầng mấy?

(Ở một số tòa nhà, tầng mặt đất còn được gọi là tầng G).

Gợi ý đáp án:

a) Ta có:

(-3) + 5 = 5 – 3 = 2

=> Thang máy dừng ở tầng 2.

b) Ta có:

3 + (- 5) = - (5 – 3) = - 2

=> Thang máy dừng ở tầng hầm -2.

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 63, 64 tập 1

Bài 1

Không thực hiện phép tính, tìm dấu thích hợp cho dấu ? ở bảng sau:

abDấu của (a+b)
2546?
-51-37?
-234112?
2 027-2 021?

Gợi ý đáp án:

abDấu của (a+b)
2546+
-51-37-
-234112-
2 027-2 021+

Bài 2

Thực hiện các phép tính sau:

a) 23 + 45;

d) 15 + (-14);

b) (-42) + (-54);

e) 33 + (-135).

c) 2 025 + (-2 025);

Gợi ý đáp án:

a) 23 + 45 = 68

c) 2 025 + (-2 025) = 0

e) 33 + (-135) = - (135 – 33) = 102

b) (-42) + (-54) = - (42 + 54) = - 96

d) 15 + (-14) = (15 – 14) = 1

Bài 3

Em hãy dùng số nguyên âm để giải bài toán sau:

Một chiếc tàu ngầm đang ở độ sâu 20 m, tàu tiếp tục lặn thêm 15 m. Hỏi khi đó tàu ngầm ở độ sâu là bao nhiêu mét?

Gợi ý đáp án:

  • Tàu ngầm đang ở độ sâu 20 m được biểu diễn: - 20 (m)
  • Tàu tiếp tục lặn thêm 15 m được biểu diễn: - 15 (m)

=> Độ sâu là: (-20) + (-15) = - 35 (m)

Vậy khi đó tàu ngầm ở độ sâu 35 m.

Bài 4

Một toà nhà có 12 tầng và 3 tầng hầm (tầng G được đánh số là tầng 0), hãy dùng phép cộng các số nguyên để diễn tả tình huống sau đây: Một thang máy đang ở tầng 3, nó đi lên 7 tầng và sau đó đi xuống 12 tầng. Hỏi cuối cùng thang máy dừng lại tại tầng mấy?

Gợi ý đáp án:

Ta có: 3 + 7 + (-12) = - 2

Vậy cuối cùng thang máy dừng lại tại tầng (-2).

Bài 5

Thực hiện các phép tính sau:

a) 6 – 8;

d) 0 – 7;

b) 3 – (-9);

e) 4 – 0;

c) (-5) – 10;

g) (-2) – (-10).

Gợi ý đáp án:

a) 6 – 8 = -2

c) (-5) – 10 = - (10 + 5) = -15

e) 4 – 0 = 4

b) 3 – (-9) = 3 + 9 = 12

d) 0 – 7 = -7

g) (-2) – (-10) = (-2) + 10 = 10 – 2 = 8

Bài 6

Tính nhanh các tổng sau:

a) S = (45 – 3 756) + 3 756;

b) S = (-2 021) - (199 – 2 021).

Gợi ý đáp án:

a) S = (45 – 3 756) + 3 756 = 45 – 3 756 + 3 756 = 45 + [(– 3 756) + 3 756] = 45

b) S = (-2 021) - (199 – 2 021) = (-2 021) + (-199) + 2 021 = - 199

Bài 7

Bỏ dầu ngoặc rồi tính:

a) (4 + 32 + 6) + (10 – 36 - 6);

b) (77 + 22 – 65) - (67 + 12 - 75);

c) - (-21 + 43 + 7) – (11 – 53 - 17).

Gợi ý đáp án:

a) (4 + 32 + 6) + (10 – 36 - 6) = 4 + 32 + 6 + 10 – 36 – 6 = 10

b) (77 + 22 – 65) - (67 + 12 - 75) = 77 + 22 – 65 – 67 – 12 + 75 = 30

c) - (-21 + 43 + 7) – (11 – 53 - 17) = 21 – 43 – 7 – 11 + 53 + 17 = 30

Bài 8

Archimedes (Ác-si-mét) là nhà bác học người Hi Lạp, ông sinh năm 287 TCN và mất năm 212 TCN.

a) Em hãy dùng số nguyên âm để ghi năm sinh năm mất của Archimedes.

b) Em hãy cho biết Archimedes mất năm bao nhiêu tuổi?

Gợi ý đáp án:

a) Năm sinh của Archimedes: - 287

Năm mất của Archimedes: - 212

b) Ta tính tuổi của Archimedes bằng: (-212) – (-287) = (-212) + 287 = 75 (tuổi)

* Vậy Archimedes mất năm 75 tuổi.

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Vân
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

6 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Tuan Nguyen
    Tuan Nguyen

    cảm ơn bạn đã giúp mình 

    Thích Phản hồi 28/11/22
    • Minhphat Phamk
      Minhphat Phamk

      Đúng tôi lên trường cô cho tôi 10 điểm vào sổ đầu bài


      Thích Phản hồi 23/11/23
      • Kieu Ho
        Kieu Ho

        Hơi khó hiểu tí 

        Thích Phản hồi 17/11/23
        • Bảo Quỳnh Hồ Nguyễn
          Bảo Quỳnh Hồ Nguyễn

          Quá hay

          Thích Phản hồi 16/11/23
          • Bảo Quỳnh Hồ Nguyễn
            Bảo Quỳnh Hồ Nguyễn

            Mik chỉ càn bn sửa lại đáp án cho đúng chứ đáp án bị lộn xộn á

            Thích Phản hồi 16/11/23
            • Quang đại Trịnh
              Quang đại Trịnh

              làm gì đâu mà dấu trừ cứ bị rời rạt

              Thích Phản hồi 30/07/23
              Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm