Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối học kì 1 Lịch sử 10 sách KNTT, CD, CTST (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 10 năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và câu hỏi tự luận.

Đề cương ôn tập Lịch sử 10 học kì 1 biên soạn bám sát đề thi minh họa 2025 theo 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 10 giúp học sinh tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10.

1. Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 10 Cánh diều

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

BÀI 1 HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC

Câu 1. Lịch sử được hiểu theo những nghĩa nào sau đây?

A. Tái hiện lịch sử và học tập lịch sử.
B. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
C. Nhận thức lịch sử và hiểu biết lịch sử.
D. Hiện thực lịch sử và tái hiện lịch sử.

Câu 2. Hiện thực lịch sử là gì?

A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.
C. Là những gì đã xảy ra trong quả khứ mà con người nhận thức được.
D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.

Câu 3. So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?

A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.
B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.
C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.
D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.

Câu 4. Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của Sử học?

A. Nhận thức, giáo dục và dự báo
B. Nghiên cứu, học tập và dự báo.
C. Giáo dục, khoa học và dự báo.
D. Nhận thức, khoa học và giáo dục.

Câu 5. Lịch sử được con người nhận thức phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây của người tìm hiểu Lịch sử?

A. Mức độ hiểu biết về lịch sử.
B. Nhu cầu và năng lực tìm hiểu.
C. Đối tượng tiến hành nghiên cứu.
D. Khả năng nhận thức lịch sử.

Câu 6. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và rút ra bài học kinh nghiệm hiện tại là chức năng nào của sử học?

A. Chức năng xã hội.
B. Chức năng khoa học
C. Chức năng giáo dục.
D. Chức năng dự báo.

BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

Câu 1. Ý nào sau đây không phản ánh đúng lý do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.
B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.
C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần tiếp tục tìm tòi khám phá.
D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

Câu 2. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

A. Học trên lớp
B. Xem phim tài liệu, lịch sử.
C. Tham quan, điền dã.
D. Học trong phòng thí nghiệm.

Câu 3. Đâu không phải là nghề nghiệp mà học tập Lịch sử có thể mang lại?

A. Nhà khảo cổ học.
B. Hướng dẫn viên du lịch.
C. Giáo viên Lịch sử.
D. Kiến trúc sư.

Câu 4. Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây?

A. Giúp con người phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần.
B. Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức.
C. Làm phong phú và đa dạng hiện thực lịch sử.
D. Tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.

Câu 5. Kết nối lịch sử với cuộc sống chính là

A. sử dụng tri thức lịch sử để hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
B. sử dụng những kiến thức trong quá khứ để thay đổi cuộc sống hiện tại.
C. kết nối giữa hiện thực lịch sử với nhận thức lịch sử bằng các nguồn sử liệu.
D. sưu tầm và sử dụng các nguồn sử liệu để làm sáng tỏ hiện thực lịch sử.

Câu 6. Nội dung nào là nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu?

A. Tìm kiếm, tra cứu và xử lý sử liệu.
B. Tìm kiếm và chọn lọc nguồn sử liệu.
C. Sưu tầm và xử lí thông tin sử liệu.
D. Sưu tầm và chọn lọc nguồn sử liệu.

BÀI 3 – SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI

Câu 1. Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?

A. Xác định giá trị thực tế của di sản.
B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.
C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.
D. Tu bổ và phục hồi di sản thường xuyên.

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?

A. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.
B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
C. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.

Câu 3. Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?

A. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Góp phần phát triển đa dạng Lịch sử và làm tăng giá trị của di sản.
C. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản.
D. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản.

Câu 4. Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là

A. khắc phục tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên đến di sản.
B. góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền giá trị di sản qua các thế hệ.
C. góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa và đa dạng Lịch sử trên toàn cầu.
D. tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của di sản.

Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên?

A. Góp phần phát triển đa dạng sin
B. Loại bỏ tác động của con người đến di sản.
C. Thực hành giá trị của các di sản thiên nhiên.
D. Góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa.

Câu 6. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?

A. Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới.
B. Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
C. Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch.
D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước ra bên ngoài.

Câu 7. Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là

A. cung cấp đầy đủ những tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.
B. thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.
C. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.
D. giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hoá.

BÀI 4 – KHÁI NIỆM VĂN MINH.
VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KỲ CỔ - TRUNG ĐẠI

Câu 1: Toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử được gọi là

A. văn minh
B. văn hóa
C. chữ viết
D. nhà nước

Câu 2: Sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người, trạng thái phát triển cao của văn hóa được gọi là

A. trí tuệ
B. văn minh
C. xã hội
D. đẳng cấp

.....

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng – sai

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, và trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người phải nhẫn hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng...”

(Tuyên bố về những chính sách văn hóa của hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì tháng 8-1982 tại Mexico)

a. Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày.

b. Văn hóa xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người.

c. Văn hóa là giai đoạn phát triển cao của văn minh.

d. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các dân tộc cần có những biện pháp để bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

"Văn minh là một giai đoạn phát triển cao của xã hội loài người, đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhà nước, chữ viết, và những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, kỹ thuật. Ở phương Đông cổ đại, các nền văn minh đầu tiên như Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ, và Trung Hoa hình thành tại lưu vực các con sông lớn. Tại đây, con người biết xây dựng hệ thống thủy lợi, phát triển nông nghiệp, và tạo ra những thành tựu văn hóa quan trọng như lịch pháp, chữ viết tượng hình, và các công trình kiến trúc đồ sộ. Những nền văn minh này không chỉ tạo ra bước ngoặt trong lịch sử nhân loại mà còn đặt nền móng cho sự phát triển của các xã hội về sau."
(Nguồn: Nguyễn Văn Hùng, Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

a. Văn minh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhà nước, chữ viết và những thành tựu kinh tế, văn hóa quan trọng.

b. Các nền văn minh phương Đông cổ đại chủ yếu phát triển tại những khu vực sa mạc rộng lớn, ít nước.

c. Nông nghiệp và hệ thống thủy lợi là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nền văn minh phương Đông cổ đại.

d. Những nền văn minh phương Đông cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập và Ấn Độ không để lại ảnh hưởng đáng kể đối với các xã hội về sau.

............

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 1 Lịch sử 10 Cánh diều

2. Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

BÀI 1: LỊCH SỬ HIỆN THỰC VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

Câu 1: Khái niệm nào sau đây là đúng?

A. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
B. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi dân tộc.
C. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi quốc gia.
D. Lịch sử là quá trình tiến hóa của con người.

Câu 2: Lịch sử được hiểu theo những nghĩa nào sau đây?

A. Tái hiện lịch sử và học tập lịch sử.
B. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
C. Nhận thức lịch sử và hiểu biết lịch sử.
D. Hiện thực lịch sử và tái hiện lịch sử.

Câu 3: Khái niệm nào là đúng về Sử học?

A. Sử học là khoa học nghiên cứu về hoạt động của con người.
B. Sử học là khoa học nghiên cứu về văn hóa của con người.
C. Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
D. Sử học là khoa học nghiên cứu về tiến hóa của con người.

Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là

A. quá trình phát triển của loài người
B. những hoạt động của loài người.
C. quá trình tiến hóa của loài người.
D. toàn bộ quá khứ của loài người.

Câu 6: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của Sử học?

A. Nhận thức, giáo dục và dự báo.
B. Nghiên cứu, học tập và dự báo.
C. Giáo dục, khoa học và dự báo
D. Nhận thức, khoa học và giáo dục.

Câu 7: Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ là chức năng nào của Sử học?

A. Khoa học.
B. Tái hiện
C. Nhận biết.
D. Phục dựng.

Câu 8: Qua câu truyện cổ tích “Thánh Gióng” đánh đuổi giặc Ân. Hãy cho biết, đây thuộc loại nguồn sử liệu nào?

A. Sử liệu viết.
B. Sử liệu truyền miệng.
C. Sử liệu hình ảnh.
D. Sử liệu đa phương tiện.

BÀI 3: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

Câu 1. Một trong những đối tượng nghiên cứu của Sử học là

A. toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ.
B. một phần đời sống của loài người trong quá khứ.
C. nghiên cứu về kinh tế - xã hội của loài người.
D. nghiên cứu về nguồn gốc của xã hội loài người.

Câu 2. Trong xu thế hội nhập hiện nay, một trong những ngành có thế mạnh và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội ở nhiều quốc gia là

A. du lịch.
B. kiến trúc.
C. thương mại.
D. dịch vụ.

Câu 3. Ngành nào sao đây đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia ?

A. Du lịch
B. Kiến trúc.
C. Kinh tế.
D. Dịch vụ.

Câu 4. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính

A. kế thừa.
B. nguyên trạng.
C. tái tạo.
D. nhân tạo.

Câu 5. Di sản nào sao đây được xem là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Cung điện
. B. Nhà cổ.
C. Lăng tẩm.
D. Hát xoan.

BÀI 4: KHÁI NIỆM VĂN MINH. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Câu 1. Yếu tố tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội là

A. văn học.
B. văn hóa.
C. văn tự.
D. văn minh.

Câu 2. Những nền văn minh nào ở phương Đông vào thời cổ đại vẫn tiếp tục phát triển thời kỳ trung đại?

A. Văn minh May-a và văn minh In-ca.
B. Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
C. Văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.
D. Văn minh A-dơ-tếch và văn minh In-ca.

Câu 3. Hệ thống chữ viết cổ nhất của người Ai Cập được gọi là

A. chữ tượng thanh.
B. chữ tượng hình.
C. chữ tượng ý.
D. Chữ cái Rô-ma.

Câu 4. Văn học Ấn Độ trở thành nguồn cảm hứng không chỉ trong nước mà nó còn lan một số nơi khác trên thế giới, tiêu biểu là ở khu vực nào?

A. Phía Tây châu Á.
B. Đông Bắc Á.
C. Đông Nam Á.
D. Châu Đại Dương.

Câu 5. Đâu là khái niệm văn minh của loài người?

A. Là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần.
B. Là sự phát triển rất cao về giáo dục và văn hóa.
C. Là sự đi đầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
D. Là sự chuyển hóa thành công từ vượn thành người.

.............

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI

Câu 1: Đọc tư liệu

“Tháp Ép-phen (Pháp) được khánh thành vào ngày 31-3-1889 sau 21 tháng xây dựng. Tháp nặng 7000 tấn, cao 300 mét, được làm từ 18000 thanh thép nối với nhau bởi 2,5 triệu chiếc đinh tán. Tháp Ép-phen là một thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại, là niềm tự hào của dân Pháp nói chung và Pa-ri nói riêng”.

a. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá. Đ

b. Cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại nổ ra đầu tiên ở nước Anh vào những năm 60 của thế kỉ XVIII. Đ

c. Tháp Ép-phen (Pháp) một thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại, là niềm tự hào của dân Pháp ở thế kỉ XVIII. S

d. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ điện khí hóa sang cơ khí hoá, làm thay đổi căn bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa. S

Câu 2: Đọc tư liệu sau

“Các phương tiện truyền thông như điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880, liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới, đầu thế kỷ XX hình thành một lĩnh vực kỹ thuật điện mới là điện tử học và ngành công nghiệp điện tử ra đời, mở đầu kỷ nguyên điện khí hóa, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất. Trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự diễn ra cuộc cách mạng cơ khí hóa và tự động hóa, vũ khí trang bị mà điển hình là các phương tiện chiến tranh được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất”.

a. Sự phát triển mạnh mẽ của động cơ đốt trong, động cơ điện, điện tín, điện thoại tạo nên một bước phát triển mới trong công nghiệp. Đ

b. Điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880, liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới. Đ

c. Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội. S

d. Mở rộng giao lưu và quan hệ giữa con người với con người, đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất. S

Câu 3: Đọc tư liệu

“Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ”.

a. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn chỉ ra ở các nước châu Âu vào nửa sau thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Đ

b. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí hoa, điện khí hóa. S

c. Máy hơi nước ra đời, lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu. Đ

d. Những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Đ

Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Phong trào văn hóa Phục hưng có nghĩa là tái sinh trở về với những giá trị tinh hoa của nền văn minh Hy Lạp – La Mã. Đây không những là cuộc cách mạng về văn hóa mà còn là cuộc tấn công đầu tiên của lực lượng tiến bộ trong xã hội vào giai cấp phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đường thời.

a) Phong trào văn hóa Phục hưng chỉ tập trung vào lĩnh vực văn hóa mà không có ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác

b) Phong trào Phục hưng không chỉ dừng lại ở lĩnh vực văn hóa mà còn mang tính chất phản kháng và thách thức quyền lực của giai cấp phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo

c) Cuộc tấn công đầu tiên của lực lượng tiến bộ trong xã hội vào giai cấp phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo bắt nguồn từ phong trào văn hóa Phục hưng.

d) Phong trào văn hóa Phục hưng là sự trở về với những giá trị tinh hoa của nền văn minh Hy Lạp – La Mã.

PHẦN III: TỰ LUẬN

1. Trình bày và nêu ý nghĩa về các thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp và La mã cổ đại?

2. Trình bày và nêu ý nghĩa về các thành tựu tiêu biểu của văn minh thời phục hưng?

3. Nêu các thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại?

4. Trình bày ý nghĩa của cuộc cách mạng CN lần thứ nhất và lần thứ hai đối với kinh tế, xã hội và văn hóa?

...........

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 1 Lịch sử 10

3. Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức

I. Trắc nghiệm ôn thi cuối kì 1 Lịch sử 10

Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là

A. toàn bộ quá khứ của loài người.
B. những hoạt động của loài người.
C. quá trình tiến hóa của loài người.
D. quá trình phát triển của loài người.

Câu 2. Nhận thức lịch sử là gì?

A. Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua
B. Là những công trình nghiên cứu lịch sử
C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau
D. Là những lễ hội lịch sử văn hóa được phục dựng

Câu 3: Hiện thực lịch sử là gì?

A. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ
B. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ của loài người
C. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.
D Là khoa học tìm hiểu về quá khứ

Câu 4. Góp phần truyền bá những truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau là nhiệm vụ nào của sử học?

A. Nhận thức.
B. Khoa học.
C. Giáo dục.
D. Tìm hiểu.

Câu 5. Nội dung nào sau đây là lịch sử được con người nhận thức?

A. Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
C. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
D. Câu chuyện Con ngựa thành Tơ-roa.

Câu 6. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và rút ra bài học kinh nghiệm hiện tại là chức năng nào của sử học?

A. Chức năng giáo dục.
B. Chức năng xã hội.
C. Chức năng khoa học.
D. Chức năng dự báo.

Câu 7. Sử học có chức năng nào sau đây?

A. Khoa học và nhân văn.
B. Khoa học và xã hội.
C. Khoa học và giáo dục.
D. Khoa học và nghiên cứu.

Câu 8. Tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người là khái niệm:

A. Lịch sử.
B. Hiện thực lịch sử.
C. Nhận thức lịc sử.
D. Khoa học lịch sử.

Câu 9. So với hiện thức lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?

A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử
B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử
B. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử
D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử

Câu 10. Ý nào sau đây không phải là đối tượng nghiên cứu của Sử học?

A. Quá khứ của toàn thể nhân loại
B. Quá khứ của một quốc gia hoặc khu vực trên thế giới
C. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người
D. Những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong quá khứ

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là chức năng của sử học?

A. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.
B. Góp phần dự báo về tương lai của đất nước
C. Khôi phục các sự kiện lịch sử trong quá khứ.
D. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của sử học?

A. Rút ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.
B. Cung cấp tri thức lịch sử khoa học, chân thực.
C. Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại.

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống.

Câu 1. Việc khám phá, học tập lịch sử giúp con người

A. đánh giá được khả năng của bản thân.
B. đánh giá được vai trò của lịch sử.
C. nhận xét đúng bản chất của xã hội.
D. hiểu được lịch sử văn minh nhân loại.

Câu 2. Học tập và nghiên cứu lịch sử đưa đến cơ hội nào cho con người?

A. Hội nhập với thế giới.
B. Nhà nghiên cứu lịch sử.
C. Nghề nghiệp mới.
D. Cơ hội về tương lai mới.

Câu 3. Con người cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử

A. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.
B. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
C. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bồ sung thường xuyên.
D. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện tại.

Câu 4. Nội dung nào không phải là tác dụng trong việc khám phá và nghiên cứu lịch sử?

A. Hiểu biết được những thành tựu và văn minh nhân loại.
B. Tạo ra một kho tàng tri thức cho nhân loại.
C. Rút ra những bài học có giá trị từ lịch sử.
D. Hiểu biết được những kinh nghiệm quý báu từ lịch sử.

Câu 5. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

A. Cung cấp những tri thức về sự về sự phát triển của sinh giới.
B. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán, tin tưởng vào tương lai.

Câu 6. Nội dung phản ánh của đoạn trích dẫn sau là gì?

“Sử đề ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sđd, tr. 101)

A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.
B. Người Việt Nam cần phải biết về lịch sử Việt Nam.
C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
D. Người Việt cần phải tường tận về gốc tích của mình.

Câu 7. Ý nào sau đây không phản ánh đúng lý do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời mới nắm bắt được lịch sử.
B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.
C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.
D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

Câu 8. Tìm hiểu và cho biết: Trong các bộ phim truyền hình sau của Việt Nam, bộ phim nào sử dụng chất liệu tri thức lịch sử?

A. Đêm hội Long Trì (Hãng phim truyện Việt Nam, 1989).
B. Cảnh sát hình sự (Đài truyền hình Việt Nam, 1997).
C. Đất phương Nam (Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, 1997).
D. Về nhà đi con (Đài truyền hình Việt Nam, 2019).

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Câu 1. Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là

A. di sản văn hoá đặc biệt.
B. di sản văn hoá quốc gia.
C. di tích lịch sử quan trọng đặc biệt.
D. nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.

Câu 2. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể góp phần

A. Khắc phục những tác động tiêu cực của con người.
B. Tu bổ, phục dựng những di sản văn hóa bị xuống cấp.
C. Giữ hiện vật nguyên vẹn và làm tăng giá trị của hiện vật.
D. Tái hiện lại những di sản lịch sử văn hóa

Câu 3. Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam, của các nước trong khu vực và thế giới sẽ tạo ra cơ hội nào sau đây?

A. Định hướng nghề nghiệp.
B. Hội nhập thành công.
C. Hợp tác về kinh tế.
D. Hiểu biết về tương lai.

Câu 4. Di tích Chùa Thiên Mụ là di sản văn hóa nào dưới đây?

A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản thiên nhiên.
C. Di sản văn hóa phi vật thể.
D. Di sản văn hóa hỗn hợp.

Câu 5. Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hoá?

A. Bảo vệ và lưu giữ các giá trị các di sản.
B. Bảo vệ và khôi phục các di sản.
C. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.
D. Bảo tồn và khôi phục các di sản.

Câu 6. Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị

A. khoa học, kinh tế, văn hoá.
B. lịch sử, kinh tế, chính trị.
C. kinh tế, giáo dục, văn hoá.
D. lịch sử, văn hoá, khoa học.

Câu 7. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động

A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.
B. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.
C. phát triển và lan toả các giá trị di sản.
D. lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản.

Câu 7. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên góp phần

A. Tái hiện lại những di sản lịch sử văn hóa .
B. Giữ lại những giá trị và truyền thống văn hóa tốt đẹp.
C. Mang lại lợi ích về vật chất và tinh thần to lớn.
D. làm tăng giá trị khoa học của di sản.

Câu 8. Dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa nào dưới đây?

A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản thiên nhiên.
C. Di sản văn hóa hỗn hợp.
D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền Văn Minh Phương Đông thời kỳ cổ trung đại

*Nhận biết:

Câu 1: Loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại:

A. Đền tháp, thành quách
B. Lăng mộ, đền tháp
C. Cung điện, đền thờ và kim tự tháp
D. Tháp chùa, kim tự tháp.

Câu 2: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại được gọi là

A. vua.
C. thiên tử.
B. hoàng đế.
D. pha-ra-ông.

Câu 3: Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là gì?

A. Các loại lâm thổ sản.
B. Vàng, bạc.
C. Tơ lụa, gốm sứ.
D. Hương liệu.

Câu 4: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ?

A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Hin-đu giáo.
D. Bà La Môn giáo.

Câu 5. Một trong những tác phẩm văn học nổi bật dưới thời Minh – Trung Hoa là

A. Truyện Kiều.
B. Thơ Dâng.
C. Kinh Thi.
D. Tam Quốc diễn nghĩa.

Câu 6. Loại văn tự sớm phát triển ở Trung Hoa là

A. Chữ Lệ Thư.
B. Chữ Tiểu triện.
C. Chữ giáp cốt.
D. Chữ Hán.

Câu 7. Tôn giáo nào sau đây có ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc nhất Ấn Độ?

A. Phật giáo.
B. Hinđu giáo
C. Thiên chúa giáo.
D. Hồi giáo.

Câu 8. Phát minh về kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành hàng hải?

A. Thuốc súng
B. Làm giấy.
C. Kĩ thuật in.
D. La bàn.

Câu 9. Tôn giáo nào sau đây được truyền bá mạnh mẽ ở Trung Quốc thời Đường?

A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Hồi giáo.

Câu 10. Nội dung nào phản ánh đúng về văn học Ấn Độ thời kì cổ - trung đại?

A. Chứa đựng giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc.
B. Đa dạng về thể loại, nội dung, phong cách nghệ thuật.
C. Đạt đến trình độ cao về nghệ thuật ước lệ.
D. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.

Câu 11. Văn hoá truyền thống Ấn Độ được truyền bá, gây ảnh hưởng rõ nét nhất ở

A. Tây Á.
B. Đông Nam Á.
C. Trung Đông.
D. Trung Quốc.

Câu 12. Ấn Độ là cái nôi của những tôn giáo lớn nào dưới đây?

A. Phật giáo, Đạo giáo.
B. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
C. Phật giáo, Hin-đu giáo.
D. Phật giáo, Hồi giáo.

*Thông hiểu:

Câu 1. Sự truyền bá những thành tựu của nền văn minh Trung Hoa ra bên ngoài đã khẳng định

A. sự phát triển mạnh mẽ của lịch sử và văn hóa Trung Hoa.
B. Trung Hoa tiến hành rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
C. mối liên hệ giữa văn minh phương Đông và phương Tây.
D. những đóng góp to lớn cho nền khoa học của nhân loại.

Câu 2. Nội dung nào phản ánh đúng về văn học Ấn Độ thời kì cổ - trung đại?

A. Chứa đựng giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc.
B. Đa dạng về thể loại, nội dung, phong cách nghệ thuật.
C. Đạt đến trình độ cao về nghệ thuật ước lệ.
D. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.

Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa các thành tựu của văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại?

A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
B. Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ấn Độ.
C. Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực khoa học hiện đại.
D. Mở đường cho văn minh Tây Âu thời trung đại phát triển.

Câu 4. Sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Trung Hoa thời kì cổ trung đại đã

A. phát minh những ngành khoa học cho nhân loại.
B. thúc đẩy giao thương giữa phương Đông và Phương Tây.
C. thúc đẩy sự phát triển rực rỡ của văn minh phương Tây.
D. đóng góp quan trọng vào kho tàng tri thức của nhân loại.

............

II. Câu hỏi tự luận ôn thi cuối kì 1 Sử 10

1. Nêu chức năng, nhiệm vụ của sử học.

2. Giải thích khái niệm sử học.

3. Phân biêt hiện thực lịch sử và lịch sử đươc con người nhận thức

4. Vì sao cần phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời.

5. Nêu tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.

6. Nêu vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch.

7. Kể tên các di sản văn hóa của Thừa Thiên Huế được UNESCO công nhân là di sản văn hóa thế giới? Theo em, thế hệ trẻ Thừa Thiên Huế cần làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản đó?

8. Nêu thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai cập về chữ viết, khoa học tự nhiên, kiến trúc, điêu khắc?

9. Nêu thành tựu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ về chữ viết, văn học nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo?

10. Nêu thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Hoa về chữ viết, văn học nghệ thuật, khoa học kĩ thuật.

11. Những thành tựu của văn minh Trung Hoa có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với sự phát triển của nhân loại.

12. Những thành tựu của văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng đến những nơi nào? Việt Nam chịu ảnh hưởng những yểu tố nào của văn minh Ấn Độ.

13. Ý nghĩa về những thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy lạp – La mã về khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo và thể thao.

14. Em hãy nhận xét về thành tựu Chữ viết, thiên văn học, kiến trúc, điêu khắc của văn minh Hy lạp- La mã. (so với Phương Đông)

15. Ý nghĩa về những thành tựu tiêu biểu của văn minh thời kỳ Phục Hưng về văn học, hội họa, kiến trúc điêu khắc.

16. Em nhận xét gì về những thành tựu của văn minh thời kỳ Phục Hưng về văn học, hội họa, kiến trúc điêu khắc.

.......

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 10

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Lịch sử 10
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm