Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập Lịch sử 10 học kì 1 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai kết hợp tự luận kèm theo.
Đề cương ôn tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo học kì 1 bao gồm 7 trang giúp học sinh tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, đề cương ôn tập học kì 1 Toán 10 Chân trời sáng tạo.
Đề cương học kì 1 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - Cấu trúc mới
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
BÀI 1: LỊCH SỬ HIỆN THỰC VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
Câu 1: Khái niệm nào sau đây là đúng?
A. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
B. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi dân tộc.
C. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi quốc gia.
D. Lịch sử là quá trình tiến hóa của con người.
Câu 2: Lịch sử được hiểu theo những nghĩa nào sau đây?
A. Tái hiện lịch sử và học tập lịch sử.
B. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
C. Nhận thức lịch sử và hiểu biết lịch sử.
D. Hiện thực lịch sử và tái hiện lịch sử.
Câu 3: Khái niệm nào là đúng về Sử học?
A. Sử học là khoa học nghiên cứu về hoạt động của con người.
B. Sử học là khoa học nghiên cứu về văn hóa của con người.
C. Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
D. Sử học là khoa học nghiên cứu về tiến hóa của con người.
Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
A. quá trình phát triển của loài người
B. những hoạt động của loài người.
C. quá trình tiến hóa của loài người.
D. toàn bộ quá khứ của loài người.
Câu 6: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của Sử học?
A. Nhận thức, giáo dục và dự báo.
B. Nghiên cứu, học tập và dự báo.
C. Giáo dục, khoa học và dự báo
D. Nhận thức, khoa học và giáo dục.
Câu 7: Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ là chức năng nào của Sử học?
A. Khoa học.
B. Tái hiện
C. Nhận biết.
D. Phục dựng.
Câu 8: Qua câu truyện cổ tích “Thánh Gióng” đánh đuổi giặc Ân. Hãy cho biết, đây thuộc loại nguồn sử liệu nào?
A. Sử liệu viết.
B. Sử liệu truyền miệng.
C. Sử liệu hình ảnh.
D. Sử liệu đa phương tiện.
BÀI 3: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC
Câu 1. Một trong những đối tượng nghiên cứu của Sử học là
A. toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ.
B. một phần đời sống của loài người trong quá khứ.
C. nghiên cứu về kinh tế - xã hội của loài người.
D. nghiên cứu về nguồn gốc của xã hội loài người.
Câu 2. Trong xu thế hội nhập hiện nay, một trong những ngành có thế mạnh và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội ở nhiều quốc gia là
A. du lịch.
B. kiến trúc.
C. thương mại.
D. dịch vụ.
Câu 3. Ngành nào sao đây đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia ?
A. Du lịch
B. Kiến trúc.
C. Kinh tế.
D. Dịch vụ.
Câu 4. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính
A. kế thừa.
B. nguyên trạng.
C. tái tạo.
D. nhân tạo.
Câu 5. Di sản nào sao đây được xem là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Cung điện
. B. Nhà cổ.
C. Lăng tẩm.
D. Hát xoan.
BÀI 4: KHÁI NIỆM VĂN MINH. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI
Câu 1. Yếu tố tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội là
A. văn học.
B. văn hóa.
C. văn tự.
D. văn minh.
Câu 2. Những nền văn minh nào ở phương Đông vào thời cổ đại vẫn tiếp tục phát triển thời kỳ trung đại?
A. Văn minh May-a và văn minh In-ca.
B. Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
C. Văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.
D. Văn minh A-dơ-tếch và văn minh In-ca.
Câu 3. Hệ thống chữ viết cổ nhất của người Ai Cập được gọi là
A. chữ tượng thanh.
B. chữ tượng hình.
C. chữ tượng ý.
D. Chữ cái Rô-ma.
Câu 4. Văn học Ấn Độ trở thành nguồn cảm hứng không chỉ trong nước mà nó còn lan một số nơi khác trên thế giới, tiêu biểu là ở khu vực nào?
A. Phía Tây châu Á.
B. Đông Bắc Á.
C. Đông Nam Á.
D. Châu Đại Dương.
Câu 5. Đâu là khái niệm văn minh của loài người?
A. Là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần.
B. Là sự phát triển rất cao về giáo dục và văn hóa.
C. Là sự đi đầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
D. Là sự chuyển hóa thành công từ vượn thành người.
.............
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Câu 1: Đọc tư liệu
“Tháp Ép-phen (Pháp) được khánh thành vào ngày 31-3-1889 sau 21 tháng xây dựng. Tháp nặng 7000 tấn, cao 300 mét, được làm từ 18000 thanh thép nối với nhau bởi 2,5 triệu chiếc đinh tán. Tháp Ép-phen là một thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại, là niềm tự hào của dân Pháp nói chung và Pa-ri nói riêng”.
a. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá. Đ
b. Cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại nổ ra đầu tiên ở nước Anh vào những năm 60 của thế kỉ XVIII. Đ
c. Tháp Ép-phen (Pháp) một thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại, là niềm tự hào của dân Pháp ở thế kỉ XVIII. S
d. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ điện khí hóa sang cơ khí hoá, làm thay đổi căn bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa. S
Câu 2: Đọc tư liệu sau
“Các phương tiện truyền thông như điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880, liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới, đầu thế kỷ XX hình thành một lĩnh vực kỹ thuật điện mới là điện tử học và ngành công nghiệp điện tử ra đời, mở đầu kỷ nguyên điện khí hóa, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất. Trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự diễn ra cuộc cách mạng cơ khí hóa và tự động hóa, vũ khí trang bị mà điển hình là các phương tiện chiến tranh được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất”.
a. Sự phát triển mạnh mẽ của động cơ đốt trong, động cơ điện, điện tín, điện thoại tạo nên một bước phát triển mới trong công nghiệp. Đ
b. Điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880, liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới. Đ
c. Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội. S
d. Mở rộng giao lưu và quan hệ giữa con người với con người, đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất. S
Câu 3: Đọc tư liệu
“Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ”.
a. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn chỉ ra ở các nước châu Âu vào nửa sau thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Đ
b. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí hoa, điện khí hóa. S
c. Máy hơi nước ra đời, lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu. Đ
d. Những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Đ
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Phong trào văn hóa Phục hưng có nghĩa là tái sinh trở về với những giá trị tinh hoa của nền văn minh Hy Lạp – La Mã. Đây không những là cuộc cách mạng về văn hóa mà còn là cuộc tấn công đầu tiên của lực lượng tiến bộ trong xã hội vào giai cấp phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đường thời.
a) Phong trào văn hóa Phục hưng chỉ tập trung vào lĩnh vực văn hóa mà không có ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác
b) Phong trào Phục hưng không chỉ dừng lại ở lĩnh vực văn hóa mà còn mang tính chất phản kháng và thách thức quyền lực của giai cấp phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo
c) Cuộc tấn công đầu tiên của lực lượng tiến bộ trong xã hội vào giai cấp phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo bắt nguồn từ phong trào văn hóa Phục hưng.
d) Phong trào văn hóa Phục hưng là sự trở về với những giá trị tinh hoa của nền văn minh Hy Lạp – La Mã.
PHẦN III: TỰ LUẬN
1. Trình bày và nêu ý nghĩa về các thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp và La mã cổ đại?
2. Trình bày và nêu ý nghĩa về các thành tựu tiêu biểu của văn minh thời phục hưng?
3. Nêu các thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại?
4. Trình bày ý nghĩa của cuộc cách mạng CN lần thứ nhất và lần thứ hai đối với kinh tế, xã hội và văn hóa?
...........
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 1 Lịch sử 10