Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 25 Đề thi học kì 1 Văn 10 (Có ma trận, đáp án)

Bộ đề thi cuối kì 1 Văn 10 năm 2024 - 2025 gồm 25 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 10 có đáp án giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình.

TOP 25 đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 10 được biên soạn theo cấu trúc rất đa dạng gồm cả đề theo cấu trúc minh họa 2025 và đề trắc nghiệm kết hợp tự luận. Qua đó giúp giáo viên tham khảo lựa chọn ra đề thi cho các bạn học sinh của mình phù hợp với quy định chung của trường mình dạy học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10.

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2024 - 2025

1. Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 10

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TUỔI THƠ

1) Trong giấc ngủ của con
Đỏ ối trời hoa gạo
Nhớ mẹ nhớ bà những năm giông bão
Mùi rơm rạ huây hoai
Mùi bùn non ngây ngái
Tuổi thơ con lấm láp bãi bồi
Cho chuồn ngô cắn rốn
Tưởng sông Hồng hẹp hơn
Thân chuối lạc đã vớt con lúc đuối.

(2) Trong giấc ngủ của con
Đỏ rát trời đạn lửa
Thương mẹ thương bà những năm chiến tranh
Tất tả gánh gồng xuôi ngược
Cháu con một đầu, nồi chảo một đầu
Con ngồi hát giữa chập chèng xoong chậu
Con đâu hay bà và mẹ khóc thầm
Tưởng khóc thế là chiến tranh mau hết
Nhưng bom đạn dường như không cần biết.

3) Trong giấc ngủ của con
Không có bà Tiên, cô Tấm
Chỉ có u u những hồi còi báo động
Và chiếc chạc xoan muốn được hóa nỏ thần
Chỉ là giấc mơ thôi nhưng bà, mẹ vẫn tin
Cái khao khát thơ ngây cũng giúp người lớn sống
Đất nước trường tồn từ chắt chiu hy vọng
Trong mỗi căn hầm
Có tiếng dế tuổi thơ con!

(Trương Nam Hương, Viết tặng những mùa xưa, NXB Thanh niên 1999, tr.42)

Thực hiện các yêu cầu/Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Chỉ ra căn cứ để xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Nêu những hình ảnh thiên nhiên quê hương được nhắc đến trong khổ thơ (1) của bài thơ.

Câu 3: Phân tích tác dụng của việc đảo trật từ trong hai câu thơ sau:

Trong giấc ngủ của con
Đỏ rát trời đạn lửa

Câu 4. Nhận xét tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ.

Câu 5. Tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh được thể hiện trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 6. Trong bài thơ, tác giả viết: “Cái khao khát thơ ngây cũng giúp người lớn sống”. Theo em, “cái khao khát thơ ngây” có giúp mỗi người vượt lên những khó khăn, thử thách của cuộc sống hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Phát ngôn tùy tiện, thiếu suy nghĩ là một trong những tình trạng phổ biến của các bạn trẻ hiện nay.

Anh/chị hãy viết một bài luận (khoảng 600 chữ) thuyết phục một người bạn từ bỏ thói quen tuỳ tiện trong phát ngôn.

Đáp án đề thi cuối kì 1 Văn 10

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

Căn cứ để xác định thể thơ tự do của đoạn trích trên là số tiếng (chữ) ở các câu thơ không bằng nhau, không tuân theo qui luật

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm.

0,75

2

Những hình ảnh thiên nhiên quê hương được nhắc đến trong khổ thơ đầu bài thơ:

- Hoa gạo nở

- Bãi bồi

- Dòng sông

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời đúng 2 hình ảnh: 0,5 điểm.

- HS trả lời đúng 1 hình ảnh: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm.

0,75

3

Tác dụng của việc đảo trật từ trong hai câu thơ sau:

Trong giấc ngủ của con
Đỏ rát trời đạn lửa

- Đảo trật tự từ: Đỏ rát trời đạn lửa

- Tác dụng

+ Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng về kí ức về tuổi thơ gắn với bom đạn, chiến tranh của nhân vật trữ tình

- Tạo cách diễn đạt giàu hình ảnh, thể hiện sự sáng tạo trong cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương, đủ ý như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời được một ý nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

- HS trả lời sai/không trả lời: 0,0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,0

4

Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình bộc lộ trong bài thơ.

- Tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ là:

+ Nỗi nhớ thương, sự thấu hiểu, xót thương với những vất vả, cực nhọc của bà, của mẹ; Tình yêu thương, trân trọng, biết ơn đối với bà với mẹ

+ Tình yêu quê hương....

- Nhận xét: Đó là những tình cảm đó chân thành và sâu sắc; thể hiện tâm hồn giàu cảm xúc của nhân vật trữ tình. Những tình cảm đó khơi gợi được nỗi niềm đồng cảm, sự xúc động ở người đọc.

….……………

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương 2 ý như đáp án: 1,0 điểm.

- HS trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm.

1,0

5

- Tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh được miêu tả trong bài thơ: Gắn với những hình ảnh quê hương quen thuộc, gần gũi, trong tình yêu thương bao bọc, chở che của bà và mẹ nhưng chịu hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, mưa bom, bão đạn…

- Suy nghĩ - HS có thể trả lời theo gợi ý sau:

+ Đó là tuổi thơ không êm đềm, bất hạnh, thiệt thòi của những đứa trẻ trong hoàn cảnh chiến tranh…

+ Từ đó, ta thêm trân trọng những phút giây hoà bình, biết ơn công lao của thế hệ cha ông đã đổ bao mồ hôi xương máu cho cuộc sống hòa bình hôm nay…

Hướng dẫn chấm:

- Khái quát nội dung bài thơ: 0,25

- Học sinh trả lời suy nghĩ của bản thân về tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh một cách hợp lí, phù hợp, sâu sắc: 1,0 điểm

1,25

6

Theo em, “cái khao khát thơ ngây” giúp mỗi người vượt lên những khó khăn, thử thách của cuộc sống? Vì sao?

- Nêu được quan điểm của mình.

- Lí giải được quan điểm: nội dung lí giải đảm bảo tính logic, thuyết phục, ngắn gọn.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh nêu được quan điểm của mình và lí giải hợp lí: 1,25 điểm.

- Học sinh nêu được quan điểm của mình, lí giải chung chung: 1,0 điểm

- Học sinh nêu được quan điểm của mình, chưa lí giải: 0,5 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,25

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

- Dung lượng

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thuyết phục một người bạn từ bỏ một thói quen tuỳ tiện trong phát ngôn.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5

c. Viết bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu sau:

* Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận; trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý; lập luận chặt chẽ, thuyết phục (lí lẽ xác đáng, dẫn chứng thuyết phục để làm sáng tỏ cho lập luận).

* Đề xuất được hệ thống ý phù hợp, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

2,5

- Giải thích: Tuỳ tiện trong phát ngôn là nói ra những điều chưa suy nghĩ kĩ, chưa xác thực làm tổn thương người khác.

- Những biểu hiện của thói quen tuỳ tiện trong phát ngôn:

+ Không quan tâm tới thái độ của người nghe

+ Không suy nghĩ đến hậu quả lời nói

+ Không chịu trách nhiệm về lời mình nói ra.

- Tác hại của việc giữ thói quen:

+ Làm tổn hại danh dự bản thân

+ làm tổn thương người khác

…..

- Sự cần thiết của việc từ bỏ thói quen

+ Khiến bản thân trưởng thành hơn

+ Khiến bạn bè tôn trọng, yêu mến

- Giải pháp giúp từ bỏ thói quen phát ngôn tùy tiện

- Phản bác những ý kiến trái chiều

Hướng dẫn chấm:

- Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai được ít nhất 02 luận điểm (trong đó có luận điểm tác hạisự cần thiết….); trong mỗi luận điểm triển khai được ít nhất 02 vấn đề, lập luận chặt chẽ, kết hợp phân tích và dẫn chứng: 2,0 - 2,5 điểm.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai triển khai được ít nhất 02 luận điểm (trong đó có luận điểm tác hạisự cần thiết); trong mỗi luận điểm triển khai được ít nhất 01 vấn đề, lập luận tương đối chặt chẽ 1.5 -2,0 điểm.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai được ít nhất 2 luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề, lập luận chưa chặt chẽ 0,75-1,25 điểm.

- Xác định vấn đề nghị luận chưa rõ, bài làm sơ sài, phân tích lan man, không rõ luận điểm: 0,25-0,5 điểm

- Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn: 0,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm:

- HS đạt được cả 2 yêu cầu trên: 0,5 điểm

- Học sinh đạt được một trong hai yêu cầu trên: 0,25 điểm

0,5

TỔNG

I + II

10,0

Ma trận đề thi học kì 1 Văn 10

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

1

ĐỌC

Truyện ngắn

- Nhận diện một
số dấu hiệu về
hình thức và nội
dung liên quan
đến đặc điểm
của loại, thể loại
văn bản (đề tài,
đối tượng phản
ánh, nội dung
khái quát,…);
- Xác định một
số yếu tố ngôn
ngữ gắn với ngữ
cảnh của văn bản;...

- Phân tích, lí
giải các chi tiết,
cốt truyện, nhân
vật, ngôn ngữ,
các yếu tố nghệ
thuật,… phù hợp
với thể loại
- Phân tích, lí
giải cách trình
bày
cách trình thông
tin, kết hợp
phương tiện
ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ;

- Phân tích được
tác dụng của
biện pháp tu từ , các kiểu trích dẫn, chú thích, và cách
sử dụng ngôn
ngữ trong văn
bản;...

- Vận dụng những
hiểu biết về bối cảnh
lịch sử – văn hoá
được thể hiện trong
văn bản để lí giải ý
nghĩa, thông điệp của
văn bản;
- Mở rộng vấn đề, có
cái nhìn đa chiều về
vấn đề;
- Phân tích, đánh giá các
giá trị của văn bản
theo tiếp cận cá nhân;
- Liên hệ, kết nối các
yếu tố liên văn bản,
vận dụng vào giải
quyết tình huống thực
tiễn;...

Thơ trữ tình

Văn bản nghị luận

Sử thi

Sân khấu dân gian (chèo/tuồng)

Thực hành tiếng Việt

Câu hỏi

Tự luận: 2 câu

Tự luận: 2 câu

Tự luận: 2 câu

Tự luận: 6 câu

Tỷ lệ

15%

20%

25%

60%

2

VIẾT

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm văn học

- Nhận diện đối
tượng, vấn đề
- Đảm bảo cấu
trúc hình thức
bài viết
- Chính tả, chữ
viết.

- Phân tích các
yếu tố, chi tiết
liên quan đến
đối tượng, vấn
đề;
- Lí giải các khía
cạnh của đối
tượng, vấn đề;
- Dùng từ, đặt câu đúng.

- Kết nối nội dung,
vấn đề với cá nhân,
rút ra thông điệp
- Có phát hiện, ý
tưởng riêng, mới mẻ
hoặc có cách diễn đạt, trình bày độc đáo.

Viết bài luận
thuyết phục người
khác từ bỏ một
thói quen hay một
quan niệm

Câu hỏi

1

1

Tỷ lệ

10%

15%

15%

40%

Tổng tỷ lệ

25%

35%

40%

100%

Tổng

100%

100%

............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Ngữ văn 10

2. Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề thi cuối học kì 1 Ngữ văn 10

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau:

NỖI BUỒN LÀNG CHIẾU

(Trích)

(Tiêu Dao – Bảo Anh)

Từng suy rồi thịnh, từng có cả trăm hộ làm nghề nhưng bây giờ khung dệt bụi phủ, tay người chênh chao. Nỗi niềm của làng chiếu chẳng mấy người thấu tỏ khi chỉ duy nhất một bà lão còn dệt chiếu, nhưng cũng đầy chông chênh.

1. Gió buồn lay đồng cói

Làng Cẩm Nê (xã Hòa Tiến, Hoa Vang, Đà Nẵng) giờ đã khác khi đời sống người dân khấm khá hơn rất nhiều, bao quanh vẫn là đồng lúa đang chín vàng và chon von những ngôi nhà 2-3 tầng rợp bóng cây xanh. Làng từng nổi tiếng với nghề dệt chiếu, có những chiếc chiếu đặc biệt dệt để tiến vua. Người làng trong câu chuyện mỗi tối, vẫn cứ nhớ về cha ông mình với câu chuyện về một chiếc chiếu hoa được tiến kinh ngày trước. Chiếu rộng 2,5 mét và dài tới 25 mét, được những người dệt chiếu lão luyện làm trong gần một tháng. Nhờ chiếc chiếu ấy, người làng đã được ban thưởng trọng hậu và sau kỳ tích đó, tiếng tăm chiếu Cẩm Nê đã bay đi khắp nước.

[…] Nhưng làng chiếu bây giờ dường như chỉ còn cái tên, bởi chẳng còn những lách cách thoi đưa, những sợi cói rực rỡ trong nắng, những bãi đay bãi lác rì rào trong gió, tất cả chỉ là một thời quá vãng. Những cơn lốc của thị trường đã cuốn làng chiếu lao đao. Nào là những sản phẩm đệm, rồi chiếu nhựa, chiếu công nghiệp, thảm các loại với giá rẻ đã đánh sập cái nghề truyền thống mấy trăm năm của làng.

Hình: Bà Thông vẫn dệt chiếu, nhưng họa hoằn, khi có khách du lịch đến làng tham quan, khi có đặt hàng hoặc vào độ tết.

2. Người còn nhớ tiếng thoi đưa

Tôi đi khắp làng, ngang qua những xóm Đùng, xóm Đồng Khánh, xóm Bến Đò, xóm Bến Bắc, xóm Dinh, xóm Làng... chẳng còn vang tiếng loạch xoạch của người làm chiếu nữa. Nhiều người già trong làng cũng đau đáu với cái nghề của cha ông. Nhưng, đành chịu. Cuộc sống của những người làm chiếu rơi vào khó khăn, người làng lần lượt bỏ nghề, những khung dệt dần đóng bụi. “Cách đây 5-7 năm, sau nhiều năm cất giữ với ước mong hồi sinh làng nghề, nhiều nhà đành phá khung dệt vì chật nhà. Người làng cái tay không còn quen đưa thoi, bàn chân không còn quen dập, con mắt không còn quen nhìn màu nhuộm nữa. Đau lòng lắm!”, bà Ngô Thị Mua (66 tuổi, trú thôn Cẩm Nê), người phụ làm chiếu với bà Thông bộc bạch.

Còn bà Thông gắn bó với nghề hơn 50 năm, trải qua biết bao những thăng trầm cùng khung dệt, bà Thông vẫn không nỡ rời xa. Ngày trước cả làng có khoảng 200 hộ nhưng hộ nào cũng dệt chiếu mưu sinh. Khung cảnh làng quê nhộn nhịp lắm. Còn bây giờ, gần 700 hộ dân mà chỉ còn mình bà Thông bám trụ. Nguyện vọng duy nhất của bà là giữ nghề cho đến khi nằm xuống. Không làm thường xuyên nữa nhưng cần thì vẫn dệt chiếu để giữ lấy thương hiệu làng nghề. Dù vậy, tuổi đã cao, thỉnh thoảng bà Thông mới ngồi vào khung dệt. Chiếc khung dệt hầu hết nằm lặng lẽ ở góc sân, mà nhớ bàn tay đưa thoi.

(Trích Nỗi buồn làng chiếu, https://antg.cand.com.vn/Phong-su/noi-buon-lang-chieu, 06/06/2024)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0.75) Xác định thông tin chính được trình bày trong văn bản.

Câu 2 (0.75) Chỉ ra phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 3 (1.0) Phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm được sử dụng trong câu: Nhưng làng chiếu bây giờ dường như chỉ còn cái tên, bởi chẳng còn những lách cách thoi đưa, những sợi cói rực rỡ trong nắng, những bãi đay bãi lác rì rào trong gió, tất cả chỉ là một thời quá vãng.

Câu 4 (1.0) Nhận xét về quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản.

Câu 5 (1.5) Sau khi đọc văn bản, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của những làng nghề truyền thống trong thời đại hiện nay. Trình bày trong 1 đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng.

II. VIẾT (5,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của văn bản sau:

HOA CỎ MAY

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

(Trích Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)

Đáp án đề thi học kì 1 Văn 10

PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

ĐỌC HIỂU

5.0

1

Thông tin chính: nghề làm chiếu ở làng Cẩm Nê đang dần bị mai một, thất truyền.

Hs tìm đúng thông tin được 0.75 điểm

HS tìm đúng thông tin diễn đạt chưa rõ được 0.5 điểm

HS không tìm được hoặc tìm không đúng thông tin 0 điểm

0.75

2

Phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh với chú thích “Bà Thông vẫn dệt chiếu, nhưng họa hoằn, khi có khách du lịch đến làng tham quan, khi có đặt hàng hoặc vào độ tết.”

HS tìm đúng biện pháp tu từ, chỉ ngữ liệu chứa bptt được 0.75 đ

HS tìm đúng biện pháp tu từ, không chỉ ngữ liệu được 0.5 đ

HS tìm đúng biện pháp tu từ, chỉ sai ngữ liệu 0.25 điểm

HS không tìm đúng biện pháp tu từ 0 điểm

0.75

3

Nhưng làng chiếu bây giờ dường như chỉ còn cái tên, bởi chẳng còn những lách cách thoi đưa, những sợi cói rực rỡ trong nắng, những bãi đay bãi lác rì rào trong gió, tất cả chỉ là một thời quá vãng

- Tác dụng của yếu tố biểu cảm:

+ diễn tả khung cảnh buồn bã của làng Cẩm Nê khi nghề làm chiếu bị thất truyền; bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của tác giả trước thực trạng đó

+ giúp việc truyền tải thông tin thêm sinh động hiệu quả hơn, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.

HS chỉ ra được tác dụng của yếu tố biểu cảm về phương diện nội dung và hình thức được 1.0 đ

HS chỉ ra được tác dụng của yếu tố biểu cảm về nội dung và nghệ thuật song diễn đạt chưa bật vấn đề được 0.5 – 0,75 đ

HS không chỉ ra tác dụng về nội dung hoặc nghệ thuật song chưa đầy đủ được 0.25 đ

HS không chỉ ra tác dụng của yếu tố biểu cảm hoặc chỉ không đúng 0 đ

1.0

4

- Tình cảm của người viết

+ tác giả thể hiện sự chia sẻ với người dân làng chiếu, đồng cảm với nỗi niềm của nghệ nhân; tiếc nuối một làng nghề có truyền thống mấy trăm năm đang có nguy cơ bị xoá bỏ

+ trăn trở trước nguy cơ làng chiếu biến mất; tha thiết lên tiếng kêu gọi tìm giải pháp tháo gỡ tình trạng này để cứu giữ làng nghề Cẩm Nê.

- Nhận xét: tình cảm chân thành, sâu sắc

HS chỉ ra được tình cảm và nhận xét về tình cảm đó được 1.0 đ (tình cảm: 0.75; nhận xét: 0.25)

HS chỉ ra được tình cảm diễn đạt chưa rõ ràng được 0.5

HS chỉ ra tình cảm song còn sơ sài thiếu nhiều biểu hiện được 0.25

HS không chỉ ra tình cảm hoặc chỉ sai, không nhận xét 0 điểm

1.0

5

- Trình bày suy nghĩ về vai trò của làng nghề truyền thống trong thời đại hiện nay.

HS trình bày nhiều ý kiến, suy nghĩ khác nhau. Một số gợi ý:

+ Làng nghề có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân.

+ Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

HS đảm bảo hình thức đoạn văn và dung lượng 5-7 dòng: 0.25 điểm

HS trình bày suy nghĩ một cách hợp lý, sâu sắc: 1.0 -1,25 điểm

HS trình bày suy nghĩ còn sơ sài, chưa thuyết phục: 0.5 điểm

HS không trình bày suy nghĩ: 0 điểm

1.5

II

VIẾT

5.0

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của văn bản Hoa cỏ may – Xuân Quỳnh

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học

0.5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích, đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của văn bản Hoa cỏ may

0.5

c. Viết bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu sau:

* Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận; trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý; lập luận chặt chẽ, thuyết phục (lí lẽ xác đáng; biết phân tích các dẫn chứng trong văn bản để làm sáng tỏ cho lập luận).

* Đề xuất được hệ thống ý phù hợp, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, có thể đưa ra nhiều góc nhìn, nhiều cách giải quyết vấn đề không giống như đáp án tuy nhiên cần có sức thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo được các ý cơ bản sau:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: đánh giá đặc sắc chủ đề và nghệ thuật của bài thơ Hoa cỏ may.

- Triển khai vấn đề nghị luận:

+ Xác định, phân tích, đánh giá chủ đề:

++ Thiên nhiên trong lúc giao mùa là cái nền, là duyên cớ để nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi lòng trước cái bao la rộng lớn của thiên nhiên, gợi suy ngẫm về cái mỏng manh dễ vỡ của tình yêu. Qua đó, bạn đọc còn thấy được vẻ đẹp của tình yêu trong trẻo, chân thành, khát khao hạnh phúc của con người khi yêu.

+ + Chủ đề mang tính phổ quát, gần gũi với mọi người, đặc biệt là những ai từng trải qua yêu thương và mất mát. Thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm của nhân vật trữ tình, đồng thời gợi suy ngẫm về tình yêu, về việc trân trọng những gì đã qua.

+ Phân tích một số nét đặc sắc nghệ thuật, đánh giá tác dụng, hiệu quả của những đặc sắc đó trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của bài thơ như:

++ Chủ thể trữ tình em vừa xuất hiện trực tiếp bộc lộ cảm xúc, vừa ẩn mình trong những hình ảnh thiên nhiên. Cảm xúc được truyền tải qua sự giao hòa giữa con người và cảnh vật, làm nổi bật mối liên kết giữa tâm trạng và không gian.

++ Hình ảnh trung tâm lấy cảm hứng từ thiên nhiên: “hoa cỏ may”

++ Cách gieo vần, ngắt nhịp: Gieo vần linh hoạt, nhịp thơ nhẹ nhàng, tạo nên âm điệu dịu dàng, phù hợp với nội dung trữ tình; Nhịp thơ khi chậm rãi, khi dồn dập, phản ánh tâm trạng biến đổi của nhân vật trữ tình.

+ + Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, câu hỏi tu từ, …

+ Mở rộng vấn đề: So sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc liên hệ với đời sống xã hội hiện tại để rút ra những suy ngẫm về tư tưởng, thông điệp của văn bản.

- Kết thúc vấn đề nghị luận: Khái quát lại vấn đề

Hướng dẫn chấm:

- Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai rành mạch 02 luận điểm (trong đó luận điểm 2 triển khai được ít nhất 02 nét đặc sắc nghệ thuật) để làm sáng tỏ vấn đề; lập luận chặt chẽ, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, đặc sắc từ văn bản; có mở rộng vấn đề: 2,75- 3.0 điểm.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai được 02 luận điểm (trong đó luận điểm 2 triển khai được ít nhất 02 nét đặc sắc nghệ thuật) để làm sáng tỏ vấn đề; lập luận tương đối chặt chẽ, có dẫn chứng nhưng chưa thật tiêu biểu; có mở rộng vấn đề: 2 -2,5 điểm.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận triển khai được 02 luận điểm (trong đó luận điểm 2 triển khai được ít nhất 02 nét đặc sắc nghệ thuật) để làm sáng tỏ vấn đề, lập luận chưa chặt chẽ, có dẫn chứng nhưng chưa tiêu biểu; chưa có mở rộng vấn đề: 1.25-1,75 điểm.

- Xác định vấn đề nghị luận chưa rõ, bài làm sơ sài, lí lẽ và dẫn chứng thiếu thuyết phục, chưa có mở rộng vấn đề: 0,25- 1 điểm

- Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn: 0,0 điểm

3.0

d. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu và liên kết văn bản.

Không cho điểm với những bài viết sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết

0.5

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Học sinh đạt được một trong hai yêu cầu trên: 0,25 điểm

0.5

Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 10

TT

Kỹ năng

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

- Xác định thông tin được đề cập đến trong văn bản

-Chỉ ra phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong câu

-Phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm

- Nhận xét về quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản

-Đề xuất quan điểm về vai trò của làng nghề truyền thống trong thời đại hiện nay.

Số câu

2

2

1

5

Số điểm

1,5

2

1,5

5

Tỉ lệ

15%

20%

15%

50%

2

Viết

Thơ

-Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại, … của tác phẩm.

- Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về chủ đề, hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

- ĐG được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

- Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic.

Số câu

1

Số điểm

5.0

Tỷ lệ

10%

25%

15%

50%

Tỷ lệ chung

25%

45%

30%

100%

..................

3. Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Cánh diều

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 10

PHÒNG GD& ĐT ..............

TRƯỜNG TH PT ..............

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài 45 phút

I. ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

(Chiều xuân – Anh Thơ, Dẫn theo thivien.net )

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên?

Câu 2. Bức tranh chiều xuân được hiện lên qua những hình ảnh nào trong khổ 2?

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau :

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

Câu 4. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn chủ thể trữ tình trong bài thơ?

Câu 5. Theo em, quê hương có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời mỗi con người?

Câu 6. Từ tình cảm của nhà thơ trong bài thơ, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trân quý những gì mình đang có.

II. LÀM VĂN: (4.0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần đọc – hiểu, hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Chiều xuân”.

-------------HẾT-------------

Đáp án đề thi cuối kì 1 Văn 10

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

Đọc hiểu (6.0 điểm)

1

Thể thơ: 8 chữ

0.5

2

Bức tranh chiều xuân được hiện lên qua những hình ảnh: Cỏ non, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn, trâu bò.

0.5

3

- BPTT: Nhân hóa

- Tác dụng:

+ Biến những vật vô tri, vô giác thành sống động có hồn, gợi hình, gợi cảm.

+ Góp phần khắc họa hình ảnh thiên nhiên, làng quê vắng lặng, im lìm, bình yên nhưng cũng đượm buồn.

1.0

4

Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn chủ thể trữ tình:

- Tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên, cuộc sống, đón nhận cảnh xuân bằng tất cả tâm hồn mình.

- Qua đó nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu lắng.

1.0

5

Ý nghĩa của quê hương với cuộc sống mỗi người:

- Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi ta sinh ra, lớn lên với biết bao kỷ niệm.

- Những kỷ niệm về quê hương sẽ theo dấu chân mỗi người trên suốt quãng đời mình và trở thành dòng suối tắm mát và gột rửa tâm hồn trước những muộn phiền, lo lắng của cuộc sống.

- Mỗi người cần biết trân trọng, nuôi dưỡng tình yêu quê hương.

1.0

6

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trân quý những gì mình đang có.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

a. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trân quý những gì đang có trong cuộc sống mỗi người.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào năng lực của bản thân.

b. Thân đoạn

* Giải thích

Trân quý những gì đang có trong cuộc sống mỗi người: là việc mỗi chúng ta biết trân trọng những thứ mà bản thân mình đang có được để từ đó hướng đến những mục tiêu tốt đẹp hơn và mở rộng tấm lòng để yêu thương, san sẻ, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh hơn mình. Người biết trân quý những gì đang có là những người tìm được bình yên trong chính cuộc sống của mình, khi ta tìm được bình yên ta sẽ có được hạnh phúc.

* Phân tích

- Người biết trân quý những gì đang có là người có cuộc sống tràn đầy năng lượng tích cực, tràn đầy niềm vui, sống với nhiệt huyết và luôn cảm thấy cuộc đời tươi đẹp.

- Trân quý những gì đang có giúp cho chúng ta nhìn cuộc đời bằng lăng kính, bằng góc nhìn tươi vui khiến ta có động lực để làm mọi việc dễ dàng hơn.

- Nếu trong xã hội, con người ai cũng biết trân trọng cuộc sống, trân quý những gì mình đang có sống tận hưởng mọi khoảnh khắc, chúng ta sẽ có một cuộc sống vui vẻ hơn, tốt đẹp hơn, sẽ không còn nhữ,giành, những đấu đá.

* Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người biết trân quý những gì mình đang có, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc làm ví dụ minh họa cho bài làm văn của mình.

* Phản đề

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có những người sống với tinh thần bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống, chán ghét cuộc sống này, ganh đua, tham lam, chỉ muốn có được những giá trị xa xỉ khác mà không trân trọng những gì mình đang có. Lại có những người sống buôn thả, mặc kệ sự trôi chảy của thời gian, không có mục tiêu, lí tưởng sống,… Những người này cần xem xét lại thái độ sống của bản thân

c. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: trân quý những gì đang có trong cuộc sống mỗi người, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp:Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0.25

II

Làm văn (4.0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần đọc – hiểu, hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Chiều xuân”

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ.

HS có thể triển khai theo nhiều cáchtrên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:

0.25

* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, thể thơ tám chữ.

* Triển khai những vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp:

- Nội dung: Bức tranh chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.

+ Hình ảnh quen thuộc đặc trưng cho miền quê Việt Nam: bến đò vắng khách, con đò nằm yên một chỗ, quán nhỏ, cây xoan đầy hoa tím... Cảnh đẹp, êm ả, yên bình nhưng gợn buồn. Cuộc sống yên tĩnh có phần ngưng đọng: chiều mưa lạnh…

+ Bức tranh có sự chuyển đổi từ gam màu buồn sang sự sống, gam màu xanh "biếc" của cỏ, từ tĩnh sang động. Cảnh vật thân thương và bình yên quá đỗi, độc đáo và nên thơ, cảnh quen thuộc trở nên mới mẻ, sinh động, làm vơi đi nỗi cô đơn của bến vắng.

+ Không khí và nhịp sống thôn quê: Nhịp sống khoan thai nơi đồng quê. Không khí thơ mộng, êm đềm, tĩnh lặng thể hiện qua…

- Nghệ thuật: Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy; thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh…

0.5

2.0

0.5

c. Chính tả, ngữ pháp (Diễn đạt)

Vốn từ ngữ phong phú, trong đó có từ hay, biểu cảm, kiểu câu đa dạng, các câu liên kết chặt chẽ.

0.25

d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

0.25

TỔNG ĐIỂM I + II: 10.0 ĐIỂM

.......

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 

Chia sẻ bởi: 👨 Songotenks
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Tìm thêm: Ngữ văn 10
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm