Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn thi cuối kì 1 môn Công nghệ 10 sách KNTT, CTST, CD

Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ 10 năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận kèm theo.

Đề cương ôn tập Công nghệ 10 học kì 1 bao gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Qua đó giúp học sinh tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, đề cương ôn tập học kì 1 Toán 10 Chân trời sáng tạo.

1. Đề cương học kì 1 Công nghệ 10 Chân trời sáng tạo

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …….

TRƯỜNG THPT……..

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2024-2025

Môn: Công nghệ 10

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phương pháp chọn lọc cá thể thường áp dụng đối với loại cây trồng nào sau đây?

A. Cây tự thụ phấn.
B. Cây nhân giống vô tính.
C. Cây biến đổi gene.
D. Cây giao phấn.

Câu 2: Trong các loại phân hoá học, loại phân bón dễ hoà tan là

A. phân lân.
B. phân đạm, phân kali.
C. phân đạm.
D. phân kali.

Câu 3: Giống cây trồng có những đặc điểm nào sau đây?

(1) Di truyền được cho đời sau.
(2) Không di truyền được cho đời sau.
(3) Đồng nhất về hình thái và ổn định qua các chu kì nhân giống.
(4) Không đồng nhất về hình thái.

A. (1), (2),
B. (2), (4),
C. (2), (3),
D. (1), (3),

Câu 4: Bước đầu tiên của phương pháp lai tạo giống thuần chủng là:

A. Chọn giống hay dòng bố mẹ
B. Gieo trồng hạt F1, loại cây dị dạng, bệnh, không phải cây lai. Các cây còn lại thu hạt để riêng thành từng dòng
C. Gieo hạt của cây F1
D. Gieo trồng, thu hoạch hạt gieo trồng ở vụ sau (hạt F1)

Câu 5: Kĩ thuật sử dụng phân bón vi sinh cố định đạm:

A. Trộn và tẩm phân vi sinh với hạt giống ở nơi râm mát.
B. Trộn và tẩm hạt giống với phân vi sinh nơi có ánh sáng mạnh.
C. Trộn và tẩm hạt giống, không được bón trực tiếp vào đất.
D. Trộn và tẩm hạt giống với phân vi sinh, sau một thời gian mới được đem gieo.

Câu 6: Nội dung đúng nói về nguyên lí sản xuất phân bón vi sinh trong trồng trọt ?

A. Những sản phẩm phân bón chứa một hay nhiều giống vi sinh vật không gây độc hại cho sức khoẻ của con người, vật nuôi, cây trồng; không làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
B. Nhân giống vi sinh vật đặc hiệu, sau đó trộn với chất phụ gia để tạo ra phân bón vi sinh vật.
C. Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu. Sau đó xử lí , loại bỏ tạp chất và phối trộn, ủ sinh khối để tạo ra sản phẩm phân bón vi sinh vật.
D. Ngành công nghệ khai thác hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm phân bón có giá trị, phục vụ đời sống sản xuất trồng trọt.

Câu 7: Biện pháp cày không lật, xới đất nhiều lần được áp dụng để cải tạo cho loại đất nào?

A. Đất chua.
B. Đất mặn.
C. Đất phèn.
D. Đất xám bạc màu.

Câu 8: Các chất dinh dưỡng chính có trong phân bón là:

A. Đạm, kali, lân.
B. Lân, kali, vi lượng
C. Đạm, kali, urê.
D. Đạm, lân, vi lượng.

Câu 9: Giá thể hữu cơ tự nhiên gồm có các loại :

A. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, gốm.
B. Than bùn, xơ dừa , trấu hun, perlite.
C. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa.
D. Than bùn, mùn cưa, perlite, gốm.

Câu 10: Có bao nhiêu ý sau là ưu điểm của giá thể trấu hun ?

(1) Tơi, xốp.

(2) Giữ nước, giữ phân tốt.

(3) Có ít mầm bệnh.

(4) Hàm lượng chất dinh dưỡng ít.

A. 3.
B. 4
C. 2.
D. 1.
........

B. TỰ LUẬN

1. Nêu một ví dụ về tác động tích cực và tác động tiêu cực của công nghệ tới môi trường ở địa phương em và đề xuất biện pháp khắc phục tác động tiêu cực đó.

2. Gang và thép được sản xuất như thế nào? Hãy kể tên các sản phẩm được làm bằng gang thép trong đời sống mà em biết.

3. Hãy kể tên một số sản phẩm công nghệ trong gia đình em là sản phẩm của đúc.

4, Công nghệ phay là gì?

5. So sánh điểm giống và khác nhau giữa phay và tiện.

6. Khoan thường dùng để gia công các lỗ có đường kính khoảng bao nhiêu?

7. Bản chất của rèn dập là gì?

8. Ứng dụng công nghệ rèn dập để chế tạo những sản phẩm gì?

9. So sánh sự giống và khác nhau giữa công nghệ rèn và dập?

10. Theo em thì công nghệ rèn dập được sử dụng trong ngành công nghiệp nào nhiều nhất?

11. Hàn thường được sử dụng khi nào? Vì sao các kết cấu công trình lớn lại được sử dụng công nghệ hàn?

12. Hãy kể các vật được hàn mà em thường thấy trong cuộc sống.

13. Em hãy kể tên các loại nhiên liệu dùng cho nhà máy nhiệt điện.

14. Em hãy kể tên một số nhà máy thủy điện lớn mà em biết.

15. Tại sao người ta phải xây đập ngăn nước trên cao?

16. Hãy kể tên các loại đèn điện trong gia đình. Theo em nên sử dụng loại đèn nào?

17. Công nghệ điện cơ là gì? Sản phẩm của công nghệ này là gì?

18. Công nghệ tự động hóa là gì? Vai trò của công nghệ tự động hóa đối với sản xuất công nghiệp.

19. Ngày nay truyền thông không dây có vai trò như thế nào đối với cuộc sống?

20. Em hãy cho biết những lý do nào đã tạo nên triển vọng cho thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ ở nước ta?

21. Yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ gồm những gì?

22. Nêu những thông tin chính về thị trường lao động kĩ thuật trong công nghệ?

23.Theo em những căn cứ để lựa chọn một nghề nghiệp cho bản thân là gì?

24. Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì? Tại sao động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

25. Hãy nêu vai trò đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? Tại sao cuộc cách mạng này được coi là xảy ra ở Anh đầu tiên?

26. Theo em cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã đem lại những gì cho nhân loại?

27. Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì? Nêu một số thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

28. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đem lại những thay đổi gì cho sản xuất? Tại sao sản xuất theo dây chuyền lại tăng được năng suất lao động. Nêu vai trò đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

29. Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì? Máy tự động điều khiển số robot công nghiệp có vai trò gì trong các hệ thống sản xuất tự động?

30. Nêu vai trò đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba? Dây chuyền sản xuất tự động có vai trò gì trong sản xuất công nghiệp?

31. Mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?

32. Nêu nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?

33.Theo em robot công nghiệp và robot thông minh khác nhau ở chỗ nào? Vai trò đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì? Đặc điểm này có gì khác so với các cuộc cách mạng trước?

34. Hãy nêu bản chất và ứng dụng của công nghệ vật liệu nano. Hãy nêu tên một vật liệu nano trong đời sống.

35. Công nghệ CAD/CAM/CNC là gì và có những ưu điểm nào? Công nghệ CAD/CAM/CNC được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Bản chất của công nghệ in 3D là gì?

36. Ưu điểm của công nghệ in 3D so với các công nghệ chế tạo truyền thống khác là gì? Có thể ứng dụng công nghệ in 3D trong những lĩnh vực nào?

37. Em hãy nêu bản chất và ứng dụng của công nghệ năng lượng tái tạo.

38. Hãy nêu ứng dụng của công nghệ internet vạn vật mà em biết.

39. Robot thông minh được ứng dụng ở đâu?

40. Trong các công nghệ mới, theo em công nghệ nào có tầm quan trọng đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tại sao?

41. Vì sao phải đánh giá công nghệ? Để đánh giá một công nghệ cần phải dựa vào những tiêu chí nào? Hãy nêu ví dụ về công nghệ đáp ứng tiêu chí hiệu quả tiêu chí độ tin cậy.

42. Dựa vào đâu để đánh giá tính kinh tế của một công nghệ. Nêu ví dụ về công nghệ đáp ứng tiêu chí hiệu quả kinh tế.

43. Vì sao tiêu chí môi trường đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn công nghệ? Hãy nêu một số ví dụ về công nghệ tác động đến môi trường.

............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương học kì 1 Công nghệ 10 Chân trời sáng tạo

2. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 10 Kết nối tri thức

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của giống đối với sự phát triển của cây trồng?

A. Giống là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng.
B. Giống quyết định chủ yếu đến đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh.
C. Cùng điều kiện trồng trọt, chăm sóc như nhau nhưng giống cây trồng khác nhau thì khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ khác nhau.
D. Năng suất và chất lượng của cây trồng phụ thuộc một phần nhỏ vào giống.

Câu 2: Ý nào sau đây là không đúng?

A. Nước có vai trò to lớn đối với cây trồng, gián tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, là môi trường hoà tan muối ăn và chất dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây.
B. Độ ẩm đất quá thấp hoặc quá cao sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh vật, các chất hữu cơ trong đất không được phân giải, quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng cho cây bị ngưng trệ.
C. Cây trồng thừa hoặc thiếu nước lâu ngày có thể bị chết.
D. Nước tham gia cấu tạo nguyên sinh chất của tế bào, hoà tan và vận chuyển các chất trong cây, điều hoà nhiệt độ bề mặt lá cây.

Câu 3: Đâu không phải là một loại công nghệ cao được áp dụng trong trồng trọt?

A. Công nghệ sinh học
B. Công nghệ nhà kính
C. Công nghệ Biofloc
D. Công nghệ thuỷ canh, khí canh

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về phần lỏng?

A. Còn được gọi là dung dịch đất, có thành phần chủ yếu là nước.
B. Nước trong đất thông qua quá trình hoà tan chuyển hoá thành chất dinh dưỡng cho cây.
C. Nguồn nước trong đất trồng gồm nước mưa, nước ngầm và nước tưới.
D. Nước trong đất tồn tại ở các dạng khác nhau: nước liên kết hoá học, nước hấp thu, hơi nước,…

Câu 5: Nguyên nhân gây ra phản ứng kiềm của đất

A. Nồng độ H+ trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ OH-
B. Nồng độ OH- trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ H+
C. Nồng độ H+ và OH- trong dung dịch đất cân bằng nhau
D. Hoạt động của vi sinh vật cố định đạm.

Câu 6: Đâu là những biện pháp cải tạo đất chua hữu hiệu?

A. Bón vôi, đắp đê (ở vùng nước mặn có thể tiếp xúc với đất trồng), hạn chế làm đất (vào mùa mưa ở vùng đồi núi), che phủ đất bằng tàn dư thực vật.
B. Bón vôi, đắp đê (ở vùng nước mặn có thể tiếp xúc với đất trồng), hạn chế làm đất (vào mùa mưa ở vùng đồi núi), bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí.
C. Bón phân hữu cơ, đắp đê (ở vùng nước mặn có thể tiếp xúc với đất trồng), hạn chế làm đất (vào mùa mưa ở vùng đồi núi), trồng cây có bộ rễ khoẻ.
D. Bón phân hữu cơ, trồng cây có bộ rễ khoẻ, che phủ đất bằng nylon, trồng cây phân xanh.

Câu 7: Trong các biện pháp cải tạo đất mặn, biện pháp nào quan trọng nhất?

A. Biện pháp bón phân
B. Biện pháp thuỷ lợi
C. Biện pháp canh tác
D. Chế độ làm đất thích hợp

Câu 8: Đâu không phải là một ưu điểm của giá thể than bùn?

A. Xốp, nhẹ
B. Đặc, nặng, kị khí
C. Giữ ẩm tốt
D. Chất dinh dưỡng không bị rửa trôi sau mỗi lần tưới cây.

Câu 9: Giá thể trấu hun có ưu điểm gì khác hẳn giá thể mùn cưa?

A. Tốt cho đất trồng và cây trồng
B. Trấu hun có hàm lượng kali lớn giúp cây cứng cáp, chống rét tốt.
C. Trấu hun có hàm lượng muối lớn, giúp cây lớn nhanh hơn.
D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thông qua biến đổi của vi sinh vật.

Câu 10: Phân bón là gì?

A. Sản phẩm cung cấp nước cho cây trồng
B. Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất.
C. Hóa chất bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh
D. Chất làm tăng độ thoáng khí của đất

Câu 11: Đâu không là đặc điểm của phân bón hóa học?

A. Có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại phân bón khác.
B. Dùng để bón thúc là chính.
C. Tỉ lệ hàm lượng của các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau tùy từng loại phân.
D. Phần lớn dễ hòa tan (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.

Câu 12: Nguyên tắc đầu tiên trong bảo quản phân bón hóa học là gì?

A. Chống ẩm
B. Chống để lẫn lộn
C. Chống acid
D. Chống nóng

...........

3. Đề cương ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 10 Cánh diều

Chủ đề: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ

Bài 1 : Khoa học kĩ thuật và công nghệ ( 1NB + 1TH= 2 câu)

*Nhận biết: 1 Câu

Câu 1.1 (NB): Khoa học là

A. Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy.
B. Hệ thống bản chất ,quy luật tồn tại của sự vật
C. Ứng dụng các nguyên lý khoa học vào việc thiết kế, chế tạo,vận hành các máy móc,thiết bị,công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
D. Các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế,đặc biệt trong công nghiệp

Câu 1.2 (NB): Kỹ thuật là

A. Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy.
B. Hệ thống bản chất ,quy luật tồn tại của sự vật
C. Ứng dụng các nguyên lý khoa học vào việc
thiết kế, chế tạo,vận hành các máy móc,thiết bị,công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
D. Các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế,đặc biệt trong công nghiệp

Câu 1.3 (NB): Công nghệ là

A. Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy.
B. Hệ thống bản chất ,quy luật tồn tại của sự vật
C. Ứng dụng các nguyên lý khoa học vào việc thiết kế, chế tạo,vận hành các máy móc,thiết bị,công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
D. Các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế,đặc biệt trong công nghiệp

*Thông hiểu: 1 Câu

Câu 2.1 (TH): Khẳng định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG:

A. Công nghệ có quan hệ qua lại mật thiết với tự nhiên, con người và xã hội.
B. Nhu cầu của xã hội và con người thúc đẩy công nghệ phát triển, công nghệ lại tác động lên tự nhiên.
C. Công nghệ ô tô giúp phát triển giao thông, vận chuyển người, hàng hoá.
D. Các công nghệ sử dụng động cơ diezen, xăng không gây ô nhiễm môi trường.

Câu 2.2 (TH): Khẳng định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG:

A. Kỹ thuật có quan hệ qua lại mật thiết với tự nhiên, con người và xã hội.
B. Nhu cầu của xã hội và con người thúc đẩy công nghệ phát triển, công nghệ lại tác động lên tự nhiên.
C. Công nghệ ô tô giúp phát triển giao thông, vận chuyển người, hàng hoá.
D. Các công nghệ sử dụng động cơ diezen, xăng gây ô nhiễm môi trường.

Câu 2.3 (TH): Khẳng định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG:

A. Công nghệ có quan hệ qua lại mật thiết với tự nhiên, con người và xã hội.
B. Nhu cầu của kỹ thuật thúc đẩy công nghệ phát triển, công nghệ lại tác động lên tự nhiên.
C. Công nghệ ô tô giúp phát triển giao thông, vận chuyển người, hàng hoá.
D. Các công nghệ sử dụng động cơ diezen, xăng gây ô nhiễm môi trường.

Bài 2: HỆ THỐNG KỸ THUẬT + Bài 3: MỘT SỐ CN PHỔ BIẾN (1NB)

Nhận biết : (1 Câu)

Câu 3.1(NB): Chọn khẳng định SAI:

A. Hệ thống kĩ thuật là một tập hợp các phần tử có mối liên kết vật lí với nhau, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định.
B. Khoa học kĩ thuật là một tập hợp các phần tử có mối liên kết vật lí với nhau, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định.
C. Công nghệ, kĩ thuật là một tập hợp các phần tử (các chi tiết, bộ phận, máy, thiết bị) có mối liên kết vật lí với nhau, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định.
D. Hệ thống kĩ thuật gồm các phần tử (các chi tiết, bộ phận, máy, thiết bị) có mối liên kết với nhau, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định.

Câu 3.2(NB): Ưu điểm của công nghệ Hàn là

A. gây ô nhiễm môi trường vì thái ra nhiều khí carbonic (CO2), bụi, tiếng ồn.
B. có thể tạo ra các sản phẩm như: chuông, tượng, xoong, chảo, nồi, nắp cổng rãnh….
C. tạo ra phôi cho các chi tiết máy như: để máy, thân vỏ máy, vỏ động cơ,...
D. tạo ra được sản phẩm có kích thước từ nhỏ đến lớn, tạo liên kết bền vững.

Câu 3.3(NB) : Công nghệ sản xuất điện năng

A. từ năng lượng hoá thạch
B. từ thuỷ năng
C. từ năng lượng hạt nhân hoặc từ các nguồn năng lượng tái tạo.
D. Tất cả các đáp án trên.

CHỦ ĐỀ 2: ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

Bài 5- CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP (1NB+1TH)

*Nhận biết: 1 câu

Câu 4.1 (NB): Thời điểm bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là

A. Những năm đầu của thế kỉ XXI
B. Những năm 70 của thế kỉ XX
C. Cuối thế kỉ XIX
D. Cuối thế kỉ XVIII

Câu 4.2(NB): Thời điểm bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ HAI là

A. Những năm đầu của thế kỉ XXI
B. Những năm 70 của thế kỉ XX
C. Cuối thế kỉ XIX
D. Cuối thế kỉ XVIII

Câu 4.3 (NB): Thời điểm bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ BA là

A. Những năm đầu của thế kỉ XXI
B. Những năm 70 của thế kỉ XX
C. Cuối thế kỉ XIX
D. Cuối thế kỉ XVIII

*Thông hiểu: 1 câu

Câu 5.1(TH): Điện thoại phát minh vào năm nào?

A. 1880
B. 1887
C. 1875
D. Đáp án khác

Câu 5.2(TH) :Máy điện xoay chiều phát minh vào năm nào?

A. 1887
B. 1880
C. 1875
D. đáp án khác

Câu 5.3(TH): Đèn sợi đốt phát minh vào năm nào?

A. 1875
B. 1880
C. 1887
D. đáp án khác

Bài 6- ỨNG DỤNG MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI (3NB)

*Nhận biết: 3 câu

Câu 6.1 (NB): Công nghệ mới đầu tiên được giới thiệu là:

A. Công nghệ CAD/CAM/CNC
B. Công nghệ in 3D
C. Công nghệ nano
D. Công nghệ năng lượng tái tạo

Câu 6.2(NB): Công nghệ mới thứ hai được giới thiệu là:

A. Công nghệ CAD/CAM/CNC
B. Công nghệ nano
C. Công nghệ năng lượng tái tạo
D. Công nghệ in 3D

Câu 6.3(NB): Công nghệ mới thứ ba được giới thiệu là:

A. Công nghệ nano
B. Công nghệ in 3D
C. Công nghệ CAD/CAM/CNC
D. Công nghệ năng lượng tái tạọ

Câu 7.1(NB): Công nghệ nano là:

A. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC.
B. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau
C. Công nghệ sản xuát năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường.
D. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano

Câu 7.2(NB): Công nghệ CAD/CAM/CNC là:

A. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano
B. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau
C. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC.
D. Công nghệ sản xuát năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường.

...........

Tải File tài liệu để xem thêm Đề cương học kì 1 Công nghệ 10 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Tìm thêm: Công nghệ 10
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm