Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 18 Đề thi Sinh lớp 10 học kì 1 (Có đáp án)
Bộ đề thi cuối kì 1 Sinh học 10 năm 2024 - 2025 gồm 18 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học 10 có đáp án giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình.
TOP 18 đề thi cuối kì 1 Sinh học 10 được biên soạn theo cấu trúc rất đa dạng gồm trắc nghiệm kết hợp tự luận. Qua đó giúp giáo viên tham khảo lựa chọn ra đề thi cho các bạn học sinh của mình phù hợp với quy định chung của trường mình dạy học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10, bộ đề thi học kì 1 Tiếng Anh.
Bộ đề thi cuối kì 1 Sinh học 10 năm 2024 - 2025
- 1. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- 2. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 Kết nối tri thức
- 3. Đề thi học kì 1 Sinh học 10 Cánh diều
1. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
1.1 Đề thi cuối kì 1 Sinh học 10
PHÒNG GD&ĐT……………. TRƯỜNG THPT………….. | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM 2024 - 2025 |
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Nguyên tử cấu tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất là
A. carbon.
B. hydrogen.
C. nitơ.
D. photpho.
Câu 2: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố Iốt?
A. Bệnh bướu cổ
B. Bệnh còi xương
C. Bệnh cận thị
D. Bệnh thiếu máu.
Câu 3: Ở cấu trúc không gian bậc 1 của protein, các axit amin liên kết với nhau bằng các liên kết
A. glicozit
B. ion
C. peptit
D. hidro
Câu 4: Trên một mạch đơn của phân tử DNA có trình tự nucleotide như sau: 5’ ATTAAGCTA…3’, xác định trình tự các nicleotide trên mạch đơn còn lại?
A. 3’ TAATTCGAT…5’
B. 5’ TAATTCGAT…3’
C. 3’ UAAUUCGAU…5’
D. 5’ UAAUUCGAU…3’
Câu 5: Lông của sinh vật nhân sơ có đặc điểm nào giống với roi
A. Có vai trò trong giao phối ở sinh vật nhân sơ
B. Có bản chất là protein
C. Có số lượng như nhau
D. Đều có chức năng giúp di chuyển.
Câu 6: Cấu trúc tế bào vi khuẩn E. coli từ ngoài vào trong theo thứ tự nào sau đây?
A. vùng nhân màng sinh chất, thành pepiđôglican.
B. thành pepiđôglican, màng sinh chất, vùng nhân.
C. thành pepiđôglican, vùng nhân, màng sinh chất.
D. vùng nhân, thành pepiđôglican, màng sinh chất.
Câu 7: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?
A. tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
B. Chuyển hóa đường trong tế bào
C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào
D. Sinh tổng hợp protein
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?
A. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau
B. Trong ti thể có chứa DNA và ribosome
C. Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp
D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn
Câu 9: Testosteron là hoocmon sinh dục nam có bản chất là lipit. Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp lipit để phục vụ cho quá trình sản xuất hoocmon này là
A. lưới nội chất hạt
B. ribosome
C. lưới nội chất trơn
D. bộ máy Golgi
Câu 10: Không bào lớn, chứa các ion khoáng và chất hữu cơ tạo nên áp suất thẩm thấu lớn có ở loại tế bào nào sau đây?
A. tế bào lông hú
B. tế bào lá câ
C. tế bào cánh hoa
D. tế bào thân cây
Câu 11.Trong các cấu trúc sau đây của tế bào, có bao nhiêu cấu trúc có hai lớp màng bao bọc?
(1).Nhân
(2).Ribôsôm
(3).Lục lạp
(4).Bộ máy Golgi
(5).Ti thể.
(6) Lưới nội chất.
A. 4
B. 2.
C. 3
D. 5
Câu 12: Xuất bào là phương thức vận chuyển
A. chất có kích thước nhỏ và mang điện.
B. chất có kích thước nhỏ và phân cực.
C. chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước.
D. chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào.
Câu 13: Môi trường nhược trương là môi trường có nồng độ chất tan
A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào
D. Luôn ổn định
Câu 14: Giả sử nồng độ một số ion khoáng trong dịch đất và trong dịch bào của tế bào lông hút của rễ cây ngô đang sống trên đất này như sau:
Loại ion | Nồng độ % ion | |
Trong dung dịch đất | Trong dịch bào của lông hút | |
3,8 | 3,2 | |
0,4 | 0,3 | |
1,5 | 1,8 | |
0,018 | 0,008 |
Loại ion nào sẽ được hấp thụ vào rễ cây ngô theo cơ chế chủ động, cần tiêu tốn năng lượng ATP?
A. \({K^ + }\)
B. \(C{a^{2 + }}\)
C. \(M{g^{2 + }}\)
D. \(Z{n^{2 + }}\)
Câu 15: Khi đặt tế bào vào trong môi trường nhược trương thì các chất đi như thế nào?
A. Nước và chất tan đi vào tế bào
B. Nước và chất tan đi ra khỏi tế bào
C. Nước đi vào tế bào, chất tan đi ra khỏi tế bào.
D. Nước đi ra khỏi tế bào, chất tan đi vào tế bào.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của Peroxysome và Ti thể?
Câu 2:
a/ Trong các loại tế bào sau: tế bào bạch cầu, tế bào gan, tế bào cơ tim, tế bào xương, loại tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển nhất? Giải thích?
b/ Giải thích tại sao khi rửa rau, người ta thường ngâm trong nước muối loãng từ 5 đến 10 phút?
Câu 3: Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các đơn phân . Hãy xác định:
a/ Số Nucleotide từng loại của đoạn gen trên?
b/ Khối lượng của đoạn gen?
1.2 Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học 10
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | A | A | B | B | B | D | D | C | A | C | D | C | C | C |
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của Peroxysome và Ti thể?
Lời giải
* Cấu tạo và chức năng của Peroxysome:
-Cấu tạo Peroxysome là bào quan có dạng hình cầu, được bao bọc bởi một màng đơn mỏng, chứa nhiều enzyme như emzyme phân giải H2O2
- Chức năng: Phân giải các chất độc hại, giải độc cho tế bào/
* Cấu tạo và chức năng của Ti thể:
- Cấu tạo:
+ Được bao bọc bởi lớp màng kép, Lớp màng ngoài nhẵn, màng trong gấp nếp hình răng lược, trên đó có chứa các phức hệ enzim hô hấp.
+ Khoảng không gian giữa hai lớp màng là kho chứa các ion H+ có vai trò trong quá trình tổng hợp ATP.
+ Chất nền của ti thể chứa nhiều enzim , DNA và ribosome riêng.
- Chức năng.:
+ Phân giải cacbonhidrat giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào
+Tạo ra nhiều sản phẩm trong gian cho quá trình chuyển hóa vật chất của tế bào
Câu 2:
a/ Trong các loại tế bào sau: tế bào bạch cầu, tế bào gan, tế bào cơ tim, tế bào xương, loại tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển nhất? Giải thích?
b/ Giải thích tại sao khi rửa rau, người ta thường ngâm trong nước muối loãng từ 5 đến 10 phút?
Lời giải
a/Tế bào Gan
Vì: Gan có vai trò giải độc cho cơ thể mà chức năng của lưới nội chất trơn là giải độc. Vì vậy tế bào gan sẽ chứa nhiều lưới nội chất trơn hơn.
b/
* Khái niệm vận chuyển chủ động: Là phuwong thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao và tiêu tốn năng lượng
* Giải thích: Vì khi ngâm với nước muối pha loãng là môi trường ưu trương so với các tế bào vi khuẩn … làm cho các tế bào này mất nước và chết.
Câu 3: Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các đơn phân . Hãy xác định:
a/ Số Nucleotide từng loại của đoạn gen trên?
b/ Khối lượng của đoạn gen?
Lời giải
a/ Số Nu từng loại của đoạn mạch: A = T = A1 + T1 = 8
G = C = G1 + C1 = 6
Số Nu của đoạn gen là: N = 2A +2G = 28
- Khối lượng của đoạn gen
M = N x 300 = 8400 đcC
2. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 Kết nối tri thức
1.1 Đề thi cuối kì 1 Sinh học 10
PHÒNG GD&ĐT……………. TRƯỜNG THPT………….. | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM 2024 - 2025 |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Thịt cá chủ yếu chứa phân tử sinh học nào sau đây?
A. Protein.
B. Nucleic acid
C. Lipid.
D. Carbohydrate
Câu 2. Chuỗi poplypepetid cuộn xoắn và gấp nếp là cấu trúc bậc mấy của protein ?
A. Bậc 1.
B. Bậc 2.
C. Bậc 3.
D. Bậc 4.
Câu 3. Cấu trúc không gian của protein ( bậc 3 và 4), được duy trì nhờ các liên kết yếu nào sau?
A. Liên kết glycosidic và liên kết cộng hóa trị.
B. Liên kết peptide và liên kết kết hydrogen .
C. Liên kết ion và liên kết peptide.
D. Liên kết hydrogen, liên kết ion.
Câu 4. Chống lại các phân tử kháng nguyên từ môi trường xâm nhập vào cơ thể là chức năng nào sau đây của protein?
A. Điều hoà các quá trình sinh lý.
B. Xúc tác cho các phản ứng.
C. Bảo vệ cơ thể.
D. Xây dựng cấu trúc tế bào.
Câu 5. Khi nói về DNA và protein, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, có tính đa dạng và đặc thù.
B. Đơn phân có cấu trúc tương tự nhau và liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
C. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester.
D. Thành phần nguyên tố hoá học giống nhau.
Câu 6. Loại sinh vật nào sau đây có cấu tạo cơ thể là tế bào nhân sơ?
A. Vi khuẩn E.coli.
B. Trùng roi xanh.
C. Tảo xoắn.
D. Trùng amip.
Câu 7. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo bởi hợp chất?
A. Peptidoglycan.
B. Carbohydrate.
C. Protein.
D. Lipid.
Câu 8. Ở sinh vật nhân sơ, thành tế bào có chức năng nào?
A. Giúp tế bào bám dính vào bề mặt sinh vật khác..
B. Giúp tế bào di chuyển (là cơ quan vận động).
C. Giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.
D. Đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào.
Câu 9. Bào quan ribosome không có đặc điểm nào sau đây?
A. Làm nhiệm vụ sinh học tổng hợp protein cho tế bào.
B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rRNA và protein.
C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé.
D. Bên ngoài được bao bọc bởi một màng Phospholipid kép.
Câu 10. Trong tế bào, ribosome có chức năng nào sau đây?
A. Tổng hợp lipid.
B. Tổng hợp protein.
C. Bảo vệ tế bào.
D. Phân giải đường.
Câu 11. Bào quan nào sau đây được ví như “ nhà máy điện ‘ của tế bào?
A. Lưới nội chất.
B. Ti thể.
C. Lục lạp.
D. Lizôsome.
Câu 12. Lục lạp là bào quan thực hiện chức năng nào sau?
A. Là nơi phân loại các sản phẩm của tế bào.
B. Là nơi phân giải chất độc hại của tế bào.
C. Là nơi tổng hợp ATP cho tế bào hoạt động.
D. Là nơi thực hiện chức năng quang hợp.
Câu 13. Hãy cho biết hình dưới mô tả cấu trúc nào?
A. Ti thể.
B. Ribosome.
C. Lục lạp.
D. Lưới nội chất.
Câu 14. Trong cơ thể người, loại tế bào nào sau đây chứa nhiều ti thể nhất?
A. Tế bào biểu b
B. Tế bào hồng cầu
C. Tế bào cơ tim
D. Tế bào xương
Câu 15. Trong các cấu trúc sau đây của tế bào, có bao nhiêu cấu trúc có một lớp màng bao bọc(màng đơn)?
(1). Không bào
(2).Ribosome
(3).Lục lạp
(4).Bộ máy Gôngli
(5).Ti thể.
(6) Lưới nội chất.
A. 4
B. 2.
C. 3
D. 5
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động qua màng tế bào ( nguyên lý, hướng vận chuyển, nhu cầu năng lượng, con đường vận chuyển)
Câu 2. Tại sao nói màng tế bào ( màng sinh chất ) có tính khảm - lỏng ( khảm – động )?
Câu 3. Tại sao khi chẻ rau muống thành sợi và ngâm vào nước thì các sợi rau cuộn tròn lại ?
Câu 4. Tại sao thực vật như ngô, lúa… không thể sống được trên vùng đất bị nhiễm mặn?
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Sinh học 10
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | B | D | C | A | A | A | C | D | B | B | D | C | C | C |
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động qua màng tế bào ( nguyên lý, hướng vận chuyển, nhu cầu năng lượng, con đường vận chuyển)
Lời giải
Tiêu chí | Vận chuyển thụ động | Vận chuyển chủ động |
Hướng vận chuyển | -Từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp (Cùng chiều gradien nồng độ). | - Từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao (Ngược chiều gradien nồng độ). |
Nhu cầu năng lượng | -Không cần tiêu tốn năng lượng | - Cần tiêu tốn năng lượng |
Nguyên lý | -Theo nguyên lý khuếch tán | - Không tuân theo nguyên lý khuếch tán |
Con đường vận chuyển | - Qua kênh protein đặc hiệu - Qua lớp phospholipid | - Qua kênh protein đặc hiệu |
Câu 2.
- Tính "khảm" do các phân tử protein có thể nằm xuyên qua khung (protein xuyên màng) hoặc bám ở mặt trong hay mặt ngoài của màng (protein bám màng).
- Tính "động" do sự chuyển động của các phân tử phospholipid và protein trên màng.
Câu 3.
- Do tế bào ở phía trong không bị bao phủ bởi cutin như phía ngoài nên tế bào phía trong thấm nước dễ dàng làm tế bào phía trong trương nước mạnh đồng thời do cấu trúc lớp tế bào biểu bì phía bên ngoài cũng khác các tế bào bên trong khiến tế bào mặt ngoài ít dãn nở => rau muống cong về phía bên ngoài.
Câu 4.
Do đất nhiễm mặn có nồng độ muối (chất tan) cao nên môi trường đất ưu trương so với môi trường bên trong tế bào nên cây không thể hút được nước khiến cây khó có thể tồn tại và phát triển.
3. Đề thi học kì 1 Sinh học 10 Cánh diều
Đề thi cuối kì 1 Sinh học 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:
A. Tế bào, cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã
B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể, tế bào
C. Quần thể, quần xã, tế bào, cơ thể, hệ sinh thái
D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái
Câu 2: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc.
B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh.
D. Nguyên tắc bổ sung
Câu 3: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, P
B. C, H, O, N
C. O, P, C, N
D. H, O, N, P
Câu 4: Các nguyên tố chiếm lượng rất nhỏ, thường nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể là
A. nguyên tố vi lượng
B. nguyên tố đa lượng.
C. nguyên tố hóa học.
D. nguyên tố khoáng.
Câu 5: Cacbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố
A. C, H, O, N
B. C, H, N, P
C. C, H, O
D. C, H, O, P
Câu 6 : Mỗi nucleotide của DNA có cấu tạo gồm:
A. Gốc phosphate, đường deoxyribose và một nitrogenous base.
B. Gốc phosphate và đường pentose.
C. Đường pentose và nitrogenous base.
D. Gốc phosphate, đường ribose và nitrogenous base.
Câu 7: Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:
A. Tham gia vào quá trình nhân bào
B. Duy trì hình dạng của tế bào
C. Giúp vi khuẩn di chuyển
D. Trao đổi chất với môi trường
Câu 8: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
A. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào
B. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào
C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Câu 9: Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua
A. các lỗ trên màng
B. kênh protein xuyên màng
C. kênh protein đặc biệt
D. lớp kép phospholipid
Câu 10: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ?
A. Là một hệ thống kín
B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
C. Liên tục tiến hóa
D. Có khả năng tự điều chỉnh
Câu 11: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là
A. quần xã sinh vật
B. cá thể sinh vật
C. quần thể sinh vật
D. cá thể và quần thể
Câu 12: Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:
(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid
(2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng
(3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào
(4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hao ATP
Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 13: Nếu ăn quá nhiều protein (chất đạm), cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây?
A. Bệnh gút
B. Bệnh mỡ máu
C. Bệnh tiểu đường
D. Bệnh đau dạ dày
Câu 14: Vì sao tế bào bạch cầu có thể “ ăn” được vi khuẩn?
A. Trong tế bào bạch cầu chứa nhiều ribosome
B. Trong tế bào bạch cầu chứa nhiều lysosome
C. Trong tế bào bạch cầu chứa nhiều oxygen
D. Trong tế bào bạch cầu chứa nhiều sắt
Câu 15: Các chất thải, chất độc hại thường được đưa ra khỏi tế bào theo phương thức vận chuyển
(1) Thẩm thấu (2) Khuếch tán (3) Vận chuyển tích cực
Phương án trả lời đúng là
A. (2), (3)
B. (1), (3)
C. (1), (2)
D. (1),(2) và (3)
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: So sánh sự khác nhau về đặc điểm giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Câu 2: Vì sao ăn quá nhiều đường dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Câu 3:
a/ Nêu cấu tạo của một nucleotide trong RNA?
b/ Một phân tử DNA có 2400 nucleotide trong đó hiệu số giữa T với loại nucleotide khác bằng 20%. Xác định tỷ lệ phần trăm và số lượng các loại nucleotide trong phân tử DNA đó.
1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Sinh học 10
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | A | B | A | C | A | B | A | D | A | C | D | A | B | B |
II. TỰ LUẬN
Câu 1: So sánh sự khác nhau về đặc điểm giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Lời giải
Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
- Có ở vi khuẩn - Kích thước nhỏ (1 – 5µm). Cấu tạo đơn giản - Chưa có nhân điển hình, chưa có màng nhân - Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc - Không có khung xương định hình tế bào. | - Có ở nấm, thực vật, động vật - Kích thước lớn (10 – 50µm). Cấu tạo phức tạp - Có nhân hoàn chỉnh: có màng nhân, trong nhân có chất nhiễm sắc và hạch nhân - Tế bào chất có các hệ thống phân chia tế bào thành các xoang riêng biệt, có nhiều bào quan có màng bao bọc - Có khung xương định hình tế bào. |
Câu 2: Vì sao ăn quá nhiều đường dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Lời giải
Khi bạn ăn nhiều đường sẽ dẫn đến sự tích tụ các chất béo trong gan. Theo thời gian, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy, các tế bào beta trong tuyến tụy của bạn sẽ bị ảnh hưởng và mất khả năng sản xuất đủ insulin.
Câu 3:
a/ Nêu cấu tạo của một nucleotide trong RNA?
b/ Một phân tử DNA có 2400 nucleotide trong đó hiệu số giữa T với loại nucleotide khác bằng 20%. Xác định tỷ lệ phần trăm và số lượng các loại nucleotide trong phân tử DNA đó.
Lời giải
a/ Mỗi nucleotide trong RNA được cấu tạo từ 3 thành phần: một nitrogenous base (base) (gồm 4 loại: A, U, G, C), đường ribose và nhóm phosphate.
b/ Tỉ lệ % ở các nucleotide là:
Ta có: A = T; G = C
T + C = 50% và T – C = 20% => T = A = 35 %, G = C = 15%
Số lượng của các loại nucleotide là:
A = T = (35. 2400)/100 = 840 nucleotide
G = C = (15. 2400)/100 = 360 nucleotide
.............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Sinh học 10