Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 24 Đề kiểm tra cuối kì 1 Hóa 10 (Có đáp án - Cấu trúc mới)

Bộ đề thi cuối kì 1 Hóa học 10 năm 2024 - 2025 gồm 24 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đề kiểm tra cuối kì 1 Hóa học 10 có đáp án giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình.

TOP 24 đề thi cuối kì 1 Hóa học 10 được biên soạn theo cấu trúc rất đa dạng gồm cả đề trắc nghiệm kết hợp tự luận và 11 đề theo cấu trúc đề minh họa 2025 với nội dung gồm 03 phần: câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn, câu trắc nghiệm đúng sai, câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Qua đó giúp giáo viên tham khảo lựa chọn ra đề thi cho các bạn học sinh của mình phù hợp với quy định chung của trường mình dạy học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10, bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10.

TOP 24 Đề thi học kì 1 Hóa học 10 năm 2024 (Cấu trúc mới)

1. Đề thi học kì 1 Hóa học 10 Kết nối tri thức

SỞ GD &ĐT ………. .
TRƯỜNG THPT ……. .

--------------------
(Đề thi có _2__ trang)

KIỂM TRA HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: HÓA
Thời gian làm bài: 45
(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Vỏ nguyên tử chứa

A. các electron mang điện tích dương, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.
B. các electron không mang điện tích, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.
C. các electron mang điện tích âm, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.
D. các proton và neutron, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.

Câu 2. Phát biểu sai khi nói về neutron?

A. tồn tại trong hạt nhân nguyên tử.
B. có khối lượng bằng khối lượng proton.
C. có khối lượng lớn hơn khối lượng electron.
D. không mang điện.

Câu 3. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp không theo nguyên tắc?

A. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một hàng.
B. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
D. Theo chiều tăng khối lượng nguyên tử.

Câu 4. Bảng tuần hoàn gồm có

A. 7 chu kì có 4 chu kì nhỏ và 3 chu kì lớn.
B. 8 chu kì có 4 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
C. 18 chu kì có 8 chu kì nhỏ và 10 chu kì lớn.
D. 7 chu kì có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

Câu 5. Sulfur dạng kem bôi được sử dụng để điều chế kem trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nguyên tử sulfur?

A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron.
B. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron.
C. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kì 3.
D. Sulfur nằm ở nhóm VIA.

Câu 6. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
C. bán kính nguyên tử giảm và độ âm điện tăng.
D. bán kính nguyên tử tăng và độ âm điện giảm.

Câu 7. Cho cấu hình của nguyên tố X là 1s²2s²2p63s². Phát biểu đúng là

A. X ở ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn.
B. X ở ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIIB trong bảng tuần hoàn.
C. X ở ô 12, chu kỳ 2, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn.
D. X ở ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn.

Câu 8. Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?

A. Tính kim loại và tính phi kim.
B. Khối lượng nguyên tử.
C. Tính acid - base của các hydroxygende.
D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng.

Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất? Cho biết nguyên tố này được sử dụng trong công nghệ hàn, sản xuất thép và methanol.

A. B.
B. N.
C. O.
D. Mg.

Câu 10. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính kim loại mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này sử dụng trong đồng hồ nguyên tử, với độ chính xác ở mức giây trong hàng nghìn năm.

A. Hydrogen.
B. Berylium.
C. Casesium.
D. Phosphorus.

Câu 11. Xét ba nguyên tố có cấu hình electron lần lượt: X:1s22s22p63s1, Q:1s22s22p63s2, Z: 1s22s22p63s23p1. Tính base tăng dần của các hydroxide là

A. XOH < Q(OH)2< Z(OH)3.
B. Z(OH)3 < XOH < Q(OH)2.
C. Z(OH)3< Q(OH)2 < XOH.
D. XOH < Z(OH)3 < Q(OH)2.

Câu 12. Nguyên tử của nguyên tố X có bán kính nguyên tử rất lớn. Phát biểu nào sau đây về X là đúng?

A, Độ âm điện của X rất lớn và X là phi kim.
B. Độ âm điện của X rất nhỏ và X là phi kim.
C. Độ âm điện của X rất lớn và X là kim loại.
D. Độ âm điện của X rất nhỏ và X là kim loại.

Câu 13. Liên kết hóa học là

A. sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.
B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
C. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững.
D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững.

Câu 14. Trong phân tử iodine (I2), mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung. Mỗi nguyên tử iodine đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây?

A. Xe.
B. Ne.
C. Ar.
D. Kr.

Câu 15. Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?

A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Hợp chất ion dễ hoá lỏng.
D. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.

Câu 16. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hợp chất sodium oxide (Na2O)?

A. Trong phân tử Na2O, các ion sodium Na+và ion oxide O2- đều đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon.
B. Phân tử Na2O tạo bỡi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Na+và một ion O2-. .
C. Là chất rắn trong điều kiện thường.
D. Không tan trong nước chỉ tan trong dung môi không phân cực như benzene, cacbon tetrachloride.

Câu 17. Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết

A. cộng hoá trị không cực.
B. hydrogen.
C. cộng hoá trị có cực.
D. ion

Câu 18. Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết

A. cộng hoá trị không phân cực.
B. hydrogen.
C, cộng hoá trị phân cực.
D. ion

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)

Câu 1. Theo mô hình nguyên tử hiện đại

a. Các electron chuyển động không theo những quỹ đạo xác định trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân.
b. Mỗi AO nguyên tử chỉ có thể chứa được 1 electron.
c. Các electron trên các phân lớp 1s, 2s, 3s có năng lượng bằng nhau.
d. Số lượng các orbital trong một phân lớp (s, p, d) luôn là một số lẻ.

Câu 2. Cho các nguyên tố Na (Z = 11), Cl (Z = 17), F (Z = 9) và K (Z = 19).

a. Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự: K < Cl < Na < F.
b. Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất trong dãy là Fluorine (F).
c. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất trong dãy là Sodium (Na).
d. Nguyên tố Na và F ở cùng một chu kì.

. . . . . . . . . . .

Đáp án đề thi học kì 1 Hóa học 10

Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

CâuĐáp ánCâuĐáp án
1C10C
2B11C
3D12D
4D13B
5B14A
6C15B
7D16D
8B17A
9C18C

Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án (Đ/S)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án (Đ/S)

1

a

Đ

3

a

S

b

S

b

Đ

c

S

c

Đ

d

Đ

d

Đ

2

a

S

4

a

Đ

b

Đ

b

Đ

c

Đ

c

S

d

Đ

d

Đ

Phần III: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

6

4

3

2

20,19

5

9

3

3

6

2

Lưu ý: Phần nhận biết HS trả lời đáp án khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa

2. Đề thi học kì 1 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo

Đề thi Hóa 10 học kì 1

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học là đồng vị của nhau có sự khác nhau về

A. số khối .
B. số proton.
C. số electron.
D. điện tích hạt nhân.

Câu 2. Kí hiệu phân lớp electron nào sau đây sai?

A. 1s.
B.2p.
C. 2d.
D. 3p.

Câu 3: Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là:

A. 16, 8, 8.
B. 18, 8, 8.
C. 18, 8, 10.
D. 18, 10, 8.

Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p3. X có công thức oxide cao nhất là

A. XO2..
B. X2O5.
C. X2O3.
D. XO3.

Câu 5: Phát biểu nào sai khi nói về neutron?

A. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron.
B. Có khối lượng lượng bằng khối lượng proton.
C. Không mang điện.
D. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton và số neutron.
B. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng electron.
C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
D. Số hiệu nguyên tử bằng số neutron trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 7: Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử?

A. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt tới cấu electron ổn định, bền vững.
B. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất.
C. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
D. Để tổng số electron ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8.

Câu 8: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố X có 24 hạt, trong đó số hạt mang điện là 12. Số electron trong X là

A. 12.
B. 6.
C. 24.
D. 13.

Câu 9: Điều nào dưới đây đúng khi nói về ion Cl-?

A. Được tạo thành khi nguyên tử chlorine (Cl) nhận vào 1 proton.
B. Có chứa 18 proton.
C. Có chứa 18 electron.
D. Trung hoà về điện.

Câu 10: Trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố, con số trên đầu mỗi ký hiệu hóa học biểu thị thông tin về

Hình : Ô nguyên tố nitrogen.

A. Số khối của nguyên tố.
B. Số thứ tự nhóm của nó.
C. Số thứ tự chu kỳ của nguyên tố.
D. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố.

Câu 11: Kí hiệu chung của mọi nguyên tử là , trong đó A, X và Z lần lượt là

A. số khối, kí hiệu nguyên tố, số hiệu nguyên tử.
B. số khối, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố.
C. số hiệu nguyên tử, số khối, kí hiệu nguyên tố.
D. số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố, số khối.

........

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S)

Câu 1: Soudime ( 11Na) và Magienime (12Mg) thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

a. Na và Mg đều có 3 electron hóa trị.

b. Dựa vào mức độ phản ứng của Na và Mg với nước ở điều kiện thường, có thể so sánh được độ hoạt động hóa học giữa Na với Mg.

c. Tính base của sodium hydroxide yếu hơn tính base của magnesium hydroxide.

d. Khi phản ứng với Cl2, Na và Mg đều tạo ra hợp chất ion.

Câu 2. Cho độ âm điện của N bằng 3,04; của H bằng 2,2; của C bằng 2,55; của O bằng 3,44.

a. Phân tử NO2 và NH3 tuân theo quy tắc octet; CH4 và H2O vi phạm quy tắc octet .

b. Dung dịch NH3 có thể tạo được tối đa 4 loại liên kết hydrogen.

c. Nhiệt độ sôi của H2O cao hơn nhiều so với CH4 nhờ có liên kết hydrogen.

d. Nguyên tử C trong phân tử CH4còn một cặp electron chưa tham gia liên kết.

Câu 3: Cho biết chlorine (Cl có Z=17)

a, Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Cl là 2s22p5.

b. Liên kết hóa học trong phân tử Cl2là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

c. Cl là phi kim vì có 5 e ở lớp ngoài cùng

d. Trong chu kỳ 7 Clo là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất nên tính phi kim mạnh nhất.

Câu 4: Cho K có Z = 19

a. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của K là 4s1.

b. Liên kết hóa học trong K2O là liên kết ion.

c. Cho 0,1 mol K tác dụng với H2O dư thu được 2,479lit khí ở điều kiện chuẩn.

d. Trong các phản ứng hóa học K có khả năng nhận thêm 1e tạo cấu hình bền của khí hiếm.

PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Cho 6 nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 11, 17, 18, 19 và 20. Trong số các nguyên tố trên có bao nhiêu nguyên tố phi kim?

Câu 2. Có bao nhiêu hợp chất tạo được liên kết Hidrogen trong dãy các chất sau: NH3, HF, HCl, PH3, C2H5OH?

Câu 3. Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hydrogen có công thức RH3, được sử dụng để trung hoà các thành phần acid của dầu thô, bảo vệ thiết bị không bị ăn mòn trong ngành công nghiệp dầu khí. Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxide cao nhất. % khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hydrogen là bao nhiêu ?

Câu 4. Có bao nhiêu hợp chất chỉ chứa liên kết cộng hoá trị trong dãy các chất sau: NH3, CaO, PCl3, H2S, NaOH, O2, HCl?

Câu 5. Cho nguyên tử các nguyên tố sau: Na (Z=11), K (Z=19), Mg (Z=12), F (Z=9), Al (Z=13), S (Z=16). Có bao nhiêu nguyên tử có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững như Ne.

Câu 6. Phổ khối, hay phổ khối lượng (MS: Mass Spectrum) chủ yếu được sử dụng đề xác định phân tử khối, nguyên từ khối của các chất và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố. Phổ khối của neon được biểu diễn như ở hình bên.

Trục tung biểu thị hàm lượng phần trăm về số nguyên tử của từng đòng vị, trục hoành biểu thị tỉ số cùa nguyên tử khối (m) của mỗi đồng vị với điện tích của các ion đồng vị tương ứng (điện tích z của các ion đồng vị neon đều bằng +1 ).

Nguyên tử khối trung bình của Neon là?

Đáp án đề thi học kì 1 Hóa học 10

Phần I. Mỗi câu đúng 0,25 đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

ĐA

A

C

B

B

B

D

A

A

C

D

A

B

A

D

D

D

C

D

Phần II. Điểm tối đa cho mỗi câu là 1đ.HS chọn đúng 1 ý là 0,1đ, 2 ý là 0,25đ, 3 ý là 0,5đ, 4 ý là 1đ

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án (Đ/S)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án (Đ/S)

1

A

S

3

A

S

B

Đ

B

Đ

C

S

C

S

D

Đ

D

S

2

A

S

4

A

Đ

B

Đ

B

Đ

C

Đ

C

S

D

S

D

S

Phần III. Mỗi câu đúng 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

2

3

82,3

5

4

20,19

3. Đề thi học kì 1 Hóa học 10 Cánh diều

SỞ GD &ĐT ………..
TRƯỜNG THPT ……..

--------------------

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2024- 2025
MÔN: HÓA
Thời gian làm bài: 45
(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng

A. một electron chung.
B. sự cho – nhận electron.
C. chỉ một cặp electron chung.
D. một hay nhiều cặp electron chung.

Câu 2. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng

A. số electron.
B. số lớp electron.
C. số electron hóa trị.
D. số e lớp ngoài cùng.

Câu 3. Nguyên tố R ở nhóm A, nguyên tử R có phân lớp electron ngoài cùng là 4s1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là

A. 19 hoặc 24 hoặc 29.
B. 19.
C. 29.
D. 24.

Câu 4. Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây của nguyên tố kim loại?

A. 1s2.
B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p5.
D. 1s22s22p63s2.

Câu 5. Cho các nguyên tố: 8X, 11R, 6Y. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

A. X < Y < R.
B. Y < X< R.
C. R < X< Y.
D. R < Y< X.

Câu 6. Dãy các chất nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng tính base

A. NaOH<Al(OH)3<Mg(OH)2.
B. Mg(OH)2<NaOH<Al(OH)3.
C. Al(OH)3<NaOH<Mg(OH)2.
D.Al(OH)3<Mg(OH)2<NaOH.

Câu 7. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trên phân lớp p là 11. Hãy cho biết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X và kiểu xen phủ các orbital trong nguyên tử để tạo ra phân tử X2?

A. 3s23p5, kiểu xen phủ trục p-p
B. 3s23p5, kiểu xen phủ bên p-p.
C. 3s1, kiểu xen phủ s-s.
D. 3s23p5, kiểu xen phủ s-p.

Câu 8. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào là hợp chất ion?

A. H2O
B. H2S
C. KBr
D. NH3

Câu 9. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X có dạng ns2np3. Trong hợp chất cao nhất với oxygen, X chiếm 43,662% về khối lượng. Phần trăm của X trong hợp chất với hydrogen là

A. 91,176%.
B, 17,648%.
C. 82,352%.
D. 8,824%.

Câu 10. Hạt nhân nguyên tử X có 17 proton và 20 neutron. Ký hiệu nguyên tử X là

Câu 11. Công thức Lewis của phân tử O2

Câu 12. Cho độ âm điện các nguyên tố K(0,82); O(3,44); Cl(3,16); H(2,20); N(3,04). Hợp chất có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất là

A. KCl
B. Cl2O7
C. NH3
D. H2O

Câu 13. Chất nào sau đây có cả liên kết ion, liên kết CHT phân cực và liên kết cho nhận?

A. HNO3
B. NaNO3
C. NaOH
D. K2CO3

Câu 14. Nguyên tố X thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. Oxide cao nhất của X có công thức hóa học là XO3. Số electron lớp ngoài cùng của X là

A. 8
B. 6
C. 3
D. 2

Câu 15. X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn. Biết oxide của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím, Y phản ứng với nước tạo thành một dung dịch làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả dung dịch acid và dung dịch kiềm. Nếu xếp theo trật tự tăng dần độ âm điện thì trật tự đúng sẽ là

A. Y<Z<X.
B. Z<Y<X.
C. X<Y<Z.
D. X<Z<Y.

Câu 16. Chất nào sau đây đều có liên kết hydrogen giữa các phân tử?

A. SiH4; CH4.
B. H2O; HF.
C. PH3; NH3.
D. H2S; HCl.

Câu 17. Cho 9,0g hỗn hợp 2 kim loại A, B hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 7,437 lít khí H2 (đkc). A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIA. A, B là các nguyên tố

A. Be, Ca.
B. Ca, Sr.
C. Be, Mg.
D. Mg, Ca.

Câu 18. Cho các phát biểu sau

1. Liên kết ion là liên kết được hình thành bỡi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

2. Trong phân tử C2H2có một liên kết ba.

3. Mỗi cặp electron góp chung tạo nên hai liên kết cộng hóa trị.

4. Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng nhường electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

5. Liên kết giữa nguyên tử C và O phân cực nên phân tử CO2phân cực.

Số phát biểu sai

A. 1
B. 3
C. 4
D. 2

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S)

Câu 1. Nguyên tố X được sử dụng làm vật liệu máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.

a. X có tính kim loại mạnh hơn Mg(Z=12).

b. Oxide cao nhất của X có công thức hóa học X2O3.

c. Hợp chất hydroxide của X có công thức hóa học X(OH)3.

d. Hydroxide của X có tính base mạnh.

Câu 2. Khí CO2 có trong khí quyển và sự gia tăng hàm lượng CO2 là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Cho độ âm điện của nguyên tử C là 2,55 và O là 3,44.

a. Phân tử CO2là phân tử không phân cực.

b. Phân tử CO2có 2 xen phủ s-p và 2 xen phủ p-p.

c. Trong phân tử CO2có 2 liên kết σ và 2 kiên kết π.

d. Trong phân tử CO2có 4 cặp e hóa trị riêng chưa tham gia liên kết.

Câu 3. Nguyên tố Y là kim loại cứng nhất, dùng trong dao cắt kính và ở ô số 24 của bảng tuần hoàn.

a. Y có 6 e hóa trị và là nguyên tố kim loại.

b. Y là nguyên tố d.

c. Y ở chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

d. Ở trạng thái cơ bản, Y có 6 e ở phân lớp s.

Câu 4. Cho 5 nguyên tố A, X, Y, Z, T theo thứ tự thuộc 5 ô liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, có số hiệu nguyên tử tăng dần. Tổng số hạt mang điện trong 5 nguyên tử của 5 nguyên tố trên bằng 100.

a. Nguyên tố A là oxygen và T là nguyên tố Magnesium.

b. A, X, Y thuộc loại là nguyên tố p.

c. Z, T thuộc cùng một nhóm.

d. Z, T thuộc loại là nguyên tố phi kim.

PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Trong tự nhiên, bromine có 2 đồng vị là 79Br có hàm lượng 50,7% còn lại là 81Br. Nguyên tử khối trung bình của bromine là bao nhiêu?

Câu 2. Cho các chất sau: NaCl, H2O, K2O, BaCl2, CaF2, HCl, NH4NO3. Có bao nhiêu chất chứa liên kết ion?

Câu 3. Tổng số cặp electron dùng chung giữa các nguyên tử trong phân tử ethylene (C2H4) là bao nhiêu?

Câu 4. Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố X có công thức XH4, được sử dụng làm tác nhân ghép nối để bám dính các sợi như sợi thủy tinh và sợi carbon. Oxide cao nhất của X chứa 53,3% oxygen về khối lượng, thường được dùng để sản xuất cửa sổ, lọ thủy tinh. Hãy cho biết giá trị nguyên tử khối trung bình của X là bao nhiêu?

Câu 5. Trong sản xuất thịt chế biến sẵn, người ta thường bổ sung một hợp chất có công thức dạng X2Y để ức chế sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn trong thịt, giúp thịt lâu hư, tránh các trường hợp ngộ độc thực phẩm do thịt bị ôi thiu. Phân tử X2Y có tồng số proton là 23. Biết X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong cùng một chu kì. Phần trăm khối lượng của Y trong oxide cao nhất của Y là bao nhiêu?

Câu 6. Hợp chất X có công thức là A2B có tổng số hạt (p, n, e) là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Nguyên tử nguyên tố A có số proton nhiều hơn so với nguyên tử nguyên tố B là 3. Số hạt mang điện của nguyên tử A là ?

Đáp án đề thi học kì 1 Hóa học 10

Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

10

B

2

B

11

D

3

B

12

A

4

D

13

B

5

A

14

B

6

D

15

A

7

A

16

B

8

C

17

D

9

A

18

B

Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án (Đ/S)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án (Đ/S)

1

a

S

3

a

Đ

b

Đ

b

Đ

c

S

c

Đ

d

S

d

S

2

a

Đ

4

a

Đ

b

S

b

Đ

c

Đ

c

S

d

Đ

d

S

Phần III: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

79,986

4

28

2

5

5

30,43

3

6

6

22

Lưu ý: Phần nhận biết HS trả lời đáp án khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa

..............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Hóa học 10 

Chia sẻ bởi: 👨 Tiêu Nại
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Tìm thêm: Hóa học 10
Sắp xếp theo
👨

    Tài liệu tham khảo khác

    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm