Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 7 Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh 10 (Có đáp án)

Bộ đề thi cuối kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 gồm 7 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học 10 có đáp án giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình.

TOP 7 đề thi HK1 Sinh học 10 Kết nối tri thức được biên soạn theo cấu trúc rất đa dạng trắc nghiệm kết hợp tự luận. Qua đó giúp giáo viên tham khảo lựa chọn ra đề thi cho các bạn học sinh của mình phù hợp với quy định chung của trường mình dạy học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 1 môn Vật lí 10, bộ đề thi học kì 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức.

1. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 Kết nối tri thức - Đề 1

1.1 Đề thi cuối kì 1 Sinh học 10

PHÒNG GD&ĐT…………….

TRƯỜNG THPT…………..

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM 2024 - 2025
MÔN SINH HỌC 10
Thời gian làm bài: …. phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Thịt cá chủ yếu chứa phân tử sinh học nào sau đây?

A. Protein.
B. Nucleic acid
C. Lipid.
D. Carbohydrate

Câu 2. Chuỗi poplypepetid cuộn xoắn và gấp nếp là cấu trúc bậc mấy của protein ?

A. Bậc 1.
B. Bậc 2.
C. Bậc 3.
D. Bậc 4.

Câu 3. Cấu trúc không gian của protein ( bậc 3 và 4), được duy trì nhờ các liên kết yếu nào sau?

A. Liên kết glycosidic và liên kết cộng hóa trị.
B. Liên kết peptide và liên kết kết hydrogen .
C. Liên kết ion và liên kết peptide.
D. Liên kết hydrogen, liên kết ion.

Câu 4. Chống lại các phân tử kháng nguyên từ môi trường xâm nhập vào cơ thể là chức năng nào sau đây của protein?

A. Điều hoà các quá trình sinh lý.
B. Xúc tác cho các phản ứng.
C. Bảo vệ cơ thể.
D. Xây dựng cấu trúc tế bào.

Câu 5. Khi nói về DNA và protein, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, có tính đa dạng và đặc thù.
B. Đơn phân có cấu trúc tương tự nhau và liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
C. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester.
D. Thành phần nguyên tố hoá học giống nhau.

Câu 6. Loại sinh vật nào sau đây có cấu tạo cơ thể là tế bào nhân sơ?

A. Vi khuẩn E.coli.
B. Trùng roi xanh.
C. Tảo xoắn.
D. Trùng amip.

Câu 7. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo bởi hợp chất?

A. Peptidoglycan.
B. Carbohydrate.
C. Protein.
D. Lipid.

Câu 8. Ở sinh vật nhân sơ, thành tế bào có chức năng nào?

A. Giúp tế bào bám dính vào bề mặt sinh vật khác..
B. Giúp tế bào di chuyển (là cơ quan vận động).
C. Giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.
D. Đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào.

Câu 9. Bào quan ribosome không có đặc điểm nào sau đây?

A. Làm nhiệm vụ sinh học tổng hợp protein cho tế bào.
B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rRNA và protein.
C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé.
D. Bên ngoài được bao bọc bởi một màng Phospholipid kép.

Câu 10. Trong tế bào, ribosome có chức năng nào sau đây?

A. Tổng hợp lipid.
B. Tổng hợp protein.
C. Bảo vệ tế bào.
D. Phân giải đường.

Câu 11. Bào quan nào sau đây được ví như “ nhà máy điện ‘ của tế bào?

A. Lưới nội chất.
B. Ti thể.
C. Lục lạp.
D. Lizôsome.

Câu 12. Lục lạp là bào quan thực hiện chức năng nào sau?

A. Là nơi phân loại các sản phẩm của tế bào.
B. Là nơi phân giải chất độc hại của tế bào.
C. Là nơi tổng hợp ATP cho tế bào hoạt động.
D. Là nơi thực hiện chức năng quang hợp.

Câu 13. Hãy cho biết hình dưới mô tả cấu trúc nào?

A. Ti thể.
B. Ribosome.
C. Lục lạp.
D. Lưới nội chất.

Câu 14. Trong cơ thể người, loại tế bào nào sau đây chứa nhiều ti thể nhất?

A. Tế bào biểu b
B. Tế bào hồng cầu
C. Tế bào cơ tim
D. Tế bào xương

Câu 15. Trong các cấu trúc sau đây của tế bào, có bao nhiêu cấu trúc có một lớp màng bao bọc(màng đơn)?

(1). Không bào

(2).Ribosome

(3).Lục lạp

(4).Bộ máy Gôngli

(5).Ti thể.

(6) Lưới nội chất.

A. 4
B. 2.
C. 3
D. 5

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động qua màng tế bào ( nguyên lý, hướng vận chuyển, nhu cầu năng lượng, con đường vận chuyển)

Câu 2. Tại sao nói màng tế bào ( màng sinh chất ) có tính khảm - lỏng ( khảm – động )?

Câu 3. Tại sao khi chẻ rau muống thành sợi và ngâm vào nước thì các sợi rau cuộn tròn lại ?

Câu 4. Tại sao thực vật như ngô, lúa… không thể sống được trên vùng đất bị nhiễm mặn?

1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Sinh học 10

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

A

B

D

C

A

A

A

C

D

B

B

D

C

C

C

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động qua màng tế bào ( nguyên lý, hướng vận chuyển, nhu cầu năng lượng, con đường vận chuyển)

Lời giải

Tiêu chí

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Hướng vận chuyển

-Từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp (Cùng chiều gradien nồng độ).

- Từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao (Ngược chiều gradien nồng độ).

Nhu cầu năng lượng

-Không cần tiêu tốn năng lượng

- Cần tiêu tốn năng lượng

Nguyên lý

-Theo nguyên lý khuếch tán

- Không tuân theo nguyên lý khuếch tán

Con đường vận chuyển

- Qua kênh protein đặc hiệu

- Qua lớp phospholipid

- Qua kênh protein đặc hiệu

Câu 2.

- Tính "khảm" do các phân tử protein có thể nằm xuyên qua khung (protein xuyên màng) hoặc bám ở mặt trong hay mặt ngoài của màng (protein bám màng).

- Tính "động" do sự chuyển động của các phân tử phospholipid và protein trên màng.

Câu 3.

- Do tế bào ở phía trong không bị bao phủ bởi cutin như phía ngoài nên tế bào phía trong thấm nước dễ dàng làm tế bào phía trong trương nước mạnh đồng thời do cấu trúc lớp tế bào biểu bì phía bên ngoài cũng khác các tế bào bên trong khiến tế bào mặt ngoài ít dãn nở => rau muống cong về phía bên ngoài.

Câu 4.

Do đất nhiễm mặn có nồng độ muối (chất tan) cao nên môi trường đất ưu trương so với môi trường bên trong tế bào nên cây không thể hút được nước khiến cây khó có thể tồn tại và phát triển.

2. Đề thi học kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức - Đề 2

2.1 Đề thi Sinh học 10 cuối kì 1

PHÒNG GD&ĐT…………….

TRƯỜNG THPT…………..

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM 2024 - 2025
MÔN SINH HỌC 10
Thời gian làm bài: …. phút

Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1. Thành phần hoá học của thành tế bào vi khuẩn là:

A. Phospholipid.
B. Peptidoglycan.
C. Chitin.
D. Cellulose.

Câu 2. Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó?

A. enzyme của con đường chuyển hóa làm ức chế sản phẩm tạo ra.
B. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzyme xúc tác cho phản ứng đầu tiên của con đường chuyển hóa.
C. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại hoạt hóa tăng enzym xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
D. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzyme xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.

Câu 3. Chất dưới đây không phải lipid là?

A. Sáp.
B. Cellulose.
C. Cholesterol.
D. Hormone estrogen.

Câu 4. Cơ chế hoạt động của enzyme có thể tóm tắt thành một số bước sau:

(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian

(2) Tạo nên phức hợp enzyme – cơ chất

(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzyme

Trình tự các bước lần lượt là?

A. (1) → (3) → (2)
B. (2) → (1) → (3)
C. (2) → (3) → (1)
D. (1) → (2) → (3)

Câu 5. Fructose thuộc loại?

A. Đường sữa
B. Đường mía.
C. Đường trái cây
D. Đường phức

Câu 6. Nói về trung tâm hoạt động của enzyme, có các phát biểu sau:

(1) Là nơi liên kết chặt chẽ với cơ chất

(2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzyme

(3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất

(4) Mọi enzyme đều có trung tâm hoạt động giống nhau

Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:

A. (2), (3), (4)
B. (1), (2), (3)
C. (1), (4)
D. (2), (3)

Câu 7. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là?

A. Phân tử dầu có chứa 2 phân tử glycerol
B. Trong mỡ có chứa 1 phân tử glixerol và 2 acid béo
C. Trong mỡ chứa nhiều acid béo no
D. Dầu hoà tan không giới hạn trong nước.

Câu 8. Thành tế bào thực vật có bản chất là:

A. Peptidoglycan.
B. Cellulose.
C. Phospholipid.
D. Chitin.

Câu 9. Đồng hóa là?

A. Quá trình phân giải các chất cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
B. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
C. Tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
D. Tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.

Câu 10. Vì sao lysosome được ví như một phân xưởng tái chế rác thải?

A. Vì có cấu tạo một lớp màng
B. Vì bên trong lysosome có chứa enzyme thuỷ phân
C. Vì có cấu trúc dạng túi
D. Vì có các hạt ribosome đính trên màng

Câu 11. Glycoprotein là dấu chuẩn trên màng sinh chất. Nó được tổng hợp và hoàn thiện tại cấu trúc nào?

A. Màng sinh chất và ribosome.
B. Lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
C. Lưới nội chất hạt và bộ máy golgi.
D. Lưới nội chất trơn và bộ máy golgi.

Câu 12. Sự khác nhau giữa cấu tạo của ty thể và lục lạp là:

A. Màng trong của ty thể thì gấp nếp còn màng trong của lục lạp thì trơn.
B. Ty thể có màng kép còn lục lạp có màng đơn.
C. Ty thể có enzyme còn lục lạp có hạt ribosome.
D. Ty thể có chất diệp lục còn lục lạp thì có enzyme hô hấp.

Câu 13. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính là:

A. Vùng nhân.
B. Ribosome.
C. Màng sinh chất.
D. Nhân tế bào.

Câu 14. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. nguyên nhân là do?

A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng
B. Đây là liên kết mạnh
C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
D. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat

Câu 15. Chất nào sau đây tan được trong nước?

A. Vitamin C
B. Steroid
C. Vitamin A
D. Phospholipid

Câu 16. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây?

A. Liên kết hydrogen.
B. Liên kết hoá trị
C. Liên kết peptide.
D. Liên kết glycosidic.

Câu 17. Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển?

(1) Tế bào cơ tim (2) Tế bào hồng cầu

(3) Tế bào gan (4) Tế bào biểu bì (5) Tế bào bạch cầu

A. (1), (5)
B. (3), (5)
C. (1), (3)
D. (2), (4)

Câu 18. Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào
B. Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt động sống của tế bào
C. Là đồng tiền năng lượng của tế bào
D. Là một hợp chất cao năng

Câu 19. Trong y học, dùng phương pháp xét nghiệm nhằm phân biệt được hai nhóm vi khuẩn Gram âm và Gram dương với mục đích gì?

A. Để biết cách kết hợp các phương pháp điều trị
B. Chọn được loại vi khuẩn đem ứng dụng trong kỹ thuật di truyền.
C. Sử dụng phương pháp hoá trị liệu phù hợp
D. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.

Câu 20. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?

A. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng các chất tham gia phản ứng
B. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng cách giảm nhiệt độ
C. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng cách tăng nhiệt độ
D. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng các chất hoạt hóa hay ức chế

Câu 21. Sự khác nhau trong cấu trúc màng của nhân với màng của bộ máy Golgi là:

A. Nhân có màng kép, bộ máy Golgi có màng đơn
B. Cấu trúc màng nhân có lipid, cấu trúc màng của bộ máy Golgi có protein
C. màng nhân có protein còn màng của bộ máy Golgi thì không có.
D. Nhân có màng đơn, bộ máy Golgi có màng kép

Câu 22. Một phân tử DNA có 2400 nucleotide. Tính độ dài của phân tử?

A. 5100
B. 10200
C. 4080
D. 8160

Câu 23. Ở mỗi giai đoạn của hô hấp tế bào đều giải phóng ATP, nhưng giai đoạn chuỗi truyền electron hô hấp là giải phóng ra nhiều ATP nhất với số ATP tạo ra là:

A. 40 ATP
B. 36 ATP
C. 38 ATP
D. 32 ATP

Câu 24. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?

A. Chỉ có pha sáng, không có pha tối.
B. Pha tối xảy ra trước, pha sáng sau.
C. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau.
D. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời.

Câu 25. Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loại A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loại B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được các con ếch con từ tế bào đã được chuyển nhân. Hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loại nào? Thí nghiệm này có thể chứng minh được điều gì về nhân tế bào?

A. Con ếch con mang đặc điểm của loài B, nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào.
B. Con ếch con mang đặc điểm của loài A, nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào.
C. Con ếch con mang đặc điểm của loài B, nhân là nơi tổng hợp các đại phân tử hữu cơ của tế bào.
D. Con ếch con mang đặc điểm của loài A, nhân là nơi tổng hợp các đại phân tử hữu cơ của tế bào.

Câu 26. Xét phương trình tổng quát sau đây: C6H12O6 + 6O2 —> 6CO2 + 6H2O + năng lượng. Phương trình này biểu thị quá trình phân giải hoàn toàn của 1 phân tử

A. polysaccharite.
B. protein.
C. glucose.
D. disaccharite.

Câu 27. Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được cellulose?

A. Do cellulose cấu tạo nên thành tế bào thực vật có cấu trúc bền vững.
B. Do tinh bột là loại đường đôi, cellulose là loại đường đa.
C. Do ở người không có enzyme phân giải cellulose.
D. Do ở người không có enzyme amylase phân giải cellulose.

Câu 28. Sản phẩm tạo ra ở pha sáng của quá trình quang hợp là:

A. các điện tử được giải phóng từ phân li nước.
B. sắc tố quang hợp.
C. sự giải phóng ôxi.
D. ATP, NADPH và O2.

Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1. Khi bón phân cho cây trồng có ảnh hưởng gì khả năng hút nước của cây trồng? Cần lưu ý điều gì khi bón phân cho cây trồng giúp tránh tình trạng đó?

Câu 2. Hóa tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn có gì khác so với quang hợp ở thực vật?

Câu 3. Tính đặc hiệu của enzyme là gì? Cho ví dụ cụ thể về tính đặc hiệu của enzyme.

2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Sinh học 10

Phần trắc nghiệm (7 điểm)

1. B

2. B

3. B

4. B

5. C

6. B

7. C

8. B

9. B

10. B

11. C

12. A

13. D

14. C

15. A

16. D

17. B

18. A

19. D

20. D

21. A

22. C

23. D

24. C

25. A

26. C

27. C

28. D

Phần tự luận

Câu 1.

Khi bón phân cho cây trồng có ảnh hưởng gì khả năng hút nước của cây trồng? Cần lưu ý điều gì khi bón phân cho cây trồng giúp tránh tình trạng đó?

Gợi ý đáp án

Bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, làm cho rẽ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lai đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị héo và chết.

Vì vậy cần kết hợp bón phân hợp lí (đủ số lượng) và tưới tiêu đầy đủ cho cây trồng để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Câu 2.

Hóa tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn có gì khác so với quang hợp ở thực vật?

Gợi ý đáp án 

- Điểm khác giữa hóa tổng hợp so với quang hợp ở thực vật là: Quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời. Còn hóa tổng hợp sử dụng năng lượng sinh ra từ các phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ.

- Điểm khác giữa quang khử ở vi khuẩn so với quang hợp ở thực vật là:

+ Quang hợp có sử dụng H2O làm nguồn cung cấp H+ và electron. Còn quang khử dùng H2S, S, H2 và một số chất hữu cơ khác làm nguồn cung cấp H+ và electron.

+ Quang hợp có giải phóng O2. Còn quang khử thì không giải phóng O2

Câu 3.

Tính đặc hiệu của enzyme là gì? Cho ví dụ cụ thể về tính đặc hiệu của enzyme.

Gợi ý đáp án

Tính đặc hiệu của enzyme là mỗi enzyme chỉ có khả năng xúc tác cho sự chuyển hóa một hay một số chất nhất định theo một kiểu phản ứng nhất định.

Ví dụ:

Enzyme saccharase tham gia phản ứng phân giải đường saccharose thành 2 phân tử đường đơn glucose.

Enzyme amylase trong tuyến nước bọt của khoang miệng có tác dụng trong phản ứng phân giải tinh bột thành đường maltose.

..............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi học kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm