Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 8 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn 10 (Có đáp án, ma trận)

Bộ đề thi cuối kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 gồm 8 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 10 có đáp án giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình.

TOP 8 đề thi HK1 Văn 10 Kết nối tri thức được biên soạn theo cấu trúc rất đa dạng gồm 2 đề theo cấu trúc đề minh họa 2025 và 6 đề theo cấu trúc trắc nghiệm kết hợp tự luận. Qua đó giúp giáo viên tham khảo lựa chọn ra đề thi cho các bạn học sinh của mình phù hợp với quy định chung của trường mình dạy học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức.

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 10

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TUỔI THƠ

1) Trong giấc ngủ của con
Đỏ ối trời hoa gạo
Nhớ mẹ nhớ bà những năm giông bão
Mùi rơm rạ huây hoai
Mùi bùn non ngây ngái
Tuổi thơ con lấm láp bãi bồi
Cho chuồn ngô cắn rốn
Tưởng sông Hồng hẹp hơn
Thân chuối lạc đã vớt con lúc đuối.

(2) Trong giấc ngủ của con
Đỏ rát trời đạn lửa
Thương mẹ thương bà những năm chiến tranh
Tất tả gánh gồng xuôi ngược
Cháu con một đầu, nồi chảo một đầu
Con ngồi hát giữa chập chèng xoong chậu
Con đâu hay bà và mẹ khóc thầm
Tưởng khóc thế là chiến tranh mau hết
Nhưng bom đạn dường như không cần biết.

3) Trong giấc ngủ của con
Không có bà Tiên, cô Tấm
Chỉ có u u những hồi còi báo động
Và chiếc chạc xoan muốn được hóa nỏ thần
Chỉ là giấc mơ thôi nhưng bà, mẹ vẫn tin
Cái khao khát thơ ngây cũng giúp người lớn sống
Đất nước trường tồn từ chắt chiu hy vọng
Trong mỗi căn hầm
Có tiếng dế tuổi thơ con!

(Trương Nam Hương, Viết tặng những mùa xưa, NXB Thanh niên 1999, tr.42)

Thực hiện các yêu cầu/Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Chỉ ra căn cứ để xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Nêu những hình ảnh thiên nhiên quê hương được nhắc đến trong khổ thơ (1) của bài thơ.

Câu 3: Phân tích tác dụng của việc đảo trật từ trong hai câu thơ sau:

Trong giấc ngủ của con
Đỏ rát trời đạn lửa

Câu 4. Nhận xét tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ.

Câu 5. Tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh được thể hiện trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 6. Trong bài thơ, tác giả viết: “Cái khao khát thơ ngây cũng giúp người lớn sống”. Theo em, “cái khao khát thơ ngây” có giúp mỗi người vượt lên những khó khăn, thử thách của cuộc sống hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Phát ngôn tùy tiện, thiếu suy nghĩ là một trong những tình trạng phổ biến của các bạn trẻ hiện nay.

Anh/chị hãy viết một bài luận (khoảng 600 chữ) thuyết phục một người bạn từ bỏ thói quen tuỳ tiện trong phát ngôn.

Đáp án đề thi cuối kì 1 Văn 10

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

Căn cứ để xác định thể thơ tự do của đoạn trích trên là số tiếng (chữ) ở các câu thơ không bằng nhau, không tuân theo qui luật

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm.

0,75

2

Những hình ảnh thiên nhiên quê hương được nhắc đến trong khổ thơ đầu bài thơ:

- Hoa gạo nở

- Bãi bồi

- Dòng sông

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời đúng 2 hình ảnh: 0,5 điểm.

- HS trả lời đúng 1 hình ảnh: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm.

0,75

3

Tác dụng của việc đảo trật từ trong hai câu thơ sau:

Trong giấc ngủ của con
Đỏ rát trời đạn lửa

- Đảo trật tự từ: Đỏ rát trời đạn lửa

- Tác dụng

+ Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng về kí ức về tuổi thơ gắn với bom đạn, chiến tranh của nhân vật trữ tình

- Tạo cách diễn đạt giàu hình ảnh, thể hiện sự sáng tạo trong cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương, đủ ý như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời được một ý nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

- HS trả lời sai/không trả lời: 0,0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,0

4

Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình bộc lộ trong bài thơ.

- Tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ là:

+ Nỗi nhớ thương, sự thấu hiểu, xót thương với những vất vả, cực nhọc của bà, của mẹ; Tình yêu thương, trân trọng, biết ơn đối với bà với mẹ

+ Tình yêu quê hương....

- Nhận xét: Đó là những tình cảm đó chân thành và sâu sắc; thể hiện tâm hồn giàu cảm xúc của nhân vật trữ tình. Những tình cảm đó khơi gợi được nỗi niềm đồng cảm, sự xúc động ở người đọc.

….……………

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương 2 ý như đáp án: 1,0 điểm.

- HS trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm.

1,0

5

- Tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh được miêu tả trong bài thơ: Gắn với những hình ảnh quê hương quen thuộc, gần gũi, trong tình yêu thương bao bọc, chở che của bà và mẹ nhưng chịu hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, mưa bom, bão đạn…

- Suy nghĩ - HS có thể trả lời theo gợi ý sau:

+ Đó là tuổi thơ không êm đềm, bất hạnh, thiệt thòi của những đứa trẻ trong hoàn cảnh chiến tranh…

+ Từ đó, ta thêm trân trọng những phút giây hoà bình, biết ơn công lao của thế hệ cha ông đã đổ bao mồ hôi xương máu cho cuộc sống hòa bình hôm nay…

Hướng dẫn chấm:

- Khái quát nội dung bài thơ: 0,25

- Học sinh trả lời suy nghĩ của bản thân về tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh một cách hợp lí, phù hợp, sâu sắc: 1,0 điểm

1,25

6

Theo em, “cái khao khát thơ ngây” giúp mỗi người vượt lên những khó khăn, thử thách của cuộc sống? Vì sao?

- Nêu được quan điểm của mình.

- Lí giải được quan điểm: nội dung lí giải đảm bảo tính logic, thuyết phục, ngắn gọn.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh nêu được quan điểm của mình và lí giải hợp lí: 1,25 điểm.

- Học sinh nêu được quan điểm của mình, lí giải chung chung: 1,0 điểm

- Học sinh nêu được quan điểm của mình, chưa lí giải: 0,5 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,25

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

- Dung lượng

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thuyết phục một người bạn từ bỏ một thói quen tuỳ tiện trong phát ngôn.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5

c. Viết bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu sau:

* Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận; trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý; lập luận chặt chẽ, thuyết phục (lí lẽ xác đáng, dẫn chứng thuyết phục để làm sáng tỏ cho lập luận).

* Đề xuất được hệ thống ý phù hợp, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

2,5

- Giải thích: Tuỳ tiện trong phát ngôn là nói ra những điều chưa suy nghĩ kĩ, chưa xác thực làm tổn thương người khác.

- Những biểu hiện của thói quen tuỳ tiện trong phát ngôn:

+ Không quan tâm tới thái độ của người nghe

+ Không suy nghĩ đến hậu quả lời nói

+ Không chịu trách nhiệm về lời mình nói ra.

- Tác hại của việc giữ thói quen:

+ Làm tổn hại danh dự bản thân

+ làm tổn thương người khác

…..

- Sự cần thiết của việc từ bỏ thói quen

+ Khiến bản thân trưởng thành hơn

+ Khiến bạn bè tôn trọng, yêu mến

- Giải pháp giúp từ bỏ thói quen phát ngôn tùy tiện

- Phản bác những ý kiến trái chiều

Hướng dẫn chấm:

- Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai được ít nhất 02 luận điểm (trong đó có luận điểm tác hạisự cần thiết….); trong mỗi luận điểm triển khai được ít nhất 02 vấn đề, lập luận chặt chẽ, kết hợp phân tích và dẫn chứng: 2,0 - 2,5 điểm.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai triển khai được ít nhất 02 luận điểm (trong đó có luận điểm tác hạisự cần thiết); trong mỗi luận điểm triển khai được ít nhất 01 vấn đề, lập luận tương đối chặt chẽ 1.5 -2,0 điểm.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai được ít nhất 2 luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề, lập luận chưa chặt chẽ 0,75-1,25 điểm.

- Xác định vấn đề nghị luận chưa rõ, bài làm sơ sài, phân tích lan man, không rõ luận điểm: 0,25-0,5 điểm

- Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn: 0,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm:

- HS đạt được cả 2 yêu cầu trên: 0,5 điểm

- Học sinh đạt được một trong hai yêu cầu trên: 0,25 điểm

0,5

TỔNG

I + II

10,0

Ma trận đề thi học kì 1 Văn 10

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

1

ĐỌC

Truyện ngắn

- Nhận diện một
số dấu hiệu về
hình thức và nội
dung liên quan
đến đặc điểm
của loại, thể loại
văn bản (đề tài,
đối tượng phản
ánh, nội dung
khái quát,…);
- Xác định một
số yếu tố ngôn
ngữ gắn với ngữ
cảnh của văn bản;...

- Phân tích, lí
giải các chi tiết,
cốt truyện, nhân
vật, ngôn ngữ,
các yếu tố nghệ
thuật,… phù hợp
với thể loại
- Phân tích, lí
giải cách trình
bày
cách trình thông
tin, kết hợp
phương tiện
ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ;

- Phân tích được
tác dụng của
biện pháp tu từ , các kiểu trích dẫn, chú thích, và cách
sử dụng ngôn
ngữ trong văn
bản;...

- Vận dụng những
hiểu biết về bối cảnh
lịch sử – văn hoá
được thể hiện trong
văn bản để lí giải ý
nghĩa, thông điệp của
văn bản;
- Mở rộng vấn đề, có
cái nhìn đa chiều về
vấn đề;
- Phân tích, đánh giá các
giá trị của văn bản
theo tiếp cận cá nhân;
- Liên hệ, kết nối các
yếu tố liên văn bản,
vận dụng vào giải
quyết tình huống thực
tiễn;...

Thơ trữ tình

Văn bản nghị luận

Sử thi

Sân khấu dân gian (chèo/tuồng)

Thực hành tiếng Việt

Câu hỏi

Tự luận: 2 câu

Tự luận: 2 câu

Tự luận: 2 câu

Tự luận: 6 câu

Tỷ lệ

15%

20%

25%

60%

2

VIẾT

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm văn học

- Nhận diện đối
tượng, vấn đề
- Đảm bảo cấu
trúc hình thức
bài viết
- Chính tả, chữ
viết.

- Phân tích các
yếu tố, chi tiết
liên quan đến
đối tượng, vấn
đề;
- Lí giải các khía
cạnh của đối
tượng, vấn đề;
- Dùng từ, đặt câu đúng.

- Kết nối nội dung,
vấn đề với cá nhân,
rút ra thông điệp
- Có phát hiện, ý
tưởng riêng, mới mẻ
hoặc có cách diễn đạt, trình bày độc đáo.

Viết bài luận
thuyết phục người
khác từ bỏ một
thói quen hay một
quan niệm

Câu hỏi

1

1

Tỷ lệ

10%

15%

15%

40%

Tổng tỷ lệ

25%

35%

40%

100%

Tổng

100%

100%

............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Ngữ văn 10

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm