Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 14 Đề thi cuối kì 1 Địa lí 10 sách KNTT, CD, CTST

Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2024 - 2025 gồm 14 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua đề kiểm tra cuối kì 1 Địa lí lớp 10 có đáp án giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình.

TOP 14 Đề thi cuối kì 1 Địa lí 10 Cánh diều gồm 3 đề biên soạn theo cấu trúc đề minh họa 2025 (trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm đúng sai, câu trả lời ngắn, tự luận) và 10 đề theo cấu trúc cũ trắc nghiệm kết hợp tự luận. Qua đó giúp giáo viên tham khảo lựa chọn ra đề thi cho các bạn học sinh của mình phù hợp với quy định chung của trường mình dạy học.

Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2024 - 2025

1. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 Địa lí 10

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 45 Phút

I/ TRẮC NGHIỆM( 8,0 đ)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án( 0,25đ/ câu đúng).

Câu 1. Khí quyển là

A. lớp không khí bao quanh Trái Đất.
B. luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời.
C. rất quan trọng cho phát triển sinh vật.
D. lớp khí ozon trên Trái Đất.

Câu 2. Đặc điểm của gió mùa là

A. hướng gió thay đổi theo mùa.
B. tính chất không đổi theo mùa.
C. nhiệt độ các mùa giống nhau.
D. độ ẩm các mùa tương tự nhau.

Câu 3. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm vì

A. bức xạ mặt đất càng yếu, không khí càng loãng.
B. không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.
C. mật độ khí càng đậm, bức xạ mặt đất càng yếu.
D. bức xạ mặt đất càng mạnh, mật độ khí càng đậm.

Câu 4. Theo bảng sô liệu (bảng 1), nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí?

Bảng 1. Sự thay đối của biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí trên Trái Đất (°C)

Vĩ độ

20°

30°

40°

50°

60°

70°

80°

Bán cầu Bắc

1,8

7,4

13,3

17,7

23,8

29,0

32,2

31,0

Bán cầu Nam

1,8

5,9

7,0

4,9

4,3

11,8

19,5

28,7

A. Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng tăng.
B. Càng về ở xích đạo, biên độ nhiệt độ năm càng tăng.
C. Biên độ nhiệt năm ở các vĩ độ bán cầu Bắc nhỏ hơn bán cầu Nam.
D. Biên độ nhiệt năm ở vĩ độ thấp lớn hơn ở vĩ độ cao.

Câu 5. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở

A. biển, đại dương; nước ngầm; băng tuyết; nước sông, suối, hồ.
biển, đại dương; nước trên lục địa; hơi nước trong khí quyển,
B. sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương.
C. sông, suối, hồ; băng tuyết; nước trong các đại dương, hơi nước.

Câu 6. Độ muối trung bình của nước biển trên Trái Đất là

A. 33 %0.
B. 34 %0.
C. 35%0.
D. 36%0.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu gây ra thuỷ triều là do

A. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.
B. sức hút của hành tinh ở thiên hà.
C. hoạt động của các dòng biển lớn.
D. hoạt động của núi lửa, động đất.

Câu 8. Nước trên lục địa gồm nước ở

A. trên mặt, nước ngầm.
B. trên mặt, hơi nước.
C. nước ngầm, hơi nước.
D. băng tuyết, sông, hồ.

Câu 9. Nguồn cung cấp nước ngầm không phải là

A. nước mưa.
B. băng tuyết.
C. nước trên mặt.
D. nước ở biển.

Câu 10. Giải pháp nào sau đây được xem là quan trọng hàng đầu trong bảo vệ nguồn nước ngọt trên Trái Đất?

A. Nâng cao sự nhận thức.
B. Sử dụng nước tiết kiệm.
C. Giữ sạch nguồn nước.
D. Xử phạt, khen thưởng.

Câu 11: Đặc trưng của đất (thổ nhưỡng) là

A. tơi xốp.
B. độ phì.
C. độ ẩm.
D. vụn bở.

Câu 12: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có

A. toàn bộ sinh vật sinh sống.
B. tất cả sinh vật và thổ nhưỡng.
C. toàn bộ động vật và vi sinh vật.
D. toàn bộ thực vật và vi sinh vật.

Câu 13: Khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua các yêu tố

A. nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất.
B. nhiệt độ, nước, độ ẩm, ánh sáng.
C. nhiệt độ, nước, khí áp, ánh sáng.
D. nhiệt độ, không khí, độ ẩm, ánh sáng.

Câu 14: Nhân tố quyết định đến sự phân bố của sinh vật là

A. địa hình.
B. nguồn nước.
C. khí hậu.
D. đất.

Câu 15: Ảnh hưởng tích cực của con người đối với sự phân bố sinh vật không phải là

A. giảm diện tích rừng tự nhiên, mất nơi ở động vật.
B. thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng.
C. đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác.
D. trồng rừng, mở rộng diện tích rừng ở toàn thế giới.

Câu 16: Loại đất thích hợp với sự phát triển của cây cà phê, cao su?

A. Đất phù sa.
B. Đất phèn.
C. Đất sét.
D. Đất feralit.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC

Vĩ độNhiệt độ trung bình năm (oC)Biên độ nhiệt độ năm (oC)
0o24,51,8
20o25,07,4
30o20,413,3
40o14,017,7
50o5,423,8
60o-0,629,0
70o-10,432,2

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10 Kết nối Tri thức và cuộc sống, trang 29, NXB giáo dục Việt Nam)

a. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở chí tuyến.

b. Từ xích đạo về cực nhiệt độ trung bình năm giảm dần chủ yếu do sự thay đổi của góc nhập xạ

c. Từ xích đạo về cực biên độ nhiệt năm tăng dần do sự thay đổi của góc nhập xạ theo vĩ độ

d. Biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc cao hơn bán cầu nam do bán cầu Bắc có nhiều lục địa hơn.

Câu 2: Cho đoạn thông tin sau

Nhiệt và ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá bị phá huỷ thành những sản phẩm phong hoá. Những sản phẩm này sẽ tiếp tục bị phong hoá thành đất.

a. Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất.

b. Khí hậu tác động đến sự hình thành đất qua yếu tố nhiệt, ẩm.

c. Khí hậu được coi là nhân tố khởi đầu cho sự hình thành đất.

d. Trên Trái đất có nhiều loại đất do khí hậu phân hoá đa dạng.

Câu 3: Cho đoạn thông tin sau

“Để tránh nóng, động vật thường nấp vào bóng râm, vui thân vào cát sâu, chui xuống hang, leo lên cây cao,. . . . Để tránh lạnh, động vật ẩn minh trong các hốc cây sống qua mùa lạnh, một số loài thay đổi chỗ ở theo mùa. Động vật ở xứ lạnh thường có lông dày, ở xứ nóng có ít lông”.

a. Mỗi loài sinh vật thích nghi với giới hạn nhiệt độ nhất định.

b. Khí hậu ảnh hưởng đến sinh vật qua nhiệt độ và ánh sáng.

c. Đối với động vật ánh sáng ảnh hưởng không đáng kể đến sự phát triển.

d. Động vật đa dạng do khí hậu phân hoá đa dạng.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4.

Câu 1: Tính nhiệt độ tại chân núi của sườn đón gió biết nhiệt độ tại đỉnh núi là 10 ºC, ngọn núi cao 2800m (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của ºC)

Câu 2: Cho biểu đồ sau

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)

Tính chênh lệch cân bằng ẩm giữa Hà nội và TP Hồ Chí Minh. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của ºC)

Câu 3: Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ không khí trung bình tháng tại Hà Nội năm 2022 ( Đơn vị : 0C)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ

18,6

15,3

23,1

24,8

26,8

31,4

30,6

29,9

29,0

26,2

26,0

17,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết biên độ nhiệt năm 2022 tại Hà Nội là bao nhiêu 0C? (Làm tròn kết quả đến hàng thập phân thứ nhất)

Câu 4. Cho bảng số liệu:

Lượng mưa các tháng tại trạm khí tượng Huế năm 2022 (Đơn vị: mm)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa

95,6

70,8

128,3

381,0

157,3

33,8

61,3

157,5

118,8

1366,5

226,4

786,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết tính tổng lượng mưa cả năm của các tháng tại trạm Huế năm 2022 là bao nhiêu mm? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị mm).

II/ TỰ LUẬN: (2,0 đ)

Câu 1 (1,0 điểm): Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau?

Câu 2 (1,0 Điểm): Tại sao bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay?

Đáp án đề thi học kì 1 Địa lí 10

SỞ GD & ĐT . . . . . . . . . . . . . .
TRƯỜNG THPT …….
--------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CUỐI KỲ I
NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: ĐỊA LÍ 10

I. TRẮC NGHIỆM

PHẦN I.

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

1. A

2. A

3. B

4. A

5. B

6. C

7. A

8. A

9. D

10. A

11. B

12. A

13. B

14. C

15. A

16. D

PHẦN II.

(Mỗi ý trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ/S)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ/S)

1

a

Đ

3

a

Đ

b

Đ

b

Đ

c

Đ

c

S

d

S

d

Đ

Xem chi tiết đáp án trong file tải về

2. Đề thi học kì 1 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10

A/ TRẮC NGHIỆM( 8 điểm)

PHẦN I( 4,25 điểm) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 17. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Cơ cấu sinh học của dân số gồm cơ cấu theo

A. lao động và giới tính.
B. lao động và theo tuổi.
C. tuổi và theo giới tính.
D. tuổi và trình độ văn hoá.

Câu 2: Nhân tố quy định chức năng của đô thị là

A. sự phát triển kinh tế.
B. dân cư – xã hội.
C. điều kiện tự nhiên.
D. vị trí địa lí.

Câu 3: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân chia thành nguồn lực trong nước và ngoài nước?

A. Nguồn gốc.
B. Phạm vi lãnh thổ.
C. Mức độ ảnh hưởng.
D. Thời gian.

Câu 4: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm

A. nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.
B. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
C. ngành kinh tế, thành phần kinh tế, cấu lãnh thổ.
D. khu vực kinh tế trong nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 5: Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp là

A. khí hậu.
B. khoáng sản.
C. biển.
D. rừng.

Câu 6: Cơ cấu công nghiệp gồm ba nhóm ngành chính là

A. khai thác, chế biến, dịch vụ công nghiệp.
B. chế biến, dịch vụ công nghiệp, công nghiệp nặng.
C. dịch vụ công nghiệp, khai thác, công nghiệp nhẹ.
D. khai thác, sản xuất điện, dịch vụ công nghiệp.

Câu 7: Ngành công nghiệp năng lượng gồm

A. khai thác than, khai thác dầu khí, điện lực.
B. khai thác than, khai thác dầu khí, thuỷ điện,
C. khai thác than, khai thác dầu khí, nhiệt điện.
D. khai thác than, khai thác dầu khí, điện gió.

Câu 8: Ngành công nghiệp nào sau đây có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới

A. dệt may.
B. giày da.
C. thực phẩm.
D. nhựa, thủy tinh.

Câu 9: Đặc điểm của trung tâm công nghiệp là

A. khu vực có ranh giới rõ ràng.
B. nơi có một đến hai xí nghiệp.
C. có dịch vụ hỗ trợ công nghiệp.
D. gắn với đô thị vừa và lớn.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của công nghiệp?

A. Gắn liền với sử dụng máy móc, tiến bộ khoa học – công nghệ.
B. Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. Có tính tập trung cao độ, mức độ tập trung hóa cao.
D. Tiêu thụ khối lượng lớn nguyên nhiên liệu và năng lượng

Câu 11: Tác động của sản xuất công nghiệp đối với phát triển hoạt động dịch vụ nông nghiệp là

A. mở rộng thị trường, nâng cao giá trị nông sản.
B. tăng nhanh sản lượng, thay đổi cơ cấu mùa vụ.
C. thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng.
D. cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất.

Câu 12. Đặc điểm của ngành dịch vụ là

A. sản phẩm phần lớn là phi vật chất.
B. nhiều loại sản phẩm lưu giữ được.
C. sự tiêu dùng xảy ra trước sản xuất.
D. hầu hết các sản phẩm đều hữu hình.

Câu 13. Sản phẩm của ngành bưu chính là sự

A. vận chuyển thông tin từ người gửi đến người nhận.
B. vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện.
C. truyền thông tin từ người gọi đến người nghe.
D. vận chuyển người và hàng hoá.

Câu 14. Ngành dịch vụ được mệnh danh “ ngành công nghiệp không khói” là

A. bảo hiểm.
B. buôn bán.
C. tài chính.
D. du lịch.

Câu 15. Vị trí địa lí ảnh hưởng tới

A. khối lượng vận chuyển.
B. chất lượng của các phương tiện vận tải.
C. sự hoạt động của các phương tiện vận tải.
D. sự phân bố các loại hình giao thông vận tải.

Câu 16. Để ngành dịch vụ phát triển được, một trong các yêu cầu quan trọng nhất là

A. nguồn lao động dồi dào.
B. cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
C. năng suất lao động xã hội cao.
D. tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 17. Hoạt động tài chính trên thế giới ngày càng sôi động chủ yếu do

A. đẩy mạnh đô thị hoá, có các siêu đô thị
B. nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ.
C. quy mô dân số lớn, gia tăng dân số cao.
D. toàn cầu hoá và khu vực hoá đẩy mạnh.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho thông tin sau:

Thủy sản là ngành có đóng góp vào GDP ngày càng lớn. Nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển và có vị trí ngày càng quan trọng. Các nước nuôi trồng thủy sản lớn hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á,…

a) Ngành thủy sản không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giài chất đạm, mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.

b) Sản xuất thủy sản ít chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

c) Sản lượng thủy sản khai thác của thế giới ngày càng tăng chủ yếu do áp dụng công nghệ hiện đại và nhu cầu thị trường mở rộng.

d) Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển chủ yếu do có tiềm năng lớn, hiệu quả cao, thị trường có nhu cầu lớn.

Câu 2. Cho thông tin sau:

Trong cơ cấu sử dụng năng lượng, than được coi là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản. Than được sử dụng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, luyện kim, ngoài ra còn là nguyên liệu quý cho công nghiệp hoá học. Các mỏ than phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc với các nước có trữ lượng lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,…

a) Ngành công nghiệp khai thác than cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa học.

b) Trữ lượng than trên thế giới phân bố không đồng đều, chỉ tập trung ở các nước đang phát triển.

c) Các quốc gia có sản lượng than khai thác lớn trên thế giới chủ yếu là các quốc gia có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại.

d) Việc đổi mới công nghệ trong ngành khai thác than và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế than có ý nghĩa lớn trong việc góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Câu 3. Cho thông tin sau:

Dịch vụ tạo ra các sản phẩm phần lớn là vô hình nhằm thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người. Cơ cấu của ngành dịch vụ rất đa dạng và phức tạp, là ngành có vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia.

a) Dịch vụ góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

b) Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã làm xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới như: viễn thông, thương mại điện tử, chuyển giao công nghệ,…

c) Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ thường chiếm tỉ trọng rất cao do có trình độ phát triển kinh tế và mức sống của dân cư cao.

d) Ngành dịch vụ hàng hải ở Việt Nam hiện nay phát triển mạnh chủ yếu do có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh nước sâu kín gió.

Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3

Câu 1: Số lượng trâu năm 2010 của Bắc Trung Bộ là 710,0 nghìn con, đến năm 2021 là 581,9 nghìn con. Vậy trâu ở Bắc Trung bộ năm 2021 giảm bao nhiêu % so với năm 2010? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %)

Câu 2. Năm 2019, sản lượng điện của thế giới đạt 27 004,7 tỉ kWh và dân số thế giới đạt 7,7 tỉ người. Tính sản lượng điện bình quân đầu người của thế giới năm 2019 (đơn vị: kWh/người) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của kWh/người).

Câu 3. Cho bảng số liệu:

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc giai đoạn 2000-2020

Năm

2000

2010

2020

Trị giá (tỉ USD)

477,4

2982,6

5080,4

Căn cứ vào bảng số liệu trên, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc năm 2020 tăng gấp bao nhiêu lần so với năm 2000? (Kết quả làm tròn đến phần thập phân thứ nhất)

B/ TỰ LUẬN (2 điểm)

Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2019

Năm

2000

2010

2019

Điện (tỉ KWh)

1 555,3

21 570,7

27 004,7

a/ Vẽ biểu đồ đường thể hiện sự gia tăng sản lượng điện của thế giới giai đoạn từ 2000-2019

b/ Giải thích tại sao sản lượng điện của thế giới lại tăng nhanh?

Đáp án đề thi học kì 1 Địa lí 10

A/ TRẮC NGHIỆM

PHẦN I (4,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Chọn

C

D

B

C

B

A

A

C

D

Câu

10

11

12

13

14

15

16

17

Chọn

B

B

A

B

D

D

C

B

PHẦN II( 3 điểm)

Câu

1

2

3

a)

Đúng

Đúng

Đúng

b)

Sai

Sai

Đúng

c)

Đúng

Sai

Đúng

d)

Đúng

Đúng

Sai

PHẦN III (0,75 điểm)

Câu

1

2

3

Đáp án

18

3507

10,6

B/ TỰ LUẬN

PHẦN IV: Tự luận (2 điểm)

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

a

- Vẽ biểu đồ đường, chia đúng khoảng cách trục tung và trục hoành

- Ghi đơn vị, tên biểu đồ( thiếu trừ mỗi nội dung 0,25 điểm)

- Chia sai khoảng cách trục tung, hoành không cho điểm

1

b

Sản lượng điện của thế giới lại tăng nhanh vì

- Nhu cầu cho tiêu dùng sinh hoạt của người dân ngày càng cao

- Các ngành kinh tế sản xuất đòi hỏi sản lượng điện ngày càng lớn

- Nguồn sản xuất điện( nhiệt điện, thủ điện, điện gió…) ngày càng đa dạng

- Các nhà máy sản xuất điện có công suất lớn đã ra đời

1

0,25

0,25

0,25

0,25

Ma trận đề thi học kì 1 Địa lí 10

............

Xem chi tiết trong file tải về

3. Đề thi học kì 1 Địa lí 10 Cánh diều

Đề thi học kì 1 Địa lí 10

SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO …………..

TRƯỜNG THPT…..

(Đề kiểm tra gồm có ……… trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 10

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài:45 phút

-------------------------

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò, đặc điểm của khí quyển?

A. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
B. Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời.
C. Rất quan trọng cho phát triển sinh vật.
D. Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôzôn.

Câu 2. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở khu vực nào sau đây?

A. xích đạo.
B. chí tuyến.
C. vòng cực.
D. cực

Câu 3 Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất không phụ thuộc chủ yếu vào

A. sự thay đổi của các vĩ độ địa lí.
B. bờ Đông và bờ Tây các lục địa.
C. độ dốc và hướng phơi sườn núi.
D. các bán cầu Đông, bán cầu Tây.

Câu 4. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm vì

A. không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.
B. bức xạ mặt đất càng mạnh, mật độ khí càng đậm.
C. mật độ khí càng đậm, bức xạ mặt đất càng yếu.
D. bức xạ mặt đất càng yếu, không khí càng loãng.

Câu 5. Loại gió nào sau đây có tính chất khô?

A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió mùa.
D. Gió đất, biển.

Câu 6. Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do

A. các khu khí áp cao hoạt động quanh năm.
B. các dòng biển lạnh ở cả hai bờ đại dương.
C. có gió mậu dịch và gió mùa thổi đến.
D. có nhiều khu vực địa hình núi cao đồ sộ.

Câu 7. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở

A. biển, đại dương; nước ngầm; băng tuyết; nước sông.
B. biển, đại dương; nước trên lục địa; hơi nước trong khí quyển,
C. nước ngầm; nước trong các biển và đại dương.
D. sông, suối, hồ; băng tuyết; nước trong các đại dương.

Câu 8. Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

A. địa hình.
B.chế độ mưa.
C. băng tuyết.
D.thực vật.

Câu 9. Độ muối của nước biển không phụ thuộc vào

A. lượng mưa.
B. lượng bốc hơi.
C. lượng nước ở các hồ đầm.
D. lượng nước sông chảy ra.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

A. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.
B. Tất cả các biển và đại dương trên Trái Đất đều có.
C. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng.
D. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.

Câu 11. Đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất

A. tơi xốp ở bề mặt lục địa.
B. rắn ở bề mặt vỏ Trái Đất.
C. mềm bở ở bề mặt lục địa.
D. vụn ở bề mặt vỏ Trái Đất

Câu 12. Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có

A. toàn bộ sinh vật sinh sống.
B. tất cả sinh vật và thổ nhưỡng.
C. toàn bộ động vật và vi sinh vật.
D. toàn bộ thực vật và vi sinh vật.

Câu 13. Vỏ địa lí là vỏ

A. của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các quyển.
B. của Trái Đất, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển.
C. cảnh quan, ở đó có các lớp vỏ bộ phận, quan trọng nhất là sinh quyển.
D. vỏ cảnh quan, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng với vỏ địa lí?

A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
D. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển..

Câu 15. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về

A. mối quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận tự nhiện.
B. sự thay đổi các thành phần tự nhiện hướng vĩ độ.
C. sự thay đổi các thành phần tự nhiện theo kinh độ.
D. mối quan hệ lẫn nhau giữa con người và tự nhiện.

Câu 16. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật nào sau đây?

A. Địa đới.
B. Địa ô.
C. Thống nhất và hoàn chỉnh.
D. Đai cao.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho thông tin sau:

Tất cả các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, khí áp, gió, mưa đều thể hiện rõ sự phân bố theo quy luật địa đới (theo vĩ độ). Do đó, đặc điểm quan trọng nhất trong sự phân bố khí hậu thế giới là sự phân hóa theo vĩ độ. Theo đó, từ xích đạo về hai cực, hình thành 7 đới khí hậu chính, bao gồm: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực và cực.

a. Sự phân hóa theo vĩ độ, hình thành các đới khí hậu từ xích đạo về hai cực.

b. Sự phân hóa theo độ cao, hình thành các kiểu khí hậu núi cao.

c. Ở các vĩ độ thấp (xích đạo và cận xích đạo) thường có lượng mưa lớn hơn, trong khi ở các vĩ độ cao (cực và cận cực) lượng mưa rất thấp.

d. Khí hậu ôn đới thích hợp cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lúa mì và lúa gạo.

Câu 2: Cho thông tin sau:

Thủy triều lên xuống với biên độ thay đổi theo không gian và thời gian. Trong mỗi tháng khi ba thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng (vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch), biên độ nước dâng lớn nhất, gọi là triều cường. Khi ba thiên thể nằm trên hai đường vuông góc (vào ngày mùng 7 và 22 âm lịch), biên độ nước dâng nhỏ nhất, gọi là triều kém.

a.Triều cường xảy ra khi ba thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng, biên độ thủy triều lớn nhất.

b.Triều kém xảy ra khi ba thiên thể nằm trên hai đường vuông góc, biên độ thủy triều nhỏ nhất. Đ

c.Tại vùng ven biển, hiện tượng triều kém vào ngày 15 âm lịch thường gây ngập nặng hơn ở các khu vực thấp trũng.

d.Việc dự báo chính xác thời gian triều kém hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản và ra khơi an toàn hơn.

Câu 3. Cho bảng số liệu:

Lượng mưa trung bình năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc (Đơn vị: mm)

Vĩ độ

00-100

100-200

200-300

300-400

400-500

500- 600

600-700

700-800

Lượng mưa trung bình năm

1677

763

513

501

561

510

340

194

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)

a) Lượng mưa trung bình năm giảm từ xích đạo về cực.

b) Khu vực xích đạo có lượng mưa trung bình năm cao nhất.

c)Vùng cực có lượng mưa trung bình năm cao hơn vùng ôn đới.

d)Biểu đồ miền là dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng mưa trung bình năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc.

Phần III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4

Câu 1. Nhiệt độ trung bình ở khu vực xích đạo là 24,5°C, và nhiệt độ trung bình ở khu vực có vĩ độ 30°N là 19,3°C, hãy tính sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai khu vực này.(làm tròn đến số thập phân thứ nhất của độ C)

Câu 2: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tháng tại Lạng Sơn năm 2021 (đơn vị: 0C)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ

13,7

18,7

22,1

24,5

26,7

26,2

25,8

26,0

24,7

21,8

19,0

15,6

Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính biên độ nhiệt năm tại Lạng Sơn (làm tròn đến hàng đơn vị của 0C).

Câu 3. Theo quy luật đai cao, cứ lên 100m thì nhiệt độ không khí sẽ giảm 0,60C. Khi nhiệt độ không khí ở chân núi Tây Côn Lĩnh là 200C thì tại độ cao 1500m ở sườn đón gió của đỉnh núi này có nhiệt độ là bao nhiêu 0C?

Câu 4: Cho bảng số liệu:

Lượng mưa hàng tháng tại Hà Nội năm 2021 (đơn vị: mm)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa (mm)

60

70

90

110

150

200

220

180

150

120

90

70

Tính tổng lượng mưa tại Hà Nội năm 2021.Đáp án: 1510 mm

Phần IV. TỰ LUẬN

Câu hỏi: Khí hậu và đất ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố sinh vật ? Cho ví dụ.

Đáp án đề thi học kì 1 Địa lí 10

Xem chi tiết đáp án trong file tải về

.........

Tải file về để xem trọn bộ đề thi học kì 1 Địa lí 10

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm