Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 Vật lý 10 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập Vật lí 10 Kết nối tri thức học kì 1 năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn theo cấu trúc mới gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận kèm theo.
Đề cương ôn tập Vật lí 10 Kết nối tri thức học kì 1 bao gồm 15 trang giúp học sinh tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập Vật lí 10 Kết nối tri thức học kì 1 - Cấu trúc mới
TRƯỜNG THPT ……….. TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------ba------------ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2024 - 2025 Môn: VẬT LÍ 10 – BỘ SÁCH KNTTVCS |
PHẦN 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1.1 đến câu 18.4. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
NHẬN BIẾT
1.1. Đối tượng nghiên cứu của vật lí là
A. chuyển động của các loại phương tiện giao thông.
B. năng lượng điện và ứng dụng của năng lượng điện vào đời sống.
C. các ngôi sao và các hành tinh.
D. các loại vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
1.2. Những ngành nghiên cứu nào thuộc về vật lí?
A. Cơ học, nhiệt học, điện học, quang học
B. Cơ học, nhiệt học, vật chất vô cơ.
C. Điện học, quang học, vật chất hữu cơ.
D. Nhiệt học, quang học, sinh vật học.
1.3. Lĩnh vực nghiên cứu nào không thuộc về vật lí?
A. Thiên văn học.
B. Nhiệt động lực học.
C. Vật liệu ứng dụng.
D. Thực vật học.
1.4. Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở là
A. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.
B. Cơ học, điện học, quang học, lịch sử.
C. Cơ học, điện học, văn học, nhiệt động lực học.
D. Cơ học, điện học, nhiệt học, địa lí.
2.1. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. chuyển động tròn.
B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. chuyển động thẳng và đổi chiều một lần.
D. chuyển động thẳng và đổi chiều hai lần.
2.2. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật?
A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng.
B. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng.
C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ.
D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm.
2.3. Phát biểu nào là sai khi nói về độ dịch chuyển?
A.Độ dịch chuyển và quãng đường đi được có thể bằng nhau trong trường hợp đặc biệt.
B. Độ dịch chuyển chỉ cho biết độ dài, không cho biết hướng của sự thay đổi vị trí.
C. Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển.
D. Độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ.
2.4. Độ dịch chuyển của một vật là đại lượng cho biết
A. vị trí và thời gian chuyển động của một vật.
B. độ dài quãng đường mà vật đi được.
C. sự nhanh chậm của chuyển động của vật.
D. độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
3.1. Trường hợp nào sau đây là đúng khi nói đến vận tốc trung bình?
A. Vận tốc của người đi bộ là 5 km/h.
B. Khi ra khỏi nòng súng, vận tốc của viên đạn là 480 m/s.
C. Số chỉ của tốc kế gắn trên xe máy là 56 km/h.
D. Khi đi qua điểm A, vận tốc của vật là 10 m/s.
3.2. Đâu không phải là đặc điểm của vectơ vận tốc? Vectơ vận tốc có
A. gốc nằm trên vật chuyển động
B. hướng là hướng của độ dịch chuyển.
C. độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc.
D. độ dài tỉ lệ với độ lớn của tốc độ.
3.3. Chọn phát biểu đúng?
A. Vận tốc là đại lượng vô hướng không âm.
B. Vận tốc là đại lượng vectơ có hướng ngược hướng với hướng của độ dịch chuyển.
C. Vận tốc là đại lượng vô hướng có thể âm hoặc dương.
D. Vận tốc là đại lượng vectơ có hướng là hướng của độ dịch chuyển.
.......
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Độ dịch chuyển và quãng đường đi được. Đồ thị độ dịch chuyển-thời gian
Câu 1: Một người lái xe ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Bắc 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km.
a) Quãng đường là 1 đại lượng véc tơ, có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng 0. | |
b) Độ dịch chuyển là 1 đại lượng véc tơ, không âm. | |
c) Quãng đường đi được của ô tô là 13km. | |
d) Độ dịch chuyển của ô tô là 5km. |
Câu 2 : Một con kiến bò quanh miệng của một cái chén được 1 vòng hết 3 giây. Bán kính của miệng chén là 3 cm.
a) Quãng đường con kiến bò được là 6cm. | |||
b) Độ dịch chuyển của con kiến là 0. | |||
c) Quãng đường con kiến bò được là 6 π cm. | |||
d) Độ dịch chuyển bằng quãng đường con kiến đi được. |
PHẦN TỰ LUẬN – 6 CÂU
Câu 1. Hai người chèo thuyền với vận tốc không đổi 6 km/h trên một con sông, biết vận tốc của nước là 3,5 km/h. Hai người đó phải mất bao nhiêu thời gian để đi hết được 1 km nếu:
a) chèo cùng chiều nước chảy.
b) chèo ngược chiều nước chảy.
Câu 2. Một tàu hỏa chuyển động thẳng đều với vận tốc 15 m/s so với mặt đất. Một người đi đều trên sàn tàu có vận tốc 1 m/s so với tàu. Xác định vận tốc của người đó so với mặt đất trong các trường hợp:
a) Người và tàu chuyển động cùng chiều.
b) Người và tàu chuyển động ngược chiều.
Câu 3. Một máy bay đang bay theo hướng Bắc với vận tốc 200 m/s thì bị gió từ hướng Tây thổi vào với vận tốc 20 m/s. Xác định vận tốc tổng hợp của máy bay lúc này (có hướng của chuyển động).
Câu 4. Một người lái máy bay thể thao đang tập bay ngang. Khi bay từ A đến B thì vận tốc tổng hợp của máy bay là 15 m/s theo hướng 60° Đông – Bắc và vận tốc của gió là 7,5 m/s theo hướng Bắc.
........
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 1 Vật lí 10