Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập Địa lý lớp 10 học kì 1 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai kết hợp tự luận kèm theo.

Đề cương ôn tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo học kì 1 bao gồm 11 trang giúp học sinh tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, đề cương ôn tập học kì 1 Toán 10 Chân trời sáng tạo.

TRƯỜNG THPT ………..

TỔ: Địa lí - ĐỊA LÍ

-------------ba------------

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM 2024 - 2025

Môn: ĐỊA LÍ 10 – BỘ SÁCH CTST

I. Kiến thức lý thuyết

- Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

  • Nêu được khái niệm khí quyển.
  • Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương, địa hình.
  • Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ về yếu tố nhiệt độ của khí quyển.

- Khí áp và gió

  • Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.
  • Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương.
  • Phân tích được hình vẽ, lược đồ về một số yếu tố của khí quyển (khí áp, gió).

- Mưa

  • Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới.
  • Phân tích được hình vẽ, bản đồ về mưa.

- Thủy quyển, nước trên lục địa

  • Nêu được khái niệm thủy quyển.
  • Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
  • Trình bày được chế độ nước của một con sông cụ thể.
  • Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.
  • Trình bày được đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm.
  • Vẽ được sơ đồ, phân tích được hình vẽ về thủy quyển.
  • Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nư

- Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

  • Trình bày được khái niệm sinh quyển.
  • Phân tích được đặc điểm và giới hạn của sinh quyển.
  • Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.
  • Liên hệ được thực tế ở địa phương.

- Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

  • Trình bày khái niệm vỏ địa lí; phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.
  • Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí; liên hệ được thực tế ở địa phương.
  • Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.

- Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

  • Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới, liên hệ được thực tế ở địa phương.
  • Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

- Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

  • Nêu được khái niệm khí quyển.
  • Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương, địa hình.
  • Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ về yếu tố nhiệt độ của khí quyển.

- Khí áp và gió

  • Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.
  • Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương.
  • Phân tích được hình vẽ, lược đồ về một số yếu tố của khí quyển (khí áp, gió).

II. Bài tập ôn luyện

TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG

KHÍ QUYỂN. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

I.NHẬN BIẾT.

Câu 1. Khí quyển là

A.quyển chứa toàn bộ chất khí.
B.khoảng không gian bao quanh Trái Đất.
C.lớp không khí có độ dày khoảng 500 km.
D.lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ.

Câu 2. Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực

A.xích đạo.
B. chí tuyến.
C. ôn đới.
D. cực.

Câu 3. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là năng lượng của

A. bức xạ mặt trời.
B. lớp vỏ lục địa.
C. lớp Man-ti trên.
D. thạch quyển.

Câu 4. Biên độ nhiệt trong năm theo vĩ độ có đặc điểm

A. tăng dần từ xích đạo về cực
B. giảm dần từ chí tuyến về hai phía.
C. giảm dần từ xích đạo về cực.
D. không có sự thay đổi nhiều.

Câu 5. Nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ có đặc điểm

A. tăng dần từ xích đạo về cực.
B. giảm dần từ chí tuyến về hai phía.
C. giảm dần từ xích đạo về cực.
D. không có sự thay đổi nhiều.

Câu 6. Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phần lớn được

A. bề mặt Trái Đất hấp thụ.
B. phản hồi vào không gian.
C. các tầng khí quyển hấp thụ.
D. phản hồi vào băng tuyết.

II.THÔNG HIỂU

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò, đặc điểm của khí quyển?

A.Là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
B. Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời.
C. Rất quan trọng cho phát triển sinh vật.
D. Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôzôn.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí?

A. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực.
B. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến.
C. Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực.
D. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo.

Câu 9. Khu vực nào có nhiệt độ trung bình năm cao nhất?

A. Xích đạo.
B. Chí tuyến.
C. Ôn đới.
D. Cực.

Câu 10. Khu vực nào có biên độ nhiệt năm cao nhất trên Trái Đất?

A. Xích đạo.
B. Chí tuyến
 C. Ôn đớI
D. Hàn đới.

Câu 10. Nhiệt độ không khí không thay đổi theo

A. độ cao địa hình.
B. độ dốc địa hình.
C.hướng sườn núi.
D. hướng dãy núi.

KHÍ ÁP, GIÓ VÀ MƯA.

I.NHẬN BIẾT

Câu 1. Khí áp là sức nén của

A.không khí xuống mặt Trái Đất.
B. luồng gió xuống mặt Trái Đất.
C. không khí xuống mặt nước biển.
D. luồng gió xuống mặt nước biển.

Câu 2. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp cao?

A. Xích đạo, chí tuyến.
B. Chí tuyến, ôn đới.
C. Ôn đới, cực.
D. Cực, chí tuyến.

Câu 3. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp thấp?

A. Xích đạo, chí tuyến.
B. Chí tuyến, ôn đới.
C. Ôn đới, xích đạo.
D. Cực, chí tuyến.

Câu 4. Vành đai áp nào sau đây chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam?

A. Cực.
B. Ôn đới.
C. Chí tuyến.
D. Xích đạo.

Câu 5. Miền có Frông, nhất là dãy hội tụ nhiệt đới đi qua thường

A. không mưa.
B. mưa nhiều.
C. khô hạn.
D. mưa rất ít.

Câu 6. Cùng một dãy núi sườn đón gió thường có

A. mưa nhiều.
B. mưa ít.
C. không còn mưa.
D. không khí khô ráo.

Câu 7. Gió phơn có đặc điểm

A. tính chất nóng ẩm, mưa lớn.
B. gió thổi liên tục quanh năm.
C. tính chất nóng và khô.
D. loại gió thổi theo mùa.

Câu 8. Khí áp tăng khi

A. nhiệt độ giảm.
B. nhiệt độ tăng.
C. độ cao tăng.
D. khô hạn giảm.

Câu 9. Tính chất của gió ở sườn đón gió là

A. mát và ẩm
. B. nóng và ẩm.
C. mát và khô.
D. nóng và khô.

Câu 10. Nơi nào sau đây có mưa ít?

A. Nơi có dòng biển lạnh đi qua.
B. Nơi có dòng biển nóng đi qua.
C. Nơi có frông hoạt động nhiều.
D. Nơi có dải hội tụ nhiệt đới.

.........

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình năm biên độ nhiệt độ năm theo độ ở bán cầu Bắc

(Đơn vị: °C)

độ

00

200

300

400

500

600

700

800

Nhiệt độ trung

bình năm

24,5

25,0

20,4

14,0

5,4

-0,6

-10,4

-20,0

Biên độ nhiệt năm

1,8

7,4

13,3

17,7

23,8

29,0

32,2

31,0

a) Nhiệt độ trung bình năm giảm từ xích đạo về cực.

b) Khu vực chí tuyến có nhiệt độ trung bình năm cao nhất.

c) Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về cực.

d) Biên độ nhiệt độ năm thay đổi theo vĩ độ do góc nhập xạ giảm từ xích đạo về cực.

Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:

Gió phơn hình thành và chuyển động song song với mặt đất. Khi bị núi chắn ngang thì gió phải vượt lên cao, lên tầng không khí loãng và lạnh hơn, khiến cho hơi nước ngưng tụ, gây mưa bên triền núi hứng gió và đồng thời làm gió giảm áp suất. Khi đã qua đỉnh núi thì gió trở thành một luồng khí khô hạ áp nên khi đi từ trên cao xuống, gặp không khí đặc hơn gió sẽ bị nén lại. Quá trình đó làm tăng nhiệt độ của gió (quá trình đoạn nhiệt trong nhiệt động lực học).

a). Gió phơn có thể xuất hiện ở nhiều dạng địa hình khác nhau trên trái đất.

b). Ở sườn đón gió nhiệt độ thấp hơn sườn khuất gió (cùng độ cao).

c). Ở sườn khuất gió thường không có mưa trong thời kì gió hoạt động.

d). Dãy núi càng cao, thì khi xuống núi mức gia tăng nhiệt độ càng lớn và càng khô

,....................

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 1 Địa lí 10 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm