Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 năm 2023 - 2024 Ôn tập GDQP lớp 10 học kì 1

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 năm 2023 - 2024 là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện thật tốt khi bước vào kì thi chính thức.

Đề cương ôn thi cuối kì 1 Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 mang đến một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Giáo dục quốc phòng và an ninh 10, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương học kì 1 môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập học kì 1 GDQPAN 10 năm 2023 - 2024

I. Nội dung lý thuyết

A. TỰ LUẬN

Câu 1 Em hãy trình bày thời kỳ hình thành, phát triển và chiến thắng của QĐND Việt nam?

Câu 2 Thời kì kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược quân đội ta đã có sự phát triển như thế nào?

Câu 3: Dựa trên những thành quả mà QĐND Việt nam đã đạt được em nhận ra được bản chất cách mạng của QĐND VN thể hiện qua những điểm nào?

Câu 4 Từ khi hình thành đến bây giờ em nhận thấy quân đội ta có những truyền thống vẽ vang gì?

Đáp án

Câu 1 Em hãy trình bày thời kỳ hình thành, phát triển và chiến thắng của QĐND Việt nam?

HS trình bày

+ Nhiệm vụ của Đảng ta khi mới hình thành

+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931

+ Phong trào kháng chiến phát triển rộng khắp

+ Chấp hành chỉ thị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Do Đại Tướng Võ Nguyên giáp tổ chức và lãnh đạo.

+ Lúc đầu đội chỉ có 34 người

+ Tháng 4/1945, hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành: “Việt Nam giải phóng quân”.

Câu 2: Thời kì kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược quân đội ta đã có sự phát triển như thế nào?

- Quá trình phát triển:

+ Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền với nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì. Sau CMTT, đội Việt Nam giải phóng quân được đổi thành “Vệ quốc đoàn”. Ngày 22/5/1946 thành lập quân đội quốc gia Việt Nam; năm 1951, đổi tên là QĐNDVN.

- Quá trình chiến đấu và chiến thắng:

+ Chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông 1947.

+ Chiến thắng Biên giới năm 1950.

+ Chiến thắng Tây Bắc 1952.

+ Chiến dịch Thượng Lào 1953.

+ Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện biên phủ.

Câu 3: Dựa trên những thành quả mà QĐND Việt nam đã đạt được em nhận ra được bản chất cách mạng của QĐND VN thể hiện qua những điểm nào?

- Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Với chức năng : đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, quân đội ta đã làm nên truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân. Truyền thống đó được thể hiện tập trung trong 10 lời thề danh dự của quân nhân và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân của quân nhân.

Câu 4:Từ khi hình thành đến bây giờ em nhận thấy quân đội ta có những truyền thống vẽ vang gì?

- Sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng bởi nội bộ đoàn kết thống nhất và kỉ luật tự giác nghiêm minh.

- Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành, quân đội ta luôn giải quyết tốt mối quan hệ nội bộ giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa cán bộ với cán bộ, giữa chiến sĩ với chiến sĩ và giữa lãnh đạo với chỉ huy.

- Hệ thống điều lệnh, điều lệ và những quy định trong quân đội chặt chẽ, thống nhất được cán bộ, chiến sĩ tự giác chấp hành.

- Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội nhân dân gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua các thời kì. Qua đó quân đội ta đã phát huy tốt tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, góp phần tô thắm thêm truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Quân đội nhân dân.
B. Cảm tử quân.
C. Công an nhân dân.
D. Dân quân tự vệ.

Câu 2. Tổ chức nào dưới đây ra đời vào ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Quân đội Quốc gia Việt Nam.
B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
C. Quân đội nhân dân Việt Nam.
D. Vệ quốc đoàn.

Câu 3. Tổ chức nào dưới đây được thành lập vào tháng 5/1945, dựa trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kì (tháng 4/1945)?

A. Quân đội quốc gia Việt Nam.
B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Việt Nam Giải phóng quân.
D. Việt Nam Cứu quốc quân.

Câu 4. Ngày 22/12 hằng năm là ngày truyền thống của

A. Quân đội nhân dân Việt Nam.
B. Công an nhân dân Việt Nam.
C. Dân quân tự vệ Việt Nam.
D. đội ngũ y, bác sĩ Việt Nam.

Câu 5. Từ tháng 5/1964 đến năm 1950, quân đội Việt Nam mang tên là

A. Quân đội quốc gia Việt Nam.
B. Việt Nam Giải phóng quân.
C. Quân đội nhân dân Việt Nam.
D. Quân đội cách mạng Việt Nam.

Câu 6. Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí nào?

A. Văn Tiến Dũng.
B. Nguyễn Chí Thanh.
C. Phạm Hùng.
D. Võ Nguyên Giáp.

Câu 7. Từ năm 1950 đến nay, quân đội Việt Nam mang tên là

A. Việt Nam Cứu quốc quân.
B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Việt Nam Giải phóng quân.
D. Quân đội quốc gia Việt Nam.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn.
B. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.
C. Trung thành vô hạn với Tổ Quốc, với Đảng, nhà nước và nhân dân.
D. Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.

Câu 9. Ngày 19/8 hằng năm là ngày truyền thống của lực lượng nào?

A. Quân đội nhân dân Việt Nam.
B. Công an nhân dân Việt Nam.
C. Dân quân tự vệ Việt Nam.
D. Y, bác sĩ Việt Nam.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam?

A. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.
B. Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhà nước và nhân dân.
C. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu.
D. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức.

Câu 11. Ngày 28/3 hằng năm là ngày truyền thống của lực lượng nào dưới đây?

A. Quân đội nhân dân Việt Nam.
B. Công an nhân dân Việt Nam.
C. Dân quân tự vệ Việt Nam.
D. Các y, bác sĩ Việt Nam.

Câu 12. Văn kiện nào dưới đây được Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua vào ngày 28/3/1935?

A. “Đề cương văn hóa Việt Nam”.
B. “Nghị quyết về đội tự vệ”
C. “Toàn dân kháng chiến”.
D. “Cương lĩnh chính trị”.

Câu 13. Trong chiến tranh giải phóng, cách đánh nào của lực lượng Dân quân tự vệ đã trở thành di sản trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam?

A. Đánh công kiên.
B. Đánh hiệp đồng binh chủng.
C. Đánh du kích.
D. Đánh cận chiến.

Câu 14. Lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam đều mang bản chất cách mạng của giai cấp nào?

A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tư sản.
D. Tiểu tư sản.

Câu 15. Luật Giáo dục quốc phòng an ninh năm 2013 bao gồm

A. 7 chương 37 điều.
B. 8 chương 47 điều.
C. 9 chương 57 điều.
D. 10 chương 67 điều.

Câu 16 Giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm hướng đến mục tiêu

A. giúp công dân hiểu được chức năng của sĩ quan công an.
B. giáo dục cho công dân kiến thức về quốc phòng và an ninh.
C. bồi dưỡng ở người học các phẩm chất: trung thực, đoàn kết.
D. bồi dưỡng ở người học các kĩ năng: giao tiếp, làm việc nhóm.

Câu 17. Môn học Giáo dục Quốc phòng an ninh là môn học chính khóa đối với học sinh cấp

A. mầm non.
B. tiểu học.
C. trung học cơ sở.
D. trung học phổ thông.

Câu 18. Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm nào?

A. Năm 2018 và 2010.
B. Năm 2010 và 2020.
C. Năm 2018 và 2014.
D. Năm 2014 và 2022.

Câu 19 Quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có mấy cấp?

A. 2 cấp.
B. 3 cấp.
C. 4 cấp.
D. 5 cấp.

Câu 20. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng nào dưới đây?

A. Quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình.
C. Đảo bảo cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
D. Đấu tranh chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia.

Câu 21. Luật sĩ quan Công an nhân dân năm 2018 ở Việt Nam bao gồm bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều khoản?

A. 7 chương, 46 điều.
B. 8 chương, 24 điều.
C. 7 chương, 51 điều.
D. 3 chương, 51 điều.

Câu 22. Quân hàm của sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam gồm có mấy cấp?

A. 2 cấp.
B. 3 cấp.
C. 4 cấp.
D. 5 cấp.

Câu 23. Công an nhân dân Việt Nam có chức năng gì?

A. Trung thành với Tổ quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước và nhân dân.
B. Gắn bó chặt chẽ, tận tụy phục vụ nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với nhân dân.
C. Bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
D. Quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Câu 24. Nội dung nào dưới đây không đúng khi bàn về chức năng của Công an nhân dân Việt Nam?

A. Bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
B. Quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
C. Đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia.
D. Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch.

Câu 25. Ma túy gây tác hại như thế nào đối với trật tự an toàn xã hội?

A. Gia tăng các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm…
B. Tăng chi phí cho công tác phòng, chống ma túy.
C. Giảm số lượng và chất lượng nguồn lao động.
D. Suy giảm số người bị lây nhiễm HIV/AIDS.

Câu 26. Người nghiện ma túy thường

A. chăm chỉ lao động, luôn phấn chấn, vui tươi.
B. chăm lo vệ sinh cá nhân do ưa thích sạch sẽ.
C. rất khó từ bỏ ma túy và dễ bị tái nghiện.
D. dễ dàng làm chủ được hành vi của mình.

Câu 27 Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về con đường dẫn đến tình trạng nghiện ma túy?

A. Bản thân người nghiện chủ động tìm đến với ma túy.
B. Bị các đối tượng khác cưỡng bức sử dụng chất ma túy.
C. Ma túy là một loại thuốc được kê đơn để bồi bổ cơ thể.
D. Người nghiện ma túy muốn thể hiện bản thân với bạn bè.

Câu 28. Học sinh cần chú ý điều gì để không đi vào con đường nghiện ma túy?

A. Từ chối lời mời của người khác về sử dụng chất ma túy.
B. Chỉ dùng thử chất ma túy một lần duy nhất để biết.
C. Vô tư sử dụng các đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc.
D. Buông thả bản thân khi đã mắc nghiện ma túy.

Câu 29 Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có hành vi sử dụng chất ma túy?

A. Tuyệt đối che dấu thông tin để bảo vệ người thân, bạn bè.
B. Nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan chức năng gần nhất.
C. Im lặng và không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì tới mình.
D. Đề nghị bạn/ người thân cho mình sử dụng thử một lần để biết cảm giác.

Câu 30. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi tình nghi hoặc phát hiện hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy?

A. Lập tức hô hoán để mọi người xung quanh vây bắt các đối tượng.
B. Im lặng và không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì tới mình.
C. Nhanh chóng, bí mật báo cáo thông tin tới cơ quan công an gần nhất.
D. Trực tiếp vây bắt các đối tượng để bàn giao lại cho cơ quan công an.

II. Nội dung thực hành

1/ Luyện tập các nội dung:

  • Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ, chào.
  • Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm.
  • Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi.
  • Động tác giậm chân chuyển thành đi đều.
  • Động tác tiến, lùi, trái, phải, ngồi xuống, đứng dậy.

2/ Cách thức cho điểm dựa trên ba tiêu chí:

  • Đúng kỹ thuật động tác: 7đ
  • Khẩu lệnh đúng: 1,5đ
  • Tác phòng: 1,5đ
  • Tổng điểm: 10đ
Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 82
  • Lượt xem: 2.291
  • Dung lượng: 138,4 KB
Sắp xếp theo