Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 sách Cánh diều Ôn tập Địa lý lớp 10 học kì 1 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập Địa lí 10 Cánh diều học kì 1 năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn theo cấu trúc mới gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai kết hợp tự luận.

Đề cương ôn tập Địa lí 10 Cánh diều học kì 1 bao gồm 10 trang giúp học sinh tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 Cánh diều, đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 sách Cánh diều.

TRƯỜNG THPT ………..

TỔ: Địa lí - ĐỊA LÍ

-------------ba------------

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM 2024 - 2025

Môn: ĐỊA LÍ 10 – BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

I. Nội dung ôn thi học kì 1 Địa lí 10

- Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

  • Nêu được khái niệm khí quyển.
  • Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương, địa hình.
  • Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ về yếu tố nhiệt độ của khí quyển.

- Khí áp và gió

  • Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.
  • Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương.
  • Phân tích được hình vẽ, lược đồ về một số yếu tố của khí quyển (khí áp, gió).

- Mưa

  • Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới.
  • Phân tích được hình vẽ, bản đồ về mưa.

- Thủy quyển, nước trên lục địa

  • Nêu được khái niệm thủy quyển.
  • Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
  • Trình bày được chế độ nước của một con sông cụ thể.

- Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

  • Trình bày được khái niệm sinh quyển.
  • Phân tích được đặc điểm và giới hạn của sinh quyển.
  • Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.

- Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

  • Trình bày khái niệm vỏ địa lí; phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.
  • Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí; liên hệ được thực tế ở địa phương.

- Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

  • Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới, liên hệ được thực tế ở địa phương.
  • Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

- Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

  • Nêu được khái niệm khí quyển.
  • Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương, địa hình.
  • Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ về yếu tố nhiệt độ của khí quyển.

- Khí áp và gió

  • Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.
  • Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương.

II. Một số câu hỏi ôn thi cuối kì 1 Địa lí 10

PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

(Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án)

Câu 1.1. Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là

A. lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương.
B. lớp Manti và lớp vỏ đại dương.
C. lớp vỏ lục địa và lớp Manti.
D. thạch quyển và lớp Manti.

Câu 1.2. Lớp vỏ Trái Đất dày khoảng

A. 5km ở đại dương và 70km ở lục địa.
B. 15km ở đại dương và 7km ở lục địa.
C. 5km ở đại dương và 7km ở lục địa.
D. 25km ở đại dương và 17km ở lục địa.

Câu 1.3.Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là

A. khoáng vật và đá trầm tích
B. đá mac-ma và biến chất.
C. đất và khoáng vật.
D. khoáng vật và đá.

Câu 2.1. Ý nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất?

A. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km.
B. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.
C. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích.
D. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển.

Câu 2.2. Theo thứ tự từ ngoài vào trong, cấu trúc của Trái Đất gồm

A. lớp Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất.
B. vỏ Trái Đất, nhân Trái Đất, lớp Manti.
C. vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
D. vỏ Trái Đất, thạch quyển, nhân Trái Đất.

Câu 2.3. Nền của các lục địa được gọi tên là

A. tầng Sima.
B. tầng granit.
C. tầng Sial.
D. thạch quyển.

Câu 3.1. Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở

A. trung tâm các lục địa.
B. phần rìa lục địa.
C. địa hình núi cao.
D. ranh giới các mảng kiến tạo.

Câu 3.2. Đá macma được hình thành

A. từ dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi.
B. ở nơi trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu.
C. từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao.
D. từ đá biến chất bị thay đổi tính chất do sức nén lớn.

Câu 3.3. Đá trầm tích được hình thành

A. từ dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi.
B. ở nơi trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu.
C. từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao.
D. từ đá biến chất bị thay đổi tính chất do sức nén lớn.

Câu 4.1. Giới hạn dưới của thạch quyển ở độ sâu khoảng

A. 50 km.
B. 100 km.
C. 150 km.
D. 200 km.

Câu 4.2. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và

A. phần trên của lớp Man-ti.
B. phần dưới của lốp Man-ti.
C. nhân ngoài của Trái Đất.
D. nhân trong của Trái Đất.

Câu 4.3. Thạch quyển gồm

A. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti.
B. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá trầm tích.
C. đá badan và phần ở trên cùng của lớp Man-ti.
D. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá biến chất.

Câu 5.1. Theo thuyết kiến tạo mảng thì thạch quyển gồm

A. 5 mảng kiến tạo.
B. 6 mảng kiến tạo.
C. 7 mảng kiến tạo.
D. 8 mảng kiến tạo

Câu 5.2. Nội lực là lực phát sinh từ

A. bên trong Trái Đất.
B. bên ngoài Trái Đất.
C. bức xạ của Mặt Trời.
D. nhân của Trái Đất.

Câu 5.3. Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua

A. hiện tượng uốn nếp.
B. tạo lực.
C. các vận động kiến tạo.
D. quá trình phong hóa.

Câu 6.1. Thạch quyển

A. là nơi tích tụ nguồn năng lượng bên trong.
B. là nơi hình thành các địa hình khác nhau.
C. di chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của Man-ti trên.
D. đứng yên trên lớp vật chất quánh dẻo của Man-ti trên.

Câu 6.2. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. năng lượng từ Vũ Trụ.
B. nguồn năng lượng Mặt Trời.
C. sức gió, sức nước và năng lượng thủy triều.
D. nguồn năng lượng trong lòng đất.

Câu 6.3. Độ dày của thạch quyển

A. đồng nhất ở lục địa. .
B. mỏng ở lục địa, dày ở đại dương.
C. không đồng nhất.
D. đồng nhất ở lục địa và đại dương.

Câu 7.1. Hiện tượng đứt gãy xảy ra ở

A. những vùng đá dốc.
B. những vùng đá cứng.
C. các hẻm vực, thung lũng.
D. các khu vực đang được nâng lên.

Câu 7.2. Tại những khu vực cấu tạo bằng loại đá cứng, vận vận kiến tạo làm cho lớp đất đá bị

A. biển tiến.
B. uốn nếp.
C. đứt gãy.
D. địa lũy.

Câu 7.3. Tại những khu vực cấu tạo bằng loại đá mềm, vận động nén ép làm cho đất đá bị

A. nâng lên.
B. hạ xuống.
C. uốn nếp.
D. đứt gãy.

Câu 8.1. Hoạt động núi lửa

A. xảy ra tại khu vực cấu tạo bởi đá cứng.
B. xảy ra tại khu vực cấu tạo bởi đá mềm.
C. không làm thay đổi địa hình trên bề mặt đất.
D. xuất hiện trên lục địa, trên biển và đại dương.

Câu 8.2. Trên biển, đại dương hoạt động núi lửa

A. tạo thành ngọn núi, dãy núi lửa.
B. tạo nên các đảo, quần đảo trên biển.
C. tạo nên thung lũng, hồ núi lửa.
D. tạo thành bề mặt địa hình rộng lớn.

.......

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. (Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai)

Câu 1.1: Cho thông tin sau:

Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Khí áp được hình thành do động lực và nhiệt lực. Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp. Sự hình thành khí áp có vai trò quan trọng đối với gió.

a) Khí áp tăng làm cho nhiệt độ không khí tăng.

b) Khí áp tăng làm cho nhiệt độ không khí giảm.

c) Nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp giảm.

d) Nhiệt độ không khí giảm làm cho khí áp giảm.

Câu 1.2. Cho thông tin sau:

Gió Tây ôn đới là loại gió thường thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về các khu áp thấp ôn đới với phạm vi hoạt động là ở vĩ độ trung bình giữa 350 và 360. Gió Mậu dịch được thổi trong các miền cận xích đạo với phạm vi hoạt động ở 300 về phía xích đạo. Thời gian diễn ra gió quanh năm, chủ yếu là vào mùa hè. Tính chất khô, ít mưa và nguyên nhân chính là do sự chênh lệch về lượng khí áp từ vùng áp cao từ chí tuyến xuống vùng áp thấp là xích đạo.

a) gió tây ôn đới thổi quanh năm, có tính chất ẩm.

b) gió tây ôn đới thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới.

c) gió tây ôn đới thổi theo hướng tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.

d) gió tây ôn đới thổi chủ yếu theo hướng tây, gây khô hạn kéo dài cho khu vực bờ tây các lục địa ôn đới.

Câu 1.3. Cho thông tin sau:

Gió Tây ôn đới là loại gió thường thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về các khu áp thấp ôn đới với phạm vi hoạt động là ở vĩ độ trung bình giữa 350 và 360. Gió Mậu dịch được thổi trong các miền cận xích đạo với phạm vi hoạt động ở 300 về phía xích đạo. Thời gian diễn ra gió quanh năm, chủ yếu là vào mùa hè. Tính chất khô, ít mưa và nguyên nhân chính là do sự chênh lệch về lượng khí áp từ vùng áp cao từ chí tuyến xuống vùng áp thấp là xích đạo.

a) gió mậu dịch thổi theo hướng tây bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.

b) gió mậu dịch thổi xen kẽ thành từng thời kì nhất định và thổi xen kẽ giữa hai án cầu.

c) gió mậu dịch thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo.

d) gió mậu dịch thổi quanh năm và nhìn chung có tính chất khô.

Câu 2.1: Cho thông tin sau:

Mực nước lũ của các sông ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh, lũ về đột ngột, gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống.

a) Chế độ nước sông miền Trung khá điều hoà.

b) Lũ các sông miền Trung lên nhanh là do địa hình bằng phẳng.

c) Nguồn cung cấp nước cho sông miền Trung chủ yếu là băng tuyết.

d) Mùa lũ của sông miền Trung thường trùng với mùa mưa bão.

Câu 2.2: Cho đoạn thông tin sau:

" Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng. Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là chế độ nước. Chế độ nước chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các đặc điểm địa lí tự nhiên của nguồn cung cấp và bề mặt lưu vực.”

a. Sông là dòng chảy tạm thời. Lưu vực sông càng lớn chế độ nước sông càng ổn định.

b. Nguồn cung cấp chủ yếu cho sông trên Trái Đất từ nước ngầm.

c. Rừng đầu nguồn các lưu vực sông có ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

d. Chế độ nước sông ở các khu vực nhiệt đới chịu ảnh hưởng lớn từ chế độ mưa.

Câu 2.3: Cho thông tin sau:

Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng đất đá thấm nước của vỏ Trái Đất. Phía dưới tầng nước ngầm là tầng đất, đá không thấm nước. Nguồn gốc của nước ngầm chủ yếu là do nước trên mặt đất thấm xuống.

a) Nước ngầm do nước mặt thấm xuống.

b) Mực nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình, khả năng thấm của đất đá,...

c) Nước ngầm nằm khá nông ở vùng ẩm ướt, đất đá dễ thấm hút và nằm sâu vùng khô hạn.

d) Nước ngầm có thành phần và hàm lượng các chất khoáng hầu như không thay đổi.

Phần III. Tự luận.

Nội dung: Khí quyển: Lưu ý:

- Nhận xét và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.

- Nhận xét và giải thích sự phân bố mưa trên thế giới.

- Nhận xét và phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu.

......

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Lịch sử 10

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm