Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn GDCD 6 (Có đáp án + Ma trận)
TOP 5 Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình.
Với 5 Đề thi học kì 1 GDCD 6 KNTT, còn giúp các bạn học sinh dễ dàng tham khảo, luyện giải đề và so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Hoạt động trải nghiệm. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Đề thi học kì 1 môn GDCD 6 sách Kết nối tri thức - Đề 1
1.1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
PHÒNG GD&ĐT …. | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 |
I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). (mỗi câu đúng 0,25 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Trong cuộc sống, lòng yêu thương con người giúp xã hội trở nên…..
A.Tốt đẹp hơn.
B. Tiền bạc.
C. Của cải.
D. Tuổi thọ.
Câu 2. Người có lòng yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người xa lánh.
B. Sự kính nể và yêu quý.
C. Mọi người chê bai.
D. Luôn bị coi thường.
Câu 3. Tự lập giúp chúng ta....
A. Thiếu kiên nhẫn.
B. Thành công trong việc và cuộc sống.
C. Luôn bi quan chán nản.
D. Luôn dựa dẫm vào người khác
Câu 4. Giúp đồng bào bị lũ lụt, thiên tai, ảnh hưởng covid 19 là việc làm thể hiện điều gì?
A. Thể hiện đức tính giản dị.
B. Thể hiện tính tiết kiệm.
C. Thể hiện lòng biết ơn.
D. Thể hiện lòng yêu thương con người
Câu 5. Lòng yêu thương xuất phát từ....
A. lòng thương hại
B. sự mang ơn
C. tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng
D. sự mong trả ơn.
Câu 6. Đáp án nào chưa đúng về tự nhận thức bản thân?
A. Biết lắng nghe ý kiến của người khác.
B. Mặc cảm với người khác.
C. Phát huy điểm mạnh của mình.
D. Tự đặt ra mục tiêu cho bản thân.
Câu 7. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là…
A. Luôn đổ lỗi cho người khác.
B. Không dũng cảm nhận trách nhiệm.
C. Suy nghĩ, nói và làm theo sự thật.
D. Tranh cãi gây mất đoàn kết.
Câu 8. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần……
A. Bảo vệ cuộc sống.
B. Đồng ý và nói theo số đông.
C. Nhận xét không đúng về người khác.
D. Thể hiện sự không hài lòng.
Câu 9. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, luôn luôn bảo vệ…..
A. số đông.
B. số ít.
C. tự do.
D. sự thật.
Câu 10. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của tôn trọng sự thật?
A. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.
B. Không ai biết thì không nói sự thật.
C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.
D. Nói ra bí mật của người khác
Câu 11. Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là……
A. Trung thành.
B. Trung thực.
C. Tự lập.
D. Tiết kiệm.
Câu 12. Các hoạt động thể hiện tính tự lập là…….
A. Nhờ bạn chép bài hộ.
B. Ở nhà chơi, không giúp cha mẹ làm việc nhà.
C. Tự giặt quần áo của mình.
D. Gặp bài khó, giả sách hướng dẫn ra chép.
Câu 13. Đối lập với tự lập là……
A. Tự tin.
B. Ích kỉ.
C. Tự chủ.
D. Ỷ lại.
Câu 14. Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là….
A. thông minh.
B. tự nhận thức về bản thân.
C. có kĩ năng sống.
D. tự trọng.
Câu 15. Tự nhận thức về bản thân là….
A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình.
B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống.
C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra.
D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh
Câu 16. Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?
A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.
D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.
II. TỰ LUẬN:( 6,0 điểm)
Câu 17. (3,0 điểm) Tự nhận thức bản thân có ý nghĩa gì? Để tự nhận thức đúng về bản thân em cần làm gì?
Câu 18. (2,0 điểm) Em hãy nêu một số việc làm của em thể hiện tôn trọng sự thật?
Câu 19. (1,0 điểm) Tình huống. Bố của An mất sớm, mẹ vất vả lao động nuôi hai anh em ăn học. Khi mẹ ốm nằm viện, An lo toan hết việc nhà, chăm sóc mẹ và em chu đáo. Tuy vất vả nhưng năm học nào An cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi
An đã thể hiện tính tự lập như thế nào?
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn GDCD 6
I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | B | D | C | B | C | A |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | D | C | C | C | D | B | A | A |
II. TỰ LUẬN: (6.0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 17 (3 đ) | *- Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp em: + Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục. + Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân, + Để có thể đặt mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp. - Học sinh tự liên hệ bản thân:Gợi ý: + Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể. + Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. + So sánh nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.... | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 18 (2.0 đ) | - Không nói dối mọi người, - Tố cáo các hành vi phạm quy định của mọi người - Không nói xấu thầy cô, bạn bè - Không đỗ lỗi oan cho bạn... HS nêu ý khác đúng vẫn cho điểm | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 19 (1.0 đ) | An luôn ý thức phải tự làm tốt các việc cá nhân của mình đồng thời giúp đỡ mẹ mọi việc trong gia đình. Khi mẹ ốm nằm viện, An lo toan hết việc nhà, chăm sóc mẹ và em chu đáo. HS nêu ý khác đúng vẫn cho điểm | 0,5 điểm 0,5 điểm |
1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn GDCD 6
TT | Chủ đề | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng câu/ điểm | |||||||
TN | TL | TL | TL | TN | TL | |||||||
1 | Giáo dục đạo đức | 1. Yêu thương con người
| 4 câu | 10% | 4,0 | |||||||
2. Tôn trọng sự thật | 4 câu | 1câu | 10% | 20% | 5,0 | |||||||
3. Tự lập
| 4 câu | 1 câu | 10% | 10 % | 5,0 | |||||||
| 4. Tự nhận thức bản thân. | 4 câu | 1câu | 10% | 30% | 5,0 | ||||||
Tổng | 16 câu | 1 câu | 1 câu | 1 câu |
100% | 19/10 | ||||||
Tỉ lệ chung | 40% | 60% |
1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn GDCD 6
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
NB | TH | VD | VDC | ||||
1
| Giáo dục đạo đức | 1. Yêu thương con người
| Nhận biết: - Nêu được khái niệm tình yêu thương con người - Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người . Thông hiểu: - Giải thích được giá trị của tình yêu thương con người đối với bản thân, đối với người khác, đối với xã hội. - Nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người . |
4 câu |
|
|
|
2. Tôn trọng sự thật
| Nhận biết: Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật. |
4 câu |
| 1 câu |
| ||
3. Tự lập | Nhận biết: - Nêu được khái niệm tự lập - Liệt kê được những biểu hiện của người có tính tự lập. Vận dụng: - Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. | 4 câu |
|
|
1 câu | ||
4. Tự nhận thức bản thân.
| Nhận biết: Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân. Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. Vận dụng: Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. | 4 câu |
1 câu
|
| |||
2. Đề thi học kì 1 môn GDCD 6 sách Kết nối tri thức - Đề 2
2.1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
PHÒNG GD&ĐT …… TRƯỜNG THCS…. | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 |
I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). (mỗi câu đúng 0,25 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Khoan dung.
B. Vô cảm
C. Nhỏ nhen.
D. Ích kỷ
Câu 2. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng....
A. Niềm tin
B. Sở thích.
C. Sự thật.
D. Mệnh lệnh
Câu 3. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc.........
A. mưu cầu lợi ích cá nhân.
B. gặp khó khăn và hoạn nạn.
C. cần đánh bóng tên tuổi.
D. vì mục đích vụ lợi.
Câu 4. Hành động nào biểu hiện của lòng yêu thương con người?
A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
B. Trêu chọc bạn khuyết tật.
C. Không chơi với bạn nghèo.
D. Chỉ chơi với những bạn học giỏi hơn mình.
Câu 5. Câu danh ngôn: ”Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình” nói về giá trị của điều gì?
A. Tự nhận thức bản thân.
B. Kiên trì.
C. Chí công vô tư.
D. Yêu thương con người.
Câu 6. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ và làm theo đúng sự thật, luôn luôn bảo vệ.....
A. số đông.
B. số ít.
C. tự do.
D. sự thật.
Câu 7. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là……
A. Chỉ cần trung thực với cấp trên
B. Chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.
C. Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
D. Có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.
Câu 8: Biểu hiện nào mang tính tự lập?
A. Bạn A tự hoàn thành bài tập thầy cô giao.
B. Bạn N sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra.
C. Bạn L đợi ba mẹ nhắc nhở mới ngồi vào học.
D. Bạn C thường ỷ lại vào người khác khi lao động.
Câu 9: Câu tục ngữ: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì?
A. Đoàn kết.
B. Trung thực.
C. Tự lập.
D. Tiết kiệm.
Câu 10: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự lập?
A. Tự học tập mà không đợi nhắc nhở.
B. Đợi ba mẹ nhắc mới đi làm.
C. Nhà giàu nên A không cần làm gì cả 24 tuổi vẫn chưa có việc làm.
D. Mặc dù học lớp 8 nhưng Hoa vẫn nhờ người khác giặt đồ và dọn phòng cho mình.
Câu 11: Trái với tự lập là?
A. Tự tin.
B. Ích kỉ.
C. Tự chủ.
D. Ỷ lại.
Câu 12: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là......
A. thông minh.
B. tự nhận thức về bản thân.
C. có kĩ năng sống.
D. tự trọng.
Câu 13. Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?
A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.
D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.
Câu 14. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta..........
A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.
B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.
C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.
D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.
Câu 15. Tự nhận thức về bản thân là.........
A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình.
B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống.
C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra.
D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh.
Câu 16. Tự nhận thức bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải trải qua.....
A. rèn luyện.
B. học tập.
C. thực hành.
D. lao động.
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 17 (3,0 điểm) Nêu ý nghĩa của tự lập đối với mỗi người, gia đình và xã hội?
Câu 18 (2,0 điểm) Để nhận thức đúng bản thân em cần phải làm gì?
Câu 19 (1,0 điểm) Em hãy viết về việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc chưa tôn trọng sự thật của bản thân và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em sau mỗi việc làm đó?
2.2. Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn GDCD 6
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | C | B | A | A | D | C | A |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | C | A | D | B | A | D | A | A |
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 17 (3,0 điểm) | - Đối với mỗi người + Giúp thành công trong cuộc sống và xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người. + Có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong công việc. + Rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại để vượt lên hoàn cảnh. - Đối với gia đình + Khi con cái biết tự lập, cha mẹ vui và hạnh phúc. + Bố mẹ không phải lo lắng vì con mình đã trưởng thành, tự lo cho mình, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. - Đối với Xã hội: + Góp phần phát triển xã hội. | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 18 (2,0 điểm) | - Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần + Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả của từng hoạt động + Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác. + So sánh nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình. + Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân. | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 19 (1,0 điểm) | - Một hôm em giúp mẹ dọn nhà không may làm vỡ lọ hoa. Em rất lo lắng, sợ bị mẹ mắng, nhưng khi mẹ về em đã tự nhận lỗi, mẹ xoa đầu em và bảo: “Không sao, con đã làm việc tốt - Em cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm khi nói ra sự thật và được mẹ tha lỗi. Em hứa với mẹ lần sau sẽ cẩn thận hơn. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
TT | Chủ đề | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng câu/ điểm | |||||
TN | TL | TL | TL | TN | TL | |||||
1 | Giáo dục đạo đức | 1. Yêu thương con người
| 4 câu | 10% | 4,0 | |||||
2. Tôn trọng sự thật | 4 câu | 1câu | 10% | 10% | 5,0 | |||||
3. Tự lập
| 4 câu | 1 câu | 10% | 30% | 5,0 | |||||
| 4. Tự nhận thức bản thân. | 4 câu | 1 câu | 10% | 20% | 5,0 | ||||
Tổng | 16 câu | 1 câu | 1 câu | 1 câu |
100% | 19/10 | ||||
Tỉ lệ chung | 40% | 60% |
2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
NB | TH | VD | VDC | ||||
1
| Giáo dục đạo đức | 1. Yêu thương con người
| Nhận biết: - Nêu được khái niệm tình yêu thương con người - Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người . Thông hiểu: - Giải thích được giá trị của tình yêu thương con người đối với bản thân, đối với người khác, đối với xã hội. - Nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người . |
4 câu |
|
|
|
2. Tôn trọng sự thật
| Nhận biết: Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật. |
4 câu |
|
| 1 câu | ||
3. Tự lập | Nhận biết: - Nêu được khái niệm tự lập - Liệt kê được những biểu hiện của người có tính tự lập. Vận dụng: - Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. | 4 câu | 1 câu |
|
| ||
4. Tự nhận thức bản thân.
| Nhận biết: Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân. Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. Vận dụng: Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. | 4 câu |
|
1 câu
| |||
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2024 - 2025 KNTT