Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 Địa lí 12 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 12 năm 2024 - 2025 gồm hệ thống kiến thức lý thuyết kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc mới bám sát nội dung đề minh họa 2025.
Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 12 giúp học sinh tự ôn tập hiệu quả làm quen với các dạng bài tập trọng tâm. Hơn nữa, đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 12 được biên soạn gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem: đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12, đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Địa lí 12 năm 2024 - 2025 (Cấu trúc mới)
1. Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 12 Cánh diều
TRƯỜNG THPT…….. BỘ MÔN: ĐỊA LÍ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 12 |
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm
- Trình bày được đặc điểm dân số, phân tích các thế mạnh và hạn chế về dân số.
- Nêu được chiến lược và giải pháp phát triển dân số, liên hệ được một số vấn đề dân số ở địa phương.
- Trình bày được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta.
- Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta.
- Nêu được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.
- Liên hệ được thực tế địa phương về vấn đề lao động và việc làm.
Bài 7. Đô thị hóa
- Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị.
- Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội.
Bài 9. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Phân tích được ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
- Chứng minh và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Chứng minh và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành theo thành phần kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta.
- Nêu và đánh giá được vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế đất nước hiện nay.
- Vẽ được biểu đồ phân tích biểu đồ và số liệu thống kê liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển ngành nông nghiệp ở nước ta.
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và sự phát triển phân bố nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).
- Nêu được xu hướng phát triển trong nông nghiệp nước ta.
- Khái quát được vai trò của lâm nghiệp và thủy sản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới.
- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp và trình bày được tình hình phát triển phân bố lâm nghiệp.
- Trình bày được vấn đề quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển thủy sản và trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản.
Bài 11. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Phân tích được một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp.
B.CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (Mỗi câu chọn 1 phương án đúng)
Câu 1: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C.Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 2: Dân số Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á sau các quốc gia
A.Inđônêxia và Philippin.
B. Inđônêxia và Malaixia.
C. Inđônêxia và Thái Lan.
D. Inđônêxia và Mianma.
Câu 3: Mức gia tăng dân số của nước ta có xu hướng giảm chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tuyên truyền, giáo dục chính sách về dân số.
B. Dân số nước ta đang có xu hướng già hóa nhanh.
C. Kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
D. Ảnh hưởng của việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng về cơ cấu dân số nước ta hiện nay?
A. Cơ cấu tuổi đang có xu hướng trẻ hóa.
B. Thay đổi gắn với sự phát triển kinh tế.
C. Ít thay đổi trong quá trình đô thị hóa.
D. Giữ ổn định về tỉ trọng qua nhiều năm.
Câu 5: Dân cư nước ta hiện nay
A. sống đông đúc trong các khu công nghiệp.
B. phân bố đồng đều ở nông thôn, thành thị.
C. tập trung đông đúc ở những thành phố lớn.
D. thưa thớt ở các vùng có kinh tế phát triển.
Câu 6: Phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng đến
A. việc sử dụng lao động.
B. mức gia tăng dân số.
C. tốc độ đô thị hóa.
D. quy mô dân số của cả nước.
Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho nhóm từ 60 tuổi trở lên trong cơ cấu dân số nước ta ngày càng tăng?
A.Quy mô dân số đông, đẩy mạnh đô thị hóa.
B.Mức sống được nâng lên, tỉ suất sinh giảm.
C.Đẩy mạnh đô thị hóa, dịch vụ y tế phát triển.
D.Dịch vụ y tế phát triển, quy mô dân số đông.
Câu 8: Tây Bắc có mật độ dân số thấp hơn so với Đông Bắc chủ yếu do
A.địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, Địa lí khai thác muộn.
B.nhiều thiên tai, địa hình hiểm trở, có ít tài nguyên khoáng sản.
C.nền kinh tế còn lạc hậu, địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo.
D.khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai, là địa cư trú của nhiều dân tộc ít người.
Câu 9: Quy mô dân số nước ta lớn đã gây sức ép đến vấn đề nào sau đây?
A. bảo đảm lương thực, khai thác tài nguyên đất, nâng cao mức sống.
B. giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập.
C. nâng cao chất lượng cuộc sống, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường.
D. phát triển giáo dục, an ninh lương thực, sử dụng các tài nguyên.
Câu 10: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nước ta góp phần
A. thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
B. giảm tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm.
C. phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
D. làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 11: Giải pháp chủ yếu giải quyết tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta hiện nay là
A. phát triển hoạt động phi nông nghiệp.
B. hình thành nhiều vùng chuyên canh.
C. thực hiện tốt các chính sách dân số.
D. đa dạng nghề thủ công truyền thống.
Câu 12: Năng suất lao động nông nghiệp nước ta ngày càng tăng chủ yếu do
A. tăng cường cơ giới hóa và hiện đại hóa tư liệu sản xuất.
B. tăng cường cơ giới hóa và đa dạng hóa ngành sản xuất.
C. có nhiều kinh nghiệm và truyền thống sản xuất lâu đời.
D. đa dạng hoạt động sản xuất và lao động làm việc cần cù.
Câu 13: Việc làm trở thành vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay, là do
A. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trên cả nước còn lớn.
B. số lượng lao động tăng nhanh hơn so với số việc làm mới.
C. nguồn lao động dồi dào trong khi kinh tế còn chậm phát triển.
D. nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
Câu 14: Ở nước ta, việc làm là một vấn đề còn gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do
A. kinh tế chậm phát triển, gia tăng tự nhiên cao.
B. quy mô dân số lớn, trình độ phát triển kinh tế thấp.
C. gia tăng dân số cao, giáo dục đào tạo còn hạn chế.
D. giáo dục đào tạo còn hạn chế, người lao động nhiều.
Câu 15: Đô thị hóa ở nước ta hiện nay
A. tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.
B. cơ sở hạ tầng đô thị hiệnđại.
C. đô thị đều có quy mô rấtlớn.
D. có nhiều loại đô thị khác nhau.
Câu 16: Mạng lưới đô thị nước ta hiện nay
A. phát triển mạnh ở vùng đồi núi.
B. phân bố đều khắp ở trong nước.
C. sắp xếp theo các cấp khác nhau.
D. có rất nhiều thành phố cực lớn.
.............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 12
2. Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Địa lý 12 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THPT…….. BỘ MÔN: ĐỊA LÍ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 12 |
PHẦN 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án)
Câu 1. Nước ta có vị trí bán đảo nên
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. thiên nhiên mang tính biển lớn.
C. lượng mưa lớn, độ ẩm khá cao.
D. cảnh quan xanh tốt quanh năm.
Câu 2. Nước ta nằm khu vực hoạt động của các khối khí theo mùa nên có
A. nhiệt độ trung bình năm thấp.
B. chế độ mưa thay đổi theo mùa.
C. cân bằng ẩm đạt giá trị dương.
D. thực vật xanh tốt quanh năm.
Câu 3. Vùng đất của nước ta
A. lớn hơn vùng biển nhiều lần.
B. thu hẹp theo chiều bắc - nam.
C. chỉ giáp biển về phía đông.
D. gồm phần đất liền và hải đảo.
Câu 4. Vùng đất của nước ta
A. mở rộng đến hết nội thủy.
B. thu hẹp theo chiều bắc - nam.
C. có đường biên giới kéo dài.
D. lớn hơn vùng biển nhiều lần.
Câu 5. Nhận định nào dưới đây không đúng về lãnh hải nước ta?
A. Có chiều rộng 12 hải lí.
B. Thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
C. Có độ sâu khoảng 200m.
D. Được coi là đường biên giới trên biển.
Câu 6. Đường biên giới trên đất liền của nước ta kéo dài, gây khó khăn cho việc
A. phát triển nền văn hóa.
B. thu hút đầu tư nước ngoài.
C. khai thác nguồn khoáng sản.
D. bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Câu 7. Lãnh thổ nước ta
A. có vùng đất gấp nhiều lần vùng biển.
B. nằm hoàn toàn ở trong vùng xích đạo.
C. có đường bờ biển dài từ bắc vào nam.
D. chỉ tiếp giáp với các quốc gia trên biển.
Câu 8. Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là
A. tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây.
B. nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có.
C. thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
D. thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực.
Câu 9. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi
A. vị trí trong vùng nội chí tuyến.
B. địa hình nước ta nhiều đồi núi.
C. địa hình nước ta thấp dần ra biển.
D. hoạt động của gió phơn Tây Nam.
Câu 10. Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên và hình thành các vùng tự nhiên khác nhau ở nước ta chủ yếu do
A. Khí hậu và sông ngòi.
B. Vị trí địa lí và hình thể.
C. Khoáng sản và biển.
D. Gió mùa và dòng biển.
Câu 11. Nhân tố nào dưới đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta?
A. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.
C. Sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất và sông ngòi.
D. Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật.
.........
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
Địa hình của miền chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng, có nhiều dãy núi hướng vòng cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh và kéo dài nhất nước ta. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Ngoài ra, ở vùng núi cao có sự xuất hiện của các loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới.
a) Nội dung trên thể hiện đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
b) Trong miền, thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế với các kiểu rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, rừng trên núi đá vôi.
c) Thực vật chính của miền là các cây họ dầu, săng lẻ, tếch,... Ở những nơi có mùa khô sâu sắc, kéo dài xuất hiện cây chịu hạn, rụng lá.
d) Mùa đông lạnh và kéo dài nhất nước ta chủ yếu do các dãy núi chạy theo hướng vòng cung.
Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d) sau đây.
Con người cần khai thác những thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa vào các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển nền nông nghiệp toàn diện, sản xuất nông nghiệp hàng hoá để đáp ứng như cầu trong nước và tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu.
a) Thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là nền nhiệt, ẩm dồi dào, đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú.
b) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp được tiến hành quanh năm theo hình thức thâm canh, tăng vụ.
c) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa giúp cho sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, ổn định, ít rủi ro.
d) Nước ta có thể sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.
Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d) sau đây.
Sự phân hoá của thiên nhiên theo chiều Đông – Tây đươc thể hiện khá rõ ở vùng đồi núi nước ta. Vùng núi Đông Bắc là nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước, về mùa đông nhiệt độ hạ xuống rất thấp, thời tiết hanh khô, thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông tương đối ấm và khô hanh, ở các vùng núi thấp cảnh quan mang tính chất nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên ở các vùng núi cao cảnh quan thiên nhiên lại giống vùng ôn đới.
a) Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước do vị trí địa lí kết hợp với hướng núi.
b) Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ấm hơn, khô hanh do vị trí và ảnh hưởng của các dãy núi hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản gió mùa Đông Bắc.
c) Vùng núi cao Tây Bắc nhiệt độ hạ thấp do gió mùa Đông Bắc kết hợp độ cao địa hình.
d) Tại các vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp do địa hình cao hút gió từ các hướng tới.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d) sau đây.
Đất là tài nguyên quốc gia vô cùng quan trọng, là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc sử đụng đất hiện nay chưa hợp lí làm cho tài nguyên đất đang bị suy giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm tài nguyên đất, trong đó có cả nhân tố tự nhiên và nhân tố con người.
a) Hoang mạc hoá, mặn hoá, phèn hoá, suy giảm độ phì, ô nhiễm đất,… là biểu hiện của suy giảm tài nguyên đất.
b) Tình trạng nước biển dâng, cát bay, sử dụng phân bón, chất thải công nghiệp,… là các nguyên nhân tự nhiên làm cho đất bị suy thoái.
c) Các chất thải công nghiệp, giao thông, sinh hoạt và sử dụng phân hoá học,… gây ô nhiễm đất, giảm độ phì trong đất.
d) Sự suy giảm tà nguyên rừng, biến đổi khí hậu, … dẫn tới tình trạng xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn,…
................
3. Đề cương ôn tập cuối kì 1 Địa lí 12 Cánh diều
TRƯỜNG THPT…….. BỘ MÔN: ĐỊA LÍ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 12 |
Bài 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
1. Vị trí địa lí: Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
* Các điểm cực:
- Điểm cực Bắc: Lũng Cú (Hà Giang).
- Điểm cực Nam: Đất Mũi (Cà Mau).
- Điểm cực Đông: Mũi Đôi (Khánh Hòa).
- Điểm cực Tây: Mường Nhé (Điện Biên).
* Tiếp giáp:
- Phía Bắc: giáp Trung Quốc.
- Phía Tây: giáp Lào và Cam-pu-chia.
- Phía Đông, Nam: giáp biển Đông.
* Đặc điểm phạm vi lãnh thổ:
- Nằm trong khu vực múi giờ số 7.
- Lãnh thổ kéo dài khoảng 150 vĩ tuyến.
- Nằm ở nơi có các tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng.
- Nằm ở nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
- Nằm ở nơi có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.
- Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
- Nằm gần các vành đai sinh khoáng; giữa luồng di lưu của sinh vật.
- Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai.
2. Phạm vi lãnh thổ
* Vùng đất:Bao gồm đất liền và các hải đảo.
- Diện tích: > 331 nghìn km2.
- Đường bờ biển: dài 3260 km (từ Quảng Ninh đến Kiên Giang).
- Đường biên giới dài gần 5000 km.
* Vùng biển: khoảng 1 triệu km2, bao gồm:
- Vùng nội thủy (vùng nước nằm phía trong đường cơ sở, coi như đất liền).
- Lãnh hải (vùng biển rộng 12 hải lí nằm bên ngoài đường cơ sở).
- Vùng tiếp giáp lãnh hải (rộng 12 hải lí).
- Vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lí).
- Thềm lục địa.
* Vùng trời: khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ ĐẾN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG
1. Ảnh hưởng đến tự nhiên:
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam.
- Lãnh thổ hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ, tiếp giáp với vùng biển rộng lớn → sự phân hóa tự nhiên.
- Nằm gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài sinh vật → tài nguyên khoáng sản và sinh vật đa dạng.
- Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai → nước ta chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, hạn hán....
...........
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Câu 1. Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm
A. vùng đất, vùng biển và vùng trời.
B. vùng biển, vùng trời và quần đảo.
C. đất liền, vùng biển và các hải đảo.
D. phần đất liền, hải đảo và vùng trời.
Câu 2. Vùng đất của nước ta
A. lớn hơn vùng biển nhiều lần
B. thu hẹp theo chiều bắc - nam.
C. chỉ giáp biển về phía đông.
D. gồm phần đất liền và hải đảo.
Câu 3: Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các
A. hải đảo.
B. đảo ven bờ.
C. đảo xa bờ.
D. quần đảo.
Câu 4. Trên đất liền, Việt Nam không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc
B. Lào
C. Cam-pu-chia
D. Thái Lan.
Câu 5. Gió mùa Tây Nam ở nước ta thường hoạt động trong khoảng thời gian nào sau đây?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10.
B. Từ tháng 10 đến tháng 5.
C. Từ tháng 11 đến tháng 4.
D. Từ tháng 4 đến tháng 11.
Câu 6. Quá trình xâm thực ở miền núi diễn ra mạnh chủ yếu do những nhân tố nào sau đây?
A. Nhiệt độ và độ ẩm cao .
B. Lớp phủ thực vật bị phá hủy.
C. Thảm thực vật dày.
D. Mưa và dòng chảy.
Câu 7. Chế độ dòng chảy sông ngòi ở nước ta có đặc điểm gì nổi bật?
A. Rất ít thay đổi theo mùa.
B. Phân mùa rõ rệt, mùa lũ kéo dài 4-5 tháng và trùng với mùa mưa .
C. Phân mùa rõ rệt, mùa lũ kéo dài 4-5 tháng và trùng với mùa khô.
D. Không có mùa lũ, dòng chảy đều quanh năm.
Câu 8. Loại đất đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. Đất fe-ra-lit.
B. Đất phù sa ngọt.
C. Đất phèn.
D. Đất mặn.
Câu 9. Cảnh quan đặc trưng của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. Đới rừng cận nhiệt đới gió mùa.
B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
C. Đới rừng cận xích đạo gió mùa
C. Đới rừng xích đạo gió mùa.
Câu 10. Từ tây sang đông, thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 vùng rõ rệt, lần lượt là
A. vùng biển, đảo và thềm lục địa – vùng đồng bằng ven biển – vùng đồi núi.
B. vùng đồi núi – vùng đồng bằng ven biển – vùng biển, đảo và thềm lục địa.
C. vùng đồng bằng ven biển – vùng biển, đảo và thềm lục địa – vùng đồi núi.
D. vùng đồi núi – vùng biển, đảo và thêm lục địa – vùng đồng bằng.
Câu 11. Phạm vi của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc là
A. từ 900 – 1000m đến 2600m.
B. từ 600 – 700m đến 1600 – 1700m.
C. từ 600 – 700m đến 2600m.
D. từ 900 – 1000m đến 2600m.
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. Gồm các dãy núi cao, cao nguyên đá vôi, thung lũng rộng và đồng bằng.
B. Địa hình đa dạng nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng ven biển.
C. Gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan, sơn nguyên bóc mòn và đồng bằng châu thổ.
D. Chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Câu 13. Nguyên nhân chính làm cho tổng diện tích rừng nước ta có xu hướng tăng lên là
A. trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng tự nhiên.
B. hạn chế tính trạng du canh, du cư của đồng bào dân tộc.
C. chiến tranh kết thúc.
D. cháy rừng ít xảy ra.
.......
.............
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 12