Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 199 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 sách KNTT, CTST, Cánh diều (10 môn)

TOP 199 Đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2024 - 2025 có đáp án, bản đặc tả và ma trận theo chương trình mới. Thông qua tài liệu này giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi học kì 1 cho học sinh của mình.

Với 199 đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 gồm 3 sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 199 đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2024 - 2025

1. Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 (Sách mới)

2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 (Sách mới)

3. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 (Sách mới)

4. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 (Sách mới)

5. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 (Sách mới)

6. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 (Sách mới)

7. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí lớp 7 (Sách mới)

8. Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 7 (Sách mới)

9. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 (Sách mới)

10. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7

Minh họa đề thi học kì 1 Ngữ văn 7

Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1

I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Chị Võ Thị Sáu

Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đoá hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
Ngay trong phút hy sinh
[…]
Đó là câu chuyện thực
Về người nữ anh hùng.

(Chị Võ Thị Sáu, Phan Thị Thanh Nhàn)

Câu 1 : Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào ? (0,5đ)

Câu 2 : Chỉ ra cách gieo vần trong bài thơ? (0,5đ)

Câu 3 : Trong bài thơ, khi chị Võ Thị Sáu bị giặc đem ra bãi bắn, chị đã có thái độ như thế nào? (0,5đ)

Câu 4 : Nêu nội dung của đoạn thơ trên. (1đ)

Câu 5: Qua hình ảnh của chị Võ Thị Sáu, em hãy kể thêm tên một số vị anh hùng trẻ tuổi nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta. (1đ)

Câu 6: Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong đoạn thơ trên . (0,5đ)

Câu 7: Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi đọc bài thơ. (1đ)

Câu 8: Từ nội dung của đoạn thơ, là một học sinh đang sống trong hòa bình, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước? (Kể ít nhất 2 việc làm cụ thể) (1đ)

Phần 2: Làm văn (4 điểm)

Con người Việt Nam luôn tự hào về những trang lịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Em hãy kể lại một sự việc có thật mà em đã trải nghiệm có liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử .

Đáp án đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC - HIỂU

6.0

1

Thể thơ: Năm chữ

0.5

2

Gieo vần chân : măng-bắn, cười-tươi

0.5

3

Vẫn ung dung mỉm cười. Đầu ngẩng cao bất khuất.

0.5

4

Nội dung: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất khuất của nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu.

1.0

5

Tên một số vị anh hùng trẻ tuổi: Kim Đồng, Lê Văn Tám, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng,…

1.0

6

Dấu chấm lửng biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

0.5

7

Nể phục, trân trọng và biết ơn chị Võ Thị Sáu cũng như các vị anh hùng dân tộc khác đã hy sinh thân mình cho nền độc lập của dân tộc…

1.0

8

- Cố gắng học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương.

- Giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc…

1.0

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Mở bài giới thiệu được sự việc, thân bài kể diễn biến sự việc, kết bài nêu tình cảm của bản thân.

0.25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: HS chọn được sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

0.25

c. HS kể sự việc theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các kĩ năng làm bài tự sự; sau đây là một số gợi ý:

2.5

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến một nhân vật/sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh, người viết thu thập tư liệu liên quan.

- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.

- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.

0.5

Ma trận đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7

Đề thi cuối kì 1 KHTN 7

A. TRẮC NGIỆM: 5,0 điểm

Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Kĩ năng trong việc tiến hành thí nghiệm là

A.quan sát, đo.
B. quan sát, phân loại , liên hệ.
C. quan sát, đo, dự đoán, phân loại, liên hệ.
D. đo, dự đoán, phân loại , liên hệ.

Câu 2: Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?

A. Các hạt mang điện tích âm (electron).
B. Các hạt neutron và hạt proton.
C. Các hạt neutron không mang điện.
D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.

Câu 3: Tốc độ của vật là

A. Quãng đường vật đi được trong 1s.
B. Thời gian vật đi hết quãng đường 1m.
C. Quãng đường vật đi được.
D. Thời gian vật đi hết quãng đường.

Câu 4: Đại lượng nào sau đây cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động?

A. Quãng đường.
B. Thời gian chuyển động.
C. Vận tốc.
D. Cả 3 đại lượng trên.

Câu 5: Đơn vị của tốc độ là

A. m/s.
B. m/h.
C. km/s.
D. dm/h.

Câu 6: Đơn vị dùng để đo độ cao của âm là

A. dB.
B. Hz.
C. Niu tơn.
D. kg.

Câu 7. Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào là đơn vị tần số dao động?

A. m/s.
B. Hz.
C. mm.
D. kg.

Câu 8: Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành

A. điện năng.
B. nhiệt năng.
C. hoá năng.
D. cơ năng.

Câu 9: Ký hiệu hóa học của nguyên tố Sodium là

A.Na
B.NA
C.na
D.S.

Câu 10: Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường gì?

A. Đường thẳng.
B. Đường cong.
C. Đường tròn.
D. Đường gấp khúc.

Câu 11: Để tạo ra âm thanh tiếng đàn guiar ta cần:

A. Gãy 1 dây trên đàn guiar.
B. Dùng tay vỗ vào hộp đàn.
C. Dùng tay vỗ vào toàn bộ dây đàn
D. Dùng tay gõ vào cần đàn.

Câu 12. Sự lan truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí:

A. Khi sóng âm phát ra từ một cái trống, mặt trống dao động.
B. Dao động của mặt trống làm lớp không khí tiếp xúc với nó dao động: nén, dãn.
C. Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động: dãn, nén.
D. Cứ thế, trong không khí xuất hiện các lớp không khí liên tục nén, dãn xen kẽ nhau.

Câu 13 Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán?

A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.
B. Ánh sáng chiếu tới mặt nước.
C. Ánh sáng chiếu tới bề mặt kim loại sáng bóng.
D. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.

Câu 14: Hiện tượng phản xạ khuếch tán khác hiện tượng phản xạ gương như thế nào?

A. Hiện tượng phản xạ khuếch tán quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì không.
B. Hiện tượng phản xạ khuếch tán không quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì có.
C. Khi chiếu chùm tia sáng song song đến bề mặt nhẵn thì bị phản xạ theo một hướng đối với hiện tượng phản xạ khuếch tán và theo mọi hướng đối với hiện tượng phản xạ gương.
D. Cả A và C đều đúng.

Câu 15: Copper (II) sulfate có thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố Cu, S, O lần lượt là 40%, 20%, 40%. Khối lượng phân tử là 160amu. Công thức hóa học của copper (II) sulfate là:

A. CuSO4
B. CuO
C. CuS
D. Cu2(SO4)2

Câu 16: Một chiếc xe đi được quãng đường 600m trong 30s. Tốc độ của xe là:

A. 20 m/s
B. 2 m/s
C. 30 m/s
D. 3 m/s

Câu 17. Hãy làm thí nghiệm đơn giản về sóng âm: Rót nước vào phích và lắng nghe âm phát ra, giải thích hiện tượng

A. Khi rót nước, nước rơi va chạm vào nước trong phích tạo ra sóng âm
B. Khi rót nước, nước rơi va chạm vào nước trong phích tạo ra dao động, dao động truyền qua khối không khí trong phích tạo thành sóng âm
C. Khi rót nước, nước rơi va chạm vào nước trong phích truyền qua khối không khí trong phích tạo thành sóng âm
D. Khi rót nước, nước rơi truyền qua khối không khí trong phích tạo thành sóng âm

Câu 18. Những biện pháp nào sau đây để chống ô nhiễm tiếng ồn?

A. Giảm độ to của tiếng ồn phát ra
B. Ngăn chặn đường truyền âm
C. Làm cho âm truyền theo hướng khác
D. Cả ba biện pháp trên.

Câu 19: Trong hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?

Câu 20. Phải đặt vật AB như thế nào để ảnh A’B’ cùng phương, cùng chiều với vật?

A. Đặt vật trước gương và song song với mặt gương.
B. Đặt vật sau gương và song song với mặt phẳng gương.
C. Đặt vật trước gương và vuông góc với mặt phẳng gương.
D. Đặt vật sau gương và vuông góc với mặt phẳng gương.

B. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày khái niệm về nguyên tố hóa học? Nêu cách biểu diễn nguyên tố hóa học.

Câu 2: (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của tốc độ? Nêu một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

Câu 3: (0,5 điểm) Liệt kê 5 phân tử mà em biết.

Câu 4: (1,0 điểm)

a. Giải thích âm từ một dây đàn ghi – ta được gảy truyền đến tai ta như thế nào?

b. Với dụng cụ thí nghiệm gồm: một ít hạt gạo một cái bát sứ một thìa inox một cái chảo bằng kim loại; một màng nylon bọc thức ăn; vài dây cao su. Hãy thiết kế phương án thí nghiệm chứng tỏ rằng khi dùng thìa inox gõ vào đáy chảo phát ra âm thanh dưới dạng sóng âm có thể truyền qua không khí tới màng nylon căng trên miệng bát sứ.

Câu 5: (0,5 điểm) Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1.

Câu 6: (1,0 điểm) Trên hình 13.1 vẽ một tia sáng SI chiếu tới một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 450 .

a. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ

b.Tính độ lớn của góc phản xạ.

Đáp án đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐÁP ÁN

C

B

A

C

A

B

B

A

A

A

CÂU

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐÁP ÁN

A

B

D

B

A

A

C

D

B

A

PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Điểm

1

- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số P trong hạt nhân.

0,5đ

- NTHH được biểu diễn bằng KHHH (gồm một hoặc hai chữ cái, trong đó chữ đầu được viết ở dạng chữ in hoa và chữ cái sau viết thường

0,5đ

2

- Ý nghĩa của tốc độ: Xác dịnh sự nhanh, chậm của chuyển động

0,5đ

- Một số đơn vị đo tốc độ: m/s; km/h

0,5đ

3

5 phân tử đơn chất: Phân tử nitrogen, phân tử oxygen, phân tử nước, phân tử methane, phân tử carbon dioxide

0,5đ

4

a. Âm từ một dây đàn ghi – ta được gảy truyền đến tai ta bằng cách: Khi dây đàn dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động theo.

Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp nó dao động. Cứ thế, các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động khiến ta cảm nhận được âm phát ra từ nguồn âm.

0,5đ

b. Bịt màng nylon căng trên miệng bát sứ, rắc vài hạt gạo lên trên. Dùng thìa inox gõ mạnh vào đáy chảo cho phát ra âm thanh ở gần miệng bát. Quan sát những hạt gạo trên màng nylon có bị nảy lên không.

Nếu những hạt gạo bị nảy lên, điều đó chứng tỏ đáy chảo phát ra âm thanh dưới dạng sóng âm có thể truyền qua không khí tới màng nylon căng trên miệng bát sứ

0,5đ

5

- Xác định quãng đường chuyển động của người đi xe đạp từ A đến B: s = 30 m. Xác định thời gian chuyển động của người đi xe đạp từ A đến B:

t = t B – t A = 10 – 0 = 10 s.

- Xác định quãng đường người đi xe đạp đi được trong 1s:

s : t = 30 : 10 = 3 m.

6

a.

0,5đ

b. Theo định luật phản xạ ánh sáng:

Góc tới = góc phản xạ

Mà i = 900 – 450 = 450

Vậy góc phản xạ r = 450.

0,5đ

Ma trận đề thi học kì 1 KHTN 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câuTN/ Ý TL

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Mở đầu: Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN (5 tiết)

1

1

0,25

Chủ đề 1: Nguyên tử-nguyên tố hóa học-Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ( 15 tiết)

2 ý

1

1

2 ý

2

1,5

Chủ đề 2: Phân tử ( 13 tiết)

1 ý

1

1 ý

1

0,75đ

Chủ đề 3: Tốc độ (11t)

2 ý

3

1

1 ý

1

3 ý

5

2,75

Chủ đề 4: Âm thanh (10t)

2

2 ý

2

2

2 ý

6

2,5

Chủ dề 5: Ánh sáng (9t)

1

2

2

2 ý

2 ý

5

2,25

Số ý TL /Số câu TN

4 ý

8

3 ý

6

1 ý

6

2 ý

0

10

20

Điểm số/ ý

2,0

2,0

1,5

1,5

0,5

1,5

1,0

0

5

5

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

b. Bản đặc tả ma trận đề kiểm tra

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý tự luận/ số câu hỏi TN

câu hỏi

tl

tn

tl

tn

Mở đầu (5 tiết)

Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN

Nhận biết

- Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

1

C1

Thông hiểu

- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).

Vận dụng

- Làm được báo cáo, thuyết trình.

Nguyên tử-nguyên tố hóa học-Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ( 15 tiết)

1. Nguyên tử-nguyên tố hóa học-Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Nhận biết

– Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử)

1

C2

– Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

– Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

2 ý

C1

Thông hiểu

- Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

1

C9

2.Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Nhận biết

– Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

– Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.

Thông hiểu

- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

Phân tử - liên kết hóa học ( 13 tiết)

1.Phân tử; đơn chất; hợp chất

Nhận biết

- Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.

Thông hiểu

- Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

1 ý

C3

– Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

2.Giới thiệu về liên kết hoá học (ion, cộng hoá trị)

Thông hiểu

– Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2,….).

– Nêu được được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như NaCl, MgO,…).

– Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hoá trị.

3. Hoá trị; công thức hoá học

Nhận biết

- Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị). Cách viết công thức hoá học.

– Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tố với công thức hoá học.

Thông hiểu

Viết được công thức hoá học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng.

– Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất.

Vận dụng

- Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử.

1

C15

Tốc độ ( 11 tiết)

1. Tốc độ chuyển động

Nhận biết

- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ.

1 ý

2

C2

C3, C4

- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

1 ý

1

C2

C5

Thông hiểu

- Tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó

Vận dụng

Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

1

C16

Vận dụng cao

Xác định được tốc độ trung bình qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

2. Đo tốc độ

Thông hiểu

- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.

Vận dụng

Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

1 ý

C5

3. Đồ thị quãng đường – thời gian

Thông hiểu

- Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.

1

C10

Vận dụng

- Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).

Âm thanh ( 10 tiết)

1. Sóng âm

Nhận biết

- Nêu được đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz)

2

C6, 7

Thông hiểu

- Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...).

1 ý

1

C4

C11

- Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

1 ý

1

C4

C12

Vận dụng

- Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.

1

C17

- Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.

2. Độ to và độ cao của âm

Nhận biết

- Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.

Vận dụng

- Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.

3. Phản xạ âm

Nhận biết

- Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

Thông hiểu

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm.

Vận dụng

- Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

1

C18

Ánh sáng ( 11 tiết)

1. Năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối.

Nhận biết

- Nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng

1

C8

Thông hiểu

- Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng.

- Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.

Vận dụng

- Thực hiện được thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng.

- Thực hiện được thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.

- Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.

2. Sự phản xạ ánh sáng

Nhận biết

- Nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh.

- Phát biểu được nội dung định luật phản xạ ánh sáng

Thông hiểu

- Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán

2

C13, 14

Vận dụng

- Vẽ được hình biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng.

1

C19

- Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật phản xạ ánh sáng.

3. Ảnh của vật qua gương phẳng

Nhận biết

- Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng.

Vận dụng

- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

1

C20

Vận dụng cao

– Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.

2 ý

C6

...........

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 lớp 7

...................

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2024 - 2025

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm