Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 8 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (9 môn) 18 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 8 (Có ma trận, đáp án)

TOP 18 Đề thi giữa kì 1 lớp 8 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 có đáp án, bản đặc tả và ma trận đề thi giữa kì 1 theo chương trình mới. Thông qua tài liệu này giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình.

Với 18 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 8 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 18 đề thi giữa kì 1 lớp 8 năm 2023 - 2024 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 8 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024

Đề thi giữa kì 1 Toán 8

Đề thi giữa kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Phép chia đa thức 3x5 + 5x4 – 1 cho đa thức x2 + x + 1 được đa thức thương là:

A. 3x3 – 2x2 – 5x + 3

B. 3x3 + 2x2 – 5x + 3

C. 3x3 – 2x2 – x + 3

D. 2x – 4

Câu 2. Kết quả của phép tính (3x + 2y)(3y + 2x) bằng:

A. 9xy + 4xy.

B. 9xy + 6x2.

C. 6y2 + 4xy.

D. 6x2 + 13xy + 6y2.

Câu 3. Kết quả phân tích đa thức 2x - 1 - x2 thành nhân tử là:

A. (x - 1)2
B. - (x - 1)2
C. - (x + 1)2
D. (- x - 1)2

Câu 4. Tứ giác ABCD có 50o ; 120o ; 120o. Số đo góc D bằng;

A. 500
B. 600
C. 700
D. 900

Câu 5. Giá trị của biểu thức tại x = - 1 và y = - 3 bằng

A. 16
B. – 4
C. 8
D. Một kết quả khác

Câu 6. Biểu thức 1012 – 1 có giá trị bằng

A. 100
B. 1002
C. 102000
D. Một kết quả khác

Câu 7. Hình thang cân là hình thang có:

A. Hai đáy bằng nhau
B. Hai cạnh bên bằng nhau
C. Hai góc kề cạnh bên bằng nhau
D. Hai cạnh bên song song

Câu 8. Cho hình bình hành ABCD có Â = 500 . Khi đó:

A. 50o
B. 50o
C. 120o
D. 120o

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm).

1) Thực hiện phép tính

a) 7x2. (2x3 + 3x5)

b) (x3 – x2 + x - 1) : (x– 1)

2) Tìm x biết: x2 – 8x + 7= 0

Câu 2. (1,5 điểm). Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) 3x2 + 6xy

b) x2 – 2xy + 3x – 6y = 0

c) x2 + 2x – y2 + 1

Câu 3. (3,0 điểm). Cho tam giác ABC. Gọi P và Q lần l­ượt là trung điểm của AB và AC.

a) Tứ giác BPQC là hình gì? Tại sao?

b) Gọi E là điểm đối xứng của P qua Q. Tứ giác AECP là hình gì? Vì sao?

Đáp án đề thi giữa kì 1 Toán 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

B

C

A

C

B

A

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

1) a) 7x2.(2x3 + 3x5) = 14x5 + 21x7

0,5

b) (x3 – x2 + x - 1) : (x– 1)

= x2 (x-1)+(x-1)

=(x-1)(x2 +1)= x2 +1

0,25

0,25

2) x2 - 8x + 7 = 0

(x2 - 7x) - (x - 7) = 0

x.(x-7) - (x - 7) = 0

(x-7)(x-1) = 0

0,25

0,25

Câu 2

(1,5 điểm)

a) 3x2 + 6xy = 3x(x + 2y)

0,5

b) x2 – 2xy + 3x – 6y

= (x2 – 2xy)+ (3x – 6y)

= x(x – 2y) + 3(x – 2y)

= (x – 2y)(x + 3)

0,25

0,25

c) x2 + 2x – y2 + 1

= (x2 + 2x + 1) – y2

= (x + 1)2 – y2

= (x + 1 – y)(x + 1 + y)

0,25

0,25

Câu 3.

(3,0 điểm)

Vẽ hình + Ghi GT,KL

0,5

a) Tứ giác BPQC là hình gì? Tại sao?

Xét tứ giác BPQC có:

P là trung điểm của AB (gt)

Q là trung điểm của AC (gt)

Nên PQ là đường trung bình của ΔABC

⇒ PQ//BC (tính chất đường trung bình của tam giác) và

⇒ Tứ giác BPQC là hình thang

0,5

0,5

b) Gọi E là điểm đối xứng của P qua Q. Tứ giác AECP là hình gì? Vì sao?

Xét tứ giác AECP có:

Q là trung điểm của PE (tính chất đối xứng)

Q là trung điểm của AC (gt)

⇒ Tứ giác AECP là hình bình hành (vì tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường)

0,5

0,5

Ma trận đề thi giữa kì 1 Toán 8

CHỦ ĐỀMỨC ĐỘTổng số câuĐiểm số
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao

TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL
1. ĐA THỨC122

2. HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ VÀ ỨNG DỤNG3311

3. PHÉP NHÂN ĐA THỨC VÀ PHÉP CHIA ĐA THỨC CHO ĐƠN THỨC

3. TỨ GIÁC112

Tổng số câu TN/TL

Điểm số3,02,53,00,5

Tổng số điểm1,0 điểm10%5,5 điểm55%3,0 điểm30 %0,5 điểm5 %10 điểm100 %10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

CHƯƠNG I. ĐA THỨC

1. Đơn thức và đa thức

Nhận biết

- Nhận biết đơn thức, phần biến và bậc của đơn thức; đơn thức đồng dạng.

- Nhận biết các khái niệm: đa thức, hạng tử của đa thức, đa thức thu gọn và bậc của đa thức.

1

C1

Thông hiểu

- Thu gọn đơn thức và thực hiện cộng trừ hai đơn thức đồng dạng.

- Thu gọn đa thức

Vận dụng

- Tính giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.

2. Phép cộng và phép trừ đa thức

Thông hiểu

- Thực hiện được các phép toán cộng, trừ, nhân, chia đơn thức, đa thức.

1

C2

Vận dụng

- Vận dụng phép tính cộng, trừ đa thức ứng dụng giải bài toán thực tế

3. Phép nhân đa thức và phép chia đa thức cho đơn thức

Thông hiểu

- Thực hiện được các phép toán nhân đơn thức với đa thức và nhân đa thức với đa thức

2

1

C1.1a,b

C2

Vận dụng

Vận dụng phép nhân đơn thức với đa thức, nhân hai đa thức để rút gọn biểu thức

- Vận dụng phép chia đa thức cho đơn thức hoàn thành bài toán thoả mãn yêu cầu đề.

CHƯƠNG II. HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ VÀ ỨNG DỤNG

1. Hằng đẳng thức đáng nhớ

Nhận biết

- Biết khai triển các hằng đẳng thức đáng nhớ đơn giản.

Thông hiểu

- Hoàn chỉnh hằng đẳng thức.

Áp dụng hằng đẳng thức để tính giá trị biểu thức.

2

C5, C6

Vận dụng

- Vận dụng hằng đẳng thức đáng nhớ để rút gọn biểu thức.

Vận dụng cao

- Vận dụng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức để hoàn thành các bài tập nâng cao

1

C4

2. Phân tích đa thức thành nhân tử

Nhận biết

- Nhận biết phân tích đa thức thành nhân tử.

Thông hiểu

- Áp dụng 3 cách phân tích đa thức thành nhân tử (Đặt nhân tử chung, Nhóm các hạng tử, Sử dụng hằng đẳng thức)

3

1

C2.a,b,c

C3

Vận dụng

- Vận dụng, kết hợp các linh hoạt các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử hoàn thành các bài tập.

1

C1.2

CHƯƠNG III. TỨ GIÁC

1. Tứ giác (tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành);

Nhận biết

Biết khái niệm, tính chất, dấu hiệu nhận biết của các tứ giác.

1

C7

Thông hiểu

Hiểu tính chất tứ giác (hình thang, hình thang cân, hình bình hành). Áp dụng được dấu hiệu nhận biết các tứ giác nói trên.Vẽ hình chính xác theo yêu cầu.

1

C4, C8

Vận dụng

Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của các tứ giác để giải toán.

2

C3a,b

Vận dụng cao

Vận dụng linh hoạt các tính chất hình học vào giải toán.

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 8

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Bà Huyện Thanh Quan)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn
D. Lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A.Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách

Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A.Vui mừng, phấn khởi
B. Xót xa, sầu tủi
C. Buồn, ngậm ngùi
D. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận kết hợp biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp tự sự
C. Miêu tả kết hợp tự sự
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
D.Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng tự trọng
B. Yêu nhà, yêu quê hương
C. Sự hoài cổ
D. Cả ba ý trên

Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau:

Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan .

Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8

PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU6,0
1B0,5
2B0,5
3C0,5
4D0,5
5A0,5
6A0,5
7C0,5
8B0,5

9

- Mức tối đa:HS chỉ rõ và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ : Động từ "gác mái" biểu đạt một tâm thế nhàn của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi: Đảo vị ngữ “ Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “ Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhấn mạnh cử động của mục tử ( người chăn trâu ) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi . Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề “ chiều hôm nhớ nhà”=> ​tạo nên không khí tĩnh lặng, cảnh chiều thêm tĩnh mịch và ẩn chứa một nỗi niềm man mác, bâng khuâng của lòng người

- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp.

- Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn.

1,0

0.5

0.5

<1,0

0

10

- Mức tối đa:

HS đọc kĩ bài thơ và nêu được vai trò của quê hương đối với mỗi người .Ví dụ:

- Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa.

- Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành . Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được.

- Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình ...

- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp.

- Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn.

1,0

<1,0

0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo về hình thức : một bài văn phân tích một tác phẩm thơ ,bố cục 3 phần : MB , TB , KB

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề :

Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

0,25

C. . Hs có trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

3.0

Mở bài:Giới thiệu khái quát về Bà Huyện Thanh Quan (những nét chính về con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,…).

Giới thiệu khái quát về bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (hoàn cảnh sáng tác hoặc tóm tắt nội dung)

Ví dụ: thông qua tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan đã khẳng định tài hoa thơ phú của mình. Bài thơ chứa một niềm tâm sự hoài cổ, nuối tiếc thời xưa được thể hiện qua nghệ thuật miêu tả cảnh để bộc lộ tình của tác giả.

Thân bài

· Nội dung:

· Ở bài thơ, ta bắt gặp một quang cảnh buồn, hoang vắng, cô tịch. Đó là cảnh buổi hoàng hôn tím sẫm, cái khoảng không gian và thời gian buồn, gợi nhớ nhất trong một ngày.

· Xuất hiện hình ảnh con người nhưng chỉ thoáng bóng thôi, và quang cảnh chỉ có thế. Đó là những người dân lao động nghèo, vất vả làm ăn, sinh hoạt của họ thật tẻ nhạt, thiếu sinh động.

· Bà luôn hoài cổ để chối bỏ thực tại và bày tỏ sự chán ghét thực tại. Đó là nỗi nhớ nước, nhớ nhà bà luôn giấu kín trong lòng.

· Trước cảnh, bà bộc lộ được niềm tâm sự của mình, một tâm sự hoài cổ, đầy nuối tiếc, muốn níu giữ những kỉ niệm xa xưa.

· Nghệ thuật

· Bài thơ đã đạt đến sự chuẩn mực trong việc sử dụng thể thơ Đường luật.

· Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng tài năng và đem đến hiệu quả nghệ thuật to lớn.

· Nghệ thuật đảo ngữ, chơi chữ cùng việc sử dụng các từ láy.

Kết bài: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà và cảm nghĩ của em về bài thơ.

0.5

1.5

0.5

0.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát , dùng phương tiện liên kết câu ...

0,25

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 8

TT

Kĩ năng

Nội dung/

đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ (Ngoài SGK)

4

0

4

1

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết được một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ (Ngoài SGK)

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35 %

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

Thời gian làm bài: 90 phút

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ (Văn bản ngoài SGK)

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

-Thông điệp từ văn bản....

4 TN

4TN 1TL

1TL

0

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về tác phẩm thơ hoặc truyện được rút ra từ văn bản (Ngoài SGK)

Viết văn bản nghị luận

phân tích,đánh giá một tác phẩm thơ/truyện

*Nhận biết:

– Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện

– Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu:

– Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện.

– Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm.

- Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

*Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện.

– Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

*Vận dụng cao:

– So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

1*

1*

1*

1TL*

Tổng

4 TN

1TL

4TN 1TL

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

25

35

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 8

Đề thi môn Lịch sử - Địa lý lớp 8 giữa kì 1

A. Phân môn Lịch sử 

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng nhất. (Mỗi câu 0,25 điểm)

Câu 1. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Anh là?

A. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh
B. Sự thay đổi về kinh tế
C. Chính sách tăng thuế
D. Mâu thuẫn giữa Vua với Quốc hội.

Câu 2: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

A. Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc.
B. Chế độ thuế vô lí của thực dân Anh.
C. Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.
D. Đầu thế kỷ XVIII, người Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ

Câu 3: Kết quả của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là?

A. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chủng quốc Mỹ
B. Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền
C. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập Hợp chủng quốc Mỹ
D. Thành lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Câu 4. Đâu không phải là Kết quả của Cách mạng tư sản Pháp?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
B. Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
C. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa
D. Xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản

Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là thuộc địa của

A. Anh.
B. Pháp.
C. Tây Ban Nha.
D. Hà Lan.

Câu 6. Các nước thực dân phương Tây đã thực hiện chính sách gì về chính trị ở một số nước Đông Nam Á?

A. Chính sách “chia để trị”
B. Chính sách độc quyền
C. Chính sách “ngu dân”
D. Chính sách “đồng hóa”

Câu 7: Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn ở khu vực nào?

A. Từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau
B. Từ Đà Nẵng đến Cà Mau
C. Từ Cao Bằng đến phía bắc dải Hoành Sơn
D. Từ Thanh Hóa đến mũi Cà Mau

Câu 8: Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay vào năm?

A. 1775
B. 1757
C. 1653
D. 1698

PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm). Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam - Bắc triều?

Câu 2. (1,0 điểm).

Hãy hoàn thành bảng tổng hợp về đặc điểm của cách mạng tư sản của Anh và cách mạng tư sản Pháp.

Đặc điểmCách mạng tư sản AnhCách mạng tư sản Pháp

Lực lượng lãnh đạo






Hình thức



Thể chế chính trị trước cách mạng
Thể chế chính trị sau cách mạng.




Câu 3. (0,5 điểm).

Cuộc cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đối với sản xuất?

B. Phân môn Địa lí

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu 1: Vùng đồi núi nước ta gồm mấy khu vực chính?

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 2: Khoáng sản nước ta rất phong phú và đa dạng, hiện nay đã thăm dò được khoảng

A. 3000 điểm quặng và tụ khoáng
B. 4000 điểm quặng và tụ khoáng.
C. 5000 điểm quặng và tụ khoáng.
D. 5500 điểm quặng và tụ khoáng.

Câu 3: Địa hình núi cao nước ta tập trung chủ yếu ở

A. vùng núi Tây Bắc.
B. vùng núi Đông Bắc.
C. vùng núi Trường Sơn Bắc.
D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.

Câu 4: Các dãy núi hình cánh cung và vùng đồi phát triển rộng là đặc điểm địa hình chủ yếu ở

A. vùng núi Tây Bắc.
B. vùng núi Đông Bắc.
C. vùng núi Trường Sơn Bắc.
D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.

Câu 5: Đảo lớn nhất nước ta là

A. Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu).
B. Cái Bầu (Quảng Ninh)
C. Phú Quốc (Kiên Giang).
D. Phú Quý (Bình Thuận).

Câu 6: Trên bản đồ thế giới, Việt Nam nằm ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Nam Á
B. Tây Nam Á
C. Đông Á
D. Bắc Á.

Câu 7: Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở địa danh

A. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Lai Châu.
B. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Cao Bằng.
C. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Lạng Sơn.
D. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Câu 8: Phần lớn lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ

A.7
B.8
C.9
D. 10

II. Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

a.Dựa vào At lát địa lí Việt Nam (trang Địa hình) và kiến thức đã học, hãy cho biết vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?

b.Dựa vào Atlat trang địa hình hãy kể tên các dãy núi, đỉnh núi cao trên 2000m ở nước ta?

Câu 2 (1 điểm)

a.Kể tên các dạng địa hình ở tỉnh Hải Dương? Nêu nơi phân bố của các dạng địa hình đó?

b. Nêu những thuận lợi về sự phát triển kinh tế- xã hội với dạng địa hình ở nơi em sinh sống?

---------------------Hết --------------------

Đáp án đề thi môn Lịch sử - Địa lý lớp 8 giữa kì 1

A. Phân môn Lịch sử

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

A

C

B

A

A

B

PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu

Hướng dẫn chấm

Điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

- Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều:

+ Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, nhưng một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê lại ra sức chống đối, nhằm khôi phục lại vương triều Lê.

+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc" đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía bắc).

Ngay từ đầu, Nam triều đã mâu thuẫn với Bắc triều. Từ năm 1533, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, kéo dài 60 năm, đến năm 1592 mới chấm dứt.

0,5

0,5

0,5

Câu 2 (1 điểm)

Đặc điểm

Cách mạng tư sản Anh

Cách mạng tư sản Pháp

Lực lượng lãnh đạo

Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới

Giai cấp tư sản

Hình thức

Nội chiến

Nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Thể chế chính trị trước cách mạng

Quân chủ chuyên chế

Quân chủ chuyên chế

Thể chế chính trị sau cách mạng.

Quân chủ lập hiến

Cộng hòa tư sản.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 3

(0,5 điểm)

* Tác động đến sản xuất:

- Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất: từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc.

- Nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

(HS có thể trình bày ý kiến khác, nếu hợp lý, GV vẫn cho điểm tối đa)

0,25

0,25

Tổng

3,0

B. Phân môn Địa lí

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

A

B

C

A

D

A

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung chính

Ðiểm

1

(2,0 điểm)

a.Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì:

- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ đất liền và là dạng địa hình phổ biến nhất, ngay ở các đồng bằng cũng gặp các núi sót...

- Đồi núi ảnh hưởng đến nhiều cảnh quan chung: sự xuất hiện các đai cao theo địa hình: nhiệt đới chân núi, á nhiệt đới...

- Đồi núi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Các vùng núi có những thế mạnh riêng về kinh tế: khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp...

b.Dãy núi cao: Dãy Hoàng Liên Sơn ( 3143m)....

0,5

0,5

0,5

0,5

2

(1,0 điểm)

a.Các dạng địa hình ở tỉnh Hải Dương là: Đồi núi, đồng bằng

+ Đổi núi: phân bố của yếu ở TP. Chí Linh, TX. Kinh Môn

+ Đồng bằng: phân bố ở TP.Hải Dương và các huyện Nam Sách, Kim Thành, Thanh Miện, Cẩm Giàng, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kì....

b. Thuận lợi của dạng địa hình nơi em sinh sống

+ Cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là lúa gạo.

+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+ Nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

( Lưu ý: HS có thể liên hệ với các dạng địa hình khác đúng sẽ cho điểm tối đa)

0,5

0,5

Ma trận đề thi giữa kì 1 Lịch sử - Địa lý 8

Môn Địa lí

TT

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng

số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Địa lí

1

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ (3 tiết)

– Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

– Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam

Nhận biết

– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.

Thông hiểu

– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Vận dụng cao: (thêm)

Liên hệ phân tích ảnh hưởng của vị trí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên địa phương.

4TN*

(1đ)

1TL*a

(0,5đ)

15%

1,5

điểm

2

ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

(9 tiết)

– Đặc điểm chung của địa hình

– Các khu vực địa hình. Đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình

– Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế

– Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Các loại khoáng sản chủ yếu

Nhận biết

– Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người.

– Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa.

Thông hiểu

– Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

– Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

Vận dụng

– Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế.

- Vận dụng cao: (thêm)

Liên hệ phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em

4TN*

(1đ)

1TL

(1,5đ)

1 TL*b

(1đ)

1TL*b

(0,5đ)

35%

3,5

điểm

Số câu/loại câu

8 câu

TN

1 câu TL

½ câu TL

½ câu

TL

10 câu

(8TN, 2TL)

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

100%

Môn Lịch sử

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng %, điểm

Nhận biết

(TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao (TL)

1

Châu Âu và Bắc Mĩ từ nửa sau TK XVI đến TK XVIII

1. Cách mạng tư sản Anh

1TN

1/2TL

12,5%

1,25đ

2. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

2 TN

5%

0,5đ

3. Cách mạng tư sản Pháp

1 TN

1/2TL

12,5%

1,25đ

4. Cách mạng công nghiệp

1TL

5%

0,5đ

2

Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

1. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây

1TN

2,5%

0,25đ

2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á

1TN

2,5%

0,25đ

3

Việt nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

1. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn

1TL

15%

1,5đ

2. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

2TN

5%

0,5đ

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

BẢN ĐẶC TẢ

TT

Chương /Chủ đề

Nội dung /Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

Phân môn Lịch sử

1

Châu Âu và Bắc Mĩ từ nửa sau TK XVI đến TK XVIII

1. Cách mạng tư sản Anh

Nhận biết

– Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cách mạng tư sản Anh.

Thông hiểu

- Trình bày được tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh.

Vận dụng

- Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Anh.

1TN

1/2TL

2. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Nhận biết

– Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Thông hiểu

- Trình bày được tính chất và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Vận dụng

- Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

2 TN

3. Cách mạng tư sản Pháp

Nhận biết

– Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cách mạng tư sản Pháp.

Thông hiểu

- Trình bày được tính chất và ý nghĩa của Cách mạng tư sản Pháp

Vận dụng

- Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Pháp.

1 TN

1/2TL

4. Cách mạng công nghiệp

Nhận biết

– Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.

Vận dụng cao

– Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.

1TL

2

Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

1. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây

Nhận biết

– Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á

1TN

2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á

Nhận biết

– Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

1TN

3

Việt nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

1. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn

Nhận biết

– Nêu được những nét chính Mạc Đăng Dung về sự ra đời của Vương triều Mạc.

Thông hiểu

– Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

Vận dụng

– Nêu được hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

1TL

2. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Nhận biết

– Trình bày được khái quát về quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Thông hiểu

– Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.

2TN

Số câu/ loại câu

8 câu TN

1 câu TL

1câu TL

1câu TL

Tỉ lệ %

20,0%

15,0%

10%

5,0%

Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8

Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8

PHÒNG GDĐT ………

TRƯỜNG THCS …………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM 2023 - 2024

MÔN: HĐTN 8

Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỀ BÀI

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?

A. Quyết đoán
B. Dễ cáu giận
C. Thiếu chính kiến
D. Lười biếng

Câu 2 (0,5 điểm). Cách từ chối tình huống nguy hiểm là?

A. Từ chối và đưa ra một lí do để trì hoãn việc thực hiện
B. Từ chối và đưa ra phương án khác phù hợp hơn để thay thế
C. Từ chối thẳng một cách thẳng thắn, dứt khoát
D. Từ chối và thay đổi quyết định đó khi muốn

Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là định nghĩa về cách thương thuyết?

A. Nêu những yêu cầu cụ thể của mình, những gì mình muốn hoặc không mong muốn
B. Lắng nghe yêu cầu của đối phương và đưa ra một thỏa hiệp tương ứng
C. Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được
D. Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối

Câu 4 (0,5 điểm). Hành động nào dưới đây không phải là hành vi của bắt nạt học đường?

Nhắn tin đe dọa
Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng
Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập
Cùng bạn cố gắng phấn đấu trong thi đua chào mừng ngày 20-11

Câu 5 (0,5 điểm). Em đã làm gì để góp phần phát huy truyền thống của nhà trường?

A. Không tham gia các hoạt động của trường
B. Học tập còn chưa tập trung
C. Không tham gia phong trào văn nghệ của trường
D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.

Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là điều em nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?

A. Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới
B. Trao đổi thẳng thắn với bạn khi có hiểu lầm
C. Nói xấu sau lưng bạn
D. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn

Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân?

A. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực
B. Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày
C. Hoàn thành nhiệm vụ học tập
D. Thích làm gì thì làm, không cần lên kế hoạch cụ thể.

Câu 8 (0,5 điểm). Khi thấy một nhóm người đang dồn một bạn vào tường, em nên làm gì?

Xông vào bảo vệ bạn
Hét to lên và chạy
Báo với người lớn, thầy cô giáo ở gần nhất
Đánh nhau với các bạn

Câu 9 (0,5 điểm). Em có thể đưa ra lời từ chối nào khi trong tình huống nguy hiểm?

A. Không, mình không muốn/ thích
B. Hôm nay mình bận rồi. Hẹn hôm khác nhé
C. Theo mình, chúng ta nên làm theo phương án/ cách này sẽ hợp lý hơn
D. Mình sẽ suy nghĩ thêm, rồi trả lời lại sau nhé!

Câu 10 (0,5 điểm). Việc nào không thể hiện trách nhiệm của em trong các hoạt động?

A. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong quá trình hoạt động
B. Việc dễ thì mình làm, việc khó mình bỏ qua
C. Vượt qua khó khăn để thực hiện các kế hoạch đã đặt ra
D. Có ý thức giúp đỡ các bạn trong hoạt động chung

Câu 11 (0,5 điểm). Khi có bạn rủ em xuống sông bơi mà em không biết bơi thì em sẽ?

A. Em cũng tò mò và muốn xuống bơi cho biết
B.Em đồng ý và nhờ bạn dạy bơi
C. Em cảm thấy không an toàn và quyết định từ chối bạn
D. Em nghĩ rằng bơi sẽ dễ nên cũng đồng ý xuống bơi

Câu 12 (0,5 điểm). Nếu em là Hương, em sẽ làm gì trong tình huống này?

Các bạn trong nhóm rủ Hương sau khi tan học sẽ đến nhà Lan dự sinh nhật. Nhưng mẹ của Hương đang ốm, bố Hương đi làm xa.

A. Em sẽ đến dự sinh nhật Lan, tối về nhà với mẹ sau.
B. Em sẽ chúc mừng sinh nhật Lan trên lớp để tan học có thể về nhà chăm sóc mẹ.
C.Em sẽ đi cùng các bạn đến nhà Lan mà không thông báo với mẹ.
D. Em sẽ từ chối các bạn, vì cũng không thân với Lan nên em quyết định về nhà với mẹ.

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện cách điều chỉnh cảm xúc bản thân hợp lí trong các tình huống sau đây:

- Tình huống 1: Sau giờ học, vì mải cùng các bạn chuẩn bị cho buổi thuyết trình của nhóm vào tuần sau nên em đã về muộn mà quên báo với gia đình. Bố chưa biết lí do nên đã mắng em mải chơi không về nhà đúng giờ.

- Tình huống 2: Khi học nhóm cùng các bạn, một số nội dung em chưa hiểu nên hỏi lại nhiều lần. Một số bạn chê em học kém làm em rất xấu hổ.

- Tình huống 3: Em và Huy hẹn nhau đi hiệu sách chiều nay. Em chờ mãi mà không thấy Huy đến, cũng không nhận được lời nhắn là sẽ đến muộn. Em rất giận và bực bội.

Câu 2 (1,0 điểm). Kể tên những việc làm cần thiết mà em cần thực hiện để phòng, tránh bắt nạt học đường.

Đáp án đề thi Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8

Hiện tại chưa có đáp án. Chúng tôi sẽ cập nhật sớm nhất

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1: Em với nhà trường

2

0

2

0

0

0

0

1

4

1

3,0

Chủ đề 2: Khám phá bản thân

1

0

1

0

0

1

0

0

2

1

4,0

Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân

1

0

3

0

2

0

0

0

6

0

3,0

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 1

4

1

Em với nhà trường

Nhận biết

- Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

2

C4, C5

Thông hiểu

Xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn.

2

C6, C8

Vận dụng

Vận dụng cao

Kể được những cách cần thiết để phòng, tránh bắt nạt học đường.

1

C2 (TL)

Chủ đề 2

2

1

Khám phá bản thân

Nhận biết

Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.

1

C1

Thông hiểu

Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân trong một số tình huống.

1

C3

Vận dụng

Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực

1

C1 (TL)

Vận dụng cao

Chủ đề 3

6

0

Trách nhiệm với bản thân

Nhận biết

Nhận biết được những tình huống cần từ chối.

1

C2

Thông hiểu

- Xác định được trách nhiệm với bản thân và với mọi người xung quanh.

- Thể hiện được trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động.

- Biết cách từ chối hợp lí trong các tình huống.

3

C7, C9, C10

Vận dụng

Thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.

2

C11, C12

Vận dụng cao

Đề thi giữa kì 1 Công nghê 8

Câu 1: Tên các khổ giấy chính là:

A. A0, A1, A2
B. A0, A1, A2, A3
C. A3, A1, A2, A4
D. A0, A1, A2, A3, A4

Câu 2: Trên bản vẽ kí thuật có các tỉ lệ là:

A. Tỉ lệ thu nhỏ
B. Tỉ lệ phóng to
C. Tỉ lệ nguyên hình
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nét liền mảnh biểu diễn đường gióng
B. Nét liền đậm biểu diễn đường bao thấy
C. Nét gạch dài chấm mảnh biểu diễn đường tâm
D. Nét liền đậm biểu diễn đường trục đối xứng

Câu 4: Để vẽ cạnh khuất, đường bao khuất, cần dùng loại nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Nét gạch dài - chấm - mảnh

Câu 5: Đâu là tỉ lệ nguyên hình trong các tỉ lệ sau?

A. 1 : 2
B. 5 : 1
C. 1 : 1
D. 5 : 2

Câu 6: Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật có đơn vị:

A. mm
B. dm
C. cm
D. Tùy từng bản vẽ

Câu 7: Từ khổ giấy A2 muốn có khổ giấy nhỏ hơn là khổ giấy A3 ta làm như thế nào?

A. Chia đôi chiều dài khổ giấy.
B. Chia đôi khổ giấy.
C. Chia đôi chiều rộng khổ giấy.
D. Cả B và C đều đúng.

Câu 8: Đường gióng và đường kích thước được biểu diễn:

A. song song
B. vuông góc
C. trùng nhau
D. đáp án khác

Câu 9: Nét liền mảnh thể hiện:

A. Đường kích thước, đường gióng
B. Cạnh thấy, đường bao thấy
C. Đường tâm, đường trục
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Phát biểu nào sau đây về đường kích thước là đúng?

A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải
B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên
C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới
D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn

Câu 11: Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện gọi là:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng
B. Mặt phẳng hình chiếu bằng
C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh
D. Mặt phẳng hình chiếu

Câu 12: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ được biểu diễn là:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng
B. Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng
C. Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở bên trái hình chiếu đứng
D. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu bằng

Câu 13: Khối tròn xoay được biểu diễn bởi bao nhiêu hình chiếu?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 14: Để nhận được hình chiếu cạnh, cần chiếu vuông góc vật thể theo hướng chiếu nào?

A. từ trước ra sau
B. từ trên xuống dưới
C. từ trái sang phải
D. từ phải sang trái

Câu 15: Khối đa diện được biểu diễn bởi bao nhiêu hình chiếu?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 16: Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng
C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng
D. Đáp án A và B đúng

Câu 17: Khi chiếu vuông góc vật thể theo hướng từ trên xuống dưới ta nhận được hình chiếu nào?

A. Hình chiếu đứng
B. Hình chiếu bằng
C. Hình chiếu cạnh
D. Đáp án khác

Câu 18: Công dụng của bản vẽ chi tiết là:

A. Dùng để chế tạo chi tiết máy
B. Dùng để kiểm tra chi tiết máy
C. Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy
D. Đáp án khác

Câu 19: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là:

A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
B. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật
C. Hình biểu diễn, khung tên, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
D. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật

Câu 20: Phần kích thước thước của bản vẽ chi tiết thể hiện điều gì?

A. Kích thước chung: kích thước dài, rộng, cao.
B. Kích thước bộ phận của chi tiết
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 21: Người công nhân căn cứ vào đâu để chế tạo chi tiết máy đúng như yêu cầu của người thiết kế?

A. Bản vẽ chi tiết
B. Bản vẽ lắp
C. Bản vẽ nhà
D. Cả ba đáp án trên

Câu 22: Phần nào trong bản vẽ thể hiện đầy đủ hình dạng của chi tiết?

A. Khung tên
B. Hình biểu diễn
C. Kích thước
D. Yêu cầu kĩ thuật

Câu 23: Phần kích thước trong bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?

A. Dùng để chế tạo chi tiết máy
B. Dùng để kiểm tra chi tiết máy
C. Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy
D. Đáp án khác

Câu 24: Hình biểu diễn của bản vẽ chi tiết gồm:

A. Hình chiếu
B. Hình cắt
C. Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh
D. Hình chiếu và hình cắt, ... tùy thuộc vào từng bản vẽ

Câu 25: Chọn phát biểu đúng:

A. Bản vẽ chi tiết gồm hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
B. Bản vẽ chi tiết chỉ dùng để chế tạo chi tiết
C. Đọc bản vẽ chi tiết cần phải nhận biết chính xác, đầy đủ nội dung và tuân theo trình tự nhất định
D. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là: hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên

Câu 26: Trong bản vẽ lắp thể hiện mấy nội dung?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 27: Trình tự đọc bản vẽ lắp?

A. Hình biểu diễn → Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp
B. Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp
C. Khung tên → Bảng kê → Hình biểu diễn → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp
D. Khung tên → Kích thước → Bảng kê → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp

Câu 28: Đâu là nội dung của bản vẽ lắp?

A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước
B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
C. Khung tên, các hình biểu diễn, kích thước
D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

Câu 29: Bản vẽ lắp dùng trong:

A. Thiết kế sản phẩm
B. Lắp ráp sản phẩm
C. Sử dụng sản phẩm
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 30: Kích thước trong bản vẽ lắp gồm

A. Kích thước chung (dài, rộng, cao) của sản phẩm
B. Kích thước lắp ghép giữa các chi tiết
C. Kích thước xác định vị trí giữa các chi tiết
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 31: So với bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp có thêm nội dung nào dưới đây ?

A. Yêu cầu kĩ thuật
B. Bảng kê
C. Kích thước
D. Khung tên

Câu 32: Bản vẽ lắp không có nội dung nào so với bản vẽ chi tiết?

A. Hình biểu diễn
B. Yêu cầu kĩ thuật
C. Kích thước
D. Khung tên

Câu 33: Tìm hiểu số lượng, vật liệu của một chi tiết trong bản vẽ lắp ở đâu?

A. Khung tên
B. Bảng kê
C. Phân tích chi tiết
D. Tổng hợp

Câu 34: Bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết giống nhau ở những nội dung nào ?

A. Đều là bản vẽ kĩ thuật
B. Đều có các hình biểu diễn
C. Đều có kích thước và khung tên
D. Tất cả đều đúng

Câu 35: Bản vẽ lắp có công dụng như thế nào đối với sản phẩm

A. Diễn tả hình dạng, kết cấu của một sản phẩm
B. Diễn tả vị trí tương quan giữa các chi tiết
C. Diễn tả cách thức lắp ghép các chi tiết
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 36: Khi đọc bản vẽ nhà, sau khi đọc nội dung ghi trong khung tên ta cần làm gì ở bước tiếp theo?

A. Phân tích hình biểu diễn
B. Phân tích kích thước của ngôi nhà
C. Xác định kích thước của ngôi nhà
D. Xác định các bộ phận của ngôi nhà

Câu 37: Mặt đứng biểu diễn:

A. Hình dạng, vị trí, kích thước các phòng
B. Hình dạng bên ngoài của ngôi nhà
C. Hình dạng, kích thước các tầng theo chiều cao
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 38: Căn cứ vào bản vẽ nhà, người ta có thể

A. Dự toán chi phí xây dựng
B. Xây dựng ngôi nhà đúng như mong muốn
C. Lắp ráp sản phẩm
D. Cả A và B đều đúng

Câu 39: Vì sao người ta bổ sung bản vẽ phối cảnh của ngôi nhà?

A. Để xác kích thước của ngôi nhà
B. Để dễ hình dung ngôi nhà như trong thực tế
C. Để tính toán chi phí xây dựng
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 40: Kích thước trong bản vẽ nhà là:

A. Kích thước chung
B. Kích thước từng bộ phận
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

............

Tải file tài liệu để xem thêm Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 8 sách Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 32
  • Lượt xem: 5.354
  • Dung lượng: 590,9 KB
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ali hamr
    ali hamr

    Cơ trường trung học cơ sở hy Cương chưa vậy admin

    Thích Phản hồi 20:27 28/10