Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 1 Văn 8 sách Cánh diều, CTST, KNTT
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 năm 2024 - 2025 bao gồm sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 8 tóm tắt kiến thức cần nhớ kèm theo đề thi minh họa. Tài liệu được biên tập một cách logic và khoa học có đáp án kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh lớp 8 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8.
Đề cương Ngữ văn 8 giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
- 1. Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo
- 2. Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức
- 3. Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều
1. Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo
I. Nội dung ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 8
A. Phần đọc hiểu văn bản
1. Thơ sáu chữ, bảy chữ.
2. Văn bản thông tin
Lưu ý: Sử dụng ngữ liệu ngoài chương trình SGK
B. Thực hành tiếng Việt
1. Từ tượng hình, từ tượng thanh
2. Cách xác định kiểu đoạn văn
3. Các biện pháp tu từ
C. Viết
1. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
2. Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
II. Kiến thức lý thuyết
A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
1. Văn bản:
- Xác định thể loại, kiểu văn bản; đặc điểm của thể loại, kiểu văn bản:
+ Hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…của một bài thơ sáu hoặc bảy chữ.
+ Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả
- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ
- Hiểu được nội dung chính của văn bản.
- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…
- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.
- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
- Nhận biết được cách trình bày thông tin trong văn bản.
- Nhận biết được đặc điểm của kiểu văn bản thông tin
- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản.
- Phân tích được đặc điểm của kiểu văn bản thông tin: văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu.
- Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.
Thơ sáu chữ, bảy chữ
Nội dung | Kiến thức |
1. Khái niệm | - Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có 6 chữ. - Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có 7 chữ. - Mỗi bài có nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng. |
2. Vần | - Bên cạnh vần chân và vần lưng (đã học ở chương trình lớp 7), vần trong thơ còn được chia thành vần liền và vần cách (thuộc vần chân). - Vần liền là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ liên tiếp vần với nhau. - Vần cách là trường hợp tiếng cuối ở hai dòng cách nhau vần với nhau. |
3. Bố cục | - Bố cục của bài thơ là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ, từ đó có thể xác định được mạch cảm xúc của bài thơ. |
4. Mạch cảm xúc | - Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ. |
5. Cảm hứng chủ đạo | - Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc. |
Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên
Nội dung | Kiến thức |
1. Mục đích | Lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên. |
2. Hình thức xuất hiện | Xuất hiện trong các tài liệu khoa học với các dạng như: giải thích trình tự diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên, giải thích cách tiếp cận và giải quyết một vấn đề trong thế giới tự nhiên. |
3. Cấu trúc | - Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng hoặc quá trình xảy ra hiện tượng trong thế giới tự nhiên. - Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. - Phần kết thúc: thường trình bày sự việc cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích. |
4. Cách sử dụng ngôn ngữ | Thường sử dụng từ ngữ thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa, sinh …), động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái (xoay, vỡ…), từ ngữ miêu tả trình tự (bắt đầu, kế tiếp, tiếp theo…). |
5. Cách trình bày thông tin | Theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu. |
Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc
Bài | Văn bản | Tác giả | Loại, thể loại | Đặc điểm nổi bật | |
Nội dung | Hình thức | ||||
1 | Trong lời mẹ hát | Trương Nam Hương | Thơ sáu chữ | Bài thơ bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ. | - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Xây dựng hình tượng người mẹ tảo tần, vất vả hi sinh tất cả vì con. - Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. |
Nhớ đồng | Tố Hữu | Thơ bảy chữ | Bài thơ bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ. | - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Xây dựng hình tượng người mẹ tảo tần, vất vả hi sinh tất cả vì con. - Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. | |
Những chiếc lá thơm tho | Trương Gia Hòa | Truyện ngắn | Văn bản kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu, tác giả đã cho thấy tình yêu của người cháu đối với bà, bà là cả bầu trời tuổi thơ của cháu, dù cháu có lớn đến nơi đầy đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo. Đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn của người cháu đối với bà của mình. | Tác giả sử dụng ngôn từ trong sáng, ấm áp thể hiện nỗi nhớ gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ. Đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn và tình cảm yêu thương dành cho người bà của mình. | |
Chái bếp | Lý Hữu Lương | Thơ bảy chữ | Bài thơ nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương. | - Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn. - Sử dụng điệp từ nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, kỉ niệm tuổi thơ. - Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa độc đáo: ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình” | |
2 | Bạn đã biết gì về sóng thần | Văn bản thông tin | Văn bản giới thiệu những thông tin cơ bản về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần) đồng thời nêu ra một số thảm họa sóng thần lớn đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại. | - Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu. - Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng. | |
Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? | Văn bản thông tin | Giải thích và trình bày cơ chế, nguyên nhân dẫn đến sao băng và mưa sao băng. | - Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu. - Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng. | ||
Mưa xuân II | Nguyễn Bính | Thơ bảy chữ | Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, đất trời trong một chiều mưa xuân. Tác giả miêu tả sự sống bừng tỉnh, sinh sôi nảy nở của muôn loài qua một buổi mưa xuân. | - Hình ảnh thơ sinh động, mộc mạc, gần gũi, sử dụng lối nói gián tiếp. - Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von. | |
Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim | Văn bản thông tin | Giải thích lí do loài chim có tập tính di cư và trả lời câu hỏi tại sao loài chim khi di cư lại bay theo đội hình. | - Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu. - Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng. | ||
3 | Bức thư của thủ lĩnh da đỏ | Xi-át-tơn | Văn bản nghị luận | - Thể hiện được tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương, đất nước. - Phê phán, châm biếm lối sống và thái độ tình cảm của người da trắng. - Thái độ cương quyết, cứng rắn. - Lời văn nhịp nhàng, lôi cuốn thêm khí thế. | - Nghệ thuật đối lập. - Nghệ thuật trùng điệp: nhắc đi, nhắc lại một cách có dụng ý các từ, ngữ, cấu trúc câu ...) |
Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu | Vũ Nho | Văn bản nghị luận | Văn bản là lời cảm nhận sâu sắc của tác giả Vũ Nho đối với thiên nhiên và hồn người trong bài thơ Sang Thu. – Hữu Thỉnh. | - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. | |
Bài ca Côn Sơn | Nguyễn Trãi | Thơ lục bát | Nhân cách thanh cao, tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi. | - Thể thơ lục bát, giọng điệu nhẹ nhàng. - So sánh, liên tưởng, lấy động gợi tĩnh | |
Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI | Chương Thâu | Văn bản nghị luận | Văn bản bàn về lối sống đơn giản và lợi ích mà lối sống đơn giản đem đến cho con người. | - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. |
2. Tiếng Việt:
- Nhận biết được từ tượng hình, từ tượng thanh, các yếu tố và từ Hán Việt.
- Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản.
STT | Nội dung tiếng Việt | Khái niệm cần nắm vững | Dạng bài tập thực hành |
1 | Từ tượng thanh | - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn: khúc khích, róc rách, tích tắc… - Từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao; có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động và cụ thể; thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày. | Chỉ ra từ tượng thanh và nêu tác dụng. |
2 | Từ tượng hình | - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật, chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom… - Từ tượng hình mang giá trị biểu cảm cao; có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động và cụ thể; thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày. | Chỉ ra từ tượng hình và nêu tác dụng. |
3 | Các yếu tố và từ Hán Việt | Một số yếu tố Hán Việt có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt: - Chinh (đánh dẹp, đi xa): chinh phục, chinh phụ… - Lạm (quá mức): lạm phát, lạm dụng… - Tuyệt (dứt, hết…): tuyệt bút, tuyệt nhiên… - Vô (không, không có): vô bổ, vô tận… | Chỉ ra yếu tố Hán Việt và nêu tác dụng. |
4 | Phương tiện phi ngôn ngữ | Phương tiện phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần truyền tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp | Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ |
3. Viết:
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm.
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.
III. Đề thi minh họa giữa kì 1 Ngữ văn 8
Phần đọc hiểu:Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
KHI MÙA THU SANG
Trần Đăng Khoa
Mặt Trời lặn xuống bờ ao
Ngọn khói xanh lên lúng liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng
Xóm ngoài, nhà ai giã cốm
Làn sương lam mỏng rung rinh
Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ
Tự mình làm nên bức tranh
Rào thưa, tiếng ai cười gọi
Trông ra nào thấy đâu nào
Một khoảng trời trong leo lẻo
Thình lình hiện lên ngôi sao
Những muốn kêu to một tiếng
Thu sang rồi đấy.Thu sang!
Lòng bỗng nhớ ông Nguyễn Khuyến
Cõng cháu chạy rông khắp làng...
(Trích Kể cho bé nghe, NXB Kim Đồng, 2011)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát
B. Thơ sáu chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ tự do
Câu 2. Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?
A. Một hình ảnh gây ấn tượng với tác giả
B. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả
C. Một hiện tượng khơi nguồn cảm hứng cho tác giả
D. Một cảm xúc bâng khuâng chợt đến với tác giả
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Vườn sau gió chẳng đuổi nhau / Lá vẫn bay vàng sân giếng”?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Điệp ngữ
D. Nói giảm nói tránh
Câu 4. Nhận xét nào đúng về nội dung của các dòng thơ “Những muốn kêu to một tiếng / Thu sang rồi đấy. Thu sang!”?
A. Nói to những dự đoán của mình về việc đất trời mùa hạ đã chuyển sang thu
B. Lo lắng, bất ngờ trước những đổi thay của vạn vật và con người xung quanh
C. Nêu lên cảm giác quen thuộc, gần gũi về khung cảnh làng quê vào mùa thu
D. Mong được cất lên tiếng reo vui trước những tín hiệu của mùa thu
Câu 5. Trong khổ thơ thứ ba, tác giả đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu?
A.Thị giác, xúc giác
B.Thính giác, khứu giác
C.Thị giác, thính giác
D.Thính giác, xúc giác
Câu 6. Phương án nào dưới đây nêu đúng cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
A. Tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ khi mùa thu sang.
B. Cảm xúc ngỡ ngàng và niềm hân hoan của nhà thơ khi mùa thu sang.
C. Niềm vui của nhà thơ trước vẻ đẹp của con người lao động khi mùa thu sang.
D. Nỗi nhớ sâu đậm của nhà thơ về hình ảnh thân thương “ông Nguyễn Khuyến”.
Câu 7. Nhận xét nào đúng về bố cục của bài thơ?
A. Bài thơ chia làm hai phần: ba khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên và con người, khổ thơ cuối trực tiếp nói lên cảm xúc của tác giả trước mùa thu.
B. Bài thơ chia làm ba phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, hai khổ tiếp theo là hình ảnh con người và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả trước mùa thu.
C. Bài thơ chia làm ba phần: hai khổ thơ đầu là hình ảnh thiên nhiên và con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả.
D. Bài thơ chia làm bốn phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, khổ thơ thứ hai là hình ảnh con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh của mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả
Câu 8. Trong khổ thơ thứ hai, những hình ảnh nào là tín hiệu của mùa thu?
A. Cốm và làn sương
B. Làn sương và em nhỏ
C. Em nhỏ và con trâu
D. Con trâu và cốm
Câu 9. Hãy tìm hai hình ảnh trong bài thơ được tác giả sử dụng để khắc hoạ bức tranh mùa thu. Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp mùa thu nơi làng quê của tác giả?
Câu 10. Em thích nhất mùa nào ở quê hương mình? Hãy giới thiệu vẻ đẹp đặc trưng của mùa mà em thích (trả lời trong khoảng 10 - 12 dòng).
Phần Viết Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu, trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước có sử dụng ít nhất một từ tượng hình, tượng thanh.
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA
Phần I. Đọc hiểu
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
1 | B. Thơ sáu chữ | 0.5 |
2 | C. Một sự kiện, hiện tượng khơi nguồn cảm hứng cho tác giả. | 0.5 |
3 | B. Nhân hoá | 0.5 |
4 | D. Mong được cất lên tiếng reo vui trước những tín hiệu của mùa thu | 0.5 |
5 | C. Thị giác, thính giác | 0.5 |
6 | B. Cảm xúc ngỡ ngàng và niềm hân hoan của nhà thơ khi mùa thu sang. | 0.5 |
7 | A. Bố cục của bài thơ chia làm hai phần: ba khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên và con người, khổ thơ cuối trực tiếp nói lên cảm xúc của tác giả trước mùa thu | 0.5 |
8 | A. Trong khổ thơ thứ hai, những hình ảnh là tín hiệu của mùa thu là: Cốm và làn sương | 0.5 |
9.
| Những hình ảnh được tác giả sử dụng để khắc họa bức tranh mùa thu như: bóng mặt trời lặn dưới bờ ao, lá vàng rơi, tiếng giã cốm, lũ trẻ đuổi trâu về,… => Gợi lên một bức tranh thiên hiên mùa thu tiêu biểu ở mỗi làng quê Việt Nam, rất yên bình, tĩnh lặng, trong trẻo. Đó đều là những hình ảnh rất mộc mạc, gần gũi, đầy màu sắc. | 1.5 |
| Ở quê hương em, em thích nhất là mùa gặt. Mùa gặt ở quê em thường vào khoảng tháng 6 và tháng 11 hàng năm. Cả cánh đồng nhuộm một màu vàng óng của nhưng bông lúa. Những hạt lúa chắc nịch, tròn và nặng, những bông lúa phải gồng mình xuống để giữ lấy những hạt ngọc tinh túy của đất trời. Ngày nay, công nghiệp đã hiện đại hơn nên việc gặt lúa không còn vất vả như trước. Các bác nông dân sử dụng máy gặt để gặt lúa rất nhanh chóng. Những hạt lúa vàng ruộm hiện đã được thu hoạch vào bao và chở về nhà. Niềm vui của người nông dân khi lúa được mùa hiện rõ trên khuôn mặt, ai cũng cười đùa nói chuyện. Xa xa, lũ trẻ chăn trâu ngoài đồng thoải mái nô đùa, chúng cùng nhau hò hét, tự làm thành chiếc kèn bằng rạ lúa kêu rất inh ỏi. Cảnh mùa gặt thật đông vui náo nhiệt ở quê em đã in sâu vào trong tâm trí. Dù khó khăn vất vả nhưng không một ai than vãn về sực mệt nhọc. Vì thế mà em có thêm động lực để yêu cuộc sống này, có khó khăn vất vả nhưng vẫn tìm được niềm vui trong cuộc sống. | 1.5 |
Phần Viết | - Đảm bảo đúng hình thức - Có sử dụng và chỉ ra một từ tượng hình hoặc tượng thanh - Trình bày được biểu hiện về tình yêu quê hương đất nước: + Tình thân gia đình + Tình làng xóm + Sự gắn bó với làng quê + Là những cảnh vật bình dị, gần gũi, thân quen + … - Trình bày được vai trò của tình yêu quê hương đất nước: + Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người. + Giúp cho mỗi người sống tốt hơn + Thúc đẩy sự phát triển của bản thân và cống hiến cho cộng đồng. - Trình bày được bài học cá nhân. => Khẳng định lại ý nghĩa của quê hương đối với mỗi người. | 3,0 điểm |
IV. Một số đề đọc hiểu Ngữ văn 8 giữa kì 1
Ngữ liệu 1
TRONG LỜI MẸ HÁT
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
Khóm trúc, lùm tre huyền thoại
Lời ru vấn vít dây trầu,
Vầng trăng mẹ thời con gái,
Vẫn còn thơm ngát hương cau.
Con nghe thập thình tiếng cối,
Mẹ ngồi giã gạo ru con,
Lạy trời đừng giông đừng bão,
Cho nồi cơm mẹ đầy hơn.
Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hóa hạt gạo rồi
Thương mẹ một đời khốn khó
Vẫn giàu những tiếng ru nôi.
Áo mẹ bạc phơ bạc phếch
Vải nâu bục mối chỉ sờn
Thương mẹ một đời cay đắng
Sao lời mẹ vẫn thảo thơm.
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
(Sgk Ngữ văn 8 tập 1 - Chân trời sáng tạo)
CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
a) Nhận biết:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ sáu chữ.
B. Thơ lục bát.
C. Thơ năm chữ.
D. Thơ tự do.
Câu 2: Trong lời hát ru của mẹ, người con thấy những hình ảnh nào?
A. Cánh cò trắng, dải đồng xanh, hoa mướp vàng, con gà cục tác, khóm trúc, lùm tre.
B. Hoa mướp vàng, con gà cục tác, hoa lục bình, khóm trúc, lùm tre.
C. Khóm trúc, lùm tre, hoa mướp vàng, con kênh xanh, hoa lục bình.
D. Hoa bưởi, khóm trúc, lùm tre, hoa mướp vàng, con gà cục tác, hoa lục bình.
Câu 3: Chi tiết nào dưới đây miêu tả hình ảnh người mẹ trong bài thơ?
A. Lưng mẹ còng dần xuống.
B. Khuân mặt mẹ tròn trĩnh
C. Nước da mẹ bánh mật
D. Mái tóc mẹ đen
Câu 4: Khổ thơ thứ nhất đã sử dụng vần nào và đó là loại vần gì?
A. Vần “ao” - vần cách
B. Vần “ai” - vần cách
C. Vần “ao” - vần liền
D. Vần “ai” - vần liền
Câu 5: Trong lời mẹ hát ru, người con nghe thấy những âm thanh nào?
A. Tiếng cối thập thình, sóng lúa dập dờn.
B. Tiếng suối chảy, tiếng gà gáy.
C. Tiếng cối thập thình, tiếng gà gáy.
D. Sóng lúa dập dờn, tiếng suối chảy.
Câu 6: Tìm từ láy tượng hình trong khổ thơ sau:
“Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao. ”
A. Chòng chành
B. Dòng sông
C. Ngọt ngào
D. Chở đầy
Câu 7: Tìm từ tượng thanh trong khổ thơ sau:
“Con nghe thập thình tiếng cối,
Mẹ ngồi giã gạo ru con,
Lạy trời đừng giông đừng bão,
Cho nồi cơm mẹ đầy hơn. ”
A. Thập thình
B. Giã gạo
C. Giông bão
D. Nồi cơm.
Câu 8: Trong hai câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
b) Thông hiểu:
Câu 9: Những hình ảnh hiện lên qua lời hát ru của mẹ trong khổ thơ thứ 2 là những hình ảnh như thế nào?
A. Bình dị, quen thuộc ở làng quê.
B. Xa lạ, không có ở làng quê.
C. Là những hình ảnh không có thật.
D. Do tác giả tưởng tượng ra.
Câu 10: Hình ảnh người mẹ trong bài thơ hiện lên như thế nào?
A. Người mẹ gắn bó, gần gũi với cuộc sống làng quê; người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó; người mẹ luôn muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất.
B. Người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó; người mẹ luôn muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất.
C. Người mẹ luôn muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất; người mẹ mong muốn con minhg trưởng thành hơn.
D. Người mẹ luôn muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất; người mẹ mong muốn con mình trưởng thành hơn; mong con có cuộc sống giàu sang.
Câu 11: Nét đặc sắc trong hình ảnh “Chòng chành nhịp võng ca dao” là gì?
A. Gợi tả hình ảnh mẹ đưa võng ru con, đồng thời gợi tả âm điệu bổng trầm của những câu ca dao mẹ ru con.
B. Gợi tả âm điệu bổng trầm của những câu ca dao mẹ ru con.
C. Gợi tả hình ảnh mẹ đưa võng ru con và âm điệu của cuộc sống.
D. Gợi tả hình ảnh của cuộc sống xung quanh nhà thơ.
Câu 12: Hai câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị, ý nghĩa lời ru của mẹ?
A. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa.
B. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao.
C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào.
D. Thương mẹ một đời khốn khó/ Vẫn giàu những tiếng ru nôi.
Câu 13: Nét độc đáo trong cách khắc hoạ hình ảnh mẹ trong bài thơ là gì?
A. Hình ảnh mẹ được khắc hoạ hoà lẫn vào lời ru, hình ảnh mẹ trong từng khổ thơ hiện lên song hành với tình cảm của con với mẹ.
B. Hình ảnh mẹ được khắc hoạ hoà lẫn vào lời ru thể hiện tình cảm của mẹ với con và của con với mẹ.
C. Hình ảnh mẹ được khắc hoạ hoà lẫn vào lời ru thể hiện tình cảm của mẹ với con và mong muốn của mẹ.
D. Hình ảnh mẹ được khắc hoạ hoà lẫn vào lời ru thể hiện tình cảm của mẹ.
Câu 14: Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của bài thơ?
A. Bài thơ thể hiện ý nghĩa lời ru của mẹ, bộc lộ lòng biết ơn của nhà thơ đối với mẹ.
B. Bài thơ miêu tả hình ảnh người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.
C. Bài thơ khắc họa những năm tháng tuổi thơ của tác giả bên cạnh mẹ của mình.
D. Bài thơ kể lại nội dung lời hát ru của mẹ.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về cảm hứng chủ đạo của bài thơ ?
A. Những hi sinh của đời mẹ và những giá trị tốt đẹp mà mẹ đã truyền dạy cho con qua lời ru.
B. Nỗi nhớ mẹ của tác giả khi đi xa.
C. Tình yêu thương, lòng biết ơn của người con với mẹ.
D. Nỗi buồn bã, đau xót khi thấy mẹ ngày một già đi.
c) Vận dụng:
Câu 16: Thông điệp mà bài thơ muốn gửi gắm là gì?
A. Hãy luôn yêu thương và trân trọng khi còn có mẹ; hãy luôn khắc ghi công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của mẹ; hát ru là một nét văn hóa đẹp cần được giữ gìn và phát huy.
B. Hãy luôn khắc ghi công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của mẹ; Hát ru là một nét văn hóa đẹp cần được giữ gìn và phát huy.
C. Hát ru là một nét văn hóa đẹp mà địa phương nào cũng có nên tất cả chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.
D. Là con phải luôn cố gắng học tập tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ - người đã sinh thành ra mình.
Câu 17: Em sẽ làm gì để trở thành người con hiếu thảo với mẹ ?
A. Yêu thương, chăm sóc, ngoan ngoãn, vâng lời mẹ, cố gắng học tốt để mẹ được vui lòng.
B. Không quan tâm nhiều đến việc học, dành nhiều thời gian đi làm thêm để kiếm thật nhiều tiền về cho mẹ.
C. Bỏ học ở nhà phụ giúp mẹ làm công việc gia đình.
D. Chỉ chăm sóc, phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu
Ngữ liệu 2
NẾU MAI EM VỀ CHIÊM HOÁ
Mai Liễu
Nếu mai em về Chiêm Hóa
Cho ta gửi nỗi nhớ cùng
Tháng giêng mưa tơ rét lộc
Em về vừa kịp mùa măng.
Sông Gâm đôi bờ trắng cát
Đá ngồi dưới bến trông nhau
Non Thần hình như trẻ lại
Xanh lên ngút ngát một màu.
Phố đông cứ mải tìm nhau
Cô gái Dao nào cũng đẹp
Vòng bạc rung rinh cổ tay
Ngù hoa mơn mởn ngực đầy.
Con gái bản Tày duyên quá
Sắc chàm như cũng pha hương
Chỉ riêng nụ cười môi mọng
Mùa xuân e cũng lạc đường.
Nếu mai em về Chiêm Hóa
Đầu xuân đi hội “lùng tùng”
Quả còn chạm vai thì nhặt
Ngày lành duyên tốt mừng nhau.
(Sgk Ngữ văn 8, tập 1- Cánh diều)
CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
a) Nhận biết:
Câu 18: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ sáu chữ.
B. Thơ lục bát.
C. Thơ năm chữ.
D. Thơ tự do.
Câu 19: Thời gian trong bài thơ là khi nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 20: Dòng thơ nào được điệp lại trong khổ thơ cuối?
A. Nếu mai em về Chiêm Hoá
B. Đầu xuân đi hội “lùng tùng”
C. Quả còn chạm vai thì nhặt
D. Ngày lành duyên tốt mừng nhau
Câu 21: Hai câu thơ nào miêu tả rõ nhất bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong khổ 1 và 2 của bài thơ?
A. Tháng Giêng mưa tơ rét lộc/ Non thần hình như trẻ lại.
B. Tháng Giêng mưa tơ rét lộc/ Em về vừa kịp mùa măng.
C. Non thần hình như trẻ lại/ Em về vừa kịp mùa măng .
D. Đá ngồi dưới bến trông nhau/ Em về vừa kịp mùa măng
Câu 22: Từ tượng thanh trong khổ thơ sau là?
Phố đông cứ mải tìm nhau
Cô gái Dao nào cũng đẹp
Vòng bạc rung rinh cổ tay
Ngù hoa mơn mởn ngực đầy.
A. Rung rinh
B. Mơn mởn
C. Cũng đẹp
D. Cổ tay
Câu 23: Tìm từ tượng hình trong khổ thơ sau:
Nếu mai em về Chiêm Hóa
Đầu xuân đi hội “lùng tùng”
Quả còn chạm vai thì nhặt
Ngày lành duyên tốt mừng nhau.
A. Lùng tùng
B. Chiêm Hóa
C. Ngày lành
D. Duyên tốt
Câu 24: Biện pháp tu từ nào nổi bật được sử dụng trong khổ thơ sau:
Sông Gâm đôi bờ trắng cát
Đá ngồi dưới bến trông nhau
Non Thần hình như trẻ lại
Xanh lên ngút ngát một màu.
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
Câu 25: Chiêm Hoá là một địa danh ở đâu:
A. Một huyện ở Tuyên Quang
B. Một xã ở Cao Bằng
C. Một huyện ở Đắc Lắc
D. Một thành phố ở Điện Biên Phủ
b) Thông hiểu:
Câu 26: Tìm từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá”?
A. Hồi, trở lại
B. Qua
C. Tiến
D. Đến.
Câu 27: Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ sau có tác dụng gì?
“Đá ngồi dưới bến trông nhau
Non Thần hình như trẻ lại”.
A Khắc họa lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân hấp dẫn sinh động, gần gũi.
B. Khắc họa tình yêu và nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
C. Khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp con người Chiêm Hóa
D. Khắc họa vẻ đẹp ngây thơ, hôn nhiên của cô gái Chiêm Hóa
Câu 28: Câu thơ “Cho ta gửi nỗi nhớ cùng” thể hiện điều gì về nhân vật trữ tình?
A. Là một người yêu quê hương.
B. Là một người chỉ biết nhờ vả, không tự làm.
C. Là một người mơ mộng viển vông vì nỗi nhớ không thể nào gửi đi được.
D. Là một người con xa quê.
Câu 29: Em hiểu được gì về thiên nhiên của Chiêm Hoá qua bài thơ?
A. Một vùng núi non sông nước đang tươi đẹp, tràn đầy sức sống.
B. Một vùng núi non sông nước huyển ảo vô cùng vô tận.
C. Thiên nhiên có những thứ đẹp như những ngọn đồi xanh, cây đào hồng thắm.
D. Một vùng núi non thiên nhiên bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.
Câu 30: Nghĩa của câu thơ “Ngày lành duyên tốt mừng nhau” là gì?
A. Ngày tốt lành, mừng duyên đôi lứa.
B. Mong ước về những chuyện tình đối lứa đẹp đẽ.
C. Cuộc sống nơi đây toàn là chuyện vui.
D. Một ngày đẹp trời trong năm.
Câu 31: Đâu là mạch cảm xúc của bài thơ?
A. Đi từ vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp con người đến mong ước thành đôi.
B. Đi từ vẻ đẹp con người, vẻ đẹp thiên nhiên đến mong ước thành đôi.
C. Đi từ khuôn khổ xã hội đến vẻ đẹp riêng tư, ngọt ngào của con người.
D. Đi từ vẻ đẹp riêng tư, ngọt ngào của con người đến những trăn trở về cuộc sống.
c) Vận dụng:
Câu 32: Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm cảm xúc gì?
A. Tình yêu và nỗi nhớ khi ở xa quê hương .
B. Sự chán ghét một vùng quê lụi tàn
C. Tình yêu thương nhưng có tính vụ lợi, không chân thành.
D. Sự xót xa của người con xa quê.
Câu 33: Thông điệp tác giả muốn giử gắm qua bài thơ là gì?
A. Dù đi đâu chúng ta cũng phải yêu quê hương và luôn nhớ về cội nguồn.
B. Khung cảnh thiên nhiên gần gũi, giản đơn nhưng có hồn tạo nên một mùa xuân tràn đầy sức sống.
C. Lời nhắn nhủ của nhà thơ về tình yêu quê hương.
D. Tình yêu quê hương da diết, đầy gắn bó của nhà thơ.
2. Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức
I. Nội dung ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 8
1.Văn bản:
- Nhận biết được một số yêu cầu của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản.
Truyện lịch sử
Các yếu tố | Đặc điểm truyện lịch sử |
1. Khái niệm | Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện nhân vật ở một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người...Là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra. |
2. Cốt truyện | Cốt truyện lịch sử thường được xây dựng dựa trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo hư cấu sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề tư tưởng nào đó |
3. Nhân vật | Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như cuộc đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật của riêng nhà văn. |
4. Ngôn ngữ | Ngôn ngữ của nhân vật phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng |
5. Nội dung | - Tái hiện lại không khí hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. - Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc. |
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Nội dung | Kiến thức |
1. Khái niệm | Thơ Đường luật là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ được viết theo quy tắc chặt chẽ (luật) ra đời từ thời nhà Đường Trung Quốc (618 - 907), gồm hai thể chính là thất ngôn bát cú Đường luật và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, trong đó thất ngôn bát cú (mỗi câu thơ có 7 tiếng, mỗi bài thơ có 8 câu) được xác định là dạng cơ bản nhất. Bài thơ Đường luật có quy định nghiêm ngặt về hoà thanh (phổi hợp, điều hoà thanh điệu), về niêm, đối, vần và nhịp. Ngôn ngữ thơ Đường luật rất cô đọng, hàm súc, bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình, ý thơ thường gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và vô hạn... |
2. Về bố cục | Bài thơ thất ngôn bát cú gồm bốn cặp câu thơ, tương ứng với bốn phần: đề (triển khai ý ẩn chứa trong nhan đề), thực (nói rõ các khía cạnh chính của đối tượng được bài thơ đề cập), luận (luận giải, mở rộng suy nghĩ về đối tượng), kết (thâu tóm tinh thần của cả bài, có thể kết hợp mở ra những ý tưởng mới). Khi đọc hiểu, cũng có thể vận dụng cách chia bố cục bài thơ thành hai phần: bốn câu đầu, bốn câu cuối hoặc sáu câu đầu, hai câu cuối. |
3. Về niêm và luật bằng trắc | - Bài thơ phải sắp xếp thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ. Quy định này được tính từ chữ thứ 2 của câu thứ nhất: Nếu chữ này là thanh bằng thì bải thơ thuộc luật bằng, là thanh trắc thì bài tai liệu của nhung tây thơ thuộc luật trắc. Trong mồi câu, các thanh bằng, trắc đan xen nhau đảm bảo sự hài hoà. cân bằng, luật quy định ở chữ thứ 2, 4, 6, trong mối cặp câu (Hèn), các thanh bằng, trắc phải ngược nhau. Về niêm, hai cặp câu liền nhau được “dính” theo nguyên tắc: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3, câu 4 và câu 5, câu 6 và câu 7, câu 1 và câu 8 phải cùng thanh. |
4. Về vần và nhịp | - Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo một vần là vần bằng ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 riêng vần của câu thứ nhất có thể linh hoạt. Câu thơ trong bài thất ngôn bát cú thường ngắt theo nhịp 4/3. - Về đối: Bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu sử dụng phép đối ở hai câu thực và hai câu luận. (Câu 3-4 và 5-6) |
Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc
Bài | Văn bản | Tác giả | Loại, thể loại | Đặc điểm nổi bật | |
Nội dung | Hình thức | ||||
1 | Lá cờ thêu sáu chữ vàng | Nguyễn Huy Tưởng | Truyện lịch sử | Văn bản kể về Trần Quốc Toản là một chàng thiếu niên khảng khái và bộc trực, còn nhỏ nhưng đã đau đáu chuyện nước nhà. | Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. |
Quang Trung đại phá quân Thanh | Ngô Gia Văn Phái | Tiểu thuyết chương hồi | Ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta, tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. | Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, miêu tả hành động lời nói của nhân vật rõ nét, ngôn ngữ gần gũi, mang đậm nét lịch sử. | |
Ta đi tới | Tố Hữu | Thơ tự do | Vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. | Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giản dị, sâu sắc. | |
2 | Thu điếu | Nguyễn Khuyến | Thất ngôn bát cú | Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, bài thơ cũng có thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến. | Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần độc đáo. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại. |
Thiên Trường vãn vọng | Trần Nhân Tông | Thất ngôn tứ tuyệt | Bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn, đồng quê vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông, cảm xúc lắng đọng, cái nhìn man mác, bâng khuâng ôm trùm cảnh vật | Bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa | |
Ca Huế trên sông Hương | Hà Ánh Minh | Bút kí | Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển | Thủ pháp liệt kê, kết hợp với giải thích, bình luận. Miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực. | |
3 | Hịch tướng sĩ | Trần Quốc Tuấn | Hịch | Phản ánh tinh thần yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân ta. | Các hình thức nghệ thuật phong phú: lặp tăng tiến, điệp cấu trúc câu, hình ảnh phóng đại, câu hỏi tu từ, lời văn giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lý và tình. |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hồ Chí Minh | Văn nghị luận | Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc | Xây dựng luận điểm ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật | |
Nam quốc sơn hà | ? | Thơ thất ngôn tứ tuyệt | Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. | Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn |
Những nét giống nhau và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật:
Nội dung | Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật | Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật |
* Giống nhau: - Có hệ thống quy tắc phức tạp: luật, niêm, vần, đối và bố cục. - Về hình thức: Mỗi câu đều có 7 chữ. | ||
* Khác nhau: | - Thơ thất ngôn tứ tuyệt: + Có 4 câu thơ + Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối. + Bốn câu trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo thứ tự là các câu khai, thừa, chuyển và hợp. | - Thơ thất ngôn bát cú: + Có 8 câu thơ + Gieo vần cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. + Bố cục được triển khai là đề, thực, luận, kết, mỗi phần gồm 2 câu. |
2. Tiếng Việt:
- Nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương; hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
- Hiểu được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh.
STT | Nội dung tiếng Việt | Khái niệm cần nắm vững | Dạng bài tập thực hành |
1 | Biệt ngữ xã hội | Là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vậy, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp. | Chỉ ra biệt ngữ xã hội và nêu tác dụng. |
2 | Biện pháp tu từ đảo ngữ | Được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói). | Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ và nêu tác dụng. |
3 | Từ tượng hình và từ tượng thanh | - Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người. | Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích tác dụng. |
4 | Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp | - Đoạn văn diễn dịch: đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp theo triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn. - Đoạn văn quy nạp: Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn. - Đoạn văn song song: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề. - Đoạn văn phối hợp: Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn. | Tìm câu chủ đề, xác định kiểu đoạn văn và phân tích tác dụng cách thức tổ chức đoạn văn. |
3. Viết:
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi hay hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều ấn tượng.
- Viết bài văn phần tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
Dàn ý viết bài văn kể lại một chuyến đi hay hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều ấn tượng:
Mở bài | + Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. + Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi. |
Thân bài | + Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…). + Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa (thiên nhiên, con người, công trình kiến thúc,…). |
Kết bài | Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. |
Dàn ý viết bài văn phần tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật):
Mở bài | Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung về bài thơ. |
Thân bài | + Ý 1: Phân tích đặc điểm nội dung: • Phân tích hình tượng thơ (hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người) • Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. • Khát quát chủ đề của bài thơ. + Ý 2: Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật: • Cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật (theo mô hình chuẩn mực hay có sự cách tân) • Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình • Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc, câu thơ, biện pháp tu từ,…). |
Kết bài | Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. |
II. Đề thi minh họa giữa kì 1 Ngữ văn 8
Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
Ông Phạm Ngũ Lão là chàng trai làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch nổi.
Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, văn võ đều giỏi. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến ông mới theo nghiệp bút nghiên. Mới hai mươi tuổi ông đã có tính khẳng khái. Trong làng có người tên là Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ làm lễ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ Ngũ Lão không đến.
Bà mẹ Ngũ Lão bảo rằng:
– Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng mừng rỡ, sao con không đến mừng một chút?
Phạm Ngũ Lão thưa rằng:
– Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để vui lòng mẹ mà con đi mừng người ta thì con lấy làm nhục lắm.
Nhà ở bên cạnh đường cái, có một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi vệ đường vót tre đan sọt. Chợt có Hưng Đạo Vương đi qua để vào kinh, quan quân kéo đi rất đông. Quân đi mở đường thấy Ngũ Lão ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường, quát lên bắt phải đứng dậy. Ngũ Lão cứ ngồi nghiễm nhiên như không nghe tiếng. Quân lính cầm ngọn giáo đâm vào đùi, Ngũ Lão cũng cứ ngồi vững không động mình. Đến lúc xe Hưng Đạo Vương đến nơi, trông thấy thế lấy làm lạ gọi đến hỏi, bấy giờ Ngũ Lão mới biết là có quan quân đi qua, và quân lính đã đâm vào đùi mình.
Hưng Đạo Vương hỏi rằng:
– Nhà thầy kia ở đâu, sao ta đi qua đây mà cứ ngồi chững chàng làm vậy?
Ngũ Lão thưa rằng:
– Tôi đang mải nghĩ một việc, cho nên không biết là ngài trẩy qua đây.
Hưng Đạo Vương lấy làm kì, hỏi đến việc học hành kinh sử thì hỏi đâu nói đấy, không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy.
Hưng Đạo Vương bèn sai quân lấy thuốc dấu dịt vào vết đâm, rồi cho Ngũ Lão ngồi xe đem về kinh, tiến cử lên vua Trần Thánh Tông.
Vua thấy người có sức khỏe, lại có học thức, cho sung chức quản vệ sĩ. Các vệ sĩ không chịu, xin đấu sức với Ngũ Lão. Ngũ Lão xin vâng, nhưng xin vua cho về nhà ba tháng để thu xếp việc nhà, rồi sẽ xin đấu sức và nhận chức luôn thể.
Vua cho về, Ngũ Lão về nhà, ra ngoài đồng, tìm chỗ gò cao tập nhảy, cứ cách mười trượng chạy đến nhảy vọt qua gò. Tập luyện xong xuôi rồi, vào kinh đấu sức.
Khi đấu quyền với các vệ sĩ thì không ai địch nổi. Sau Ngũ Lão thách tất cả các vệ sĩ cùng ra đấu. Các vệ sĩ xúm xít chung quanh hàng trăm người, Ngũ Lão tay đấm chân đá, nhảy nhót như bay, chạm phải ai kẻ ấy không ngũ đau thì què tay. Các vệ sĩ không tài gì mà đánh lại được, bấy giờ mới xin chịu phục.
Vua thấy người kiên dũng làm vậy, cho theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Nguyên thì đánh trận nào cũng thắng, lập nên công trạng rất nhiều. Hưng Đạo Vương có lòng yêu mến, gả con gái nuôi là Nguyên quận chúa cho,
Về sau, vua nước Ai Lao đem hơn một vạn quân và voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực dài độ một trượng, chồng chất trên các vệ đường. Khi Ngũ Lão kéo quân vào đánh giặc, giặc thúc voi sấn lên, Ngũ Lão chỉ chân tay không mà sấn vào gặp đống tre nào thì vớ lấy đống tre chỗ ấy, đập vào chân voi. Voi bị đau, gầm rống lên chạy trở về, giày xéo lên cả quân Ai Lao. Ngũ Lão mới thúc quân đánh tràn sang, quan giặc tan vỡ, phải trốn về nước.
Vì có những công to ấy, Ngũ Lão được cất lên làm Điện tiền thượng tướng quân. Đến khi mất, được phong làm thượng đẳng phúc thần, và được dân làng Phù Ủng lập miếu thờ ngay ở chỗ nhà Ngũ Lão.
Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng – Theo Phan Kế Bính (Nam Hải dị nhân lược truyện)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng kể về nhân vật nào?
A. Hưng Đạo Vương
B. Phạm Ngũ Lão
C. Bùi Công Tiến
D. Trần Thánh Tông
Câu 3. Tại sao Phạm Ngũ Lão không đến ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ
A. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy chưa làm được gì để vui lòng mẹ, nếu đi mừng người ta thì sẽ lấy làm nhục.
B. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy ganh tị khi Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.
C. Vì Phạm Ngũ Lão nhà nghèo, không có tiền để đi ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.
D. Vì Phạm Ngũ Lão bận rộn công việc, phấn đấu để làm vui lòng mẹ.
Câu 4. Chi tiết Ngũ Lão bị đâm vào đùi nhưng không hề nhúc nhích cho thấy ông là một người như thế nào?
A. Là một người không biết sợ, ra vẻ ta đây
B. Là một người chịu đau tốt
C. Là một người khảng khái, cương trực
D. Là một người thích gây ấn tượng, tạo sự chú ý
Câu 5 (1,0 điểm) Hãy tóm tắt nội dung của văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào?
Câu 6 (0,5 điểm) Chi tiết nào cho thấy Ngũ Lão là người có tài cầm quân đánh giặc?
Câu 7 (1,0 điểm) Những nét tính cách nào của Ngũ lão được thể hiện qua câu chuyện trên?
Câu 8 (0,5 điểm) Nêu suy nghĩ của em về chi tiết mà mình ấn tượng nhất đối với nhân vật trong truyện.
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) mà em ấn tượng nhất.
III. Đáp án đề thi minh họa giữa kì 1 Văn 8
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
Câu 1 | C. Tự sự | 0,5 điểm |
Câu 2 | B. Phạm Ngũ Lão | 0,5 điểm |
Câu 3 | A. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy chưa làm được gì để vui lòng mẹ, nếu đi mừng người ta thì sẽ lấy làm nhục. | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. Là một người khảng khái, cương trực | 0,5 điểm |
Câu 5 | - HS có thể tóm tắt theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được nội dung câu chuyện. - Bối cảnh lịch sử: Thời nhà Trần đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ở phương Bắc và đẩy lùi sự xâm lấn của quân Ai Lao ở phía Nam. | 1,0 điểm |
Câu 6 | Những chi tiết cho thấy Phạm Ngũ Lão có tài cầm quân của Phạm Ngũ Lão: - Theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Nguyên thì đánh trận nào cũng thắng, lập nên công trạng rất nhiều. - Về sau, vua nước Ai Lao đem hơn một vạn quân và voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực dài độ một trượng, chồng chất trên các vệ đường…. | 0,5 điểm |
Câu 7 | Những nét tính cách của Phạm Ngũ Lão: - Là một vị tướng tài giỏi xuất sắc đời nhà Trần, đã có công giúp Trần Hưng Đạo đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ở phương Bắc và đẩy lùi sự xâm lấn của quân Ai Lao ở phía Nam. - Là người tính tình khẳng khái, vừa có chí lớn vừa có tài cao, đã lập công lớn giết giặc cứu nước, nêu tấm gương sáng ngời về chí làm trai cho các thế hệ thanh niên đời sau học tập. | 1,0 điểm |
Câu 8 | HS nêu chi tiết mình ấn tượng và nêu lí do thuyết phục. | 0,5 điểm |
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một chuyến đi Mở bài giới thiệu được chuyến đi. Thân bài triển khai được chi tiết chuyến đi. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về chuyến đi. | 0,25 điểm |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa). | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài - Giới thiệu được chuyến đi: Lí do, mục đích của chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. 2. Thân bài - Kể diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…) - Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…). 3. Kết bài Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ về chuyến đi. | 3,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
| e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
3. Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều
PHÒNG GD&ĐT ………… TRƯỜNG …………………. (Đề thi gồm có … trang) | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Môn: NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU |
I. Nội dung ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 8
Văn bản:
- Nhận biết được một số yêu tố hình thức của truyện ngắn: cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ,...
- Nhận biết và phân tích được đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức của thơ sáu chữ, bảy chữ (số chữ ở mỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc;...) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản; liên hệ được thông tin trong văn bản với nhữnh vấn đề của xã hội đương đại.
Truyện ngắn
Nội dung | Kiến thức |
1. Khái niệm | Truyện ngắn là thể loại cỡ nhỏ của tác phẩm văn xuôi hư cấu, thường phản ánh một “khoảnh khắc”, một tình huống độc đáo, một sự kiện gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật. |
2. Kết cấu | Kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tuyến. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. |
3. Yếu tố quan trọng nhất | Những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều hàm ý. |
4. Cốt truyện | Đa dạng |
Thơ sáu chữ, bảy chữ
Nội dung | Kiến thức |
1. Số chữ, dòng thơ | + Thơ sáu chữ: mỗi dòng có sáu chữ. + Thơ bảy chữ: mỗi dòng có bảy chữ. |
2. Ngắt nhịp | + Thơ sáu chữ: 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, + Thơ bảy chữ: 4/3. |
3. Cách gieo vần | vần chân, vần liền, vần cách, vần lưng… |
Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng trong tự nhiên
Nội dung | Kiến thức |
1. Khái niệm | - Là loại văn bản thông tin tập trung nêu lên và trả lời các câu hỏi như sau: Hiện tượng đó là gì? Tại sao có hiện tượng đó? Chúng có lợi hay có hại như thế nào? Cần làm gì để tận dụng lợi ích và khắc phục ảnh hưởng xấu của chúng?... - Nội dung giải thích các câu hỏi phải xuất phát từ những kiến thức có cơ sở khoa học. |
2. Mục đích | Cung cấp thông tin về hiện tượng tự nhiên. |
Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc
Bài | Văn bản | Tác giả | Loại, thể loại | Đặc điểm nổi bật | |
Nội dung | Hình thức | ||||
1 | Tôi đi học | Thanh Tịnh | Truyện ngắn | Truyện Tôi đi học kể lại kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong ngày tựu trường đầu tiên hết sức chân thực, tinh tế qua dòng hồi ức của nhà văn. | - Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian buổi tựu trường. - Đan xen yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Nghệ thuật so sánh tạo hiệu quả diễn đạt cao, kết hợp các từ láy, tính từ, động từ giàu hình ảnh và sinh động. - Ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng phù hợp với tâm trạng ngây thơ, rụt rè của những đứa trẻ trong buổi tựu trường đầu tiên. |
Gió lạnh đầu mùa | Thạch Lam | Truyện ngắn | Truyện ngắn thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt. | Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc. | |
Người mẹ vườn cau | Nguyễn Ngọc Tư | Truyện ngắn | Truyện nói về kí ức của tác giả về người bà nội - một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Qua đó, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh vì lí tưởng cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và những người mẹ anh hùng. | - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đậm chất Nam Bộ. - Cốt truyện gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung. - Ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc. | |
2 | Nắng mới | Lưu Trọng Lư | Thơ bảy chữ | Kí ức về người mẹ gắn liền với sự biết ơn cùng tình yêu tha thiết. | - Sử dụng thể thơ thất ngôn, cùng các biện pháp tu từ linh hoạt. - Giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết. |
Nếu mai em về Chiêm Hóa | Mai Liễu | Thơ sáu chữ | Văn bản viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang với những cảnh sắc khi mùa xuân về, nhằm thể hiện tình yêu quê hương, nhớ về nguồn cội của tác giả. | - Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ. - Miêu tả các hình ảnh thiên nhiên sinh động, nên thơ. - Ngôn từ giản dị, gần gũi với người đọc. | |
Đường về quê mẹ | Đoàn Văn Cừ | Thơ bảy chữ | Văn bản nói về những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Trong kí ức đẹp đẽ ấy, cứ mỗi độ xuân về mẹ lại dẫn đàn con về quê của mẹ, diễn tả được tâm trạng vui mừng, háo hức của người con mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại. Đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào của con về vẻ xinh đẹp, nết na của mẹ. | - Miêu tả các hình ảnh thiên nhiên và con người sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. - Ngôn từ giản dị, gần gũi với người đọc. | |
3 | Sao băng | Văn bản thông tin | Văn bản nói về một trong những hiện tượng đẹp và kì thú của tự nhiên – sao băng. Qua đó, văn bản cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, sự ra đời và hình thành của hiện tượng sao băng. | - Cấu trúc chặt chẽ, giải thích cặn kẽ, rõ ràng, làm tăng tính chân thực thông tin trong văn bản. | |
Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI | Văn bản thông tin | Văn bản nói về sự ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng đến cuộc sống con người là bài toán khó cần giải quyết trong thế kỉ XXI. | - Văn bản thông tin trình bày logic, rõ ràng, rành mạch làm tăng hiệu quả diễn đạt thông tin của văn bản. - Văn bản sử dụng các kênh chữ, kênh hình có sự so sánh trong biểu đồ nhằm tăng tính thuyết phục cho văn bản. | ||
Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại | Văn bản thông tin | Văn bản đề cập đến những thông tin cơ bản về hiện tượng lũ lụt bao gồm khái niệm, nguyên nhân, tác hại của lũ lụt gây ra và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. | Văn bản thông tin trình bày logic, rõ ràng, rành mạch làm tăng hiệu quả diễn đạt thông tin của văn bản. |
2. Tiếng Việt
- Nhận biết và sử dụng trợ từ, thán từ.
- Nhận biết được sắc thái nghĩa của từ ngữ và hiệu quả lựa chọn từ ngữ.
- Nhận biết và giải thích được đặc điểm, chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp; tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
STT | Nội dung tiếng Việt | Khái niệm cần nắm vững | Dạng bài tập thực hành |
1 | Trợ từ | - Trợ từ là những từ được thêm vào câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, tình cảm, sự đánh giá hay mục đích phát ngôn của người nói (người viết). - Trợ từ gồm 2 nhóm: + Trợ từ đi kèm các từ ngữ trong câu (chính, đích, ngay cả, chỉ, những,...) + Trợ từ ở cuối câu (à, ạ, ư, nhỉ, nhé, nào, cơ,... | Chỉ ra trợ từ và nêu tác dụng. |
2 | Thán từ | - Thán từ là những từ dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết) hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ tường được dùng ở đầu câu những cũng khi tách ra thành câu đặc biệt. - Thán từ gồm 2 nhóm: + Thán từ biểu lộ tình cảm (a, ái, a ha, ôi, ối, ô hay, than ôi,...) + Thán từ gọi đáp (này, ơi, dạ, vâng, ừ,...) | Chỉ ra thán từ và nêu tác dụng. |
3 | Sắc thái nghĩa của từ | - Sắc thái nghĩa là nét nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ. - Sắc thái nghĩa gồm: + Sắc thái miêu tả + Sắc thái biểu cảm | Nhận biết và nêu hiệu quả của sắc thái nghĩa của từ. |
4 | Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp | - Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý khái quát đến cụ thể. Ở đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đứng đầu đoạn văn, nêu ý khái quát của cả đoạn, các câu còn lại phát triển ý nêu ở câu chủ đề. - Đoạn văn quy nạp là đoạn văn trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý cụ thể đến ý khái quát. Ở đoạn văn quy nạp, câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu đứng trước. - Đoạn văn song song là đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau và cùng có tác dụng làm rõ ý khái quát nêu ở phần trước hoặc sau đó. - Đoạn văn phối hợp là đoạn văn vừa có câu chủ đề ở đầu đoạn, vừa có câu chủ đề ở cuối đoạn. | Tìm câu chủ đề, xác định kiểu đoạn văn và phân tích tác dụng cách thức tổ chức đoạn văn. |
5 | Phương tiện phi ngôn ngữ | Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình ảnh, số liệu, kí hiệu, biểu đồ,… được dùng phối hợp với phương tiện ngôn ngữ nhằm minh họa, làm rõ những nội dung nhất định được biểu thị bằng cách phương tiện ngôn ngữ. | Chỉ ra tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ. |
3. Viết
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ sáu chữ bảy chữ.
Dàn ý viết bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội.
Mở bài | Giới thiệu khái quát: nêu tên một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa, mục đích và lí do em tham gia hoạt động đó. |
Thân bài | - Kể về hình thức tổ chức hoạt động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm,…). - Kể về quá trình tiến hành hoạt động (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc). - Nêu kết quả của hoạt động (về vật chất và về tinh thần) |
Kết bài | Khẳng định ý nghĩa của hoạt động và rút ra bài học sau khi tham gia hoạt động xã hội. |
Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ sáu chữ bảy chữ.
Mở đoạn | Nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc ở dòng, khổ, đoạn thơ hoặc bài thơ. |
Thân đoạn | Nêu cụ thể cảm nhận, suy nghĩ của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn. |
Kết đoạn | Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đã trình bày. |
II. Đề thi minh họa giữa kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều
I. Phần đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
KHI MÙA THU SANG
Trần Đăng Khoa
Mặt Trời lặn xuống bờ ao
Ngọn khói xanh lên lúng liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng
Xóm ngoài, nhà ai giã cốm
Làn sương lam mỏng rung rinh
Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ
Tự mình làm nên bức tranh
Rào thưa, tiếng ai cười gọi
Trông ra nào thấy đâu nào
Một khoảng trời trong leo lẻo
Thình lình hiện lên ngôi sao
Những muốn kêu to một tiếng
Thu sang rồi đấy. Thu sang!
Lòng bỗng nhớ ông Nguyễn Khuyến
Cõng cháu chạy rông khắp làng...
(Trích Kể cho bé nghe, NXB Kim Đồng, 2011)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát
B. Thơ sáu chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ tự do
Câu 2. Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?
A. Một hình ảnh gây ấn tượng với tác giả
B. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả
C. Một hiện tượng khơi nguồn cảm hứng cho tác giả
D. Một cảm xúc bâng khuâng chợt đến với tác giả
Câu 3. Nhận xét nào đúng về bố cục của bài thơ?
A. Bài thơ chia làm hai phần: ba khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên và con người, khổ thơ cuối trực tiếp nói lên cảm xúc của tác giả trước mùa thu.
B. Bài thơ chia làm ba phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, hai khổ tiếp theo là hình ảnh con người và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả trước mùa thu.
C. Bài thơ chia làm ba phần: hai khổ thơ đầu là hình ảnh thiên nhiên và con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả.
D. Bài thơ chia làm bốn phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, khổ thơ thứ hai là hình ảnh con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh của mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Vườn sau gió chẳng đuổi nhau / Lá vẫn bay vàng sân giếng”?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Điệp ngữ
D. Nói giảm nói tránh
Câu 5. Trong khổ thơ thứ hai, những hình ảnh nào là tín hiệu của mùa thu?
A. Cốm và làn sương
B. Làn sương và em nhỏ
C. Em nhỏ và con trâu
D. Con trâu và cốm
Câu 6. Nhận xét nào đúng về nội dung của các dòng thơ “Những muốn kêu to một tiếng / Thu sang rồi đấy. Thu sang!”?
A. Nói to những dự đoán của mình về việc đất trời mùa hạ đã chuyển sang thu
B. Lo lắng, bất ngờ trước những đổi thay của vạn vật và con người xung quanh
C. Nêu lên cảm giác quen thuộc, gần gũi về khung cảnh làng quê vào mùa thu
D. Mong được cất lên tiếng reo vui trước những tín hiệu của mùa thu
...........
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 8