Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa học kì 1 môn HĐTN, HN lớp 8 năm 2024 - 2025
Đề cương ôn tập Hoạt động trải nghiệm 8 giữa kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 hệ thống các kiến thức lý thuyết và một số câu hỏi trắc nghiệm được biên tập một cách logic và khoa học. Qua đó giúp các em học sinh lớp 8 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.
Đề cương Hoạt động trải nghiệm 8 giữa kì 1 Kết nối tri thức còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy dưới đây là toàn bộ đề cương ôn tập Hoạt động trải nghiệm 8 giữa kì 1 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THCS............ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: HĐTN 8 |
I. Phạm vi ôn tập
- Đối với chủ đề 1 Em với nhà trường: Học kĩ
- Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- Chủ đề 2: Khám phá bản thân
- Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
- Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân trong một số tình huống.
- Nắm được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực
- Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân
Xác định được trách nhiệm với bản thân và với mọi người xung quanh.
II. Một số câu hỏi ôn luyện
Câu 1: Khi thấy một nhóm người đang dồn một bạn vào tường, em nên làm gì?
A. Xông vào bảo vệ bạn
B. Hét to lên và chạy
C. Báo với người lớn, thầy cô giáo ở gần nhất
D. Đánh nhau với các bạn
Câu 2: Có thể phòng tránh bắt nạt học đường bằng cách?
A. Chủ động phòng, tránh các hành vi bắt nạt học đường
B. Giúp người khác nhận ra các dấu hiệu của hành vi bắt nạt và chia sẻ kết quả thực hiện
C. Thiết kế hình ảnh, thông điệp "Lớp học không có bắt nạt"
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Em nên tham gia vào việc nào dưới đây?
A. Thi đua dạy tốt, học tốt
B. Xây dựng " Trường học thân thiện, học sinh tích cực"
C. Tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 4: Những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường là?
A. Tham gia xây dựng các quy định của nhà trường
B. Tích cực học tập và tham gia nghiên cứu khoa học
C. Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Em có thể làm gì để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường?
A. Tham gia các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường
B. Vận động các bạn cùng tham gia các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 6: Hạnh ngồi cạnh Duy Anh và thường xuyên bị bạn trêu đùa ác ý nên em cảm thấy rất khó chịu. Hạnh đã xin chuyển chỗ để tránh bị bạn làm phiền, ảnh hưởng đến việc học. Tuy nhiên, sau khi Hạnh chuyển chỗ, Duy Anh vẫn thường sang bàn của Hạnh và tiếp tục trêu bạn. Em sẽ làm gì nếu em là Hạnh?
A. Hẹn bạn Duy Anh ra đánh nhau
B. Mách với các bạn khác trong lớp
C. Nói với cô giáo về việc bạn Duy Anh thường xuyên làm phiền, ảnh hưởng đến việc học của em
D. Đáp án khác
Câu 7: Hôm trước, khi thảo luận nhóm trực tuyến, Minh đã bị Thành chụp bức hình với biểu cảm không đẹp. Vài ngày sau đó, ở trên lớp Thành luôn nói với Minh là nếu không chép bài cho mình, sẽ đưa ảnh đó lên trang mạng xã hội của lớp. Nếu em là Minh, em sẽ làm gì?
A. Chép bài cho Minh
B. Nói chuyện này với cô giáo
C. Nói chuyện thẳng thắn với bạn Thành em không sợ những bức ảnh như vậy và nếu như bạn thấy những bức ảnh xấu như vậy bạn mà bị đưa lên thì bạn sẽ cảm thấy như nào
D. Đáp án khác
Câu 8: Biết Đức Anh là học sinh mới chuyển trường khác đến, một nhóm học sinh trong trường thường xuyên chặn đường bạn và đòi hỏi những thứ vô lí, lúc thì yêu cầu đưa tiền ăn sáng, lúc thì lục cặp lấy hết đồ dùng học tập. Nếu em là Đức Anh em sẽ làm gì?
A. Giữ chuyện này một mình không cho ai biết
B. Nói chuyện này với người lạ
C. Nói với cô giáo và nói với bố mẹ về việc này
D. Đáp án khác
Câu 9: Những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường là?
A. Tích cực tham gia các chương trình mà trường tổ chức
B. Hưởng ứng mọi chương trình
C. Học tập tốt và luôn ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 10: Hành động nào dưới đây là hành vi của bắt nạt học đường?
A. Nhắn tin đe dọa
B. Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng
C. Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Dấu hiệu thường thấy của việc bạo lực học đường trong trường học là?
A. Bắt ép bạn chép bài và làm bài tập cho mình
B. Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn
C, Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 12: Nên thực hiện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống như thế nào?
A. Chỉ khi nào cần thiết mới phải điều chỉnh
B. Thực hiện điều chỉnh hàng ngày
C. Điều chỉnh khi có hứng
D. Đáp án khác
Câu 13: Đâu là các lỗi thường gặp khi tranh biện?
A. Lúng túng
B. Chưa tự tin
c. Quên chủ đề
d. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 14: Thương thuyết hiệu quả là
A. Tôn trọng, lắng nghe đối phương
B. Tạo được tình cảm với đối phương
C. Tự tin, thiện chí
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 15: Cách thương thuyết là?
A. Nêu những yêu cầu cụ thể của mình, những gì mình muốn hoặc không mong muốn
B. Lắng nghe yêu cầu của đối phương và đưa ra một thỏa hiệp tương ứng
C. Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 16: Những lưu ý khi tranh biện là?
A. Trình bày lập luận rõ ràng, chặt chẽ
B. Nắm vững quan điểm của bản thân
C. Tôn trọng, lăng nghe ý kiến của đối phương
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 17: Em rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết như nào?
A. Luyện tập trước khi tranh biện
B. Chuẩn bị cẩn thận các luận điểm, lí lẽ
Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 18: Biện pháp rèn luyện tính chưa tự tin khi tranh biện là?
A Chuẩn bị cẩn thận các luận điểm lí lẽ dẫn chứng trước khi tranh biện
B. Luyện tập trước khi tranh biện
C. Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 19: Cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực là?
A. Hít một hơi thật sâu để điều chỉnh lại cảm xúc
B. Uống một cốc nước...
C. Suy nghĩ mọi chuyện lạc quan hơn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 20: Đặc điểm của nét đặc trưng là?
A. Là những nét mà mình thường hay thể hiện mà đôi khi mình không nhận ra
B. Thường được người khác nhận ra
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 21: Cách từ chối tình huống nguy hiểm là?
A. Từ chối và đưa ra một lí do để trì hoãn việc thực hiện
B. Từ chối và đưa ra phương án khác phù hợp hơn để thay thế
C. Từ chối thẳng một cách thẳng thắn, dứt khoát
D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 22: Em có thể đưa ra lời từ chối nào khi trong tình huống vượt quá khả năng?
A. Không, mình không muốn/ thích
B. Hôm nay mình bận rồi. Hẹn hôm khác nhé
C. Theo mình, chúng ta nên làm theo phương án/ cách này sẽ hợp lý hơn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 23: Trách nhiệm với bản thân em là việc?
A. Tự chăm sóc sức khỏe của bản thân
B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 24: Em có thể đưa ra lời từ chối nào khi trong tình huống không phù hợp với nhu cầu, sở thích cá nhân?
A. Không, mình không muốn/ thích
B. Hôm nay mình bận rồi. Hẹn hôm khác nhé
C. Theo mình, chúng ta nên làm theo phương án/ cách này sẽ hợp lý hơn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 25: Đâu là việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân?
A. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực
B. Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày
C. Hoàn thành nhiệm vụ học tập
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 26: Cách từ chối tình huống vượt quá khả năng là?
A. Từ chối và đưa ra một lí do để trì hoãn việc thực hiện
B. Từ chối và đưa ra phương án khác phù hợp hơn để thay thế
C. Từ chối thẳng một cách thẳng thắn, dứt khoát
D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 27: Đâu là biện pháp rèn luyện tinh thần trách nhiệm đối với sức khỏe thể chất và tinh thần?
A. Tập thể dục thể thao thường xuyên
B. Nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí phù hợp
C. Đọc sách, báo thường xuyên
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 28: Cách từ chối tình huống không phù hợp với nhu cầu, sở thích cá nhân là?
A. Từ chối và đưa ra một lí do để trì hoãn việc thực hiện
B. Từ chối và đưa ra phương án khác phù hợp hơn để thay thế
Từ chối thẳng một cách thẳng thắn, dứt khoát
Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 29: Việc nào thể hiện trách nhiệm của em trong các hoạt động?
A. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong quá trình hoạt động
B. Việc thiếu ý chí
C. Vượt qua khó khăn để thực hiện các kế hoạch đã đặt ra
D. Có ý thức giúp đỡ các bạn trong hoạt động chung
Câu 30: Em có thể đưa ra lời từ chối nào khi trong tình huống nguy hiểm?
A. Không, mình không muốn/ thích
B. Hôm nay mình bận rồi. Hẹn hôm khác nhé
C. Theo mình, chúng ta nên làm theo phương án/ cách này sẽ hợp lý hơn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 31: Đâu là việc em nên làm?
A. Tạo niềm vui cho mình và mọi người
B. Tranh cãi với đối tượng xung đột đến khi thắng thì thôi
C. Ở trong môi trường tiêu cực lâu
D. Đáp án khác
Câu 32: Tính cách hòa đồng thể hiện ở?
A. Sự vui vẻ với mọi người
B. Sự cởi mở với mọi người
C. Sự thân thiện với mọi người
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 33: Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?
A. Quyết đoán
B. Dễ cáu giận
C. Thiếu chính kiến
D. Lười biếng
Câu 34: Đâu là cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực?
A. Thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều
B. Tách mình ra khỏi khoog gian, đối tượng gây cho mình cảm xúc tiêu cực
C. Tâm sự, chia sẻ với những người đáng tin cậy
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 35: Đâu là nét tính cách sẽ được mọi người yêu quý?
A. Lười biếng
B. Chu đáo
C. Đố kị
D. Thiếu chính kiến
Câu 36: Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn khi thương thuyết thì em nên?
A. Cãi cho bằng thắng
B. Tìm một cách giải quyết mà cả hai bên cùng chấp nhận được
C. Nhường nhịn đối phương
D. Đáp án khác
Câu 37: Khi thương thuyết với người khác, em nên?
A. Khi mâu thuẫn thì cãi cho bằng thắng thì thôi
B. Chê bai người khác
C. Chốt lại ý kiến của cả hai bên
D. Đáp án khác
Câu 38: Đâu là nét tính cách có thể khiến mọi người xa lánh em?
A. Tính cẩn thận
B. Tính hòa đồng
C. Tính ích kỉ
D. Tính chu đáo
Câu 39: Khi thương thuyết em nên?
A. Ngại ngùng
B. Tự tin, thiện chí
C. Sợ hãi, lo lắng
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 40: Đâu là biện pháp tạo cảm xúc tích cực?
A. Tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội với nhóm bạn
B. Tham gia hoạt động thể dục thể thao
C. àm những việc theo sở thích
D. Cả ba đáp án trên đều đúng