Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 5 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 8 (Có đáp án + Ma trận)

Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều năm 2023 - 2024 mang đến 5 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều được biên soạn rất đa dạng gồm trắc nghiệm kết hợp với tự luận có đáp án giải chi tiết. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn KHTN Cánh diều - Đề 1

Đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn KHTN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Chất ban đầu bị biến đổi trong quá trình phản ứng được gọi là

A. chất sản phẩm.
B. chất xúc tác.
C. chất phản ứng hay chất tham gia.
D. chất kết tủa hoặc chất khí.

Câu 2: (NB) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng

A. khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng.
B. khi xảy ra kèm theo sự giải phóng nhiệt chất phản ứng ra môi trường.
C. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng với các chất trong môi trường.
D. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng.

Câu 3 (NB): Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau.

A. Mol là lượng chất có chứa NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
B. Mol là khối lượng của chất có chứa NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
C. Mol là thể tích của chất có chứa NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
D. Mol là nồng độ của chất có chứa NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

Câu 4 (NB): Điều kiện chuẩn có nhiệt độ và áp suất giá trị là

A. 0oC và 1 atm.
B. 25oC và 1 atm.
C. 25oC và 1 bar.
D. 0oC và 1 bar.

Câu 5 (NB): Dung dịch base làm quỳ tím chuyển màu

A. đỏ.
B. trắng.
C. vàng.
D. xanh

Câu 6 (NB): pH< 7, môi trường có tính gì?

A. Acid
B. Kiềm
C. Trung tính.
D. Không xác định được.

Câu 7 (NB): Điều kiện để 2 dung dịch muối có thể phản ứng với nhau là

A. có ít nhất 1 muối mới không tan hoặc ít tan.
B. có ít nhất một muối mới là chất khí.
C. cả hai muối mới bắt buộc không tan hoặc ít tan.
D. các muối mới đều là muối tan.

Câu 8 (NB): Độ dinh dưỡng của phân lân là

A. % K2
B. % P2O5.
C. % P.
D.%PO43-.

Câu 9 (TH): Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Đốt cao su có mùi hắc rất khó chịu.
B. Trên bề mặt các hồ tôi vôi để lâu ngày sẽ có lớp màng mỏng màu trắng.
C. Quả bóng bay trên cao rồi nổ tung.
D. Khi chiên trứng gà nếu đun quá lửa sẽ có mùi khét.

Câu 10 (TH): Thể tích của 0,5 mol khí CO2 ở điều kiện chuẩn là

A. 11,55 (lít).
B. 11,2 (lít).
C. 10,95 (lít)
D. 12,395 (lít).

Câu 11 (TH): Đốt cháy 1,2 gam carbon cần a gam oxygen, thu được 4,4 gam khí carbondioxide. Tính a.

A. 3,8.
B. 2,2.
C. 3,2.
D. 4,2.

Câu 12 (TH): Đâu không phải là biện pháp bón phân để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón hóa học?

A. Bón đúng loại.
B. Bón đúng lúc.
C. Bón đúng liều lượng.
D. Bón vào trời mưa.

Câu 13 (VD): Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến trải qua các giai đoạn sau

A· Nến chảy lỏng thấm vào bấc.
B· Nến lỏng hóa hơi.
C· Hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước.
D. Giai đoạn nào của quá trình đốt nến xảy ra biến đổi vật lý, giai đoạn nào biến đổi hóa học?

A. (1) biến đổi vật lý; (2) và (3) biến đổi hóa học.
B. (1), (2) biến đổi vật lý; (3) biến đổi hóa học.
C. (1), (3) biến đổi vật lý; (2) biến đổi hóa học.
D. (2), (3) biến đổi vật lý; (1) biến đổi hóa học.

Câu 14 (VD): Biết tỉ khối của khí B so với oxi là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Xác định khối lượng mol của khí A?

A. 14 g/mol.
B. 24 g/mol.
C. 34 g/mol.
D. 44 g/mol.

Câu 15 (VD): Cho sơ đồ phản ứng sau:

FexOy+ H2 → Fe + H2O

Tổng hệ số các chất sản phẩm là

A. x + y.
B. 2x + y.
C. x + 2y.
D. 2x + 2y.

Câu 16 (VD): Khi cho 200 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra là

A. 8 gam.
B. 10,2 gam.
C. 12 gam.
D. 8,8 gam.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm)

(NB) Hãy nêu các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng.

Câu 2: (3 điểm)

1) (NB) Hoàn thành các phương trình còn thiếu theo sơ đồ sau:

H2SO4 + ? → K2SO4 +H2O

HCl + ? → MgCl2 + H2O

H2CO3 + ? → CaCO3 + H2O

2) (VD) Cho các oxide sau: CaO, MgO, CO2, P2O5, CO.

· Oxide nào có thể tác dụng được với HCl.

· Oxide nào có thể tác dụng được với NaOH.

Viết phương trình hóa học và phân loại các oxide trên.

Câu 3. (2 điểm)

1. (VD) Muốn pha 300 gam dung dịch HCl 2% từ dung dịch HCl 12% thì khối lượng dung dịch HCl 12% cần lấy là bao nhiêu?

2. (VDC) Đốt 16 lít CO trong bình với 6 lít O2. Sau phản ứng thu được 18 lít hỗn hợp khí. Tính hiệu suất của phản ứng.

Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

1. A

2. B

3. A

4. C

5. D

6. A

7. A

8. B

9. C

10. D

11. C

12. D

13. B

14. C

15. A

16. D

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là

+ Nhiệt độ.

+ Nồng độ.

+ Diện tích bề mặt tiếp xúc.

+ Chất xúc tác.

1,0 đ

Câu 2

a.

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

HCl + 2Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O

H2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2H2O

b.

Oxide

Tác dụng với HCl

Tác dụng với NaOH

Phân loại

CaO

CaO + HCl → CaCl2 + H2O

Không tác dụng

Oxide base

MgO

MgO + HCl → MgCl2 + H2O

Không tác dụng

Oxide base

CO2

Không tác dụng

CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Oxide acid

P2O5

Không tác dụng

P2O5 + NaOH → Na3PO3 + H2O

Oxide acid

Al2O3

Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O

Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O

Oxide lưỡng tính

CO

Không tác dụng

Không tác dụng

Oxide trung tính

Câu 3

a. Khối lượng HCl có trong 300 gam dung dịch HCl 2% là:

Khối lượng dung dịch HCl 12% có chứa 6 gam HCl là:

Vậy khối lượng dung dịch HCl 12% cần lấy là 50 gam.

b.

PTHH: 2CO + O2 2CO2

Trước phản ứng: 16 6 0 (lít)

Phản ứng: 2x x 2x (lít)

Sau phản ứng: 16-2x 6-x 2x (lít)

Ta có hỗn hợp khí sau phản ứng là 18 lít, tức là:

16-2x + 6-x +2x =18

→ x = 4

PTHH: : 2CO + O2-- 2CO2

Thể tích (lít) 16 6

Lập tỉ lệ >

→ Nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn, O2 sẽ hết và CO dư, nên tính hiệu suất theo thể tích khí O2

Hiệu suất của phản ứng là

Vậy hiệu suất của phản ứng là 66,67%.

Ma trận đề thi giữa kì 1 môn KHTN 8

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 – CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

MỞ ĐẦU.

1

0,5đ

1

0,5

I. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT.

4

1

0,5đ

3

3

1

1

10

3

5

II. ACID – BASE – pH – OXIDE – MUỐI.

4

1

1

1

1

6

2

4,5

Tổng số câu TN/TL

8

3

4

1

4

1

0

1

16

6 ý

10

Điểm số

2

2

1

2

1

1

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

MỞ ĐẦU

1

0

Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8

Nhận biết

- Nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất.

- Nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn.

- Nhận biết được các thiết bị điện trong môn KHTN.

1

C1a

Thông hiểu

- Trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

3

10

1. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Nhận biết

- Nêu được khái niệm, biến đổi vật lý, biến đổi hóa học.

- Nêu được khái niệm về phản ứng thu nhiệt, tỏa nhiệt.

Thông hiểu

- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

Vận dụng

- Phân biệt được sự biến đổi vật lý và hóa học trong quá trình đốt nến.

- Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lý và biến đổi hóa học.

1

C13

2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Nhận biết

- Nêu được khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu và sản phẩm.

- Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm.

- Nêu được một số dấu hiệu chứng tot có phản ứng hóa học xảy ra.

2

C1,2

Thông hiểu

- Chỉ ra được trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra

1

C9

Vận dụng

- Vận dụng được các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.

3. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Nhận biết

- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học để tìm khối lượng chất chưa biết.

- Nêu được khái niệm phương trình hóa học và các bước lập phương trình hóa học.

Thông hiểu

- Trình bày được ý nghĩa của phương trình hóa học.

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học để tìm khối lượng chất chưa biết.

1

C11

Vận dụng

- Lập được sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ và phương trình hóa học của một số phản ứng cụ thể.

- Tính tổng hệ số của cac chất sản phẩm trong phương trình có các chỉ số là ẩn x,y.

1

C15

4. Mol và tỉ khối chất khí

Nhận biết

- Nêu được khái niệm mol.

- Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.

- Nêu được điều kiện chuẩn của chất khí.

2

C3, 4

Thông hiểu

- Tính được khối lượng mol và chuyển đổi được giữa số mol và khối lượng, thể tích chất khí ở đkc

- So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác.

1

C10

Vận dụng

- Tính khối lượng mol của một chất dựa vào tỷ khối của chất khí này với chất khí kia.

1

C14

5. Tính theo phương trình hóa học

Nhân biết

- Nêu được khái niệm, công thức tính của hiệu suất phản ứng

Thông hiểu

- Tính đươc chất lượng phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25oC.

Vận dụng cao

- Tính được hiệu suất một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.

1

C3b

6. Nồng độ dung dịch

Nhận biết

- Nêu được dung dịch là hỗn hợp đồng nhất cả các chất đac tan trong nhau.

- Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ %, nồng độ mol.

Thông hiểu

- Tính được độ tan, nồng độ %, nồng độ mol theo công thức.

Vận dụng

- Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước.

Vận dụng cao

- Tính được khối lượng dung dịch đã biết nồng độ dùng để pha dung dịch mới với nồng độ khác.

1

C3a

7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Nhận biết

- Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng

- Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng. thực tế.

1

C1

Thông hiểu

- So sánh được tốc độ của một số phản ứng hóa học

- Trình bày được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng

- Nhận biết được các loại chất xúc tác.

ACID – BASE – pH – OXIDE – MUỐI

2

6

8. Acid

Nhận biết

- Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+)

- Nêu được các tính chất hóa học của acid.

- Hoàn thành một số phương trình thể hiện tính chất hóa học của acid.

1

C2a

Thông hiểu

- Giải thích được các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm với dung dịch acid.

Vận dụng

-Trình bày và ứng dụng một số acid thông dụng vào đời sống.

Vận dụng cao

- Tính được thể tích hỗn hợp dung dịch acid cần dùng để hòa tan một khối lượng kim loại cho trước.

9. Base

Nhận biết

- Nêu được khái niệm base, kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.

- Dung dịch base làm đổi màu các chất chỉ thị như quỳ tím, phenolphtalein.

1

C5

Thông hiểu

- Giải thích được các thí nghiệm tính chất hóa học của base.

- Sử dụng bảng tính tan để phân biệt hydroxide thuộc loại kiềm hoặc base không tan.

Vận dụng

- Vận dụng tính chất của base vào trong thực tiễn.

10. Thang pH

Nhận biết

- Nêu được thang pH, sử dụng thang pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch.

1

C6

Thông hiểu

- Đo pH của một số loại thực phẩm.

Vận dụng

- Liên hệ được pH có trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất.

11. Oxide

Nhận biết

- Nêu được khái niệm oxide.

Thông hiểu

- Viết được phương trình hóa học tạo oxide từ kim loại/ phi kim với oxygen.

- Phân loại được các oxide theo khả năng phản ứng với acid/base.

1

C2b

Vận dụng

- Nêu và giải thích được các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm về tính chất hóa học của oxide

12. Muối

Nhận biết

- Nêu được khái niệm về muối, đọc được tên một số loại muối thông dụng.

- Trình bày được một số phương pháp điều chế muối.

- Nêu điều kiện 2 dung dịch muối phản ứng với nhau.

1

C7

Thông hiểu

- Trình bày và giải thích được hiện tượng hóa học về tính chất hóa học của muối.

Vận dụng

- Tính khối lượng khí sinh ra khi cho muối carbonate tác dụng với HCl

1

C16

13. Phân bón hóa học

Nhận biết

- Trình bày được vai trò của các loại phân bón đối với cây trồng.

- Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số lọa phân bón hóa học đối với cây trồng.

- Nêu được cách tính độ dinh dưỡng của các loại phân bón hóa học.

1

C8

Thông hiểu

- Trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học đến môi trường và con người.

Vận dụng

- Chỉ được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón.

1

C12

Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều - Đề 2

Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8

Phần I: TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Em hãy khoanh tròn chữ cái trước phương án em cho là đúng, trong các câu sau:

Câu 1: Dụng cụ ở hình bên có tên gọi là gì và thường dùng để làm gì?

A. Pipette, dùng lấy hóa chất.
B. Bơm tiêm, dùng truyền hóa chất cho cây.
C. Bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm.
D. Bơm khí dùng để bơm không khí vào ống nghiệm.

Câu 2: Cách bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm:

A. Hóa chất trong phòng thí nghiệm thường đựng trong lọ có dán nhãn ghi tên hóa chất.
B. Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, phải đổ trở lại bình chứa.
C. Hóa chất trong phòng thí nghiệm thường đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hóa chất.
D. Nếu hóa chất có tính độc hại không cần ghi chú trên nhãn riêng nhưng phải đặt ở khu vực riêng.

Câu 3: Biến đổi nào sau đây là biến đổi hóa học?

A. Cơm bị ôi thiu.
B. Rửa rau bằng nước lạnh.
C. Cầu vồng xuất hiện sau mưa.
D. Hoà tan muối ăn vào nước.

Câu 4: Hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi được gọi là

A. huyền phù.
B. nhũ tương.
C. dung dịch.
D. dung dịch bão hòa.

Câu 5: Khí nào nhẹ nhất trong các chất khí sau:

A. O2
B. H2
C. CO2
D. N2

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 10g đường vào 190g nước thì thu được dung dịch nước đường có nồng độ bằng

A. 5,26%
B. 5,0%
C. 10%
D. 20%

Câu 7: Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH, người ta làm thế nào?

A. Tính số gam NaOH có trong 100g dung dịch
B. Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch
C. Tính số gam NaOH có trong 1000g dung dịch
D. Tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch

Câu 8: Cho 4,6 gam kim loại Na vào nước, phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Na + H2O -- > NaOH + H2

Hãy cho biết dung dịch tạo ra làm giấy quỳ tím chuyển sang màu gì?

A.Màu tím.
B. Màu đỏ.
C. Màu xanh.
D. không màu.

Câu 9: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thé nào?

A. Đều tăng
B. Đều giảm
C. Phần lớn tăng
D. Phần lớn giảm

Câu 10: Khi sản xuất vôi sống CaO, người ta đun nóng đá vôi CaCO3 ở nhiệt độ cao. Yếu tố nào được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ?

A. Nhiệt độ
B. Áp suất.
C. Nồng độ.
D. Xúc tác.

Câu 11: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

A. Phản ứng thuận nghịch.
B. Cân bằng hoá học.
C. Phản ứng một chiều.
D. Tốc độ phản ứng.

Câu 12: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ Ethanol (rượu) ?

A. Nhiệt độ.
B. Áp suất.
C. Nồng độ.
D. Xúc tác.

Câu 13: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

A. Thời gian xảy ra phản ứng hóa học.
B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
C. Nồng độ chất tham gia phản ứng.
D. Chất xúc tác phản ứng và nhiệt độ.

Câu 14: Theo A-re-ni-ut, acid là

A. chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
B. chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
C. chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại.
D. chất khi tan trong nước phân li ra anion phi kim.

Câu 15: Nhóm các dung dịch có pH < 7 là

A. NaOH, Ba(OH)2.
B. HCl, HNO3.
C. NaCl, KNO3.
D. nước cất, NaCl.

Câu 16: Theo A-re-ni-ut, Base là

A. chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
B. chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
C. chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại.
D. chất khi tan trong nước phân li ra anion phi kim.

Phần II: TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 17 (1 điểm): Hãy tính khối lượng chất tan có trong các lượng dung dịch sau:

a. 2 lit dung dịch NaOH 1,5M.

b. 300g dung dịch MgCl25%.

Câu 18 (1 điểm): Nung 3,5 g KClO3 (Potassium chlorate) có xúc tác là (MnO2). Sau một thời gian thu được 1,49 g KCl (Potassium chloride) và O2 (khí oxygen).

a. Tính thể tích khí thu được ở điều kiện chuẩn.

b. Tính hiệu suất của phản ứng.

Câu 19 (3 điểm):

a. Em hãy nêu bốnứng dụng của acid H2SO4.

b.Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho dung dịch HCl tác dụng lần lượt với các chất sau: Zn, NaOH, Fe2O3, CaCO3.

c. Acid dạ dày rất cần cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu dư thừa acid có thể tăng nguy cơ gây các vấn đề khác như trào ngược, viêm loét, xuất huyết dạ dày,... thậm chí là ung thư dạ dày. Vì sao người mắc bệnh dày thường được bác sĩ khuyên không nên sử dụng thức ăn có vị chua?

Câu 20 (1 điểm): Em hãy nêu các biện pháp nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường từ phân bón hóa học mà em biết.

Cho biết: Na = 23; K = 39; O = 16; Cl = 35,5; Mn = 55; Mg =24, C = 12; N = 14.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8

I.TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

A

C

B

B

D

C

C

A

D

D

A

A

B

B

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu

Ý

Đáp án

Biểu điểm

17

1

a

nNaOH = 2.1,5 = 3 (mol)

mNaOH = 3.40 = 120 (g)

0,25

0,25

b

mMgCl2 = 300.5% = 15 (g)

0,5

18

1

a

nKCl = 0,02 mol

PTHH: 2KClO3 2KCl + 3O2

0,02 0,02 0,03 (mol)

VO2 (đkc) = 0,03.24,79 = 0,7437 (lít)

0,25

0,25

b

Khối lượng KClO3 bị nhiệt phân là:

mKClO3 = 0,02.122,5 =2,45 (g)

Hiệu suất của phản ứng phân hủy KClO3 là:

H% =70%

0,25

0,25

19

2

a

Ứng dụng của acid H2SO4 là: Sản xuất phân bón, phẩm nhuộm, tơ sợi, chất dẻo....

b

PTHH:

Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2

NaOH + HCl→ NaCl + H2O

Fe2O3 + 6HCl →2FeCl3 + 3H2O

CaCO3 + 2HCl →CaCl2 + CO2 + H2O

0,25

0,25

0,25

0,25

c

Thức ăn có vị chua có môi trường acid. Khi thức ăn trong đồ chua khi vào dạ dày gây kích thích niêm mạc dẫn đến các triệu chứng ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng... làm cho bệnh đau dạy dày trở lên nặng hơn. Do đó, một khi mắc bệnh dạ dày, người bệnh cần hạn chế hoặc không sử dụng các loại thứ phẩm này

1

20

1

- Tìm hiểu kỹ cách sử dụng và liều lượng cho phép dùng mỗi lần trước khi bón cho cây. Tăng cường hiệu suất sử dụng phân bón bằng cách bón đúng loại phân mà cây đang cần.

- Ăn chín, uống sôi, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.

- Giảm sử dụng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng phân bón sạch và các loại thuốc bảo vệ sinh học.

- Tự ủ phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt vừa bảo vệ môi trường vừa hạn chế được chất hóa học độc hại. Đây được xem là phương pháp đang được nhiều hộ gia đình lựa chọn để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống của mình.

0,25

0,25

0,25

0,25

Ghi chú: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

Ma trận đề thi giữa kì 1 KHTN 8

a) Ma trận

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra GIỮA HỌC KÌ 1, khi kết thúc nội dung: (TOÀN BỘ NỘI DUNG CHỦ ĐỀ CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI)

- Thời gian làm bài: 90 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).

- Cấu trúc:

- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, gồm 16 câu hỏi (ở mức độ nhận biết: 12 câu, thông hiểu 4 câu)

- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm, Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

Mở đầu (3 tiết)

2

2

0.5

Phản ứng hóa học

(17 tiết)

6

2

2

4

6

3.5

Tốc độ phản ứng và chất xúc tác (4 tiết)

2

2

4

1.0

Acid – base – pH – oxide –muối (17 tiết)

4

2

4

2

1

9

4

4.0

Phân bón hoá học (3 tiết)

1

1

1.0

Số ý

4

12

6

4

3

0

1

0

14

16

Điểm số

1.0

3.0

2.0

1.0

2.0

1.0

6

4

10

Tổng số điểm

4.0

3.0

2.0

1.0

10

10

2. Bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì I môn Khoa học tự nhiên, lớp 8


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu hỏi

Câu hỏi

TL

( Số ý)

TN

(Số câu)

TL

(ý số)

TN

(câu số)

1. Mở đầu (3 tiết)

Nhận biết

– Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.

– Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu những hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8).

– Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8.

2

C1

C2

Thông hiểu

Trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

2. Phản ứng hoá học (17 tiết)

– Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

- Phản ứng hoá học.

- Năng lượng trong các phản ứng hoá học.

- Phương trình hoá học.

- Mol và tỉ khối của chất khí.

- Tính theo phương trình hoá học.

- Nồng độ dung dịch.

Nhận biết

- Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

- Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học.

– Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm.

– Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm.

– Nêu được khái niệm về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt.

– Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).

- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.

– Nêu được khái niệm phương trình hoá học và các bước lập phương trình hoá học.

– Trình bày được ý nghĩa của phương trình hoá học.

– Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử).

– Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.

– Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 0C

- Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng.

– Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau.

– Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.

6

C3

C4

C5

C6

C7

C9

Thông hiểu

– Phân biệt được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

– Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.

– Đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt.

- Thiết kế được thí nghiệm chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn.

- Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học cụ thể.

– Tính được khối lượng mol (M); Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m)

– So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.

– Sử dụng được công thức để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 0C.

- Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức.

2

C17

Vận dụng

– Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C.

- Tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.

- Tính toán được các đại lượng để pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước.

2

C18

Tốc độ phản ứng và chất xúc tác (4 tiết)

-Tốc độ phản ứng và chất xúc tác.

Nhận biết

- Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ ra được mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hóa học).

2

C11

C13

Thông hiểu

- Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

- Nêu được một số ứng dụng thực tế.

2

C10

C12

Vận dụng

Quan sát thực tiễn:

+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học;

+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng.

Acid – base – pH – oxide –muối (17 tiết)

– Acid (axit)

- Base (bazơ)

- Thang đo pH.

Nhận biết

– Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).

– Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH).

– Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH).

– Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.

- Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch.

4

2

C19a

C14

C16

Thông hiểu

– Nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.

– Tra được bảng tính tan để biết một hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan.

– Nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của base.

- Nêu và giải thích được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...).

4

2

C19b

C8

C15

Vận dụng

– Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất.

1

C19c

Phân bón hóa học (3 tiết)

Phân bón hóa học

Nhận biết

- Trình bày đ ư ợc vai trò của phân bón ( một trong những nguồn bổ sung một số nguyên tố: đa lượng, trung lượng, vi lượng dưới dạng vô cơ và hữu cơ) cho đất, cây trồng.

- Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón hóa học đối với cây trồng (phân đạm, phân lân, phân kali, phân N-P-K).

Thông hiểu

- Trình bày đ ư ợc ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học (không đúng cách, không đúng liều lượng) đến môi trường đất, nước và sức khỏe của con người,

Vận dụng cao

Đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón

4

C20

................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 554
  • Lượt xem: 20.482
  • Dung lượng: 222,8 KB
Sắp xếp theo