Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 21 Đề kiểm tra GDCD 8 giữa học kì 1 (Có ma trận, đáp án)

Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8 năm 2023 - 2024 gồm 21 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 GDCD 8 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

TOP 21 Đề thi GDCD lớp 8 giữa kì 1 được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề 60% tự luận kết hợp 40% trắc nghiệm, 30% trắc nghiệm kết hợp 70% tự luận với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 21 đề thi giữa kì 1 GDCD 8 năm 2023 - 2024 mời các bạn cùng theo dõi.

Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8

I. Phần trắc nghiệm (3. 0 điểm):

Hãy khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời em cho là đúng nhất:

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

a. Dân tộc Việt Nam chỉ có duy nhất một truyền thống đó là truyền thống yêu nước
b. Các truyền thống của Việt Nam được lưu giữ và phát triển bởi các nhà chức tránh và chính phủ
c. Dân tộc việt nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như: yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động,…
d. Truyền thống đáng quý báu nhất của dân tộc Việt Nam chính là sự đùm bọc lẫn nhau của người dân trong hoạn nạn khó khăn

Câu 2: Biểu hiện của sự tôn trọng truyền thống của dân tộc là?

a. Xuyên tạc về các ngày lễ trong năm
b. Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn
c. Chê bai các mẫu cổ phục
d. Tư tưởng xính ngoại, bài trừ các sản phẩm truyền thống

Câu 3: Sự tự hào về truyền thống của dân tộc được thể hiện qua hành động gì sau đây?

a. Học tập rèn luyện tốt
b. Thực hiện tốt các quy định điều lệ đã được đặt ra
c. Bảo vệ tốt chủ quyền của đất nước
d. Thực hiện chống giặc ngoại xâm của đất nước, bảo vệ khỏi các thế lực thù địch làm hại đến chủ quyền đất nước

Câu 4: Biểu hiện của không tự hào về truyền thống của dân tộc được biểu hiện qua hành động nào sau đây?

a. Học hành chăm chỉ, đạt được nhiều giải thưởng lớn
b. Chung tay xoa dịu mất mát cùng đồng bào gặp lũ lụt
c. Xuyên tạc, châm biếm về các sự kiện lịch sử
d. Tham gia nghĩa vụ quân sự

Câu 5: Món ăn đặc trưng trong mỗi dịp Tết của người Việt là gì?

a. Bánh dày
b. Bánh bao
c. Bánh chưng
d. Bánh bột lọc

Câu 6: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

a. Chỉ có những nước tiên tiến mới có những thành tựu đáng học tập
b. Cần học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc
c. Những sản phẩm nước ngoài đều là tốt, đáng thưởng thức và đáng học tập
d. Cần phải học tất cả những gì mới lạ của nước ngoài

Câu 7: Màu da đặc trưng của người Việt Nam là màu gì?

a. Da vàng
b. Da trắng
c. Da đen
d. Da nâu

Câu 8: Khi nhắc tới “đất nước mặt trời mọc” là nói tới quốc gia nào?

a. Trung Quốc
b. Hàn Quốc
c. Nhật Bản
d. Thái Lan

Câu 9: Em tán thành với ý nào dưới đây?

a. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được
b. Những người làm công tác nghiên cứu khoa học mới cần sáng tạo
c. Trong học tập chỉ cần sự cần cù, không cần sáng tạo
d. Làm công việc nào cũng cần cần cù và sáng tạo

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

a. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
b. Sáng tạo ra máy phay ruộng
c. Vung gieo hạt bằng tay
d. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 11: Lương Đình Của là một giáo sư thuộc lĩnh vực nào?

a. Vật lí học
b. Hóa học
c. Thiên văn học
d. Nông học

Câu 12: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

a. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
b. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
c. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
d. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

II. Phần tự luận (7. 0 điểm):

Câu 1 (2. 0 điểm):

Sau hai lần đạt giải cao trong cuộc thi Tin học văn phòng thế giới dành cho học sinh, sinh viên ở độ tuổi từ 13 đến 22, bạn Giang đã chia sẻ với các bạn trong lớp “Mỗi lần tham gia dự thi ở nước ngoài, khi Việt Nam được nêu tên trên trường quốc tế, mình rất tự hào vì đã góp phần phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam”. Nghe Giang chia sẻ, nhiều bạn băn khoăn không biết việc Giang đạt giải quốc tế thì liên quan gì đến truyền thống của dân tộc.

? Em nhận xét như thế nào về ý kiến của các bạn trong lớp của Giang?

Câu 2 (2. 0 điểm):

Thông tin: Trong thời kì dịch bệnh COVID-19, dù bị tác động không nhỏ bởi dịch bệnh, nhưng cách Việt Nam ứng xử thân thiện, hết mình với công dân các quốc gia khác đã thể hiện giá trị văn hoá của con người Việt Nam như sự cởi mở, bao dung, không hợp hòi, kì thị. Người nước ngoài đến Việt Nam du lịch hay công tác, bị nhiễm COVID-19 đều được đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia y tế điều trị tận tình, chu đáo. Chính phủ cũng đã chỉ thị nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, từ chối phục vụ người nước ngoài trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam đã gửi lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ và các y, bác sĩ Việt Nam dã hỗ trợ, giúp công dân Anh trong thời gian dịch bệnh. Bằng chính sách tôn trọng đa dạng văn hoá, Việt Nam đã chủ động và có trách nhiệm hợp tác góp phần xây dựng nhận thức sâu dậm trong cộng đồng quốc tế về một dất nước Việt Nam đổi mới thành công.

(Theo Lê Thị Thảo Trang. Vai trò của ngoại giao văn hoá đối với Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn, số 78 (8/2021),

b) Từ thông tin 2, theo em, việc tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam. 78-9)

Từ thông tin trên, em hãy phân tích ý nghĩa của việc tôn trọng người nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn dịch COVID-19 hoành hành?

Câu 3 (3. 0 điểm): Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sau:

Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi”.

a) Em có đồng tình với suy nghĩ của bạn A không?

b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8

I. Phần trắc nghiệm(3,0điểm).

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

c

b

a

c

c

b

a

c

d

b

d

a

II. Phần tự luận(7,0điểm).

Câu/điểm

Nội dung đạt được

Điểm

Câu 1

(2. 0 điểm)

Học sinh nhận xét đánh giá được việc làm của người khác:

=>. Ý kiến của các bạn trong lớp của Giang không đúng. Vì:

+ Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc có thể được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó bao gồm cả tích cực, sáng tạo trong học tập và cả các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội, tổ tiên, dòng họ, gia đình.

+ Việc Giang đạt giải cao trong cuộc thi Tin học Văn phòng cũng là một cách thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc, phát huy truyền thống hiếu học tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

0. 5đ

0. 5đ

Câu 2

(2. 0 điểm)

Học sinh phân tích được tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa sau:

- Thể hiện dân tộc Việt Nam luôn coi trọng, yêu mến tất cả những người nước ngoài muốn đến Việt Nam; thể hiện con người Việt nam giàu lòng nhân ái, sống nhân văn; làm phong phú thêm những giá trị tốt đẹp của dân tộc mình;

- Củng cố niềm tin, sự đồng cảm, hoà hợp và tăng cường tình hữu nghị, hoà bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

1,0đ

1,0đ

Câu 3

(3,0điểm)

a. Lời nói của bạn A chưa đúng.

- Vì: lời nói và hành động của A đã thể hiện thái độ lười biếng, ỷ lại vào người khác, thiếu sự tích cực và tự giác trong quá trình học tập.

b. Nếu là bạn B, em sẽ nói với A rằng: “H có kết quả học tập tốt, nhưng chúng ta không nên ỷ lại vào cậu ấy, vì đây là nhiệm vụ học tập chung của cả nhóm, chúng ta nên tích cực hợp tác, trao đổi, đưa ra ý kiến để cùng hoàn thành nhiệm vụ này”. Có như vậy chúng ta mới tiến bộ trong học tập được.

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8

TT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục đạo đức

1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

4 câu

1 câu

4 câu

1 câu

3.0

2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

4 câu

1 câu

4 câu

1 câu

3.0

3. Lao động cần cù, sáng tạo

4 câu

1/2 câu

1/2 câu

4 câu

1 câu

4.0

Tổng

12

2

1/2

1/2

12

3

10

Tỉ lệ %

30%

40%

20%

10%

30%

70%

100%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

Lưu ý:

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu.

- Các câu hỏi ở cấp độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận. Số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

- Trong các nội dung (1), (2) được chọn ra 2 câu ở mức độ thông hiểu.

- Trong nội dung (3) được chọn ra 1/2 câu mức độ vận dụng và 1/2 câu mức độ vận dụng cao.

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA :

TT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục đạo đức

1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Nhậnbiết:

- Nêu được một sốtruyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Kể được một số biểu hiện của long tự hào về truyền

thống của dân tộc Việt Nam.

Thônghiểu:

- Nhận diện được giá trị của các truyền thống dân tộcViệt Nam.

- Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện long tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

4 câu

1 câu

2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Nhậnbiết:

Nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.

Thônghiểu:

Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.

4 câu

1 câu

3. Lao động cần cù, sáng tạo

Nhậnbiết:

- Nêu được khái niệm cần cù,sáng tạo trong lao động.

- Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

Vậndụng:

- Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong laođộng.

- Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

Vậndụng cao:

Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân.

4 câu

1/2 câu

1/2 câu

Tổng

12

2

1/2

1/2

Tỉ lệ %

30

40

20

10

Tỉ lệ chung

70

30

Lưu ý:

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu.

- Các câu hỏi ở cấp độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận. Số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

- Trong các nội dung (1), (2) được chọn ra 2 câu mức độ thông hiểu.

- Trong nội dung (3) được chọn ra 1/2 câu mức độ vận dụng và 1/2 câu mức độ vận dụng cao.

Đề thi giữa kì 1 môn GDCD 8 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?

A. Tốt đẹp.
B. Hủ tục.
C. Lạc hậu.
D. Xấu xa.

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.
B. đất nước này sang đất nước khác.
C. vùng miền này sang vùng miền khác.
D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị

A. vật chất.
B. tinh thần.
C. của cải.
D. tài sản

Câu 4: Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình

A. phát triển của mỗi cá nhân.
B. hội nhập của đất nước.
C. duy trì hạnh phúc gia đình.
D. thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.
B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.
C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc?

A. Giá trị tốt đẹp.
B. Mọi hệ giá trị.
C. Hủ tục lạc hậu.
D. Phong tục lỗi thời.

Câu 7: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

A. tính cách của các dân tộc.
B. tư tưởng bá quyền của dân tộc.
C. giá trị đồng tiền của dân tộc.
D. dân số của mỗi dân tộc.

Câu 8: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

A. truyền thống của các dân tộc.
B. hủ tục của các dân tộc.
C. vũ khí của các dân tộc.
D. tiền bạc của mỗi dân tộc.

Câu 9: Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động

A. cần cù.
B. sáng tạo.
C. hết mình.
D. hiệu quả.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn

A. suy nghĩ, tìm tòi.
B. lười biếng, ỷ nại.
C. ỷ nại, dựa dẫm.
D. dựa dẫm, lười nhác.

Câu 11: Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng

A. chờ đợi kết quả người khác.
B. tìm tòi, cải tiến phương pháp.
C. sao chép kết quả người khác.
D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè

Câu 12: Người cần cù trong lao động sẽ luôn được mọi người

A. ghen ghét và căm thù.
B. yêu quý và tôn trọng.
C. xa lánh và hắt hủi.
D. tìm cách hãm hại.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một số nhận định sau:

a) Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

b) Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng.

Câu 2 (3 điểm): Bạn V là học sinh lớp 8A và khá năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp hay trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, bạn V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với bạn V, lại thường xuyên chơi điện tử trong các giờ học trực tuyến. Khi bạn V góp ý thì bạn M cho rằng: “Mình thấy bạn tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phẫn mềm thì vẫn học được mà. Học trực tuyến có ai kiểm tra kĩ đâu mà lo”.

Câu hỏi:

- Em có đồng ý với đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao?

- Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động?

Câu 3 (1 điểm): Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, những giá trị tốt đẹp của văn hoá, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hoá thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

- Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid - 19.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu12345678910
Đáp ánAABABAAAAA
Câu1112
Đáp ánBB

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

- Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: mỗi dân tộc đều có những cái hay, cái đẹp để chúng ta học hỏi. Việc học hỏi, tiếp thu có chọn lọc nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác sẽ giúp chúng ta bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình.

- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: các dân tộc trên thế giới tuy có sự khác biệt nhất định về: màu da, ngoại hình, văn hóa,… song đều bình đẳng với nhau.

3,0 điểm

Câu 2

(3,0 điểm)

Em không đồng tình với đánh giá của bạn M về bạn V. Vì:

+ Những việc làm của bạn V cho thấy bạn V đã có thái độ tích cực, luôn chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong học tập. Thái độ học tập đúng đắn ấy đã giúp bạn V đạt được kết quả cao, được thầy cô và bạn bè quý mến, đồng thời cũng giúp đỡ được nhiều bạn học sinh khác. Vì vậy, chúng ta nên cổ vũ, khuyến khích và học tập theo bạn V.

+ Những hành động và lời đánh giá của bạn M cho thấy, bạn M còn lười biếng, chưa chăm chỉ, nỗ lực và sáng tạo trong học tập.

- Lời khuyên với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo:

+ Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động là những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần phải có và rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày.

+ Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động sẽ giúp chúng ta đạt được nhiều thành công trong cuộc sống và nhận được sự yêu mến, quý trọng của mọi người.

+ Cần cù và sáng tạo không phải là khả năng thiên bẩm, đó là kết quả của sự rèn luyện. Do đó, chúng ta hãy rèn luyện những đức tính này ngay từ hôm nay, ngay từ những việc làm nhỏ nhất.

3,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

- Trong đại dịch Covid-19, nhân dân Việt Nam đã phát huy nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: yêu nước, dũng cảm, đoàn kết, tương thân tương ái,..

2,0 điểm

Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 8

TT

Nội dung
kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% Tổng
điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

5

1,3

0

0

1

0

1

5

1

1,3

1

10

2

Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

3

0,8

1

0

3

0

0

3

1

0,8

3

30

3

Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

4

1

1

3

4

1

1

3

30

Tổng

12

0

3

0

0

1

0

3

0

1

0

3

0

1

0

1

12

3

3

7

70

Tỷ lệ %

30

30

30

10

15

10

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I

TT

Nội dung kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận

biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Nhận biết:

- Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Vận dụng cao:

Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc.

5

0

0

0

0

0

0

1

2

2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Nhận biết:

Nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.

Thông hiểu:

Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.

3

0

0

1

0

0

0

0

3

3. Lao động cần cù sáng tạo

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

Vận dụng:

- Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

4

0

0

0

0

1

0

0

Tổng

12

0

0

1

0

1

0

1

Đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Cánh diều

Đề thi giữa học kì 1 GDCD 8

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hành động nào sau đây không góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc?

A. Quảng bá các làng nghề truyền thống.
B. Tôn tạo và chăm sóc di tích lịch sử.
C. Thi tìm hiểu về lễ hội truyền thống.
D. Mặc cảm về trang phục dân tộc mình.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc?

A. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
B. Gây rối an ninh trật tự tại khu dân cư.
C. Tuyên truyền chống phá nhà nước.
D. Cổ vũ và duy trì các hủ tục lạc hậu

Câu 3: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mỗi học sinh chúng ta cần

A. giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.
B. xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.
C. tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.
D. duy trì và nhân rộng các hủ tục lạc hậu.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Mê tín, tin vào bói toán.
B. Gây rối trật tự công cộng.
C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai.
D. Chê bai các lễ hội truyền thống.

Câu 5: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?

A. Đoàn kết với các bạn.
B. Chăm chỉ học tập.
C. Lễ phép với thây, cô giáo.
D. Gây gổ đánh nhau.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?

A. Kỳ thị dân tộc các quốc gia chậm phát triền
B. Học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc khác nhau.
C. Tiếp thu mọi giá trị của các dân tộc trên thế giới.
D. Từ chối học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc.

Câu 7: Việc các thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ là chưa thực hiện đúng nội dung nào dưới đây?

A. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.
B. Thể hiện thị hiếu tầm thường của giới trẻ.
C. Đó là lối sống thiếu văn hóa và đạo đức.
D. Biết phân biệt giá trị văn hóa giữa các dân tộc

Câu 8: Khi mỗi cá nhân biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới sẽ mang lại điều gì cho cá nhân đó?

A. Có nhiều tiền bạc.
B. Có thêm hiểu biết.
C. Có thêm ngoại tệ.
D. Được đi du lịch.

Câu 9: Đối với mỗi quốc gia dân tộc, việc tôn trọng sự đa dạng và nền văn hóa của các dân tộc sẽ mang lại điều gì đối với văn hóa của dân tộc mình ?

A. Có nền kinh tế phát triển.
B. Làm nâng tầm vị thế dân tộc.
C. Làm bá chủ các dân tộc khác.
D. Làm phong phú văn hóa dân tộc.

Câu 10: Một trong những biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo là

A. làm việc theo thói quen.
B. làm việc tự do, cẩu thả.
C. làm việc thường xuyên, nỗ lực.
D. làm theo mệnh lệnh người khác.

Câu 11: Tại sao mỗi chúng ta cần phải lao động cần cù và sáng tạo?

A. Để vừa lòng bố mẹ và người thân.
B. Hoàn thiện và phát triển bản thân.
C. Do hoàn cảnh xô đẩy phải làm việc.
D. Do áp lực gia đình và bạn bè.

Câu 12: Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động là đề cập đến hoạt động lao động mang tính

A. tự phát.
B. tự giác.
C. tự do.
D. sáng tạo.

Câu 13: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.
C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.

Câu 14: Việc làm nào dưới đây của công dân thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.
B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.
C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.
D. Học hỏi giá trị nhân văn của thế giới trong việc đối xử với động vật.

Câu 15: Lao động sáng tạo không mang lại ý nghĩa nào dưới đây?

A. Không ngừng hoàn thiện kỹ năng.
B. Được bổ sung kiến thức mới.
C. Kết quả công việc ngày càng tăng.
D. Hiệu quả công việc bị suy giảm.

Câu 16: Trong quá trình lao động, người lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi

A. lao động tự giác.
B. lao động sáng tạo.
C. lao động tự phát.
D. lao động ép buộc.

II.PHẦN TỰ LUẬN

Câu 2 (2 điểm): Anh A và chị B được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh A đưa nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị B không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ.

Em có nhận xét gì về việc làm của anh A và ý kiến của chị B?

Câu 3 (1 điểm): Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

- Thông tin trên nói về những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về các truyền thống đó

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

B

A

B

A

A

A

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

B

D

A

C

C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

+ Việc anh A đưa nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột giúp nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty đã cho thấy anh A là người có đức tính cần cù và sáng tạo trong lao động. Chúng ta nên khuyến khích và học tập theo tấm gương anh A.

+ Ngược lại, chị B lại có thái độ lười biếng, ngại đổi mới, chỉ muốn duy trì cách làm việc cũ => chị B thiếu đức tính cần cù và sáng tạo trong lao động.

2,0 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

Thông tin trên nói về: truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Truyền thống yêu nước được hình thành và bồi đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước.

1,0 điểm

Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 8

TT

Nội dung
kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% Tổng
điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

5

1,3

5

1,3

1

0,3

1

0

1

11

1

2,8

1

38

2

Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

3

0,8

4

1

1

0,3

0

8

0

2

0

20

3

Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

4

1

3

0,8

2

1

0,5

2

0

9

1

2,3

2

43

Tổng

12

0

3

0

12

0

3

0

4

1

1

2

0

1

0

1

28

2

7

3

100

Tỷ lệ %

30

30

30

10

30

10

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I

TT

Nội dung kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận

biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Nhận biết:

- Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Thông hiểu:

- Nhận diện được giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam.

- Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

Vận dụng cao:

Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc.

5

0

5

0

1

0

0

1

2

2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Nhận biết:

Nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.

Thông hiểu:

Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.

Vận dụng:

- Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá.

- Xác định được những lời nói, việc làm thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới phù hợp với bản thân.

3

0

4

0

1

0

0

0

3

3. Lao động cần cù sáng tạo

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

Thông hiểu:

Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.

Vận dụng:

- Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

4

0

3

0

2

1

0

0

Tổng

12

0

12

0

4

1

0

1

...........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8 

Chia sẻ bởi: 👨 Nguyễn Thu Ngân
126
  • Lượt tải: 7.332
  • Lượt xem: 143.832
  • Dung lượng: 573,2 KB
Tìm thêm: GDCD 8
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • N.T.Linh
    N.T.Linh

    ad ơi, tại sao câu 1 đề 1sách kết nối tri thức lại chọn đáp án A chứ không phải đáp án C ak ( mong ad giải đáp thắc mắc )

    Thích Phản hồi 20:07 23/10
    • Trịnh Thị Thanh
      Trịnh Thị Thanh

      Cảm ơn bạn. Chúng tôi đã cập nhật lại đáp án rồi ạ.

      Thích Phản hồi 07:40 24/10
  • Quân J Sky
    Quân J Sky

    😀


    Thích Phản hồi 02/11/22