Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 9 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn HĐTN, HN 8 (Có ma trận, đáp án)
TOP 9 Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
Với 9 Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 gồm 3 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 sẽ giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 9 đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi.
TOP 9 Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 năm 2024
- 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều
- 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo
- 3. Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức
1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8
PHÒNG GD & ĐT ............ | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS THIỆU GI......... | Chữ kí GT2: ........................... |
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6. 0 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất.
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là việc làm em nên làm với người thân?
A. Tỏ ra khó chịu với việc mình không thích
B. Không quan tâm người thân nghĩ gì
C. Chia sẻ việc nhà
D. Học hành không để tâm, để bố mẹ buồn lòng
Câu 2 (0,5 điểm). Biểu hiện của sự tự tin là gì?
A. Nghe lời của mọi người xung quanh để ra quyết định
B. Suy nghĩ kĩ trước khi thực hiện
C. Dễ cảm thông với người khác
D. Tin tưởng vào khả năng của bản thân
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân?
A. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực
B. Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày
C. Hoàn thành nhiệm vụ học tập
D. Thích làm gì thì làm, không cần lên kế hoạch cụ thể.
Câu 4 (0,5 điểm). Em đã làm gì để góp phần phát huy truyền thống của nhà trường?
A. Không tham gia các hoạt động của trường
B. Học tập còn chưa tập trung
C. Không tham gia phong trào văn nghệ của trường
D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.
Câu 5 (0,5 điểm). Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bạn thân không đến dự sinh nhật như đã hẹn trước.
A. Bực tức và bắt đầu chủi mắng vì bạn bùng hẹn
B. Không bực tức mà suy nghĩ xem bạn đã gặp vấn đề gì mà không đến được
C. Nghỉ chơi với nhau
D. Mặc kệ không quan tâm bạn nữa
Câu 6 (0,5 điểm). Việc nào không thể hiện trách nhiệm của em trong các hoạt động?
A. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong quá trình hoạt động
B. Việc dễ thì mình làm, việc khó mình bỏ qua
C. Vượt qua khó khăn để thực hiện các kế hoạch đã đặt ra
D. Có ý thức giúp đỡ các bạn trong hoạt động chung
Câu 7 (0,5 điểm). Hành động nào dưới đây không phải là hành vi của bắt nạt học đường?
A. Nhắn tin đe dọa
B. Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng
C. Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập
D. Cùng bạn cố gắng phấn đấu trong thi đua chào mừng ngày 20-11
Câu 8 (0,5 điểm). Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi
Câu 9 (0,5 điểm). Theo em, bạo lực học đường không gây ra điều gì với người bị hại?
A. Ám ảnh tâm lí với người bị bạo lực học đường.
B. Có thể khiến tâm lí người bạo lực và bị bạo lực bị vặn vẹo.
C. Sự trầm cảm của nạn nhân.
D. Làm người bị hại mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.
Câu 10 (0,5 điểm). Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?
A. Vung tay quá trán.
B. Năng nhặt chặt bị.
C. Vắt cổ chày ra nước.
D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.
Câu 11 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là sai?
A. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.
B. Mỗi học sinh cần trang bị cho mình hiểu biết về bạo lực học đường và cách phòng chống nó.
C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
D. Khi phát hiện hành vi liên quan đến bạo lực học đường cần nhanh chóng báo cáo tới giáo viên.
Câu 12 (0,5 điểm). Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?
A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.
C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.
PHẦN II: TỰ LUẬN (4. 0 điểm)
Câu 13. (3. 0 điểm): Xử lí tình huống và thực hành thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội trong các tình huống sau đây:
- Tình huống 1: Thu mới tham gia câu lạc bộ khéo tay hay làm của trường tổ chức. Qua quan sát cách giao tiếp, ứng xử của Thu, Hùng có thiện cảm và muốn kết bạn với Thu.
- Tình huống 2: Nhóm của em đạt giải Nhất cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật. Cả nhóm cùng chụp ảnh và đăng lên trang cá nhân trên mạng xã hội. Chỉ một lúc sau, nhóm nhận được rất nhiều lời chúc mừng của mọi người, tuy nhiên có một số bạn bình luận cho rằng nhóm em may mắn chiến thắng chứ không phải nhóm làm tốt nhất.
- Tình huống 3: Để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Nam được giao nhiệm vụ là đội trưởng đội văn nghệ và phải cử ra một bạn dẫn chương trình. Ở lớp có hai bạn muốn đảm nhận vai trò này, trong đó Hà là bạn thân của Nam nhưng khả năng dẫn không bằng bạn kia.
Câu 14. (1. 0 điểm): Nêu biểu hiện của người sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8
Phần | Câu | Đáp án | Điểm |
I |
| Đọc hiểu | 6. 0 điểm |
1 | A | 0. 5 điểm | |
2 | C | 0. 5 điểm | |
3 | D | 0. 5 điểm | |
4 | A | 0. 5 điểm | |
5 | D | 0. 5 điểm | |
6 | A | 0. 5 điểm | |
7 | C | 0. 5 điểm | |
8 | C | 0. 5 điểm | |
9 | A | 0. 5 điểm | |
10 | C | 0. 5 điểm | |
11 | B | 0. 5 điểm | |
12 | B | 0. 5 điểm | |
Phần | |||
II | Tự luận | 4. 0 điểm | |
13 | * Gợi ý - Tình huống 1: Hùng ra chào Thu và nhờ giúp đỡ. - Tình huống 2: Em sẽ thả tim cho bài đăng của nhóm và chúc mừng nhóm. . - Tình huống 3: Na sẽ chon bạn kia để hoàn thành tốt nhiệm vụ. | 1. 0 điểm 1. 0 điểm 1. 0 điểm | |
14 | - Với bản thân: + Luôn cố gắng hết sức mình để đạt được những gì mà bản thân mong muốn; + Làm những việc giúp ích cho bản thân ở hiện tại và tương lai; + Có niềm tin vào chính bản thân mình rằng, chỉ cần cố gắng hết sức thì sẽ làm được. - Với mọi người xung quanh: + Luôn cố gắng học tập tốt, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi; + Sẵn sàng giúp đỡ, đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn, phụ giúp gia đình, sống lễ phép không làm tổn thương những người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh | 0. 25 điểm 0. 25 điểm 0. 25 điểm 0. 25 điểm |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8
TT |
Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức |
Cộng | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN KQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
I. | Môi trường học đường | Số câu | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 5 |
Số điểm | 1. 0 | 0 | 1. 0 | 0 | 0 | 3. 0 | 0 | 0 | 5. 0 | ||
Tỷ lệ % | 10 | 0 | 10 | 0 | 0 | 30 | 0 | 0 | 50 | ||
II. | Phát triển bản thân | Số câu | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 |
|
Số điểm | 0. 5 | 0 | 0. 5 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 2. 0 | ||
Tỷ lệ % | 5 | 0 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 20 | ||
III. | Sống có trách nhiệm | Số câu | 1 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 |
Số điểm | 0. 5 | 0 | 1. 5 | 0 | 1. 0 | 0 | 0 | 0 | 3. 0 | ||
Tỷ lệ % | 5 | 0 | 15 | 0 | 10 | 0 | 0 | 0 | 30 | ||
Tổng | Số câu | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 14 | |
Số điểm | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1. 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 10 | ||
Tỷ lệ % | 20 | 0 | 30 | 0 | 10 | 30 | 0 | 10 | 100 |
BẢN ĐẶC TẢ.
Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi Theo mức độ nhận thức
| ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng | ||
Môi trường hoc đường | Nhận biết: - Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - Nhận biết được tác hại của bạo lực học đường. | Câu 4 Câu 9 |
|
|
| 5 câu |
Thông hiểu: Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường. |
| Câu 7 Câu 11 |
|
| ||
Vận dụng: Đề xuất cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống. |
|
| Câu 1 TL |
| ||
Phát triển bản thân | Nhận biết: Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân. | Câu 2
|
|
|
| 3 câu |
Thông hiểu: Biết điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực. |
| Câu 5
|
|
| ||
Vận dụng cao: Nêu được cách thương thuyết và những lưu ý để thương thuyết có hiệu quả. |
|
|
| Câu 2 TL
| ||
Sống có trách nhiệm | Nhận biết: Xác định được trách nhiệm với mọi người xung quanh. | Câu 1
|
|
|
| 6 câu
|
Thông hiểu: - Xác định được trách nhiệm với bản thân. - Thể hiện được trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động. - Biết sống tiết kiệm chi tiêu. |
| Câu 3 Câu 6 Câu 8
|
|
| ||
Vận dụng: Nhận ra được ảnh hưởng của yêu tố bên ngoài như tiếp thị, quảng cáo đến chi tiêu cá nhân để có quyết định phù hợp. |
|
| Câu 10 Câu 12
|
| ||
Tổng số câu | 4TN | 6TN | 2TN,1TL | 1TL | 14 | |
Tổng số điểm | 2. 0đ | 3. 0đ | 4. 0đ | 1. 0đ | 10. 0đ | |
Tỉ lệ % | 20% | 30% | 40 % | 10% | 100% |
. . . . . . . . . .
2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8
PHÒNG GDĐT ……… TRƯỜNG THCS ………… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM 2024 - 2025 MÔN: HĐTN 8 Thời gian làm bài ..phút, không kể thời gian giao đề |
I. TRẮC NGHIỆM:
Chọn chữ cái câu trả lời đúng nhất điền vào bảng sau:
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | ||||||||||
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án |
Câu 1: Biết Đức Anh là học sinh mới chuyển trường khác đến, một nhóm học sinh trong trường thường xuyên chặn đường bạn và đòi hỏi những thứ vô lí, lúc thì yêu cầu đưa tiền ăn sáng, lúc thì lục cặp lấy hết đồ dùng học tập. Nếu em là Đức Anh em sẽ làm gì?
A. Giữ chuyện này một mình không cho ai biết
B. Nói chuyện này với người lạ
C. Nói với cô giáo và nói với bố mẹ về việc này
D. Đáp án khác
Câu 2: Khi thấy một nhóm người đang dồn một bạn vào tường, em nên làm gì?
A. Xông vào bảo vệ bạn
B. Hét to lên và chạy
C. Báo với người lớn, thầy cô giáo ở gần nhất
D. Đánh nhau với các bạn
Câu 3: Hạnh ngồi cạnh Duy Anh và thường xuyên bị bạn trêu đùa ác ý nên em cảm thấy rất khó chịu. Hạnh đã xin chuyển chỗ để tránh bị bạn làm phiền, ảnh hưởng đến việc học. Tuy nhiên, sau khi Hạnh chuyển chỗ, Duy Anh vẫn thường sang bàn của Hạnh và tiếp tục trêu bạn. Em sẽ làm gì nếu em là Hạnh?
A. Hẹn bạn Duy Anh ra đánh nhau
B. Mách với các bạn khác trong lớp
C. Nói với cô giáo về việc bạn Duy Anh thường xuyên làm phiền, ảnh hưởng đến việc học của em
D. Đáp án khác
Câu 4: Minh và Khang học cùng lớp và chơi thân với nhau. Nhưng hôm nay Minh rất buồn vì một bạn trong lớp kể là đã nghe thấy Khanh nói xấu mình. Nếu em là Minh thì em sẽ làm gì?
A. Hẹn Khang ra đánh nhau
B. Cãi nhau với Khang
C. Gặp Khang và thẳn thắn với nhau nếu ai có lỗi thì sẽ xin lỗi người kia để chúng ta cùng hòa thuận
D. Đáp án khác
Câu 5: Đâu không phải là điều em nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?
A. Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới
B. Trao đổi thắng thắn với bạn khi có hiểu lầm
C. Nói xấu sau lưng bạn
D. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn
Câu 6: Cách để xây dựng và giữ gìn tình bạn là?
A. Chủ động mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạnm mới
B. Luôn tin tưởng, tôn trọng, lắng nghe bạn
C. Chia sẻ chân thành, cởi mở với bạn khi vui, buồn, khó khăn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7: Dấu hiệu của bắt nạt học đường là?
A. Một nhóm người cùng đánh hay nhục mạ một người
B. Người này cậy mình to khỏe hơn và bắt nạt người yếu hơn
C. Đánh bạn hoặc ném đồ dùng học tập của bạn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 8: Đâu là việc em nên làm?
A. Tạo niềm vui cho mình và mọi người
B. Tranh cãi với đối tượng xung đột đến khi thắng thì thôi
C. Ở trong môi trường tiêu cực lâu
D. Đáp án khác
Câu 9: Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?
A. Quyết đoán
B. Dễ cáu giận
C. Thiếu chính kiến
D. Lười biếng
Câu 10: Đâu là cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực?
A. Thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều
B. Tách mình ra khỏi không gian, đối tượng gây cho mình cảm xúc tiêu cực
C. Tâm sự, chia sẻ với những người đáng tin cậy
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Đâu là nét tính cách sẽ được mọi người yêu quý?
A. Lười biếng
B. Chu đáo
C. Đố kị
D. Thiếu chính kiến
Câu 12: Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn khi thương thuyết thì em nên?
A. Cãi cho bằng thắng
B. Tìm một cách giải quyết mà cả hai bên cùng chấp nhận được
C. Nhường nhịn đối phương
D. Đáp án khác
Câu 13: Đâu là những việc cần làm khi tranh biện?
A. Trình bày rõ ràng luận điểm hay lí do vì sao ủng hộ hoặc phản đối
B. Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng.... để giải thích, chứng minh cho luận điểm
C. Đưa ra kết luận chung
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 14: Khi thương thuyết với người khác, em nên?
A. Khi mâu thuẫn thì cãi cho bằng thắng thì thôi
B. Chê bai người khác
C. Chốt lại ý kiến của cả hai bên
D. Đáp án khác
Câu 15: Biện pháp rèn luyện tính chưa tự tin khi tranh biện là?
A. Chuẩn bị cẩn thận các luận điểm lí lẽ dẫn chứng trước khi tranh biện
B. Luyện tập trước khi tranh biện
C. Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 16: Đâu là nét tính cách có thể khiến mọi người xa lánh em?
A. Tính cẩn thận
B. Tính hòa đồng
C. Tính ích kỉ
D. Tính chu đáo
Câu 17: Khi thương thuyết em nên?
A. Ngại ngùng
B. Tự tin, thiện chí
C. Sợ hãi, lo lắng
D. Đáp án khác
Câu 18: Nên thực hiện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống như thế nào?
A. Chỉ khi nào cần thiết mới phải điều chỉnh
B. Thực hiện điều chỉnh hàng ngày
C. Điều chỉnh khi có hứng
D. Đáp án khác
Câu 19: Thương thuyết hiệu quả là:
A. Tôn trọng, lắng nghe đối phương
B. Tạo được tình cảm với đối phương
C. Tự tin, thiện chí
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 20: Những lưu ý khi tranh biện là?
A. Trình bày lập luận rõ ràng, chặt chẽ
B. Nắm vững quan điểm của bản thân
C. Tôn trọng, lăng nghe ý kiến của đối phương
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Em hãy nêu một số việc nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?
Câu 2: Em hãy nêu một số dấu hiệu của bắt nạt học đường?
…………………………………………………………………
Đáp án đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8
I, TRẮC NGHIỆM:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | C | C | C | C | D | D | A | A | D |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | B | D | C | D | C | B | B | D | D |
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Em hãy nêu một số việc nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?
Trả lời: Chia sẻ chân thành, cởi mở với bạn khi vui buồn, khó khăn, trao đổi thẳng thán khi có hiểu lầm, tôn trọng, lắng nghe, …
Câu 2: Em hãy nêu một số dấu hiệu của bắt nạt học đường?
Trả lời: chửi bới, đe dọa, chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập, cô lập,…
.............
3. Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8
PHÒNG GDĐT ……… TRƯỜNG THCS …………
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM 2024 - 2025 MÔN: HĐTN 8 Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề |
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : Khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng nhất. (Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1 . Để phòng, tránh bắt nạt học đường, em nên:
A. Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức.
B. Không giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt.
C. Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bị bắt nạt.
D. Giấu giếm thông tin mình bị bắt nạt.
Câu 2. Đâu không phải là cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực?
A. Buồn chán, thất vọng.
B. Chơi môn thể thao mà mình yêu thích.
C. Tìm người phù hợp để chia sẻ.
D. Suy nghĩ lại sự việc một cách tích cực, lạc quan.
Câu 3 . Để chuẩn bị cho buổi tham quan vào cuối tuần, C rủ H đi mua sắm cùng mình. H thấy C mua rất nhiều quần áo, đồ dùng,…không cần thiết và không sử dụng hết. Nếu em là H, em sẽ làm gì?
A. Khuyên C nên thể hiện cách sống tiết kiệm, tôn trọng công sức lao động của người thân, vì mình đang là học sinh, bản thân chưa tự kiếm được tiền. Chỉ mua những đồ dùng thật sự cần thiết.
B. Không can thiệp vào cách chi tiêu của C vì gia đình C có điều kiện.
C. Khuyên C nên tiết kiệm, đến buổi tham quan vào cuối tuần sẽ sử dụng sau.
D. Không can thiệp vào cách chi tiêu của C vì có thể làm mất đi tình bạn của mình và C.
Câu 4. Tại sao em cần xây dựng và giữ gìn tình bạn?
A. Vì tình bạn giúp chúng ta không bị mọi người xa lánh.
B. Vì tình bạn giúp chúng ta ngày càng tự chủ hơn trong cuộc sống.
C. Vì tình bạn là dấu hiệu cơ bản của sự trưởng thành.
D. Vì tình bạn giúp chúng ta có sự quan tâm đến nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng nhau.
Câu 5. Biểu hiện của nét tính cách hướng nội là:
A. Dễ cảm thông với người khác. Sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ mọi người.
B. Chu đáo, kĩ càng trong công việc. Kỉ luật, làm việc có kế hoạch, tinh thần trách nhiệm.
C. Thích ở một mình. Thích hoạt động cá nhân.
D. Thích giao tiếp cộng đồng. Thích hoạt động nhóm.
Câu 6. Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh?
A. Tập thể dục mỗi sáng, ăn uống lành mạnh.
B. Luôn suy nghĩ theo hướng tích cực, biết cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân.
C. Hoàn thành các bài tập và chủ động nghiên cứu bài trước khi đến lớp đối với các môn học chính, còn các môn học phụ không thật sự cần thiết.
D. Làm việc nhà, thực hành tiết kiệm trong gia đình.
Câu 7. Đâu là cách xây dựng và giữ gìn tình bạn?
A. Thẳng thắn phản bác ý kiến của bạn khi xảy ra tranh luận hay mâu thuẫn.
B. Chia sẻ chân thành, cởi mở với bạn khi vui, buồn, khó khăn.
C. Toan tính, so bì, ganh tị khi bạn nhiều ưu điểm hơn mình.
D. Giận hờn trước những hạn chế hay lỗi sai của bạn.
Câu 8. Câu tục ngữ “Lâu ngày lá dâu thành lụa” mô tả nét đặc trưng của người có tính cách như thế nào?
A. Sự kiên trì, kiên nhẫn, cố gắng theo thời gian thì sẽ đạt được kết quả mỹ mãn.
B. Cần cù, siêng năng, chăm chỉ thì sẽ chẳng thua gì những người vốn sẵn thông minh.
C. Siêng năng thì sẽ nhận được nhiều công việc tốt.
D. Nếu lười nhát thì sẽ chẳng được ai trọng dụng.
Câu 9.Theo em, biết tranh biện và thương thuyết có ý nghĩa gì?
A. Giúp em bảo vệ quan điểm cá nhân một cách phù hợp.
B. Tránh làm tổn thương người khác, tránh gây mất đoàn kết.
C. Lắng nghe, nhìn nhận vấn đề theo hướng khách quan.
D. Kiềm chế cảm xúc khi bày tỏ quan điểm.
Câu 10. Biểu hiện của người có trách nhiệm với với bản thân và mọi người xunh quanh là:
A. Hỗ trợ và giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn.
B. Hoàn thành các bài tập trước giờ kiểm tra bài cũ.
C. Dậy muộn mỗi sáng và không ăn sáng trước khi đến trường.
D. Không tham gia các hoạt động chung của lớp vì cần tập trung thời gian cho việc học.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Cho chủ đề tranh biện: Mạng xã hội rất hữu ích cho mọi người.
Em hãy đưa ra quan điểm ủng hộ, phản đối và đưa ra các dẫn chứng để bảo vệ các quan điểm đó.
Câu 2 (2,0 điểm). Để trở thành người có trách nhiệm, em cần rèn luyện những gì?
................................................Hết...................................................
Đáp án đề thi giữa kì 1 HĐTN 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | A | A | D | C | C | B | A | A | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | - Ủng hộ: Mạng xã hội cập nhật thông tin mới nhanh hơn tất cả các kênh truyền thông khác. à Thực tế có rất nhiều người đã sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin mới. Tỉ lệ số người sử dụng các trang mạng xã hội trên thế giới và Việt Nam ngày càng gia tăng. Kết luận: Mạng xã hội hữu ích cho mọi người trong tìm kiếm thông tin nhưng cần phải được kiểm chứng. - Phản đối: Mạng xã hội truyền tải nhiều thông tin không đáng tin cậy và sai sự thật. à Thực tế cho thấy không ít người đã tìm kiếm những thông tin chưa được kiểm chứng, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Kết luận: Mạng xã hội hữu ích cho mọi người trong tìm kiếm thông tin nhưng cần phải được kiểm chứng. | 1,5 đ
1,5 đ |
Câu 2 (2,0 điểm) | HS liên hệ bản thân, nêu một số việc em cần rèn luyện để trở thành người có trách nhiệm: Gợi ý: - Lập kế hoạch cho các hoạt động của bản thân. - Thực hành kỉ luật. - Đối mặt với khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Tiếp nhận góp ý một cách cầu thị, lắng nghe tích cực. - Tránh trì hoãn công việc. - Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. | 2,0 đ |
*Lưu ý: tính điểm toàn bài, thực hiện quy đổi :
- Xếp loại Đ: HS đạt từ 5,0đ trở lên.
- Xếp loại CĐ: HS đạt dưới 5,0đ .
Ma trận đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề 1: Em với nhà trường | 2 | 1 | 3 | 0 | 1,5 | ||||||
Chủ đề 2: Khám phá bản thân | 1 | 2 | 1 | 1 | 4 | 1 | 5,0 | ||||
Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 | 1 | 4,0 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 4 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 10 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 2,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 5,0 | 5,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 2,0 điểm 20% | 4,0 điểm 40% | 2,0 điểm 20% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢNG ĐẶC TẢ
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Em với nhà trường | Nhận biết | - Nêu được việc cần làm để phòng, tránh bắt nạt học đường. - Nhận biết được cách xây dựng và giữ gìn tình bạn. | 2 | C1, C7 | ||
Thông hiểu | - Nêu được lí do tại sao em cần xây dựng và giữ gìn tình bạn. | 1 | C4 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
Khám phá bản thân | Nhận biết | Nhận diện được nét đặc trưng trong nét tính cách hướng nội. | 1 | C5 | ||
Thông hiểu | - Xác định được cách không phù hợp để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực. - Nêu được ý nghĩa của việc biết tranh biện và thương thuyết. | 2 | C2, C9 | |||
Vận dụng | - Nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ “Lâu ngày lá dâu thành lụa”. - Đưa ra được dẫn chứng để bảo vệ quan điểm mà em lựa chọn về chủ đề: Mạng xã hội rất hữu ích cho mọi người. | 1 | 1 | C8 | C1 (TL) | |
Vận dụng cao | ||||||
Trách nhiệm với bản thân | Nhận biết | Nhận biết được biểu hiện của người có trách nhiệm với với bản thân và mọi người xunh quanh. | 1 | C10 | ||
Thông hiểu | - Xác định được tình huống thể hiện người sống không có trách nhiệm với bản thân và mọi người. | 1 | C6 | |||
Vận dụng | Xử lí tình huống thể hiện em là người có trách nhiệm. | 1 | C3 | |||
Vận dụng cao | Nêu những việc em cần làm để trở thành người có trách nhiệm. | 1 | C2 (TL) | |||
Tổng | 12 câu = 10 điểm | 10 | 2 |
...........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8