Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 6 Đề kiểm tra Tin học 8 giữa học kì 1 (Có ma trận, đáp án)
TOP 6 Đề thi Tin học lớp 8 giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
Với 6 Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 gồm 3 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Tin học 8 sẽ giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 6 đề thi giữa kì 1 Tin học 8 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8.
TOP 6 Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 năm 2024 - 2025
- 1. Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 Chân trời sáng tạo
- 2. Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức
- 3. Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 Cánh diều
1. Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 Chân trời sáng tạo
Đề thi Tin lớp 8 giữa học kì 1
I./ TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Câu 1. Kiến trúc Von Neumann được ra đời vào thời gian nào?
A. Năm 1642.
B. Năm 1939.
C. Năm 1945.
D. Năm 1954.
Câu 2. Máy tính thế hệ thứ nhất sử dụng Tin học nào?
A. Tin học đèn điện tử chân không.
B. Tin học bóng bán dẫn.
C. Tin học mạch tích hợp
D. Tin học tích hợp mật độ rất cao.
Câu 3: Máy tính điện tử đã phát triển qua mấy thế hệ?
A. Năm thế hệ
B. Ba thế hệ
C. Bốn thế hệ
D. Sáu thế hệ
Câu 4. Máy tính thế hệ thứ tư xuất hiện trong khoảng thời gian nào?
A. 1955 – 1965.
B. 1965 – 1974.
C. 1974 – 1989.
D. 1945 – 1955.
Câu 5. Máy tính được phát triển từ những năm 1990 đến nay có tốc độ xử lí phép tính như thế nào?
A. Hàng tỉ.
B. Hàng triệu tỉ.
C. Hàng triệu
D. Hàng nghìn
Câu 6. Dung lượng bộ nhớ của máy tính thế hệ thứ ba là:
A. Hàng KB.
B. Hàng MB.
C. Hàng GB.
D. Hàng TB
Câu 7: IBM 370 là máy tính thuộc thế hệ thứ
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư
Câu 8: Trang thông tin của cơ quan chính phủ có tên miền là?
A. gov.vn
B. even.com.vn
C. .html
D. Đáp án khác
Câu 9: Yếu tố nào dưới đây không phải là yếu tố cơ bản để nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet?
A. Lượt xem
B. Tác giả
C. Mục đích của bài viết
D. Trích dẫn
Câu 10: “………... từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải sẽ có độ tin cậy cao hơn”
A. Tác giả
B. Tính cập nhật
C. Trích dẫn
D. Nguồn thông tin
Câu 11: “Bài viết có …………….. nguồn thông tin sử dụng trong bài, cung cấp dẫn chứng để xác minh sẽ có độ tin cậy cao hơn”
A. Nguồn thông tin
B. Mục đích
C. Tính cập nhật
D. Trích dẫn
Câu 12: Thông tin trong trường hợp nào dưới đây là không đáng tin cậy?
A. Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế
B. Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác
C. Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của chính phủ
D. Thông tin về thay đổi lịch học do giáo viên cung cấp
Câu 13: Thông tin trên Internet có độ tin cậy rất khác nhau vì
A. Các bài viết trên Internet được lan truyền rộng rãi, nhanh chóng đến người dùng mạng trên khắp cả nước
B. Thông tin trên Internet có thể được tìm thấy dễ dàng, nhanh chóng bằng máy tìm kiếm
C. Thông tin chân thực ban đầu có thể bị làm sai lệch rồi tiếp tục phát tán vì động cơ, lợi ích riêng
D. Thông tin số được lưu trữ bằng các loại tệp rất đa dạng như tệp văn bản, tệp âm thanh, tệp hình ảnh, tệp video,…
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về đặc điểm của thông tin số?
A. Có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử lí hiệu quả
B. Đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều
C. Không có tính bản quyền, độ tin cậy giống nhau
D. Được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân
Câu 15: Công cụ nào dưới đây cho phép người dùng lưu trữ trên đám mây?
A. Camera
B. Thiết bị cảm biến môi trường
C. Google Drive
D. Thiết bị đo nhiệt độ không khí
Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây không phải là của thông tin số
A. Dễ dàng bị xóa bỏ hoàn toàn
B. Dễ dàng được nhân bản
C. Dễ dàng chỉa sẻ
D. Có thể lan truyền tự động
Câu 17: “Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn,..……..”
A. Được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau
B. Được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy
C. Được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau
D. Được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy
Câu 18: Phần mềm soạn thảo văn bản được dùng để xử lí các loại
A. Hình ảnh
B. Văn bản
C. Âm thanh
D. Video
Câu 19: Em có nhiều sách và cũng thường trao đổi sách với bạn. Nếu muốn ghi lại những lần trao đổi sách với bạn để dễ theo dõi, em ghi vào sổ tay hay dùng máy tính với phần mềm nào dưới đây?
A. Paint
B. Photoshop
C. Word
D. Powerpoint
Câu 20: Trong hoạt động thường xuyên hằng ngày, các tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp) sử dụng thông tin nguồn nào sau đây?
A. Từ dữ liệu được thu thập và quản trị bởi các tổ chức đó
B. Từ kết quả tìm kiếm trên Internet
C. Từ những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng
D. Từ những nguồn thông tin không rõ nguồn gốc
Câu 21: Phát biểu nào dưới đây đúng?
A.Nguồn thông tin đáng tin cậy thường là nguồn thông tin được công bố từ các cơ quan chính phủ
B. Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo để từ đó xuất ra thông tin không đáng tin cậy đáp ứng yêu cầu sử dụng của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp
C. Nếu thông tin không đáng tin cậy, doanh nghiệp không bị thiệt hại
D. Xử lí dữ liệu bằng máy tính để rút ra thông tin đáng tin cậy là một bài toán khó
Câu 22: Hành vi thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức là
A. Những hành vi phù hợp với truyền thống tốt đẹp của cộng đồng
B. Những hành vi không phù hợp với truyền thống tốt đẹp, lợi ích chung của cộng đồng hay xã hội
C. Những hành vi phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng
D. Những hành vi phù hợp với truyền thống tốt đẹp, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội
Câu 23: Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật?
A. Đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng
B. Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc nói chuyện
C. Tặng đĩa nhạc có bản quyền em đã mua cho người khác
D. Tải một bài trình chiếu của người khác từ Internet và sử dụng như là của mình
Câu 24: Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật?
A. Sử dụng điện thoại trong lớp học khi có sự đồng ý của giáo viên
B. Sử dụng phần mềm bẻ khóa
C. Phát trực tiếp (livestream) hoặc chia sẻ các vụ bạo lực học đường
D. Đưa lên mạng thông tin cá nhân của người khác mà chưa được phép
Câu 25: Hành vi nào dưới đây vi phạm đạo đức và pháp luật?
A. Không sử dụng tai nghe, điện thoại di động khi đang lái xe
B. Tự ý sử dụng điện thoại thông minh để làm bài tập trên lớp
C. Không thu âm, chụp ảnh, quay phim tại những nơi có biển báo cấm các hành vi trên
D. Không tham gia, chia sẻ, quảng cáo cho các trang web cổ vũ bạo lực, đánh bạc,…
Câu 26: Việc nào dưới đây nên làm khi sử dụng Tin học số?
A. Nhìn trộm bạn đang nhập mật khẩu tài khoản mạng xã hội để biết mật khẩu đăng nhập của bạn
B. Trêu đùa bằng cách lấy một ảnh của bạn, cắt ghép với những ảnh khác để gây cười rồi gửi cho một số bạn
C. Sử dụng các thông tin do mình tự tạo (tự quay video, chụp ảnh, viết nội dung,…)
D. Ghi âm cuộc tranh cãi của một nhóm bạn và đưa lên mạng xã hội
Câu 27: “Sử dụng ………….. để thực hiện những việc gian dối, gây hiểu lầm, khó chịu, làm phiền người khác là biểu hiện thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức”
A. Vi phạm đạo đức
B. Điện thoại
C. Vi phạm pháp luật
D. Tin học kĩ thuật số
Câu 28: Quyền nào sau đây không phải là quyền của tác giả đối với tác phẩm được pháp luật quy định?
A. Đặt tên cho tác phẩm
B. Bút danh trên tác phẩm
C. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng
D. Sao chép, phát tán bài viết của người khác
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29. (1,0 điểm) Theo em, nên hay không nên tự chữa bệnh theo các hướng dẫn được chia sẻ trên Internet? Tại sao?
Câu 30. (1,0 điểm) Hãy nêu 4 lợi ích của máy tính mang lại cho cuộc sống của em.
Câu 31. (1,0 điểm) Trong giờ kiểm tra có quy định học sinh tắt hết các thiết bị điện tử như đồng hồ thông minh, điện thoại di động và cất gọn vào balo, cặp của mình. Tuy nhiên, trước giờ vào phòng thi, bạn Q vẫn giấu điện thoại trong túi quần và định mang vào phòng thi để quay cóp bài kiểm tra. Theo em, hành vi đó của bạn Q là đúng hay sai? Em sẽ khuyên bạn Q điều gì trước khi nào phòng thi?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Tin học 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Đáp án | C | A | A | C | B | B | C | A | A | D | D | B | C | C |
Câu | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đáp án | C | A | C | B | C | A | A | B | C | A | B | C | D | D |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Điểm |
Câu 29 (1,0 điểm) | Không nên tự chữa bệnh theo các hướng dẫn được chia sẻ trên Internet Vì: - Thông tin trên Internet có độ tin cậy khác nhau và chỉ mang tính tham khảo. Vấn đề liên quan đến sức khỏe thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị cho phù hợp. | 0.5đ 0.5đ |
Câu 30 (1,0 điểm) | -Xem thông tin trên báo điện tử/ Chia sẻ/giao lưu trên mạng xã hội -Thu thập/Lưu trữ thông tin -Học tập/tham khảo/trao dồi kiến thức -Giải trí | 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ |
Câu 31 (1,0 điểm) | - Theo em, hành động của bạn Quân là sai vì không trung thực và vi phạm nội quy của phòng thi. Nếu giám thị phát hiện ra thì bạn Quân còn bị đình chỉ và lập biên bản vì quay cóp bài kiểm tra. - Em sẽ khuyên bạn Quân rằng nên cất điện thoại đi và không nên mạo hiểm mang điện thoại vào quay cóp bài kiểm tra vì giám thị phòng thi trông coi rất chặt và nghiêm khắc. | 0.5đ 0.5đ |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Tin học 8
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
|
|
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| ||||
|
|
| TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
|
1 | Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng | 1. Lịch sử phát triển máy tính | 5 | 2 | 1 | 2,75 (27.5%) | |||||
2 | Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin | 2. Thông tin trong môi trường số | 4 | 3 | 1 | 2,75 (27,5%) | |||||
3.Thông tin với giải quyết vấn đề | 3 | 4 | 1,75 (17.5%) | ||||||||
3 | 3. Thông tin với giải quyết vấn đề | 4. Sử dụng Tin học kĩ thuật số | 4 | 3 | 1 | 2,75 (27.5%) | |||||
Tổng | 16 |
| 12 |
|
| 2 |
| 1 |
| ||
Tỉ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: TIN HỌC 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG | 5 | 2 | 1 | |||
1. Lịch sử phát triển máy tính | Nhận biết
| - Nhận biết số thế hệ mà máy tính điện tử trải qua. - Nêu được Tin học được sử dụng trong máy tính thế hệ thứ nhất. - Tên gọi của máy tính được thiết kế với bộ nhớ cơ học và sử dụng rơ le điện cho bộ xử lí số học và logic. - Nêu được mạch tích hợp là thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ nào. (Câu 1, 2, 3, 4, 5) | 5TN | |||
Thông hiểu | - Lựa chọn phát biểu sai về đặc điểm máy tính điện tử. - Nêu được hược điểm của máy tính thế hệ đầu tiên. (Câu 6, 7) | 2TN | ||||
Vận dụng | - Sự thay đổi mà máy tính mang lại trong lĩnh vực giao thông. - Liên hệ tới thế hệ máy tính được sử dụng ở nước ta thời kì 1975. (Câu 30) | 1TL | ||||
TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN | 7 | 7 | 1 | |||
2. Thông tin trong môi trường số | Nhận biết | - Chỉ ra thông tin không đáng tin cậy. - Nêu được tên miền của các trang thông tin của cơ quan chính phủ. (Câu 8, 9, 10, 11) | 4TN | |||
Thông hiểu | - Nắm được đặc điểm nào không phải là đặc điểm của thông tin số. - Trình bày khái niệm, đặc điểm của thông tin số. (Câu 12, 13, 14) | 3TN | ||||
Vận dụng | - Liên hệ các yếu tố trong thực tiễn để xác định được độ tin cậy của thông tin. - Xác định nguồn thông tin tin cậy để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc ảnh mới. - Bày tỏ đồng tình/ không đồng tình với các hành vi. (Câu 29) | 1TL | ||||
3. Thông tin với giải quyết vấn đề | Nhận biết | - Nhận biết công cụ cho phép người dùng tìm kiếm thông tin. (Câu 15,16,17) | 3TN | |||
Thông hiểu | - Chỉ ra phần mềm sử dụng để ghi lại những lần trao đổi sách với bạn. - Chỉ ra nguồn thông tin có độ tin cậy cao. (Câu 18, 19, 20, 21) | 4TN | ||||
Vận dụng | - Lựa chọn nguồn tin đáng tin cậy để tìm hiểu về các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID - 19. - Các yếu tố bản thân đã căn cứ để đánh giá độ tin cậy của thông tin tìm được. | |||||
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ | 4 | 3 | 1 | |||
4. Sử dụng Tin học kĩ thuật số | Nhận biết | - Chỉ ra hành động vi phạm pháp luật khi sử dụng Tin học kĩ thuật số. - Chỉ ra biểu hiện vi phạm đạo đức khi sử dụng Tin học kĩ thuật số. - Nhận biết hành vi sao chép, chỉnh sửa, chia sẻ sản phẩm số khi chưa được phép thuộc vi phạm gì. (Câu 22, 23, 24, 25) | 4TN | |||
Thông hiểu | - Hiểu được đặc điểm nào của sản phẩm số trên mạng khiến hành vi vi phạm bản quyền trở nên phổ biến. (Câu 26,27,28) | 3TN | ||||
Vận dụng | - Chỉ ra tình huống thực tế vi phạm quy định của pháp luật. - Liên hệ tới những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra từ thói quen chụp ảnh, quay phim cuộc sống thường ngày và chia sẻ lên mạng xã hội. - Xử lí các tình huống. (Câu 31) | 1TL | ||||
Tổng | 16 | 12 | 2 | 1 | ||
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | ||
Tỉ lệ chúng | 70% | 30% |
.................
2. Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tin học 8
UBND ……… TRƯỜNG THCS ………….. | BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: TIN HỌC 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
Áp dụng cho máy tính cài đặt hệ điều hành Windows 11; Bộ công cụ văn phòng Office 2016; Trình duyệt web có thể là Coccoc, Google Chome; firefox phù hợp với hệ điều hành.
I. Trắc nghiệm (7 điểm – mỗi câu 0.25 điểm)
Chọn đáp áp đúng nhất từ các đáp án A, B, C, D.
Câu 1: Con người đã biết làm các phép tính số học từ bao giờ?
A. Hơn 3000 năm trước Công nguyên
B. Hơn 2000 năm trước Công nguyên
C. Hơn 2000 năm sau Công nguyên
D. Hơn 1000 năm sau Công nguyên
Câu 2: Máy tính trong dự án của Babbage có những đặc điểm gì?
A. Máy tính cơ học, thực hiện tự động.
B. Máy tính có những ứng dụng ngoài tính toán thuần túy.
C. Có thiết kế giống với máy tính ngày nay.
D. Cả ba đặc điểm trên.
Câu 3: Bộ vi xử lí là linh kiện máy tính dựa trên công nghệ nào?
A. Đèn điện tử chân không.
B. Linh kiện bán dẫn đơn giản.
C. Mạch tích hợp hàng chục, hàng trăm linh kiện bán dẫn.
D. Mạch tích hợp cỡ lớn, gồm hàng chục nghìn đến hàng triệu linh kiện bán dẫn.
Câu 4: Điền vào chỗ (...)
Ý tưởng cơ giới hóa việc tính toán đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của....................... . Năm 1642, nhà bác học Blaise Pascal đã sáng chế ra ............................ Pascaline.
A. chiếc máy tính cơ khí / máy tính
B. bàn phím / tính toán
C. máy tính / chiếc bàn tính hiển thị số
D. máy tính / chiếc máy tính cơ học
Câu 5: Trong lịch sử máy tính điện tử, có bao nhiêu thế hệ may tính?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 7
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất khi nói về lĩnh vực Tin học?
A. Tin học là môn học nghiên cứu và phát triển máy tính điện tử.
B. Tin học có ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.
C. Tin học có mục tiêu là phát triển máy tính điện tử.
D. Tin học là môn học sử dụng máy tính điện tử.
Câu 7: Đây là hình ảnh của?
A. Bàn phím hiển thị số 6 302 715 408
B. Máy tính cơ khí
C. Máy tính điện tử
D. Đáp án khác.
Câu 8: Đây là hình ảnh của?
A. chiếc máy tính cơ khí
B. bàn phím số
C. máy tính điện - cơ
D. Đáp án khác
Thông hiểu
Câu 9: Thế hệ thứ nhất trong lịch sử phát triển máy tính diễn ra vào năm nào?
A. 1965 – 1974.
B. 1990 – nay.
C. 1945 – 1955.
D. 1955 – 1965.
Câu 10: Lựa chọn phương án sai.
Máy tính ngày càng trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn, thông minh hơn bởi vì:
A. Các linh kiện chế tạo máy tính ngày càng nhỏ hơn, nhẹ hơn, tốc độ xử lí nhanh hơn nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ (điện tử, bán dẫn, mạch tích hợp, vi xử lí VSLI, vi xử lí ULSI).
B. Trí tuệ nhân tạo đã trở thành hiện thực nhờ vào sự phát triển của công nghệ phần cứng.
C. Máy tính được chế tạo bằng các vật liệu có giá thành cao hơn.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Máy tính điện tử ra đời vào những năm 1950.
B. Năm thế hệ máy tính gắn liền với các tiến độ công nghệ: đèn điện tử chân không, bóng bán dẫn, mạch tích hợp, vi xử lí mật độ tích hợp rất cao, vi xử lí mật độ tích hợp siêu cao.
C. Càng về sau, các máy tính càng nhỏ, nhẹ, tiêu thụ ít điện năng, tốc độ, độ tin cậy cao hơn, dung lượng bộ nhớ lớn hơn, thông minh hơn và giá thành hợp lí hơn.
Câu 12: Thế hệ thứ năm trong lịch sử phát triển máy tính diễn ra vào năm nào?
A. 1965 – 1974.
B. 1990 – nay.
C. 1974 – 1989.
D. 1955 – 1965.
Câu 13: Thông tin kĩ thuật số là
A. Nguồn thông tin số khổng lồ, phổ dụng nhất hiện nay.
B. Thông tin được thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.
C. Thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi.
D. Thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.
Câu 14: Internet là
A. Nguồn thông tin số khổng lồ, phổ dụng nhất hiện nay.
B. Thông tin được thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.
C. Thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi.
D. Thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.
Câu 15: Thông tin số có những đặc điểm chính là?
A. Thông tin số dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xóa bỏ hoàn toàn.
B. Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu người quản lí thông tin đó cho phép.
C. Cả A và B.
D. Đáp án khác.
Câu 16: Em hãy chọn phương án ghép đúng.
Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn,........
A. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.
B. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.
C. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.
D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.
Câu 17: Dưới đây là mô tả của yếu tố nào?
Người cung cấp thông tin, có uy tín, trách nhiệm, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực của bài viết.
A. tính bản quyền.
B. tác giả.
C. độ tin cậy.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không thuộc về thông tin số?
A. Nhiều người có thể truy cập đồng thời.
B. Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm.
C. Có công cụ hỗ trợ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi hiệu quả.
D. Có thể truy cập từ xa.
Câu 19: Một số yếu tố nhận biết độ tin cậy của thông tin gồm
A. tác giả, nguồn thông tin.
B. mục đích, tính cập nhật của bài viết.
C. trích dẫn nguồn thông tin trong bài viết.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 20: Thông tin đáng tin cậy giúp em điều gì?
A. Đưa ra kết luận đúng.
B. Quyết định hành động đúng.
C. Giải quyết được các vấn đề được đặt ra
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 21: Thông tin không đáng tin cậy có thể là?
Máy tính ngày càng trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn, thông minh hơn bởi vì:
A. Thông tin không trung thực, mang tính chất lừa dối.
B. Thông tin đồn thổi, dẫn em đến kết luận thiếu căn cứ.
C. Thông tin thiếu kiểm chứng dẫn em đến quyết định sai lầm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 22: Xác định nguồn thông tin là?
A. Thẩm quyền và uy tín của tổ chức hay cá nhân cung cấp thông tin ảnh hưởng đến giá trị và độ tin cậy của thông tin.
B. Những kết luận không có chứng cứ, cũng giống như những ý kiến mang tính chất cá nhân nên có độ tin cậy rất thấp.
C. Cả A và B.
Câu 23: Để tìm kiếm thông tin về lớp vỏ Trái Đất, em sử dụng từ khóa nào sau đây để thu hẹp phạm vi tìm kiếm?
A. Trái Đất.
B. Lớp vỏ Trái Đất.
C. “lớp vỏ Trái Đất”.
D. “lớp vỏ” + “Trái Đất”.
Câu 24: Dữ liệu được máy tính lưu trữ dưới dạng
A. thông tin.
B. dãy bít.
C. số thập phân.
D. các kí tự.
Câu 25: Dữ liệu trong máy tính được mã hoá thành dãy bít vì
A. dãy bít đáng tin cậy hơn.
B. dãy bít được xử li dễ dàng hơn.
C. dãy bít chiếm ít dung lượng nhớ hơn.
D. máy tính chỉ làm việc với hai kí hiệu 0 và 1.
Câu 26: Khả năng lưu trữ của một thiết bị nhớ được gọi là
A. dung lượng nhớ.
B. khối lượng nhớ.
C. thể tích nhớ.
D. năng lực nhớ.
Câu 27: Những hành vi nào nên làm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?
A. Trong lớp học trực tuyến, một số học sinh tạo nhóm Zalo để trao đổi đáp án khi làm bài kiểm tra.
B. Chuyển sang chế độ im lặng hoặc tắt điện thoại khi đang ở trong lớp học, buổi học, ...
C. Cả A và B.
Câu 28: Em đồng ý, không đồng ý hay đồng ý một phần với ý kiến sau.
Chúng ta có thể sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe miễn là không gây tai nạn giao thông.
A. Đồng ý.
B. Không đồng ý.
C. Đồng ý một phần.
II. Tự luận (3 điểm – mỗi câu 1 điểm)
Câu 29 (1 điểm). Em hãy nêu các bước để tìm kiếm “Đấu trường Toán học” với kết quả tìm kiếm được hiển thị ít nhất.
Câu 30 (2 điểm)
Hãy chỉ ra những hành vi vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số trong các tình huống dưới đây và xử lí tình huống.
1. Minh mua vé vào rạp chiếu phim để xem phim. Minh dùng điện thoại di động để phát trực tiếp (livestream) bộ phim cho bạn bè và người thân xem cùng. Nếu là bạn đi xem cùng phim với Minh hôm đó, em sẽ làm gì?
2. Lan mua cuốn sách các bài văn hay trong tiệm sách. Lan dùng điện thoại di động chụp một bài văn trong cuốn sách và gửi cho Nam. Nam sử dụng phần mềm word để gõ lại bài văn này và nộp cho cô giáo để chấm điểm. Nếu là bạn của Lan và Nam, em sẽ khuyên các bạn như thế nào?
Đáp án đề thi Tin giữa học kì 1 lớp 8
I. Trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
B | D | D | D | C | B | A |
Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
A | C | C | A | B | D | A |
Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 |
C | C | B | B | D | D | D |
Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 26 | Câu 27 | Câu 28 |
A | C | B | D | A | B | B |
II. Tự luận
Câu 29.
Để tìm kiếm “Đấu trường Toán học” với kết quả tìm kiếm được hiển thị ít nhất ta thực hiện qua 2 bước sau:
B1. Truy cập vào trang chủ của máy chủ tìm kiếm (Chẳng hạn: google.com.vn);
B2. Trên khung tìm kiếm, gõ: “Đấu trường Toán học” và bấm Enter để tìm kiếm.
Câu 30
a.
- Hành vi quay phim trong rạp chiếu phim là hành vi vi phạm bản quyền. (0.5 điểm)
- Xử lí: Nhắc nhở, yêu cầu Minh dừng việc livestream lại vì bạn đã vi phạm quy định của rạp chiếu, nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt. (0.5 điểm)
b.
- Hành động vi phạm là: (0.5 điểm)
+ Lan chụp ảnh bài văn và gửi cho bạn.
+ Nam sao chép bài văn thành của mình để nộp cho cô giáo chấm điểm.
- Xử lí: Khuyên nhủ, phân tích cho các bạn làm như vậy là vi phạm bản quyền và vi phạm đạo đức. (0.5 điểm)
Ma trận đề thi giữa kì 1 Tin học 8
| Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | % tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số câu hỏi | Thời gian | |||||||||
Câu hỏi | Thời gian | Câu hỏi | Thời gian | Câu hỏi | Thời gian | Câu hỏi | Thời gian | TN | TL | |||||
1 | Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng | Sơ lược về lịch sử phát triển máy tính | 8 TN | 4 TN | 12 | 30% (3đ) | ||||||||
2 | Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin | 1. Đặc điểm của thông tin trong môi trường số | 8 TN | 2 TN | 10 | 35% (2.5đ) | ||||||||
2. Thông tin với giải quyết vấn đề | 4 TN | 1 TL | 4 | 1 | 20% (2đ) | |||||||||
3 | Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số | Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số | 2 TN | 1 TL | 2 | 1 | 15% (2.5đ) | |||||||
Tổng | 16 (TN) | 12’ | 12 (TN) | 18’ | 1 (TL) | 15’ | 1 (TL) | 28 | 2 | 45’ | ||||
Tỉ lệ % điểm | 40% | 30% | 20% | 10% | 70% | 30% | 100% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% |
BẢN ĐẶC TẢ
Xem chi tiết trong file tải về
3. Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 Cánh diều
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tin học lớp 8
UBND QUẬN… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm, thí sinh chọn câu trả lời đúng nhất)
Câu 1. Không nên dùng mạng xã hội với mục đích nào sau đây?
A. Giao lưu với bạn bè
B. Học hỏi kiến thức
C. Bình luận xấu về người khác
D. Chia sẽ các hình ảnh phù hợp của mình
Câu 2. Chọn các phương án SAI?
A. Thông tin trên mạng là thông tin được chia sẻ cho tất cả mọi người nên em có thể sử dụng tuỳ ý.
B. Thông tin trên mạng có cả thông tin tốt và thông tin xấu, không nên sử dụng và chia sẻ tuỳ tiện.
C. Sử dụng và chia sẻ thông tin vào mục đích sai trái có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
D. Đăng và chia sẻ thông tin giả, thông tin cá nhân của người khác, thông tin đe dọa bắt nạt,. . . gây hậu quả cho người khác và chính mình là các ví dụ về việc sử dụng thông tin vào các mục đích sai trái.
Câu 3. Đâu không phải là ưu điểm của thông tin trong môi trường số?
A. Lưu trữ được ít thông tin
B. Gọn nhẹ
C. Rút ngắn thời gian
D. Dễ thực hiện mọi lúc, mọi nơi
Câu 4: Sắp xếp các thứ tự sau theo một trình tự hợp lí để thực hiện thao tác tìm kiếm thông tin trên máy tìm kiếm?
1. Gõ từ khóa vào ô để nhập từ khóa
2. Truy cập vào máy tìm kiếm
3. Nhấn phím Enter hoặc nháy nút tìm kiếm. Kết quả tìm kiếm sẽ được liệt kê dưới dạng danh sách liên kết
A. 1-2-3
B. 2-1-3
C. 1-3-2
D. 2-3-1
Câu 5. Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật?
A. Tặng đĩa nhạc có bản quyền em đã mua cho người khác.
B. Đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng.
C. Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc nói chuyện.
D. Tải một bài trình chiếu của người khác từ Intemet và sử dụng như là của mình tạo ra.
Câu 6: Hành động nào dưới đây là vi phạm đạo đức, pháp luật và văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?
A. Tạo một trang cá nhân để chia sẻ những kinh nghiệm học tập của mình.
B. Sáng tác một bài thơ về lớp và gửi bạn bè cùng đọc.
C. Quay và lan truyền video về bạo lực học đường.
D. Hát một bài hát mà em yêu thích.
Câu 7: Cha đẻ của máy tính là ai?
A. Sir John Napier
B. Charles Babbage
C. Blaise Pascal
D. Alan Turing
Câu 8: Người đàn ông này đã tạo ra hệ điều hành cho IBM và bắt đầu một công ty có tên Microsoft
A. Steve Jobs
B. Howard Aiken
C. Bill Gates
D. Alan Turing
Câu 9: Chiếc máy tính đầu tiên được gọi là:
A. Bàn tính
B. Pascaline
C. Mark I
D. ENIAC
Câu 10: Những ảnh hưởng tiêu cực của máy tính đến đời sống con người:
A. Mua bán qua mạng
B. Kết nối bạn bè
C. Lệ thuộc vào máy tính
D. Hội họp trực tuyến
Câu 11: Hãy điền vào chỗ chấm (. . . ) ở mỗi câu sau đây?
Máy tính có thể. . . nhanh hơn con người.
A. Tính toán, thu nhận thông tin hình ảnh, thu nhận thông tin âm thanh, xử lí thông tin, truyền tin.
B. Thu nhận thông tin mùi vị.
C. Nghiên cứu khoa học,
D. Sáng tác nghệ thuật.
Câu 12: Hãy chỉ ra các lợi ích mà tin học và máy tính có thể đem lại.
A. Tiếp xúc với tài liệu không phù hợp qua Internet
B. Gia tăng tội phạm và truy cập thông tin cá nhân
C. Khả năng phụ thuộc quá mức vào công nghệ
D. Làm thay đổi nhận thức, cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội, góp phần phát triển kinh tế và xã hội.
Câu 13. Hành động nào dưới đây không vi phạm đạo đức, pháp luật và văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?
A. Chia sẻ địa chỉ website có chứa các bộ phim không có bản quyền sử dụng
B. Tham gia cá cược bóng đá qua Internet
C. Tạo một trang cá nhân để chia sẻ những kinh nghiệm học tập của mình.
D. Quay và lan truyền video về bạo lực học đường.
Câu 14. Khi thấy bạn em quay video các bạn trong lớp có hành vi bạo lực và đăng lên mạng xã hội thì em sẽ?
A. Khuyên bạn gửi video đó cho mọi người.
B. Khuyên bạn nên quay nhưng không đăng video đó lên.
C. Khuyên bạn không nên quay và đăng video bạo lực đó lên mạng vì vi phạm quyền riêng tư của mỗi con người và vi phạm tiểu chuẩn cộng đồng trên mạng
D. Đồng tình với bạn
Câu 15: Ý tưởng nào đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của máy tính?
A. Cơ giới hóa việc lao động.
B. Trí óc hóa việc tính toán.
C. Cơ giới hóa việc tính toán.
D. Trí óc hóa việc lao động.
Câu 16: Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu.
A. Người quản lý thông tin đó cho phép.
B. Thông tin có khả năng truyền tải xa.
C. Thông tin ít dữ liệu.
D. Người quản lý thông tin không cho phép.
Câu 17: Điền vào chỗ trống: Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn, . . . . . . .
A. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.
B. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.
C. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.
D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.
Câu 18: Thời kì đầu các máy tính được thiết kế dựa trên các rơ le được gọi là?
A. Máy tính thông minh.
B. Máy tính điện cơ.
C. Máy tính khoa học.
D. Máy tính hiện đại.
Câu 19: Các hành vi KHÔNG vi phạm đạo đức, pháp luật, vi phạm pháp luật khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số em có thể gặp là?
A. Sao chép thông tin từ một trang web và coi đó là của mình
B. Sử dụng phần mềm bẻ khóa
C. Phát trực tiếp hoặc chia sẻ các vụ bạo lực học đường. Đưa lên mạng thông tin cá nhân của người khác khi không được cho phép
D. Xem phim trên các trang mạng có bản quyền.
Câu 20: Điều gì quyết định thông tin có còn ý nghĩa hay không?
A. Sự chính xác của thông tin.
B. Thông tin mang tinh sự kiện.
C. Thời điểm công bố thông tin.
D. Đặc điểm của thông tin.
Câu 21. Sản phẩm số do bản thân tạo ra sẽ không đảm bảo gì?
A. Thể hiện được đạo đức
B. Thể hiện tính văn hóa
C. Không vi phạm pháp luật
D. Có ý nghĩa tiêu cực và xuyên tạc văn hóa, đạo đức và pháp luật
Câu 22. Đáp án nào không phải là biểu hiện của việc trung thực trong quá trình tạo ra sản phẩm số là?
A. Không sử dụng thông tin giả
B. Không sử dụng thông tin không đáng tin cậy
C. Không sao chép, chỉnh sửa thông tin của người khác rồi coi là của mình
D. Không sáng tạo ra sản phẩm riêng mà lấy sản phẩm của người khác gắn tên mình.
Câu 23. Em không thể sử dụng các thông tin nào để tạo ra sản phẩm số do mình tự tạo ra?
A. Tự quay video
B. Tự chụp ảnh
C. Tự ý lấy bài trên mạng mà ghi tên mình.
D. Tự viết nội dung
Câu 24. Đâu là điều em không được phép làm khi tạo ra các sản phẩm số?
A. Luôn trung thực trong quá trình tạo ra sản phẩm số
B. Nên sử dụng thông tin do mình tự tạo
C. Nội dung và hình thức các sản phẩm tạo ra không được vi phạm các quy định, chuẩn mực về đạo đức, văn hóa trong xã hội nói chung
D. Nội dung và hình thức mang tính chống phá, xuyên tạc đạo đức, văn hóa và pháp luật.
Câu 25: Thông tin trong những trường hợp nào sau đây là không đáng tin cậy?
A. Thông tin trên website có tên miền là . gov.
B. Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác.
C. Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế.
D. Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của Chính phủ.
Câu 26: Em có thể hình thành ý tưởng về một vấn đề dựa trên?
A. Nguồn thông tin từ một người lạ.
B. Nguồn thông tin được đăng tải từ rất lâu.
C. Nguồn thông tin chính xác đã được kiểm chứng.
D. Nguồn thông tin từ bạn của em.
Câu 27: Em không thể tạo ra sản phẩm số nào dưới đây?
A. Tệp ghi âm giọng hát của em
B. Vlog
C. Trò chơi điện tử em tự thiết kế
D. Video có ghép nhạc đã có bản quyền.
Câu 28: Muốn tìm hiểu thông tin về một phương pháp học tập hiệu quả thì em có thể tìm hiểu thông tin của?
A. Một người lạ bất kỳ.
B. Một người học giỏi nổi tiếng.
C. Một người ẩn danh em mới quen trên mạng xã hội.
D. Một người tuyên truyền xuyên tạc văn hóa lệch lạc trên mạng xã hội.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: Thông tin số là gì? Hãy nêu các đặc điểm chính của thông tin số.
Câu 2: Em hãy kể một vài dịch vụ và tiện ích mà máy tính mang lại cho con người trong lĩnh vực giáo dục, y tế, kinh tế, giao thông.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Tin học 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7. 0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Đáp án | C | A | A | B | A | C | B | C | D | C | A | D | C | C |
Câu | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đáp án | C | D | D | C | D | C | D | D | C | B | C | C | D | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN (3. 0 điểm)
Câu | HD chấm | Điểm |
1 | Thông tin (văn bản, hình ảnh, âm thanh. . . ) được mã hóa thành các dãy bit lưu truyền trong các thiết bị kỹ thuật số gọi là thông tin số. | 1đ |
Thông tin số có các đặc điểm sau: - Thông tin số dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xóa bỏ hoàn toàn. | 0. 5đ | |
- Thông tin có thể được truy cập từ xa nếu người quản lý thông tin đó cho phép | 0. 25đ | |
| -Thông tin số đa dạng, được thu thập nhanh, lưu trữ với dung lượng rất lớn. | 0. 25đ |
2 | Nêu đúng ví dụ dịch vụ và tiện ích mà máy tính mang lại cho con người trong lĩnh vực giáo dục, y tế, kinh tế, giao thông. | 1đ |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Tin học 8
TT (1) | Chương/ chủ đề (2) | Nội dung/đơn vị kiến thức (3) | Mức độ nhận thức (4-11) | Tổng % điểm (12) | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| |||
1 | Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng | Sơ lược về lịch sử phát triển máy tính | 4 | 4 | 2đ (20%) | ||||||
2 | Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin | Thông tin trong môi trường số | 5 | 5 | 1 | 1 | 5. 5đ (55%) | ||||
3 | Chủ đề G. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số | Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số | 6 | 4 | 2. 5đ (25%) | ||||||
Tổng | 3. 75đ |
| 3. 25đ |
|
| 2 đ |
| 1đ |
| ||
Tỉ lệ % | 37. 5% | 32. 5% | 20% | 10% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
Xem chi tiết trong file tải về
...........
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 môn Tin học lớp 8
Link Download chính thức:
- Phát Nguyễn MinhThích · Phản hồi · 3 · 28/10/23