Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 lớp 11 môn Sử sách KNTT, CTST, Cánh diều
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 11 năm 2024 - 2025 hệ thống kiến thức cần nắm, cấu trúc ôn thi kèm theo các dạng bài tập trọng tâm.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử 11 gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức giúp học sinh tự ôn luyện củng cố lại kiến thức, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi Lịch sử 11 cuối kì 1 rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử 11, mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 11, đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Anh 11.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2024 - 2025
1. Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều
TRƯỜNG THPT ………… BỘ MÔN: LỊCH SỬ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 11 |
I. Trắc nghiệm ôn thi học kì 1 Lịch sử 11
Câu 1: Cách mang Cuba thành công vào thời nào?
A. 1959
B. 1955
C. 1958
D. 1957
Câu 2: Trước năm 1945, nước nào là nước duy nhất đi theo con đường chủ nghĩa xã hội?
A. Việt Nam
B. Liên Xô
C. Trung Quốc
D. Cuba
Câu 3: Cuba bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội vào năm nào?
A. 1961
B. 1955
C. 1958
D. 1957
Câu 4: Đâu không phải một nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1991 đến nay?
A. Trung Quốc
B. Cuba
C. Ba Lan
D. Việt Nam
Câu 5: Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời vào năm nào?
A. 1949
B. 1955
C. 1958
D. 1957
Câu 6: Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa từ:
A. Tháng 12/1978
B. Tháng 06/1985
C. Tháng 01/1990
D. Tháng 11/1998
Câu 7: Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời với quan hệ hợp tác giữa:
A. Mỹ và các nước Đông Âu
B. Liên Xô và các nước Đông Âu
C. Mỹ và Liên Xô
D. Liên Xô và Trung Quốc
Câu 8: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vào thời gian nào?
A. 1949
B. 1955
C. 1958
D. 1957
Câu 9: Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:
A. Tiến hành cải cách ruộng đất
B. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
C. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10 Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:
A. Pháp và Hà Lan
B. Mỹ và Nga
C. Việt Nam và Ngan
D. Anh và Pháp
Câu 11: Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây?
A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca.
B. Pháp đánh chiếm Đông Dương.
C. Tây Ban Nha đánh chiếm Philíppin.
D. Anh đánh chiếm Miến Điện.
Câu 12: Nước duy nhất không trở thành thuộc địa của đế quốc thực dân?
A. Việt Nam
B. Xiêm
C. Cam-pu-chia
D. Sing-ga-po
Câu 13: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?
A. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên
B. Thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp
C. Thúc ép người dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ máy móc nhưng lượng sản phẩm phải nộp là quá lớn.
D. Cả A và B.
Câu 14: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã:
A. Gửi tối hậu thư cho các nước thực dân phương Tây nhằm đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu họ có ý định xâm chiếm
B. Tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa
C. Xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc để được hẫu thuẫn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:
A. Pháp và Hà Lan
B. Mỹ và Nga
C. Việt Nam và Ngan
D. Anh và Pháp
Câu 16: Ý nào không phải là ý nghĩa đối với trong nước của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Đã mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ nhau.
B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà
C. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã hoàn thành.
Câu 17: Ý nào không phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Trở thành biểu tượng và là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
B. Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin.
C. Thức tỉnh phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây.
D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Câu 18: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là
A. Biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
B. Tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
C. Bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
Câu 19: Đâu không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đối hoàn toàn tình hình đất nước Nga.
B. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
C. Làm thay đổi cục diện thế giới.
D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
Câu 20: Chính đảng nào tiếp tục chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng để giải quyết tình trạng hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917?
A. Đảng Mensêvích
B. Đảng Bônsêvích
C. Đảng Xã hội dân chủ
D. Đảng Thống nhất công nhân
Câu 21: Đến năm 1940, Liên Xô gồm bao nhiêu nước cộng hoà?
A. 7
B. 15
C. 25
D. 39
Câu 22: Tháng 01/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập:
A. Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
B. Nhà nước với chủ nghĩa tư bản hiện đại đầu tiên trên thế giới.
C. Chính Đảng vô sản đầu tiên đấu tranh cho quyền lợi của mọi giai cấp.
D. Tất cả các đáp án trên.
II. Câu hỏi tự luận cuối kì 1 Sử 11
Câu 1
Trình bày những diễn biến chính của phong trào Tây Sơn.
Theo em, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã để lại những bài học quý nào về tư tưởng và nghệ thuật chống ngoại xâm?
Câu 2 Có nhận định cho rằng: “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?
Câu 3
a. Hãy tóm tắt diễn biến chính và kết quả của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
b. Nêu nhận xét, đánh giá của em về các cuộc khởi nghĩa trong thời kì này.
Câu 4 Từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ, em có thể rút ra những bài học lịch sử gì?
Câu 5. Từ thắng lợi và thất bại của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, em hãy chỉ ra những bài học lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Câu 6. Vì sao nói phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đã đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ XVIII và bảo vệ nền độc lập dân tộc?
Câu 7. Rút ra 1 số bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Câu 8. Từ sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa trong thế kỉ XX, em hãy cho biết ảnh hưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa đến quan hệ quốc tế như thế nào?
Câu 9. Phân tích sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào) sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 10 Phân tích những tác động của chủ nghĩa thực dân đối với quá trình tái thiết và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á (giữa thế kỉ XX)
Câu 11. Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử
2. Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT ………… BỘ MÔN: LỊCH SỬ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 11 |
A. Trắc nghiệm và đánh giá năng lực
Câu 1. Trước khi bùng nổ cách mạng tư sản, đa số các nước ở khu vực Tây Âu theo chế độ
A. quân chủ chuyên chế
B. quân chủ lập hiến.
C. cộng hòa dân chủ
D. cộng hòa nhân dân.
Câu 2. Đến thế kỷ XVII, một trong những ngành kinh tế phát triển ở Anh là
A. công nghiệp len, dạ
B. làm gốm, rèn sắt.
C. thủ công mỹ nghệ.
D. săn bắt, hái lượm.
Câu 3: Nửa sau thế kỉ XIX, Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở
A. Châu Âu.
B. Đông Nam Á.
C. Đông Phi.
D. Tây Phi.
Câu 4: Một trong những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản Âu-Mĩ khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là
A. chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ.
B. xâm lược thuộc địa bằng vũ lực.
C. tập thể hóa nông nghiệp.
D. quốc hữu hóa các xí nghiệp.
Câu 5: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một trong những quốc gia ở Châu Á đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa là
A. Thụy Điển.
B. Phần Lan
C. Nhật Bản.
D. Ba Lan.
Câu 6: Ý nào sau đây là một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Bất bình đẳng xã hội
B. Chỉ dân chủ với tư sản.
C. Khủng hoảng thường xuyên sảy ra.
D. Có trình độ sản suất phát triển cao.
Câu 7. Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chính quyền Xô viết đã ban hành sắc lệnh nào sau
đây?
A. Nha bình dân học vụ.
B. Hòa bình và ruộng đất.
C. Chính sách kinh tế mới.
D. Chính sách mới.
Câu 8. Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa nào sau đây ?
A. Tăng cường sức mạnh nhà nước Xô viết
B. Chống thù trong giặc ngoài
C. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Phát triển chủ nghĩa xã hội ở Tây Âu
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội dần dần mở rộng và phát triển sang các nước
A. Đông Âu
B. Tây Âu.
C. Nhật Bản.
D. Canađa.
Câu 10. Tháng 12/1978, Trung Quốc đã làm gì để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế?
A. Cải cách và mở cửa.
B. Cải cách và đổi mới.
C. Kinh tế mới.
D. Cộng sản thời chiến.
Câu 11. Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh
A. sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.
B. chủ nghĩa tư bản tiếp tục bộc lộ nhiều hạn chế.
C. chủ nghĩa tư bản đã chính thức không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
D. chủ nghĩa xã hội ngày càng được mở rộng và phát triển.
Câu 12. Từ thế kỉ XVI, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hải đảo đang trong tình trạng
A. suy yếu.
B. phát triển.
C. phục hồi.
D. hình thành.
Câu 13. Từ cuối thế kỉ XIX, nhằm xóa bỏ nền độc lập đối với Miến Điện và ba nước Đông Dương, thực dân Anh và Pháp tiến hành chính sách nào sau đây?
A. Cải cách dân chủ.
B. Chia để trị.
C. Chia ruộng đất cho nhân dân.
D. Cải cách giáo dục.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm (giữa thế kỉ XIX)?
A. Bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền.
B. thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa.
C. đưa đất nước phát triển lên xã hội chủ nghĩa.
D. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 15. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ năm 1920 đến năm 1945 diễn ra dưới những hình thức
A. cải cách ôn hòa và bạo động vũ trang.
B. đấu tranh công khai, hợp pháp.
C. đấu tranh nghị trường và báo chí.
D. xu hướng cải lương.
Câu 16. Chiến lược kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN năm 1967 đến cuối thập niên 80 là
A. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. tập thể hóa nông nghiệp.
C. xây dựng hợp tác xã.
D. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
Câu 17. Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ bùng nổ vào cuối thế kỉ XVIII dựa trên tiền đề kinh tế như thế nào?
A.Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mỹ bị kìm hãm bởi chế độ cai trị của thực dân Anh.
B.Chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C.Phong trào “rào đất cướp ruộng” của quý tộc đã đẩy nông dân vào tình cảnh khổ cực.
D.Sự tồn tại của chế độ nô lệ đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII?
A.Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
B.Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến chuyên chế.
C.Nông nghiệp lạc hậu: năng suất cây trồng thấp; diện tích đất bỏ hoang nhiều,…
D.Phong trào “rào đất cướp ruộng” diễn ra mạnh mẽ khiến 3 triệu nông dân mất đất.
Câu 19. Tiền đề chính trị của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là gì?
A.Nhà nước phong kiến do vua Sác-lơ I đứng đầu thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
B.Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho quần chúng nhân dân.
C.Vua Sác-lơ I công khai ủng hộ các tín đồ Thanh giáo, gây bất mãn cho Giáo hội Anh.
D.Chính sách cai trị của nhà nước quân chủ lập hiến đã xâm phạm quyền lợi của tư sản.
Câu 20. Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ hai trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Giai cấp tư sản.
B. Tăng lữ Giáo hội.
C. Quý tộc phong kiến.
D. Bình dân thành thị.
Câu 21. Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ hai trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Giai cấp tư sản.
B. Tăng lữ Giáo hội.
C. Quý tộc phong kiến.
D. Bình dân thành thị.
Câu 22. Tiền đề về xã hội của cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) là: mâu thuẫn giữa
A.quần chúng nhân dân với nhà nước quân chủ lập hiến.
B.đẳng cấp thứ ba với các đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc.
C.nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.
D.giai cấp tư sản, quý tộc mới với giai cấp vô sản, nông dân.
Câu 23. Một trong những đại diện tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) là
A. Ph.Vôn-te.
B. A.Xmit.
C. Ph.Ăng-ghen.
D. C.Xanh-xi-mông.
Câu 24. Đọc đoạn tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tư liệu: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa” (Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.314).
Câu hỏi: Nhận định trên của Chủ tịch Hồ Chính Minh đề cập đến vấn đề nào của các cuộc cách mạng tư sản?
A. Tiền đề của cách mạng.
B. Mục tiêu của cách mạng.
C. Động lực của cách mạng.
D. Hạn chế của cách mạng.
Câu 25. Khẩu hiệu nổi tiếng nào dưới đây có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ
XVIII)?
A. “Độc lập - Tự do - hạnh phúc”.
B. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
C. “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
D. “Thống nhất hoàn toàn hay là chết?”.
Câu 26: Cách mạng tư sản bao gồm hai nhiệm vụ cơ bản là:
A. Dân tộc và dân chủ
B. Chính trị và xa hội
C. Công bằng và văn minh
D. Tiền tài và quyền lực
............
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày sự ra đời, phân tích ý nghĩa của sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
Câu 2. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời có phải là một tất yếu lịch sử không? Vì sao?
Câu 3.Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 4. Nêu sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh?
Câu 5. Giải thích nguyên nhân sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?
Câu 6. Nêu những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay?
Câu 7. Nêu thành tựu chính của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 cho đến nay. Những thành tựu đó đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Câu 8: So sánh cách mạng tư sản Anh với Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ theo các nội dung sau: Mục tiêu; nhiệm vụ; lãnh đạo và động lực của cách mạng
........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
3. Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 11 Kết nối tri thức
I. Nội dung ôn tập học kì 1 Lịch sử 11
1. Sự hình thành Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết:
- Quá trình hình thành của Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết .
- Ý nghĩa của sự ra đời Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết.
2. Sự phát triển của CNXH từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay:
- Sự phát triển của CNXH từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
- Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô.
- Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay.
3. Quá trình cai trị và xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:
- Quá trình xâm lược.
- Chính sách cai trị.
- Công cuộc cải cách ở Xiêm.
II. Một số câu hỏi ôn tập Lịch sử 11 cuối kì 1
Câu 1: Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1917
B. Năm 1918.
C. Năm 1919.
D. Năm 1922.
Câu 2: Bốn nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết gồm
A. Nga, Ucraina, Lítva và Ngoại Cáccadơ
B. Nga, Ucraina, Ácmênia và Ngoại Cáccadơ
C. Nga, Ucraina, Tátgikixtan và Ngoại Cáccadơ
D. Nga, Ucrana, Bôlêrútxia và Ngoại Cáccadơ
Câu 3: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?
A. 25/10/1917
B. 30/11/1917
C. 05/03/1918
D. 19/11/1918
Câu 4: Đến năm 1940, Liên Xô gồm có bao nhiêu nước Cộng hòa Xô viết?
A. 12
B. 13
C. 14
D. 15
Câu 5: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là
A. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ
B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới
D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế
Câu 6: Lê-nin qua đời vào năm nào?
A. 1924
B. 1925
C. 1926
D. 1927
Câu 7: Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời với quan hệ hợp tác giữa:
A. Mỹ và các nước Đông Âu
B. Liên Xô và các nước Đông Âu
C. Mỹ và Liên Xô
D. Liên Xô và Trung Quốc
Câu 8: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vào thời gian nào?
A. 1949
B. 1955
C. 1958
D. 1957
Câu 9: Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:
A. Tiến hành cải cách ruộng đất
B. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
C. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, năm 1949 đã có sự kiện gì?
A. Nước Cộng hoà Liên bang Trung Hoa được thành lập từ hơn 15 nước xã hội chủ nghĩa.
B. Nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa tư bản hiện đại.
C. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Chính quyền phong kiến Mãn Thanh được khôi phục
Câu 11: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm nào?
A. Sau khi thắng Pháp năm 1954
B. Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975
C. Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước năm 1976
D. Sau Đổi mới năm 1986
Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã:
A. Trở thành một hệ thống trên thế giới
B. Trở thành hệ tư tưởng mà mọi đất nước trên thế giới tuân theo
C. Bị xoá bỏ hoàn toàn
D. Cả A và B.
Câu 13: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?
A. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên
B. Thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp
C. Thúc ép người dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ máy móc nhưng lượng sản phẩm phải nộp là quá lớn.
D. Cả A và B.
Câu 14: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã:
A. Gửi tối hậu thư cho các nước thực dân phương Tây nhằm đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu họ có ý định xâm chiếm
B. Tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa
C. Xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc để được hẫu thuẫn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:
A. Pháp và Hà Lan
B. Mỹ và Nga
C. Việt Nam và Ngan
D. Anh và Pháp
Câu 16: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện qua việc
A. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất
nước
B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh - Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền
C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bình
đằng với các đế quốc Anh, Pháp
D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để
phát triển
Câu 17: Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh:
A. Phần lớn các nước Đông Nam Á đang ở thời gian phát triển hùng mạnh, nhờ đó thực dân phương Tây có thể thu được nhiều nguồn lợi nhất có thể.
B. Chiến tranh thế giới bùng phát, các nước tư bản muốn làm bá chủ thế giới nên cần tăng cường sức mạnh quân đội.
C. Phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội với nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ phong kiến.
D. Cả B và C.
Câu 18: Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm là
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Xiêm
B. Đưa Xiêm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng
C. Cho thấy sự đúng đắn của con đường cải cách đối với các nước châu Á
D. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị
Câu 19: Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi như thế nào?
A. Quân chủ lập hiến
B. Quân chủ chuyên chế
C. Cộng hòa đại nghị
D. Cộng hòa tổng thống
Câu 20: Sau cuộc chiến tranh Mỹ- Tây Ban Nha, Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của?
A. Anh
B. Đức
C. Mỹ
D. Tây Ban Nha
Câu 21. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc khởi nghĩa nào sau đây được nổ ra bằng một hội thề và kết thúc cũng bằng một hội thề?
A. Khởi nghĩa Lam Sơn.
B. Khởi nghĩa Tây Sơn.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 22. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc khởi nghĩa nào sau đây vừa thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giai cấp, vừa thực hiện nhiệm vụ dân tộc?
A. Khởi nghĩa Lam Sơn.
B. Khởi nghĩa Tây Sơn.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 23. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam.
B. thống nhất đất nước hoàn toàn về mặt nhà nước.
C. bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 24. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam.
B. thống nhất đất nước hoàn toàn về mặt nhà nước.
C. đánh tan quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 25. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam.
B. thống nhất đất nước hoàn toàn về mặt nhà nước.
C. bước đầu thực hiện một số cải cách để xây dựng đất nước.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là bài học lịch sử được rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam?
A. Bài học về xây dựng và tập hợp lực lượng.
B. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Nghệ thuật quân sự sáng tạo, phong phú.
D. Chủ động khơi mào đấu tranh quân sự.
Câu 27. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)?
A. Từ quy mô địa phương phát triển thành cuộc chiến tranh trên phạm vi cả nước.
B. Mang tính chất chính nghĩa, giải phóng dân tộc và tính nhân dân sâu sắc.
C. Mang tính dân chủ, dùng sức mạnh quân sự đè bẹp ý chí xâm lược kẻ thù.
D. Thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, kết thúc chiến tranh độc đáo bằng nghị hòa.
Câu 28. Nội dung nào sau đây không phải là bài học kinh nghiệm được rút ra từ thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)?
A. Dựa vào sức mạnh của nhân dân để tiến hành chiến tranh lâu dài.
B. Tránh thế mạnh của giặc, tập trung đánh vào chỗ yếu của kẻ thù.
C. Vận dụng thành công lối đánh “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.
D. Kết thúc chiến tranh độc đáo bằng nghị hòa trong thế thắng trước kẻ thù.
Câu 29. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với tiến trình lịch sử Việt Nam?
A. Là cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất giành được thắng lợi cuối cùng trong lịch sử.
B. Đây là phong trào đấu tranh đã mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do vĩnh viễn cho dân tộc.
C. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân đã vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dân tộc.
D. Đây là phong trào nông dân đảm nhiệm sứ mệnh đấu tranh thống nhất đất nước.
Câu 30. Một trong những công lao to lớn của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc.
B. lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa.
C. mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
D. lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, lập nước Vạn Xuân.
Câu 31. Một trong những công lao to lớn của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc.
B. lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa.
C. mở đầu thời kì phong kiến độc lập, tự chủ.
D. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Đường.
Câu 32. Một trong những công lao to lớn của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc.
B. lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa.
C. chấm dứt thời kì ngàn năm Bắc thuộc.
D. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Hán.
Câu 33. Một trong những đóng góp to lớn của Hai Bà Trưng trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc là
A. mở đầu thời kì đấu tranh chống đô hộ.
B. mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài.
C. đập tan âm mưu xâm của nhà Đường.
D. xây dựng nhà nước Vạn Xuân lớn mạnh.
Câu 34. Một trong những đóng góp to lớn của Hai Bà Trưng trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc là
A. góp phần hình thành nên những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.
B. mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ kéo dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
C. đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược Đại Việt của chính quyền phương Bắc.
D. giành lại độc lập dân tộc, giữ gìn văn hóa, xây dựng nhà nước Vạn Xuân.
Câu 35. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
B. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.
C. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước.
D. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
Câu 36. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình.
B. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.
D. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng.
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Từ sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa trong thế kỉ XX, em hãy cho biết ảnh hưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa đến quan hệ quốc tế như thế nào?
Câu 2. Phân tích sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào) sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 3. Phân tích những tác động của chủ nghĩa thực dân đối với quá trình tái thiết và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á (giữa thế kỉ XX)
Câu 4. Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
Câu 5. Từ thắng lợi và thất bại của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, em hãy chỉ ra những bài học lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Câu 6. Vì sao nói phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đã đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ XVIII và bảo vệ nền độc lập dân tộc?
Câu 7. Rút ra 1 số bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
..........
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Lịch sử 11 năm 2024