Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 30 Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 6 (Có đáp án + Ma trận)
TOP 30 Đề thi học kì 1 môn Văn 6 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình.
Với 30 Đề thi học kì 1 Văn 6, còn giúp các bạn học sinh dễ dàng tham khảo, luyện giải đề và so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2024 - 2025
1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
Trường THCS:................. | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề |
I. ĐỌC (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Mẹ ốm
[…]
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm.
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương.
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo.
…………………………………
(1970)
(Trần Đăng Khoa, trích tập thơ Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999)
Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ 5 chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ thất ngôn tứ tuyệt
Câu 2. Xác định cách ngắt nhịp trong hai câu thơ sau:
“Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.”
A. 2/2/2 và 4/4
B. 4/2 và 2/2/4
C. 2/2/2 và 2/4/2
D. 2/2/2 và 2/2/4
Câu 3. Chỉ ra trạng ngữ trong câu thơ sau:
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào hương bay.
A.Hương bay.
B. Mưa rào.
C. Sáng nay.
D. Trái chín.
Câu 4. Từ nào trong các từ sau đây là từ láy?
A. Ngọt ngào
B. Nắng mưa
C. Ruộng vườn
D. Cuốc cày
Câu 5. Hình ảnh nào sau đây được nhắc đến trong đoạn trích trên?
A. Cha
B. Bà
C. Mẹ
D. Ông
Câu 6. Em hiểu nghĩa ẩn dụ của từ “Nắng mưa” trong câu thơ sau như thế nào?
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”
A. Chỉ sự gian nan khó nhọc trong cuộc đời của mẹ
B. Chỉ hiện tượng nắng mưa của thời tiết.
C. Nói đến sự vất vả cơ cực của người cha.
D. Chỉ sự cần cù làm việc đề chăm sóc cho con.
Câu 7. Qua đoạn thơ trên, nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc gì khi viết về mẹ?
A. Lòng biết ơn vô hạn, tình yêu thương tha thiết của người con đối với mẹ.
B. Niềm vui khi được sống trong tình yêu thương của mẹ.
C. Tình cảm xót thương của người con đối với mẹ.
D. Tình yêu mến, tự hào khi có mẹ.
Câu 8. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ:
“Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.”
A. Người mẹ bị ốm nặng.
B. Người nông dân lao động vất vả một nắng hai sương.
C. Ruộng vườn nhà cửa vắng vẻ, không có bàn tay mẹ chăm sóc.
D. Người cha bị ốm; Ruộng vườn vắng cha không người chăm sóc.
Câu 9. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của người mẹ đối với cuộc sống mỗi người?
Câu 10. Qua đoạn thơ trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
II. VIẾT (4.0 điểm) Cuộc đời mỗi người là những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Hãy viết một bài văn kể lại kỉ niệm mà em nhớ nhất.
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | C | 0,5 | |
9 | Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ theo nhận thức riêng (nếu hợp lí), song có thể diễn đạt theo các ý sau: - Người mẹ rất quan trọng trong việc nuôi nấng, dưỡng dục con cái. - Người mẹ ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, lối sống của con cái. Mẹ là chỗ dựa tinh thần của con cái. | 0,5 0,5 | |
10 | Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách, song có thể diễn đạt theo các ý sau: - Yêu thương, kính trọng, biết giúp đỡ và chăm sóc bố mẹ khi già yếu | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Về một kỉ niệm mà em nhớ nhất | 0,25 | |
| c. - Học sinh kể lại kỉ niệm đáng nhớ của bản thân theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | ||
| - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được kỉ niệm đáng nhớ của bản thân - Kể lại các sự kiện chính trong kỉ niệm: Bắt đầu, diễn biến, kết thúc. - Ý nghĩa của kỉ niệm đối với bản thân. | 2,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn. | 0,5 |
1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc
| Thơ và thơ lục bát
| 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 |
60 |
2 | Viết | Kể một trải nghiệm đáng nhớ | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 25 | 5 | 15 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
1.4. Bản đặc tả đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 6
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc | Thơ và thơ lục bát | Nhận biết: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát. - Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. - Nhận ra thành phần của câu: trạng ngữ Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp | 5 TN | 3TN | 2TL | |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. | 1* | 1* | 1* | 1 TL* |
Tổng |
| 5 TN | 3 TN | 2 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 30 | 30 | 30 | 10 | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |
2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều
2.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6
UBND HUYỆN…….
| ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I |
I. ĐỌC HIỂU: (6,0 đ)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
TÓC CỦA MẸ TÔI
Mẹ tôi hong tóc buổi chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dài mẹ xõa sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.
Tóc sâu của mẹ tôi tìm
Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
(Phan Thị Thanh Nhàn, Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)
Câu 1. (0.5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (0.5 điểm) Khổ thơ thứ nhất trong bài thơ ngắt nhịp mấy?
Câu 3. (0.5 điểm) Qua các câu thơ miêu tả trực tiếp mái tóc mẹ, người con cho thấy điều gì ở mẹ của mình?
Câu 4: (0.5 điểm) Tìm từ láy trong câu:
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Câu 5. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong hai câu sau và nêu tác dụng của biện pháp đó.
Bao nhiêu sợi bạc cùng đen
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.
Câu 6. (1.0 điểm) Qua bài thơ Tóc của mẹ tôi, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
Câu 7. (1.0 điểm) Đọc qua bài thơ Tóc của mẹ tôi, em thấy mình cần làm gì để mẹ có được niềm vui trong cuộc sống?
Câu 8. (1.0 điểm) Hai câu cuối bài thơ thấy mong ước gì của người con dành cho mẹ?
“Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.”
II. VIẾT (4.0 điểm)
Đề: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân (về một chuyến đi, một hoạt động trong nhà trường, một tiết học…).
2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
| 1 | Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát | 0,5 |
2 | 2/2/2; 4/4 (cách ngắt nhịp khác đúng sẽ tính điểm) | 0,5 | |
3 | Cho thấy mẹ đã già | 0,5 | |
4 | Từ láy: Quay quay | 0,5 | |
5 | HS có lí giải hợp lý Biên pháp tu từ được sử dụng là so sánh * Gợi ý tác dụng: Nói lên những khó khăn, vất vả của mẹ hi sinh vì con. | 1,0 | |
6 | - HS nêu được ý kiến cá nhân về nhân vật - HS có lí giải hợp lý * Gợi ý: Làm con phải biết yêu thương, quan tâm và hiểu được sự hi sinh của mẹ… | 1,0 | |
7 | - HS nêu được ý kiến cá nhân - HS có lí giải hợp lý * Gợi ý tác dụng: Em sẽ chăm học, nghe lời mẹ dạy, không làm mẹ buồn, chăm sóc và luôn trân trọng thời gian bên mẹ,... | 1,0 | |
8 | - HS nêu được ý kiến cá nhân - HS có lí giải hợp lý * Gợi ý: Người con đã nhận ra được những khó khăn, vất vả của mẹ và sẽ ngoan hơn, mong muốn mẹ được trẻ lại. | 1,0 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
|
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0,25 | ||
c. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm muốn kể. - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm nghĩ, bài học rút ra sau trải nghiệm. | 3,0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,25 |
2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| |||
TL | TL | TL | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ lục bát | 4 | 2 | 2 | 0 | 60 |
| Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 1* | 1* | 1* | 1* | 40 |
Tổng | 30 | 30 | 30 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ lục bát | * Nhận biết - Nhận biết được thể thơ, số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát. (câu 1, 2) - Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. (câu 3) - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy). (câu 4) * Thông hiểu - Nêu được thông điệp của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. (câu 6) - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. (câu 5) * Vận dụng Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử, tình cảm được gợi ra trong văn bản. (câu 7, 8) | 4TL | 2TL | 2TL | |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất, có các sự kiện chính trong trải nghiệm. | 1TL* | |||
Tổng |
| 4TL | 2TL | 2TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 30% | 30% | 30% | 10% | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |
3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo
3.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
MẸ
Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ, Trần Quốc Minh, theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28-29)
Từ câu 1-8 mỗi câu đúng được 0,5đ
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (NB)
A. Ngũ ngôn.
B. Lục bát.
C. Song thất lục bát.
D. Tự do.
Câu 2. Từ “ giấc tròn” trong câu thơ “Đêm nay con ngủ giấc tròn” được sử dụng biện pháp tu từ nào?(NB)
A. Ẩn dụ
B. So sánh
C. Nhân hóa.
D. Hoán dụ.
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? (NB)
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 4. Những âm thanh nào được tác giả nhắc tới trong bài thơ? (NB)
A. Tiếng ve.
B. Tiếng ve, tiếng võng, tiếng ru ạ ời.
C. Tiếng gió.
D. Tiếng võng.
Câu 5. Dãy từ nào sau đây là từ ghép? (NB)
A. Con ve, tiếng võng, ngọn gió.
B. Con ve, nắng oi, ạ ời, ngoài kia, gió về.
C. Con ve, tiếng võng, lặng rồi, ạ ời.
D. Con ve, bàn tay, ạ ời, kẽo cà.
Câu 6. Dòng nào nêu đúng nội dung của bài thơ trên? (TH)
A. Thời tiết nắng nóng khiến cho những chú ve cũng cảm thấy mệt mỏi.
B. Nỗi vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho con.
C. Bạn nhỏ biết làm những việc vừa sức để giúp mẹ.
D. Bài thơ nói về việc mẹ hát ru và quạt cho con ngủ.
Câu 7. Theo em từ “giấc tròn” trong bài thơ có nghĩa là gì? (TH)
A. Con ngủ ngon giấc.
B. Con ngủ mơ thấy trái đất tròn.
C. Không chỉ là giấc ngủ mà còn là cả cuộc đời con.
D. Con ngủ chưa ngon giấc.
Câu 8. Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ? (TH)
A. Nỗi nhớ thương người mẹ.
B. Lòng biết ơn, trân trọng với người mẹ.
C. Tình yêu thương của người con với mẹ.
D. Tình yêu thương, nỗi nhớ, lòng biết ơn, trân trọng đối với mẹ.
Câu 9. Cảm nhận của em về câu thơ:“ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” (1đ) (VD)
Câu 10. Bản thân em sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với mẹ (người nuôi dưỡng) mình. (1đ) (VD)
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Trong cuộc sống, những người thân yêu luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất. Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc của mình với người thân (Ông, bà, cha, mẹ...) để thể hiện sự trân trọng tình cảm ấy. (VDC)
3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 ĐIỂM)
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
| 1 | B | 0,5 |
| 2 | A | 0,5 |
| 3 | C | 0,5 |
| 4 | B | 0,5 |
| 5 | A | 0,5 |
| 6 | B | 0,5 |
| 7 | A | 0,5 |
| 8 | D | 0,5 |
| 9 | HS có thể nêu cảm nhận như sau: - Nghệ thuật: Câu thơ “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” sử dụng phép so sánh. - Nhịp điệu câu thơ nhẹ nhàng, êm ái. - Tác dụng: Câu thơ khẳng định một cách thấm thía tình mẹ bao la, vĩnh hằng nhất. Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm. | 1,0 |
| 10 | HS có thể nêu những việc làm như sau: - Biết ơn, vâng lời, lễ phép; - Phụ giúp công việc nhà; - Nói lời yêu thương; - Sống tốt, không tham gia vào tệ nạn xã hội - Chăm chỉ học hành. …. Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm. | 1,0 |
PHẦN II. VIẾT (4,0 ĐIỂM)
Tiêu chí đánh giá | Mức độ | |
| Mức 2 | Mức 1 |
Chọn được trải nghiệm để kể (NB) | Lựa chọn được trải nghiệm có ý nghĩa sâu sắc. | Lựa chọn được trải nghiệm để kể nhưng chưa rõ ràng. |
0,5 điểm | 0,5đ | 0,25đ |
Nội dung của trải nghiệm (TH) | Nội dung trải nghiệm phong phú, hấp dẫn, sự kiện, chi tiết rõ ràng, thuyết phục. | Nội dung trải nghiệm còn sơ sài; các sự kiện, chi tiết chưa rõ ràng, hay vụn vặt. |
1,5 điểm | 1,5đ | 0,75 đ |
Bố cục, tính liên kết của văn bản (VD) | Trình bày rõ bố cục của bài văn; các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic, thuyết phục. | Trình bày được bố cục của bài văn; các sự kiện, chi tiết thể hiện được mối liên kết nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ. |
0,5 điểm | 0,5đ | 0,25đ |
Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm để kể (VD) | Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể một cách thuyết phục bằng các từ ngữ phong phú, sinh động. | Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng một số từ ngữ rõ ràng. |
0,5 điểm | 0,5đ | 0,25đ |
Diễn đạt (VDC) | Không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp | Bài viết còn mắc lỗi diễn đạt, từ ngữ, ngữ pháp. |
0,5 điểm | 0,5đ | 0,25đ |
Trình bày (VDC) | Trình bày đúng quy cách VB; sạch đẹp, rõ ràng, không gạch xoá. | Trình bày quy cách VB còn đôi chỗ sai sót; có một vài chỗ gạch xoá. |
0,25 điểm | 0,25 đ | 0,15 đ |
Sáng tạo (VDC) | Bài viết có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo. | Bài viết chưa thể hiện rõ ý tưởng hoặc cách diễn đạt chưa sáng tạo. |
0,25 điểm | 0,25 đ | 0,15 đ |
3.3. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1 | Đọc hiểu
| - Thơ và thơ lục bát - Thực hành tiếng Việt | Nhận biết: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp, phương thức biểu đạt của bài thơ lục bát. - Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Nhận ra từ đơn, từ phức(Từ ghép và từ láy). Từ đa nghĩa và từ đồng âm; - Nhận biết các biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ hình ảnh, biện pháp tu từ. - Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp. | 5TN | 3TN | 2TL | ||
2 | Viết |
| Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng ngôi thứ nhất, chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. | 1* | 1* | 1* | 1TL* | |
Tổng |
| 5TN+ 1* | 3TN+ 1* | 2TL+ 1* | 1TL* | |||
Tỉ lệ % |
| 30% | 30% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung |
| 60% | 40% |
........
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Link Download chính thức:
- MINH THƯThích · Phản hồi · 8 · 26/12/23
- Suzukithong SuzukithongThích · Phản hồi · 1 · 08:18 02/01
- linh hoàngThích · Phản hồi · 1 · 27/12/23
- Trang NguyenThích · Phản hồi · 0 · 20:29 05/01
- Tuyết MaiThích · Phản hồi · 0 · 11:46 06/01
-
- khai phanvanThích · Phản hồi · 0 · 20:23 04/01
- long vỹ vlogsThích · Phản hồi · 0 · 10:13 04/01
- long vỹ vlogsThích · Phản hồi · 0 · 10:12 04/01
- sena sasukeThích · Phản hồi · 0 · 19:33 02/01
- Tuong NguyenThích · Phản hồi · 0 · 27/12/23
- Thuan Tran ThiThích · Phản hồi · 0 · 27/12/23