Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín Bài tập Sinh học 11

Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín mang đến 2 câu trả lời hay, chính xác nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu rõ được bản chất hệ tuần hoàn ở động vật.

Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín đều cùng là một hệ thống tuần hoàn quan trọng trong cơ thể. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép đều thuộc hệ tuần hoàn kín. Và ở hệ tuần hoàn kín này thì tốc độ của máu sẽ chảy nhanh hơn và có thể đi xa hơn so với hệ tuần hoàn hở. Vậy sau đây là toàn bộ kiến thức về phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn tín mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục, Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp.

1. Hệ tuần hoàn là gì?

Hệ tuần hoàn là mạng lưới bao gồm máu, mạch máu và bạch huyết. Hệ tuần hoàn vận chuyển oxy, hormon và các chất dinh dưỡng thiết yếu vào cơ thể trong từng tế bào để nuôi dưỡng và giúp chúng hoạt động tốt.

2. So sánh hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

-Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

-Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.

-Có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai...) và chân khớp (côn trùng, tôm...).

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôxianin).

-Máu tiếp xúc gián tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

-Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.

-Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôglôbin).

3. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín là hai trong số bốn dạng chính của hệ tuần hoàn. Sau đây, chúng ta sẽ so sánh giữa hai hệ tuần hoàn để xem xét sự khác nhau:

* Giống nhau: Đều cùng là một hệ thống tuần hoàn quan trọng trong cơ thể

* Khác nhau:

– Hệ tuần hoàn hở:

  • Gặp được ở một số động vật không xương sống có kích thước nhỏ
  • Máu sẽ tràn vào động mạch, rồi vào khoang cơ thể và theo tĩnh mạch về tim; không có mao mạch
  • Lượng máu luôn ít, chỉ chiếm khoảng 3% đến 10% khối lượng trong cơ thể
  • Máu tiếp xúc và được trao đổi chất trực tiếp với tế bào
  • Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy luôn chậm
  • Hiệu quả của hệ tuần hoàn này khá là thấp

– Hệ tuần hoàn kín:

  • Gặp ở một số động vật không có xương sống và có ở tất cả các động vật đều có xương sống
  • Máu sẽ được lưu thông liên tục trong các mạch kín, có mao mạch
  • Máu trao đổi chất với tế bào thông qua các dịch mô
  • Máu được trao đổi chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh
  • Hiệu quả tuần hoàn là cao

4. Đường đi của máu trong mỗi hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn hở : Máu sẽ được tim bơm vào động mạch sau đó di chuyển tràn vào trong khoang máu. Ở đây, máu được trộn lẫn với dịch mô để tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Máu và các tế bào được tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp ở trong cơ thể, sau đó lại quay trở về tim và tiếp tục được tim bơm đi.

Hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim bơm đi luôn lưu thông liên tục trong mạch kín, chạy từ động mạch qua mao mạch, đến tĩnh mạch và sau đó quay về tim. Máu được trao đổi chất với các tế bào qua thành mao mạch.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm