Văn mẫu lớp 10: Phân tích khổ 2 bài Mùa xuân chín Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử

Văn mẫu lớp 10: Phân tích khổ 2 Mùa xuân chín mang đến gợi ý cách viết và bài văn mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh lớp 10 tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng về văn phân tích đánh giá câu thơ ngày một tốt hơn.

Phân tích Mùa xuân chín khổ 2 cực chất dưới đây giúp các bạn tham khảo, lựa chọn theo sức viết của mình, giúp các bạn học môn Ngữ văn dễ dàng và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Ngoài ra các bạn xem thêm: phân tích khổ 1 Mùa xuân chín, Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín.

Dàn ý khổ 2 Mùa xuân chín

I. Mở bài

- Giới thiệu Hàn Mặc Tử là một nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới, theo đuổi chủ nghĩa tượng trưng siêu thực

- “Mùa xuân chín” là một sáng tác của Hàn Mặc Từ trích trong tập “Đau thương” (1938)

II. Thân bài: Phân tích khổ 2

1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ

- Các hình ảnh thơ:

  • Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời: cỏ mùa xuân tươi tắn như chuyển động thành làn sóng trải rộng trong không gian, mở biên độ tới chân trời.
  • Bao cô thôn nữ hát trên đồi: những cô thôn nữ đang độ xuân thì phơi phới. Họ tặng cho cuộc đời những tiếng hát của tuổi trẻ đầy hi vọng.
  • Đám xuân xanh: những con người tuổi xuân thì trẻ trung.
  • Kẻ theo chồng: những người thiếu nữ lấy chồng.

- Nhận xét về hình ảnh thơ:

  • Thiên nhiên và con người mang vẻ đẹp của độ xuân thì rạo rực, căng tràn sức sống.
  • Thiên nhiên và con người không nằm ngoài dòng chảy của thời gian và những quy luật của cuộc đời, hình ảnh thơ vận động từ những cô thôn nữ theo thời gian trở thành người phụ nữ theo chồng.

2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ

- Kết hợp hai danh từ sóng và cỏ tạo nên hình ảnh sống động, gợi sự vận động của thiên nhiên, kích thích những tưởng tượng thị giác.

- Sóng cỏ - nghĩa là sự rung động của cỏ. (Chu Văn Sơn) → Tình xuân chất chứa bên trong sự vật và ứa tràn ra bên ngoài thành những chuyển động đến tận chân trời.

3. Vẻ đẹp các yếu tố nghệ thuật

- Nhịp điệu, cách gieo vần:

  • Chủ yếu cách ngắt nhịp 4/3 (câu 1, 2, 4), xen lẫn cách ngắt nhịp 2/2/3 (câu 3)
  • Gieo vần chân.

4. Cái tôi trữ tình

- Nhân vật trữ tình mang trong mình niềm yêu rạo rực trước mùa xuân, tình xuân.

- Nhân vật trữ tình bộc bạch cảm giác hụt hẫng, buồn tiếc khi nghĩ về tương lai.

⇒ Khổ thơ miêu tả sự vận động của mùa xuân trong lòng thiên nhiên và đồng thời miêu tả sự vận động trong lòng con người: đi từ rạo rực, xuyến xao đến cảm giác tiếc nuối, lo lắng.

III. Kết bài: Khái quát lại nội dung đoạn 2 và khẳng định tài năng của Hàn Mặc Tử

Phân tích khổ 2 Mùa xuân chín

Khi nhắc đến Hàn Mặc Tử, nhà thơ Chế Lan Viên từng nói rằng: "Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa, rực rỡ của mình". Ông đã để lại cho thơ ca Việt Nam rất nhiều bài thơ hay và ý nghĩa. Hồn thơ Hàn Mặc Tử được coi là hồn thơ "điên" cất lên từ số phận bất hạnh với những ám ảnh về "trăng" và "máu". Nhưng trong tác phẩm "Mùa xuân chín", thi nhân đã đem đến cho người đọc những cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa xuân căng tràn sức sống. Từ đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên, khát khao giao cảm với đời, với người mãnh liệt của ông.

Ngay từ nhan đề bài thơ đã gợi ra vẻ đẹp mùa xuân rực rỡ, tròn đầy. Động từ trạng thái "chín" kết hợp với danh từ "mùa xuân" gợi cho ta liên tưởng về một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, căng tràn sức sống nhất. Đồng thời, bộc lộ sự tiếc nuối của thi nhân trước cái đẹp không thể níu giữ, kéo dài vĩnh viễn. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh. Mạch thơ được triển khai thông qua hệ thống hình ảnh, các biện pháp tu từ, sự phối hợp nhịp và vần trong toàn bộ bài thơ. Có thể thấy, nhân vật trữ tình vừa hòa mình với thiên nhiên, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, vừa có những phút giây thoát li khỏi thực tại để trắc ẩn, ưu tư. Vì thế, giọng điệu bài thơ cũng được biến chuyển liên tục để phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khi thì tha thiết, say sưa khi thì bị ngưng lại, tạo sự lắng đọng trong cảm xúc.

Từ điểm nhìn cận cảnh, Hàn Mạc Tử đưa tầm mắt ra xa với cái nhìn viễn cảnh. Ko gian mùa xuân được rộng mở với “sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. “Sóng” được kết hợp với thảm có xanh mướt khiến bạn đọc hình dung từng lớp cỏ như nối tiếp nhau, trải dài bất tận, sức sống dường như đang căng tràn một cách mãnh liệt. Ý thơ làm ta nhớ đến một câu thơ trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du: “Cỏ non xanh tận chân trời”. Cùng diễn tả một ko gian mùa xuân với thảm cỏ xanh mướt trải dài bất tận nhưng cái độc đáo của Hàn Mặc Tử là cách nói “sóng cỏ” gợi ra một sự uyển chuyển, nhẹ nhàng mà mượt mà của những lớp cỏ xuân. Phải chăng sức sống cuộn trào từ bên trong, tạo thành những đợt sóng và kết lại tạo nên một “mùa xuân chín”! Từ cảnh thu, Hàn Mạc Tử bỗng chuyển sang tình thu, bức tranh ngoại cảnh trở về với bức tranh tâm cảnh. Phải chăng, nhà thơ dùng cảnh mở đầu là để nói tình, tả tình? Một cái tình nồng hậu, thiết tha với con người và cuộc đời. Hoà cùng với ko lúć tươi vui của mùa xuân, ta thấy được cái náo nức trong lòng người:

Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... 

“Xuân xanh” là một ẩn dụ để chỉ những cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Tuổi xuân của họ tươi đẹp, rực rỡ như mùa xuân của đất trời. Chính vì vậy, niềm vui của những cô thôn nữ hoà trong ko lúć mùa xuân chính là tình xuân. Cái ửng của nắng phải chăng chính là đôi má ửng hồng của các cô gái lúc “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Niềm vui của họ là tình yêu đôi lứa, là sự gắn kết trong hôn nhân đến bạc đầu. “Mùa xuân chín” ko chỉ là tiết trời xuân mà còn là tình xuân. Cái “chín” trong tình yêu chính là kết quả nên vợ nên chồng.

Như vậy, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử có sự hài hoà của sắc xuân, tình xuân. Ko chỉ mùa xuân chín mà lòng người cũng “chín” với khát khao giao cảm với cuộc đời, “chín” với tình yêu và nỗi nhớ. Một nét đặc trưng tiêu biểu làm nên sự độc đáo của “Mùa xuân chín” cũng như ngòi bút tài hoa của Hàn Mặc Tử chính là sự kết hợp tài tình giữa cái cổ điển và cái hiện đại. Trước hết, ta bắt gặp thơ Hàn Mặc Tử có những điểm giao thoa với thể thơ Đường luật, tạo nên một nét thơ phảng phất phong vị cổ điển, trang trọng. “Mùa xuân chín” được sáng tác theo thể thơ bảy chữ, ngắt nhịp 4/3. Thất ngôn và ngắt nhịp 4/3 là đặc trưng tiêu biểu của thơ Đường luật. Ngoài ra, cách gieo vần cuối những câu thơ 1, 2, 4 cũng là một điểm giao thoa với thể thơ Đường luật. Đó là những yếu tố làm nên phong vị cổ điển trong thơ Hàn Mặc Tử.

Về tính hiện đại, thi sĩ họ Hàn là người chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực. Một trong những đặc điểm tiêu biểu của thơ tượng trưng siêu thực đó là tạo nên những hình ảnh huyền ảo, kì bí, thậm chí là ma mị bằng những kết hợp từ mới mẻ, độc đáo thông qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Có thể thấy ngòi bút của Hàn Mạc Tử đã đạt đến trình độ điêu luyện trong việc sáng tạo nên những kết hợp từ ngữ mới: mùa xuân chín, bóng xuân sang, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, nghe ra ý vị và thơ ngây. Tất cả những gì trừu tượng, ko thể cảm nhận bằng mắt thường đã được nhà thơ hữu hình hoá một cách thật tài tình, độc đáo. Những nét thơ mới lạ tạo nên tính hiện đại rất riêng trong thơ Hàn Mặc Tử. Hoà cùng với dòng phát triển của Thơ mới trong thời bấy giờ, thơ Hàn Mặc Tử đã tạo ra một lối rẽ riêng – tinh tế, độc đáo và mới lạ.

Thơ Hàn Mặc Tử bộc lộ một thế giới nội tâm mãnh liệt với những cung bậc cảm xúc được đẩy đến tột cùng. Đọc “mùa xuân chín”, ta thấy Hàn Mặc Tử đã mượn bức tranh xuân tươi đẹp, rạo rực, tràn đầy sức sống để bày tỏ cái “xuân chín” trong lòng người. “Chín” trong tình thương, “chín” trong nỗi nhớ về con người, cuộc đời và quê hương. Nổi bật hơn hết là một tấm lòng khát khao giao cảm với cuộc đời, trân trọng cái đẹp và ý thức nâng niu, giữ gìn những gì tinh tuý, đẹp đẽ của cuộc đời. Khao khát ấy trở thành sợi chỉ xuyên suốt trong những sáng tác của Hàn Mặc Tử, tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc, để tư tưởng trong những dòng thơ còn âm vang mãi cho đến hiện tại.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 05
  • Lượt xem: 8.944
  • Dung lượng: 165,1 KB
Sắp xếp theo