Giáo án Mĩ thuật 9 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 9 năm 2024 - 2025
Giáo án Mĩ thuật 9 sách Cánh diều mang tới các bài soạn cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 9 Cánh diều của mình.
Giáo án Mĩ thuật 9 Cánh diều được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn 9 Cánh diều. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để dễ dàng xây dựng Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật 9 Cánh diều theo chương trình mới:
Giáo án Mĩ thuật 9 sách Cánh diều
CHỦ ĐỀ: MĨ THUẬT CƠ BẢN
BÀI 1: VẼ MẪU CÓ NHIỀU ĐỒ VẬT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được các tác động của ánh sáng lên bề mặt chất liệu của các vật mẫu.
- Phân biệt được sự hài hòa về tỉ lệ và bố cục của bức vẽ.
- Diễn tả được tỉ lệ, đậm nhạt trên bài vẽ.
- Có ý thức quan sát, tìm hiểu vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
2. Năng lực
* Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực sau:
2.1 Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
2.2. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Có khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét sản phẩm theo chủ đề.
- Năng lực mĩ thuật:
+ Nhận biết được các tác động của ánh sáng lên bề mặt chất liệu của các vật mẫu.
+ Phân biệt được sự hài hòa về tỉ lệ và bố cục của bức vẽ.
+ Diễn tả được tỉ lệ, đậm nhạt trên bài vẽ.
+ Có ý thức quan sát, tìm hiểu vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
* Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở HS những phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực qua các biểu hiện chủ yếu sau:
- Chăm chỉ: Chuẩn bị đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động thảo luận, thực hành.
- Nhân ái: Biết trân quý và giữ gìn tài sản chung, tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, năng lực sáng tạo và kĩ năng thực hành của mỗi cá nhân.
- Trung thực: Trung thực trong sáng tạo sản phẩm.
- Trách nhiệm: Biết giữ gìn vệ sinh lớp học, có ý thức bảo quản đồ dùng học tập; biết trân trọng sản phẩm của mình, của bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK Mĩ thuật 9, Kế hoạch DH.
- Sưu tầm một số hình ảnh về mẫu có nhiều đồ vật của HS.
- Mẫu vẽ
- Bảng vẽ, bút chì, tẩy.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint (nếu có)
2. Học sinh
- SGK Mĩ thuật 9, giấy vẽ
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2 - 3 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp
- Giới thiệu những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị
2. Bài mới
2.1. Hoạt động 1: Khởi động (5 - 7 phút)
a) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học mới.
- HS nhận biết được một số đồ vật của mẫu.
- Liệt kê tên mẫu vật và nêu được đặc điểm của chúng.
b) Nội dung:
- GV chiếu một tranh tĩnh vật, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát, tìm hiểu, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
+ Đồ vật nào có khối trụ, khối cầu, khối hộp?
+ Đồ vật nào có màu đậm nhất, đồ vật nào có màu sáng nhất?
c) Sản phẩm: HS quan sát đồ vật và trả lời câu hỏi.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.
* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi 2 bạn HS trình bày nội dung đã tìm hiểu. Các HS khác nhận xét, lắng nghe và bổ sung.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta sẽ thấy được sự đa dạng về hình, khối của đồ vật, biết cách vẽ lại chúng dựa trên sự quan sát và theo cảm nhận của riêng mình. Để tìm hiểu rõ hơn về cách vẽ mẫu có nhiều đồ vật, chúng ta cùng vào học bài hôm nay, Bài 1 – Vẽ mẫu có nhiều đồ vật.
2.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (8 - 10 phút)
a) Mục tiêu:
- HS nêu được đặc điểm tạo hình, màu sắc, đậm nhạt, chất liệu của mỗi vật mẫu.
- Nhận biết hai diện sáng và tối của vật mẫu dưới sự tác động của ánh sáng.
- Chia sẻ được cảm nhận về bố cục, đậm nhạt, không gian của bài vẽ.
b) Nội dung:
- HS quan sát hình ảnh trong SGK và thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Các vật mẫu có dạng khối hình gì?
+ So sánh tỉ lệ khung hình chung của nhóm mẫu và từng vật mẫu.
+ Ánh sáng chiếu vào vật mẫu làm thay đổi đậm nhạt của nó như thế nào?
+ Mô tả đặc điểm bề mặt chất liệu của vật mẫu.
c) Sản phẩm: Trình bày nội dung tìm hiểu của HS theo câu hỏi gợi ý, ý kiến thảo luận của HS
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu, ghi chép phần tìm hiểu theo các câu hỏi gợi ý.
- GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi 4 bạn đại diện của 4 nhóm trình bày nội dung đã tìm hiểu. Các HS khác nhận xét, lắng nghe và bổ sung.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV bổ sung thêm:
- Đại diện các nhóm HS trả lời, bổ sung.
- GV yêu cầu quan sát thêm một số hình ảnh về sản phẩm của HS trang 4. Yêu cầu trả lời các câu hỏi:
+ Nhận xét cách sắp xếp bố cục của hai bức vẽ.
+ Mô tả kích thước của các vật mẫu trong mỗi bức vẽ.
+ Nhận xét về tỉ lệ, độ đậm, nhạt của các vật mẫu trong mỗi bức vẽ.
- HS các nhóm tiếp tục thảo luận và trả lời nội dung câu hỏi.
- GV cùng phân tích đáp án và kết luận.
* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.4.
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Mĩ thuật 9 Cánh diều!