Giáo án Lịch sử - Địa lí 9 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 9 năm 2024 - 2025 (Học kì 1)
Giáo án Lịch sử - Địa lí 9 sách Cánh diều mang tới các bài soạn của học kì 1 phân môn Lịch sử, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử - Địa lí 9 Cánh diều của mình.
Giáo án Lịch sử - Địa lý 9 Cánh diều được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn 9 Cánh diều. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để dễ dàng xây dựng Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử - Địa lí 9 Cánh diều theo chương trình mới:
Giáo án Lịch sử 9 Cánh diều
BÀI 1: NƯỚC NGA VÀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Sau bài học này, giúp HS:
1. Về kiến thức
- Nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập.
- Trình bày được những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
2. Về năng lực
* Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
* Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc trình bày được những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận về nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945
3. Về phẩm chất
- Giáo dục niềm tự hào về truyền thống lịch sử, phát huy những giá trị đạt được của nhân loại trong việc xây dụng chế độ mới: chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên.
- KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Các kênh hình (phóng to).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp HS - Sau khi tham gia hoạt động, HS sẽ nhận biết yêu cầu cần đạt của bài học. b) Nội dung: GV: Giao nhiệm vụ cho HS HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV cho HS xem 1 số hình ảnh và đặt câu hỏi Những hình ảnh trên gợi nhớ cho em về cuộc cách mạng trong lịch sử Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
|
....