Giáo án Công nghệ 9 sách Cánh diều (Cả năm) KHBD Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp, Trồng cây ăn quả, Lắp đặt mạng điện, Chế biến thực phẩm

Giáo án Công nghệ 9 sách Cánh diều bao gồm các bài soạn Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp, Trồng cây ăn quả, Chế biến thực phẩm cả năm, Lắp đặt mạng điện trong nhà gồm 4 bài. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 9 Cánh diều của mình.

Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm Giáo án Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn 9 Cánh diều. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp

BÀI 1. NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội; ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

- Kể tên và phân tích được đặc điểm, những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội; ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người. Nhận biết được đặc điểm, những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức về ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4. Phiếu học tập. Ảnh, power point.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (8’)

a. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

b. Nội dung: HS trả lời được câu hỏi.

Hãy mô tả công việc của những người thợ dưới đây:

Hình 1.1

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.

Thợ sơn: Thợ sơn chuyên về công việc chuẩn bị bề mặt và áp dụng các loại sơn, phủ bề mặt trên tường, cửa, và các bộ phận khác của tòa nhà hoặc các cấu trúc khác để bảo vệ và trang trí. Họ phải biết cách chọn loại sơn phù hợp và kỹ thuật sơn để đạt được bề mặt mịn và đẹp.

Thợ lát sàn: Công việc của thợ lát sàn bao gồm việc lắp đặt, sửa chữa, và thay thế sàn nhà, bao gồm sàn gỗ, gạch, đá hoặc các vật liệu lát sàn khác. Họ cần phải đo đạc chính xác, cắt và lắp đặt vật liệu một cách cẩn thận để đảm bảo sàn phẳng và đẹp.

Thợ điện: Thợ điện chịu trách nhiệm về việc lắp đặt, bảo dưỡng, và sửa chữa hệ thống điện trong các tòa nhà và cơ sở khác. Công việc bao gồm việc kéo dây, lắp đặt ổ cắm, công tắc, hệ thống chiếu sáng và đảm bảo hệ thống điện hoạt động an toàn, tuân thủ các quy định về điện.

d. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 1 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV vào bài mới: Thế nào là nghề nghiệp? Có những ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ? Đặc điểm, những yêu cầu chung, tầm quan trọng của các ngành nghề đó như thế nào? Để trả lời được các câu hỏi trên thì chúng ta vào bài hôm nay

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khái niệm nghề nghiệp

a. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm nghề nghiệp

b. Nội dung: Khái niệm nghề nghiệp

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra câu hỏi sau:

1.Nghề nghiệp là gì?

2. Quan sát Hình 1.2 và cho biết: Trong các nghề nghiệp dưới đây, nghề nào ít biến đổi, nghề nào sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi và nghề nào mới xuất hiện?

Hình 1.2

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

1. Nghề nghiệp là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và thường gắn bó lâu dài với mỗi người. Người lao động nhờ được đào tạo mà có năng lực và phẩm chất để tạo ra sản phẩm vật chất hay tình thần phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.

2. Nghề ít biến đổi: Bác sĩ y khoa.

Nghề sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi: Thợ sửa chữa xe đạp.

Nghề mới xuất hiện: Nhà lập trình các ứng dụng.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

I.Nghề nghiệp

1. Khái niệm

Nghề nghiệp là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và thường gắn bó lâu dài với mỗi người. Người lao động nhờ được đào tạo mà có năng lực và phẩm chất để tạo ra sản phẩm vật chất hay tình thần phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.

...

Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả

CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ

BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÂY ĂN QUẢ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Trình bày được vai trò của cây ăn quả

- Phân tích được đặc điểm thực vật của một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương.

- Phân tích được yêu cầu ngoại cảnh của một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được được vai trò của cây ăn quả. Nhận biết được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến đặc điểm chung của cây ăn quả.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến đặc điểm chung của cây ăn quả, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến đặc điểm chung của cây ăn quả.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức về đặc điểm chung của cây ăn quả vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4. Phiếu học tập. Ảnh, power point. Máy tính, ti vi.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a.Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm chung của cây ăn quả

b. Nội dung: HS trả lời được câu hỏi.

Hãy sắp xếp mỗi bộ phận của cây dừa trong Hình 1.1 tương ứng với mục đích sử dụng sau: (1) Mĩ phẩm, (2) Giá thẻ trồng cây, (3) Vật liệu xây dựng.

Hình 1.1

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.

(1) Mĩ phẩm - a) Cùi dừa

(2) Gái thể trồng cây - b) Vỏ dừa

(3) Vật liệu xây dựng - c) Lá dừa

d. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi

trên trong thời gian 1 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV vào bài mới: Cây ăn quả có vai trò như thế nào? Cây căn quả có đặc điểm thực vật, yêu cầu ngoại cảnh ra sao? Để trả lời được các câu hỏi trên thì chúng ta vào bài hôm nay

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vai trò của cây ăn quả

a. Mục tiêu: Trình bày được vai trò của cây ăn quả

b. Nội dung: Vai trò của cây ăn quả

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra câu hỏi sau:

1.Quan sát hình 1.2 và nêu vai trò của cây ăn quả tương ứng với các ảnh trong hình.

Hình 1.2

2. Em hãy kể tên một số sản phẩm được chế biến từ quả xoài, chuối hoặc bưởi.

3. Kể tên các sản phẩm được tạo ra từ cây ăn quả trong Hình 1.3.

Hình 1.3

4. Hãy kể thêm các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật được tạo ra từ cây ăn quả.

GV: Chia sẻ với bạn một số vai trò của cây ăn quả đối với con người

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

1.Vai trò của cây ăn quả tương ứng với các ảnh trong hình:

+ Hình a: cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu

+ Hình b: tạo cảnh quan

+ Hình c: cung cấp nguyên liệu cho chế biến

+ Hình d: cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người.

2. - Xoài: Mứt xoài, xoài sấy dẻo, bánh xoài, sinh tố xoài,...

- Chuối: sinh tố, kẹo chuối, chuối sấy,...

- Bưởi: tinh dầu bưởi, mứt vỏ bưởi, nước ép, salad,...

3. - Hồ lô tài lộc được làm từ quả bưởi.

- Hoa sen và giá đỡ điện thoại được làm từ cây dừa.

- Cây quất thế

4. - Dưa hấu khắc chữ (dùng để thở trong các dịp lễ tết).

- Dừa tài lộc dát vàng (dùng để thở trong các dịp lễ tết).

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

GV: 1. Cây dứa được trồng nhiều ở vùng đồi núi đem lại những lợi ích gì?

2. Hãy kể tên và nêu vai trò của cây ăn quả đặc trưng tại một số địa phương.

1-2HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung

1. Lợi ích của việc trồng cây dứa ở vùng đồi núi:

- Hạn chế sạt lở đất: Hệ thống rễ của cây dứa có khả năng giữ chặt đất, giúp giảm nguy cơ sạt lở đất ở vùng đồi núi.

- Tạo ra nguồn thu nhập: Việc trồng dứa mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân ở vùng đồi núi, từ việc bán dứa, làm các sản phẩm từ dứa như nước dừa, mứt dứa, cho đến việc chế biến vỏ dứa thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

- Bảo vệ môi trường: Cây dứa giúp duy trì đa dạng sinh học ở vùng đồi núi, cung cấp môi trường sống cho nhiều loài sinh vật khác nhau.

- Thuận tiện cho việc chế biến sản phẩm địa phương: Dứa là nguyên liệu quen thuộc và phổ biến trong ẩm thực địa phương, việc trồng dứa tại vùng đồi núi giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và bảo quản sản phẩm.

2. Cây ăn quả đặc trưng tại một số địa phương và vai trò của chúng:

- Sầu riêng ở miền Nam: Sầu riêng là loại trái cây quý giá và đặc sản của miền Nam Việt Nam. Nó không chỉ là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân mà còn là nguồn cảm hứng cho du lịch và thưởng thức ẩm thực.

- Măng cụt ở miền Trung và Nam Bộ: Măng cụt là một loại cây ăn quả quan trọng ở miền Trung và Nam Bộ của Việt Nam. Trái măng cụt không chỉ là một nguồn thực phẩm phong phú mà còn là nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình nông dân. Ngoài ra, măng cụt cũng được sử dụng trong y học dân gian với các tác dụng hỗ trợ sức khỏe.

- Dừa ở miền Nam: Dừa là cây ăn quả quan trọng và phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Nó không chỉ cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng mà còn là nguồn nước uống tự nhiên và nước dừa được sử dụng rộng rãi trong việc làm mát và chế biến món ăn. Ngoài ra, các phần của cây dừa như lá, trái, và vỏ còn được sử dụng để làm nhiều sản phẩm khác nhau như thảm dừa, nước dừa đóng chai, và gỗ dừa.

- Mơ ở vùng Tây Bắc: Mơ là loại cây ăn quả quan trọng ở vùng núi cao Tây Bắc. Trái mơ không chỉ là nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng mà còn là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình nông dân. Cây mơ cũng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa dân gian và được sử dụng trong các nghi lễ và lễ hội của dân tộc thiểu số ở vùng núi.

- Mận ở vùng Bắc Bộ: Mận là loại cây ăn quả phổ biến ở vùng Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh như Hà Giang, Lào Cai. Trái mận không chỉ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn được sử dụng để làm các sản phẩm chế biến như mứt, rượu mận, và nhiều món ăn đặc sản khác của vùng đất núi Bắc Bộ.

I.Vai trò của cây ăn quả

- Cung cấp nguồn 1.Sử dụng làm thực phẩm

- Cung cấp nguồn vitamin, chất khoáng, amino acid, đường, chất xơ....cho cơ thể con người.

2. Sử dụng làm nguyên liệu chế biến

VD: Nước giải khát từ chanh leo...

3. Sử dụng làm dược liệu

VD: Hạt xoài trị ho...

4. Bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan

- Làm bóng mát, cây cảnh quan, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp...

5. Phát triển kinh tế, văn hóa, nghệ thuật

....

>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 352
  • Lượt xem: 1.152
  • Dung lượng: 69,1 MB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨