Giáo án Giáo dục công dân 9 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn GDCD 9 năm 2024 - 2025

Giáo án Giáo dục công dân 9 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn GDCD 9 CTST của mình.

Giáo án Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo:

Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo

BÀI 1: SỐNG CÓ LÍ TƯỞNG
(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.
  • Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.
  • Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.
  • Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi:

  • Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.
  • Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.
  • Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

3. Phẩm chất

Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động thể hiện sống có lí tưởng.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Học liệu

  • SGK, tài liệu tham khảo về chủ đề Sống có lí tưởng.
  • Giấy A4, A3, A0, viết lông, sáp màu,…

2. Học liệu số phần mềm thiết bị công nghệ

  • Máy tính, máy chiếu, phần mềm PowerPoint,...
  • Các tranh vẽ, hình ảnh và video clip thể hiện nội dung về sống có lí tưởng

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế tích cực cho HS trước khi bắt đầu bài học.

- HS trình bày và giải thích được về những ca từ trong lời bài hát thể hiện mục đích sống cao đẹp.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác thuật tia chớp.

- GV chia lớp thành bốn nhóm (mỗi nhóm là một đội chơi) và giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm (GV có thể linh hoạt sử dụng các kĩ thuật chia nhóm).

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc lời bài hát trong SGK trang 5 và cho biết những ca từ nào thể hiện mục đích sống cao đẹp. Giải thích vì sao.

- HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tương tác, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

* Sản phẩm dự kiến: Những ca từ thể hiện mục đích sống cao đẹp trong lời bài hát là: “toả ngát hương thơm cho đời”, “hiến dâng cho cuộc đời”,... Vì những ca từ này có ý nghĩa thể hiện mục đích sống cao đẹp, sống không chỉ cho bản thân mình mà còn phấn đấu để đạt được mục đích, lí tưởng, nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia và nhân loại,…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bài 1: Sống có lí tưởng

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

* Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu

a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm sống có lí tưởng và giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác thuật phòng tranh.

*Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện:

– GV nêu vấn đề học tập, chia nhóm, giao nhiệm vụ và hướng dẫn hoạt động nhóm.

– Cách chia nhóm: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Đọc thông tin trong SGK trang 6 – 7 và thực hiện yêu cầu: Em hãy nêu mục đích sống của nhân vật trong các thông tin.

+ Nhóm 3, 4: Quan sát hình ảnh trong SGK trang 7 và thực hiện yêu cầu: Em hãy đặt tên cho bức tranh của hoạ sĩ Phạm Cao Thái Bảo và viết lời bình.

+ Nhóm 5, 6: Đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK trang 6 – 7 và thực hiện yêu cầu: Em hãy xác định điểm chung về mục đích sống của nhân vật trong các thông tin, hình ảnh cho biết thế nào sống tưởng, ý nghĩa của sống tưởng.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– GV tổ chức cho các nhóm thảo luận trong khoảng 4 phút.

– HS lắng nghe nhiệm vụ, cùng nhau thảo luận về nội dung được phân công và đưa ra câu trả lời phù hợp.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

– Sau khi thảo luận, các nhóm ghi lại nội dung đã thống nhất ra giấy A3 và dán lên bảng trưng bày.

– GV yêu cầu các nhóm đứng lên và đi tham quan sản phẩm của nhau, nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm bạn. Sau đó, mỗi nhóm cử một HS đại diện lên thuyết trình, các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: Mục đích sống của nhà văn Nikolai Ostrovsky trong thông tin 1:

+ Hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất, đó là đấu tranh giải phóng loài người; Mục đích sống của Liệt sĩ Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin 2:

+ Hiến dâng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của đất nước.

– Xúc động trước sự hi sinh của ba chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, hoạ sĩ Phạm Cao Thái Bảo đã vẽ bức tranh về các anh và chia sẻ: “Hồi xưa mình thường hay định nghĩa một cách ước lệ rằng, thiên thần là những con người xinh đẹp, lộng lẫy, có đôi cánh để bay và nhiều phép thuật. Mãi sau này mới hiểu rằng, thiên thần cũng chỉ là những người bình thần như chúng ta nhưng họ dám sống một cuộc đời phi thường, sẵn sàng hi sinh chính mình để bảo vệ người khác,...”.

– Điểm chung về mục đích sống của nhân vật trong các thông tin, hình ảnh là đều xác định được mục đích sống cao đẹp, sống và hi sinh theo lí tưởng cao cả, đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.

– Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

– Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển; xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

GV đưa ra nhận xét, đánh giá và kết luận.

1. Khái niệm: Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

2. Ý nghĩa: Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển; xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại.

* Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin thực hiện yêu cầu

a. Mục tiêu: HS xác định được vai trò, nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những nhiệm vụ, việc làm của bản thân trong học tập và cuộc sống.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề và kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ cho HS: GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK trang 7 – 8, thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện yêu cầu:

Dựa vào các thông tin trên, em hãy xác định vai trò, nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Dựa vào nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, em hãy xác định những nhiệm vụ, việc làm của bản thân trong học tập và cuộc sống.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc theo nhóm đôi đọc thông tin, thảo luận để thực hiện yêu cầu.

- HS ghi chép phần thảo luận của nhóm vào giấy A4.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

– Sau khi thảo luận, các nhóm ghi lại nội dung đã thống nhất ra giấy A3 và dán lên bảng trưng bày.

– GV tổ chức thực hiện: Sau khi thảo luận xong, GV chỉ định hoặc mời 1 – 2 nhóm đại diện trình bày, chia sẻ câu trả lời trước lớp, các nhóm khác lắng nghe để nhận xét, góp ý, bổ sung.

– Các nhóm đôi được GV chỉ định hoặc mời lên chia sẻ câu trả lời trước lớp. Sau khi chia sẻ xong, các nhóm có thể mời các nhóm khác cùng trao đổi, góp ý thêm để phần chia sẻ của nhóm mình được hoàn thiện hơn.

Dự kiến sản phẩm:

– Từ các thông tin, chúng ta có thể xác định vai trò, nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: phấn đấu vì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nỗ lực rèn luyện sức khoẻ, học tập để trở thành người có năng lực, bản lĩnh và người công dân tốt; tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

– Từ nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có thể xác định những nhiệm vụ, việc làm của bản thân trong học tập và cuộc sống là: luôn tích cực học tập, rèn luyện sức khoẻ, dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội để hiện thực hoá lí tưởng, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết: GV đưa ra

GV kết luận và chốt các ý theo nội dung hoạt động.

3. Một số lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

Phấn đấu vì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nỗ lực rèn luyện sức khoẻ, học tập để trở thành người có năng lực, bản lĩnh và người công dân tốt; tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

4. Trách nhiệm của HS.

Mỗi HS cần xác định được lí tưởng sống của bản thân và luôn tích cực học tập, rèn luyện sức khoẻ, dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội để hiện thực hoá lí tưởng, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

* Nhiệm vụ 1: Bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến

a. Mục tiêu: HS đưa ra được quan điểm đối với các ý kiến trong SHS trang 9.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác và kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS làm việc, thảo luận theo nhóm đôi.

– GV yêu cầu mỗi nhóm đôi trình bày quan điểm cho từng ý kiến trong SHS trang 9. Các thành viên tự ghi lại và chia sẻ cho bạn về suy nghĩ của bản thân. Sau đó, nhóm đôi này tiếp tục chia sẻ với các nhóm khác hoặc cả lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm đôi để bày tỏ quan điểm về những ý kiến trong SGK trang 9.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Sản phẩm dự kiến:

– Ý kiến a: Đồng tình. Vì ý kiến đã xác định được mục đích cao đẹp và xây dựng được kế hoạch hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó.

– Ý kiến b: Không đồng tình. Vì ở mỗi thời kì và giai đoạn lịch sử khác nhau thì thanh niên sẽ có lí tưởng sống khác nhau.

– Ý kiến c: Đồng tình. Vì ý kiến này đã đề cập đến một trong những ý nghĩa vô cùng cao quý mà việc sống có lí tưởng đem lại.

Ý kiến d: Không đồng tình. Vì người sống có lí tưởng là không chỉ sống cho bản thân mình mà còn sống vì lợi ích chung của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

– GV có thể hoàn chỉnh ý HS phát biểu.

GV đưa ra đánh giá và kết luận

Luyện tập

* Nhiệm vụ 2: Thuyết trình về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng và rút ra bài học cho bản thân

a. Mục tiêu: HS xây dựng được bài thuyết trình về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng và rút ra bài học cho bản thân.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác thuật phòng tranh.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc câu nói trong SHS trang 9 xây dựng nội

dung để thực hiện bài thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của việc sống tưởng. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và thực hiện bài thuyết trình.

- Các nhóm lần lượt thảo luận theo sự hướng dẫn của GV. Khi thảo luận, nếu còn thắc mắc, GV yêu cầu nhóm ghi chú lại để cùng trao đổi với các nhóm khác.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

– Sau khi thảo luận xong, HS ghi nội dung thảo luận ra giấy A3 và dán lên bảng trưng bày. Đại diện các nhóm lên thuyết trình. Khi nhóm bạn thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe, đặt câu hỏi, nhận xét, bổ sung.

Sản phẩm dự kiến: HS xây dựng bài thuyết trình dựa trên nội dung về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng theo nội dung sau: Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển; xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

GV kết luận và đánh giá.

Luyện tập

* Nhiệm vụ 3: Quan sát các hình ảnh để phân tích suy nghĩ, việc làm của các nhân vật và rút ra bài học cho bản thân

a. Mục tiêu: HS phân tích được suy nghĩ, việc làm của các nhân vật và rút ra bài học cho bản thân.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề và kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SHS trang 9 – 10 để phân tích suy nghĩ, việc làm của các nhân vật và rút ra bài học cho bản thân.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát hình ảnh, trao đổi và thảo luận để thực hiện yêu cầu.

- HS ghi chép phần thảo luận của mình vào giấy A4.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

Nhóm đôi được GV mời hoặc chỉ định chia sẻ câu trả lời trước lớp, mạnh dạn trình bày câu trả lời. Sau khi chia sẻ xong, nhóm này có thể mời các nhóm khác cùng trao đổi, góp ý thêm cho nội dung trình bày của nhóm mình được hoàn thiện hơn.

Dự kiến sản phẩm:

– Hình 1: Suy nghĩ của nhân vật trong hình ảnh thể hiện lòng tự hào dân tộc, dù ở nơi đâu bất cứ nơi nào cũng đều mang tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam. Từ đó, nỗ lực để tiếp nối các thế hệ đi trước, cố gắng học hỏi được những điều hay ở nước bạn và sau khi học xong sẽ quay trở về cống hiến cho đất nước.

– Hình 2: Suy nghĩ của nhân vật thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên Việt Nam hiện nay, đó là nỗ lực rèn luyện sức khoẻ, học tập để trở thành người có năng lực, bản lĩnh và người công dân tốt; tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

– Hình 3: Việc làm của các nhân vật thể hiện lí tưởng sống không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mình mà còn mang ý nghĩa góp ích cho cộng đồng, thông qua việc tham gia thu dọn rác thải để giúp môi trường sống trở nên xanh, sạch, đẹp.

Hình 4: Suy nghĩ của nhân vật thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp, mang tính cộng đồng và xác định được kế hoạch cụ thể nhằm đạt được lí tưởng sống, đó là không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để áp dụng trong cuộc sống.

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

GV kết luận, nhận định.

Luyện tập

* Nhiệm vụ 4: Lập kế hoạch xác định tưởng sống của bản thân

a. Mục tiêu: HS thực hiện được bản kế hoạch để thực hiện những nhiệm vụ đã xác định ở hoạt động khám phá.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề thuật chia sẻ nhóm đôi.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS tự tìm hiểu, chọn lọc những nội dung phù hợp để xây dựng được kế hoạch xác định lí tưởng sống của bản thân.

- GV có thể giao nhiệm vụ cho HS thực hiện hoạt động này ở nhà, sau đó, tổ chức cho HS báo cáo, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ được giao.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

- HS nộp sản phẩm.

Dự kiến sản phẩm:

HS thực hiện lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân một cách cụ thể, hiệu quả theo các gợi ý sau:

– Cấu trúc của kế hoạch gồm các mục:

+ Mục đích, yêu cầu;

+ Nội dung thực hiện;

+ Phương pháp thực hiện;

+ Thời gian thực hiện;

+ Tiêu chí đánh giá kết quả;

– Phương pháp thực hiện cần mang tính cụ thể, khả thi.

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

4. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng

* Nhiệm vụ 1: Sưu tầm câu chuyện về tấm gương, nhân vật sống tưởng

a. Mục tiêu: HS viết được đoạn văn nói về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng thông qua tấm gương sưu tầm được và rút ra bài học cho bản thân.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sưu tầm một câu chuyện về tấm gương, nhân vật sống có lí tưởng. Từ câu chuyện đó, viết một đoạn văn nói về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng và rút ra bài học cho bản thân.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dành thời gian để thực hiện yêu cầu.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

GV mời 2 – 3 HS xung phong đọc đoạn văn của mình trước lớp.

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

GV nhận xét, đánh giá về đoạn văn của của HS.

* Nhiệm vụ 2: Thực hiện kế hoạch về tưởng sống của bản thân

a. Mục tiêu: HS thực hiện được kế hoạch về lí tưởng sống của bản thân.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm cho HS tự tìm hiểu, chọn lọc những nội dung phù hợp để xây dựng được một kế hoạch rèn luyện cho bản thân.

- GV có thể giao nhiệm vụ cho HS thực hiện hoạt động này ở nhà, sau đó, tổ chức cho HS báo cáo, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ được giao.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

HS nộp sản phẩm.

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án GDCD 9 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm