Giáo án lớp 9 sách Cánh diều (7 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 9 năm 2024 - 2025

Giáo án lớp 9 sách Cánh diều bao gồm đầy đủ các bài soạn của cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô soạn Kế hoạch bài dạy lớp 9 Cánh diều theo chương trình mới dễ dàng hơn.

Giáo án lớp 9 Cánh diều cả năm gồm 7 môn: Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật, Công nghệ, được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2024 - 2025 nhé:

Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 9 Cánh diều

BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
Thời lượng thực hiện: 12 tiết

------------------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- HS biết được đặc điểm hình thức và nội dung của thể thơ song thất lục bát.

- HS hiểu về chữ viết tiếng Việt (chữ Nôm, chữ Quốc ngữ), yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn

- Vận dụng viết được bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)

- Biết lắng nghe, phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.

- Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; hình thành được ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Xác định và phân tích được một số yếu tố thi luật của thể thơ song thất lục bát như: Số dòng, số chữ, vần và nhịp trong một khổ thơ. Thấy được sự khác biệt giữa thơ song thất lục bát với thơ lục bát. Vận dụng được hiểu biết về lịch sử văn học để đọc hiểu văn bản.

- Có một số hiểu biết ban đầu về chữ viết tiếng Việt (Chữ Nôm, chữ Quốc ngữ) để vận dụng vào thực tế. Nhận biết được sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn.

- Viết được bài nghị luận phân tích một tác phẩm thơ.

- Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như: lập luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hoặc không liên quan đến luận điểm.

3. Phẩm chất

- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; trân trọng tình bạn, khát vọng hạnh phúc và tình cảm gia đình.

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học. - Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, sơ đồ tư duy.

- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Học sinh: - Soạn bài. - Thực hiện nhiệm vụ mà GV giao cho.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

Tuần: Tiết: 5,6,7

Ngày soạn: …../....../2024

Ngày dạy: …../....../2024

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

a. Mục tiêu: Sau khi đọc hiểu văn bản xong HS:

- Nhận biết được thể loại của văn bản “Sông núi nước Nam”.

- Nhận diện đôi nét về tác giả, tác phẩm của văn bản “Sông núi nước Nam”.

- Xác định và phân tích được các đặc điểm của văn bản: Vần, nhịp, niêm, luật…

- Xác định và phân tích được bố cục của văn bản.

- Nhận diện và phân tích được nội dung bao quát của văn bản

- Nhận diện và phân tích được tinh thần độc lập khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ.

- Viết bài văn phân tích được tinh thần độc lập khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ.

b. Nội dung: GV sử dụng PPDH dạy học đàm thoại gợi mở, hợp tác, kĩ thuật dạy học chia nhóm, động não, hướng dẫn HS hoàn thành các nhiệm cụ học tập.

c. Sản phẩm: HS nắm được đặc trưng thể loại và đọc hiểu được văn bản

d. Tổ chức thực hiện:

1. HOẠT ĐỘNG: MỞ ĐẨU (5’)

- GV tổ chức cho HS xem video: “Lí Thường Kiệt và trận chiến trên sông Như nguyệt”:

(1) Video trên nhắc đến nhân vật và sự kiện lịch sử nào?

(2) Bài thơ vang lên ở cuối đoạn video là bài thơ nào?

- HS tiếp thu

- GV yêu cầu HS hoạt động trong 5 phút

- HS hoạt động cá nhân:

(1) Quan sát video tập trung

(2) Suy nghĩ trả lời câu pháp vấn (1) và (2)

- GV tổ chức cho HS báo cáo

- HS báo cáo sản phẩm

* Dự kiến sản phẩm:

+ Đoạn video trên nhắc về Lí Thường Kiệt và trận chiến trên sông Như Nguyệt.

+ Cuối đoạn video bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”

- GV và HS nhận xét báo cáo

- GV chốt kiến thức/ bổ sung và dẫn dắt vào bài: Đất nước ta trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bao triều đại đi qua là bấy nhiêu triều đại đứng lên đấu tranh chống ngoại xâm giữ nước. Truyền thống ấy đã được phản ánh trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là văn học Lí Trần. Văn bản “Sông núi nước Nam” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25’)

I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

* HDHS tìm hiểu kiến thức phần kiến thức Ngữ văn

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm:

(1) Xem lại phần kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã học ở học kì II lớp 8.

(2) Nêu khái niệm về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

(3) Nhắc lại những đặc trưng của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

(4) Phương pháp đọc hiểu văn bản thơ thất ngôn tứ tuyệt?

- HS tiếp nhận

- GV tổ chức cho HS làm việc trong thời gian 10 phút

- HS hoạt động nhóm:

(1) Đọc phần Kiến thức ngữ văn về thơ thất ngôn tứ tuyệt ở SGK Ngữ văn 8, tập 2, bộ Cánh diều.

(2) Nhắc lại khái niệm thể thơ.

(3) Nêu những đặc trưng của thơ song thất lục bát.

(4) Trình bày phương pháp đọc hiểu văn bản.

- GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm nhóm.

- HS cử đại diện nhóm báo cáo sản phẩm.

- Nhóm khác chú ý lắng nghe.

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau

- GV nhận xét, đánh giá

1. Kiến thức ngữ văn

a. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

* Khái niệm

- Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ nổi tiếng thời nhà Đường (TQ). Một bài thơ thường gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng được cấu tạo bởi 7 tiếng.

* Đặc trưng thể loại

- Số dòng: 4 dòng/ bài

- Số tiếng: 7 tiếng/ dòng

- Bố cục:

+ Khai/ khởi: Gợi mở ý thơ.

+ Thừa: Tiếp nối ý ở câu đầu để làm trọn vẹn ý thơ.

+ Chuyển: Chuyển ý thơ từ phản ánh sự vật, hiện tượng sang gợi mở về bản chất và nguyên nhân của sự vật, hiện tượng.

+ Hợp: Cùng cây chuyển làm cô đúc ý thơ, thể hiện nỗi niềm tác giả.

- Niêm (dính): câu 1-4, 2-3 có kết dính với nhau.

- Luật: Tuân thủ luật Bằng – Trắc, chữ thứ 2 mang thanh nào thì bài thơ mang luật đó.

- Vần (thơ Đường ít dùng vần Trắc): chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4 vần với nhau.

- Nhịp: thường ngắt nhịp chẵn trước lẻ sau (4/3; 2/2/3)

- Đối: câu, từ, âm…

=> GV bổ sung: Đường luật là thể thơ rất nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, có từ thời Đường (618 – 907), sau đó du nhập sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Ở Việt Nam, trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca truyền thống, cha ông ta đã sáng tạo ra thể thơ Nôm Đường luật mang bản sắc dân tộc. Sang thời hiện đại, thơ Đường luật còn được viết bằng chữ Quốc ngữ. Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu). Thơ Đường luật là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng " thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: " thất ngôn tứ tuyệt " (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), " ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), " ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác.

=> GV chuyển ý: Thông qua hoạt động trên, các em đã nắm được khái niệm và đặc trưng của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bước sang hoạt động tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chung về văn bản…

* HDHS tìm hiểu chung về văn bản

- GV yêu cầu HS nhóm cặp đôi hoàn thành PHT sau:

(1) Đọc văn bản đúng theo hướng dẫn.

(2) Theo em tác giả của văn bản là ai?

(3) Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục đích của bài thơ là gì?

(4) Xác định phương thức biểu đạt và thể loại của văn bản?

(5) Xác định bố cục và nội dung chính của từng đoạn?

- HS tiếp nhận

- GV cho HS làm việc trong thời gian 10 phút:

(1) Hướng dẫn HS đọc văn bản đúng cách.

(2) Đọc mẫu văn bản.

(3) Quan sát, giúp đỡ nếu HS cần khi hoạt động nhóm cặp đôi.

- HS hoạt động nhóm cặp đôi:

(1) Đọc văn bản đúng theo hướng dẫn.

(2) Hoàn thành yêu cầu của PHT.

- GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm nhóm.

- HS cử đại diện nhóm báo cáo sản phẩm.

- Nhóm khác chú ý lắng nghe.

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau

- GV nhận xét, đánh giá

2. Tìm hiểu chung văn bản

* Đọc, chú thích

a. Tác giả

- Chưa rõ

- Tương truyền là của Lí Thường Kiệt

b. Văn bản

* Hoàn cảnh sáng tác:

- Sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (1077), đọc ở miếu thần trên phòng tuyến Như Nguyệt (nam sông Cầu).

* Mục đích:

- Động viên, khích lệ tinh thần tướng sĩ

- Làm quân địch hoang mang, khiếp sợ.

- Được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc ta.

* Thể loại và phương thức biểu đạt

- Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

* Bố cục: 2 phần

- Hai câu đầu: Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.

- Hai câu cuối: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ chuốc lấy bại vong.

=> GV bổ sung: Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất kể như sau: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

=> GV chuyển ý: Thông qua hoạt động trên, ta đã cơ bản thấy được hoàn cảnh và mục đích bài thơ ra đời. Vậy những đặc điểm nào trong bài thơ “Nam quốc Sơn Hà” mang đặc trưng của thể thơ song thất lục bát. Ta cùng bước sang hoạt động tiếp theo…

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

* HDHS tìm hiểu một số đặc trưng của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong văn bản

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành PHT sau:

(1) Văn bản thuộc thể thơ nào?

(2) Dấu hiệu nhận biết nào cho em biết thể thơ đó?

(3) Chỉ ra biểu hiện niêm, vần, đối, nhịp của bài thơ?

(4) Nhận xét về đặc điểm thi luật của bài thơ?

(5) “Sông núi nước Nam” được coi là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc vì đã khẳng định những điều gì?

- HS tiếp nhận

- GV tổ chức cho HS làm việc trong thời gian 7 phút

- HS hoạt động nhóm

- GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm nhóm.

- HS cử đại diện nhóm báo cáo sản phẩm.

- Nhóm khác chú ý lắng nghe.

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau

- GV nhận xét, đánh giá

1. Một số đặc trưng của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong văn bản.

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt luật Đường.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Số câu: 4

+ Số chữ trong 1 câu: 7

- Niêm: chữ thứ 2 trong câu một là “bằng” niêm với chữ thứ 2 của câu 4 cũng là “bằng”, chữ thứ 2 của câu 2 là “trắc” niêm với chữ thứ 2 của câu 3 cũng là “trắc”.

- Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1,2 và 4 (cư- thư- hư).

- Đối: Thơ tứ tuyệt không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.

- Nhịp: 4/3

=> Bài thơ tuân thủ quy định về niêm, vần, đối, nhịp của một bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt luật bằng vần bằng theo luật Đường.

=> “Sông núi nước Nam” có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang hai nội dung lớn: khẳng định độc lập dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó.

....

Giáo án Toán 9 sách Cánh diều

CHƯƠNG I. PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT
BÀI 1. PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

I. MỤC TIÊU:

2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Nhận biết được dạng tổng quát của phương trình tích và cách giải phương trình tích.
  • Nhận biết được phương trình chứa ẩn ở mẫu và cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.
  • Giải được các phương trình tích và phương trình chứa ấn ở mẫu cơ bản.
  • Vận dụng dạng phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn để giải các bài toán thực tế.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  1. Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  2. Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.

  • Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận để tìm được cách giải phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu.
  • Mô hình hóa toán học: mô tả các dữ kiện bài toán thực tế, giải quyết bài toán gắn với phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu.
  • Giải quyết vấn đề toán học: giải được phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu; sử dụng các cách giải phương trình tích và phương trình chứa ẩn trong các bài toán thực tế.
  • Giao tiếp toán học: đọc, hiểu thông tin toán học.
  • Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất

  • Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
  • Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
  • Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,...

2 - HS:

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào bài học mới thông qua ví dụ về tìm độ dài cạnh của bể bơi biết thể tích của bể bơi.

b) Nội dung: HS lắng nghe các câu hỏi của GV/trên màn chiếu để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời, nhận định của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV trình chiếu câu hỏi củng cố, cho HS suy nghĩ và trả lời.

Trong một khu đất có dạng hình vuông, người ta dành một mảnh đất có dạng hình chữ nhật ở góc khu đất để làm bể bơi (Hình 1). Biết diện tích của bể bơi bằng.

Câu hỏi: Độ dài cạnh của khu đất bằng bao nhiêu mét?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về: phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn; phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn; giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Chúng ta đã được học về phương trình bậc nhất một ẩn. Có nhiều loại phương trình khác mà để giải chúng, ta có thể quy về việc giải phương trình bậc nhất một ẩn. Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu”.

PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phương trình tích có dạng

a) Mục tiêu:

- HS nhận biết được dạng tổng quát của phương trình tích và cách giải của phương trình tích.

- HS giải được phương trình tích cơ bản.

- Vận dụng cách giải phương trình tích để thực hiện các bài toán có liên quan.

b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ1, Luyện tập 1, 2, và các Ví dụ.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được dạng tổng quát của phương trình tích và cách giải của phương trình tích.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát và đọc yêu cầu của phần HĐ1

+ a) GV yêu cầu một số HS đứng tại chỗ trình bày đáp án của phần a).

+ b)

• GV mời 1 HS lên bảng thực hiện lời giải ý 1.

• ý 2, GV: Để chứng tỏ, các em cần thay các giá trị nghiệm vừa tìm được vào phương trình ban đầu, sau đó nhận xét.

• ý 3, thay giá trị vào phương trình bài cho, sau đó thực hiện giải từng phương trình và Sau đó nêu nhận xét.

....

I. Phương trình tích có dạng

HĐ1

a) Giá trị của u = 0 hoặc giá trị của v = 0.

b)

+ ý 1:

x – 3 = 0

x = 3.

Vậy phương trình x – 3 = 0 có nghiệm là x = 3.

2x + 1 = 0

2x = –1

x = −12.

Vậy phương trình 2x + 1 = 0 có nghiệm là x= −12.

+ ý 2:

Thay x = 3 vào vế trái phương trình (x – 3)(2x + 1) = 0, ta được:

Vế trái = (3 – 3)(2.3 + 1) = 0.7 = 0 = Vế phải.

Do đó nghiệm của phương trình x – 3 = 0 là nghiệm của phương trình (x – 3)(2x + 1) = 0.

....

...

Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân 9 Cánh diều

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 1. SỐNG CÓ LÝ TƯỞNG
(Bộ Cánh diều)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.

- Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

- Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

2. Năng lực

- Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản giúp mỗi cá nhân biết sống có lý tưởng.

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các lý tưởng cao đẹp của bản thân.

- Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân: Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

3. Phẩm chất

Yêu nước: Tích cực học tập, lao động, rèn luyện sức khoẻ, tham gia các hoạt động tập thể, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, dân tộc.

4. Tích hợp quyền con người

- Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận vào yêu cầu cần đạt: Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

- Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ vào nội dung quyền con người như: Các quyền về chính trị, dân sự để lấy ví dụ minh họa đồng thời giúp học sinh hiểu được quyền con người là phổ cập chung cho toàn nhân loại, nó không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, chủ quyền dân tộc; khẳng định thành quả đấu tranh của nhân loại chống áp bức bóc lột và bất công xã hội, chống lại tư tưởng kì thị dân tộc, giới tính, thành phần, nguồn gốc và địa vị xã hội; Những hành vi bảo vệ quyền con người đó chính là thể hiện lí tưởng sống cao đẹp và ý nghĩa của lí tưởng sống đó đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 9;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu. Tạo hứng thú học tập cho HS và giúp HS có hiểu biết ban đầu về việc sống có lí tưởng.

b) Nội dung. GV cho HS xem hình ảnh và các thông tin trong hình ảnh nói về các nhân vật lịch sử và thực hiện yêu cầu sau:

Dựa vào dữ liệu dưới đây, em hãy cho biết tên các nhân vật và chia sẻ hiểu hiết của mình về những nhân vật đó.

c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những biểu hiện về lý tưởng sống cao đẹp của mỗi nhân vật được đề cập trong bức tranh.

Ảnh 1:

- Tên nhân vật: Võ Thị Sáu

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ. Với ý chí căm thù giặc Pháp xâm lược sâu sắc, ngay từ năm 14 tuổi, chị Sáu đã tham gia cách mạng.

+ Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc. Mặc dù bị giặc Pháp tra tấn dã man nhưng chị Sáu vẫn kiên quyết không khai. Không khuất phục được chị Sáu, thực dân Pháp đã đưa chị ra xử bắn.

+ Trên đường ra pháp trường, chị Sáu vẫn giữ nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng.

♦ Ảnh 1:

- Tên nhân vật: Lý Tự Trọng

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, con ông Lê Hữu Đạt (còn gọi là Lê Khoan), là một gia đình yêu nước thương dân, nuôi chí phục thù, quê nhà ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Với ý chí căm thù giặc Pháp xâm lược sâu sắc, ngay từ năm 14 tuổi, chị Sáu đã tham gia cách mạng.

+ Ngày 3/2/1930, trong một lần thực hiện nhiệm vụ cách mạng, anh Trọng đã sa vào tay giặc. Mặc dù bị giặc Pháp tra tấn dã man nhưng anh vẫn kiên quyết không khai. Không khuất phục được anh Trọng, thực dân Pháp đã đưa anh ra xử bắn.

+ Trước khi lên máy chém, Lý Tự Trọng vẫn hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca và hô vang: "Đả đảo thực dân Pháp", "Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm", "Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm".

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập:

GV cho HS xem hình ảnh và các thông tin trong hình ảnh nói về các nhân vật lịch sử và thực hiện yêu cầu sau:

Dựa vào dữ liệu dưới đây, em hãy cho biết tên các nhân vật và chia sẻ hiểu hiết của mình về những nhân vật đó.

Thực hiện nhiệm vụ

HS xem clip và trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv nhấn mạnh:

Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng tới. Lí tưởng như ánh sáng dẫn đường, chỉ lối cho hành động của mỗi người. Người sống có lí tưởng là người luôn suy nghĩ và hành động vì sự tiến bộ của bản thân, giúp ích cho gia đình và đất nước.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng

a) Mục tiêu. HS nêu được thế nào là sống có lí tưởng, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

b) Nội dung. GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

1/ Em hiểu như thế nào về câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky? Theo em, câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với Đặng Thuỳ Trâm và các thế hệ thanh niên thời đó?

2/ Em nhận xét gì về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin trên?

3/ Hãy kể về một tấm gương sống có lí tưởng ở quê hương em. Điều em học được từ tấm gương đó là gì?

c) Sản phẩm.

1/ Ý nghĩa của câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky là:

+ Mỗi người cần phải xác định được lý tưởng sống của bản thân và luôn nỗ lực để hiện thực hóa lý tưởng ấy.

+ Cống hiến hết mình để phụng sự cho đất nước, cho nhân dân luôn là một trong những lý tưởng sống cao đẹp của con người.

- Câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky đã: thôi thúc, cổ vũ cho liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm và các thế hệ thanh niên Việt Nam thời đó, anh dũng đứng lên đấu tranh cho nền độc lập tự do của dân tộc.

2/ Nhận xét:

+ Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã có mục đích sống cao đẹp, khi cô luôn tâm niệm: mục đích sống của mình là cống hiến hết mình để phụng sự cho cách mạng, cho đất nước, cho nhân dân.

+ Từ mục đích sống cao đẹp ấy, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn nỗ lực đem tài năng và y đức của mình để chữa trị cho các thương - bệnh binh.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

1/ Em hiểu như thế nào về câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky? Theo em, câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với Đặng Thuỳ Trâm và các thế hệ thanh niên thời đó?

2/ Em nhận xét gì về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin trên?

3/ Hãy kể về một tấm gương sống có lí tưởng ở quê hương em. Điều em học được từ tấm gương đó là gì?

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc thông tin.

- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.

Báo cáo, thảo luận

HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm đôi, lần lượt viết câu trả lời ra nháp/phiếu học tập.

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét

Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

1. Khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng

Sống có lí tưởng là việc mỗi người xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

Sống có lí tưởng giúp mỗi cá nhân có động lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu của bản thân. Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng.

Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam

a) Mục tiêu. Học sinh nêu được: lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

b) Nội dung. GV hướng dẫn HS đọc hai thông tin tại mục 2 trong SGK và trả lời câu hỏi:

a) Dựa vào thông tin, em hãy xác định những nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ?

b) Em hãy nêu những việc thanh niên Việt Nam hiện nay cần phải làm để thực hiện các nhiệm vụ trên

c) Hãy kể những việc em và các bạn đã làm để thực hiện nhiệm vụ của thanh niên.

Tích hợp quyền con người

- Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận vào yêu cầu cần đạt: Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

Giáo viên yêu cầu học sinh lấy các ví dụ về các quyền chính trị, dân sự mà các em tham gia trên cơ sở đó giúp học sinh nắm được quyền con người là phổ cập chung cho toàn nhân loại, nó không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, chủ quyền dân tộc; khẳng định thành quả đấu tranh của nhân loại chống áp bức bóc lột và bất công xã hội, chống lại tư tưởng kì thị dân tộc, giới tính, thành phần, nguồn gốc và địa vị xã hội; Những hành vi bảo vệ quyền con người đó chính là thể hiện lí tưởng sống cao đẹp và ý nghĩa của lí tưởng sống đó đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

c) Sản phẩm.

1. Những nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

- Khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà.

- Nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như: tự tư, tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí.

- Cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoa và kĩ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

2. Những việc thanh niên Việt Nam hiện nay cần phải làm để thực hiện các nhiệm vụ trên:

- Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Gương mẫu chấp hành và vận động mọi người thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc hai thông tin tại mục 2 trong SGK và trả lời câu hỏi:

a) Dựa vào thông tin, em hãy xác định những nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ?

b) Em hãy nêu những việc thanh niên Việt Nam hiện nay cần phải làm để thực hiện các nhiệm vụ trên

c) Hãy kể những việc em và các bạn đã làm để thực hiện nhiệm vụ của thanh niên.

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.

- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.

Báo cáo thảo luận

- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra qua việc trả lời câu hỏi 1 và 2

- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét

- Giáo viên chốt kiến thức giúp học sinh hiểu rõ được những việc cần làm để xây dựng lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên hiện nay.

Mỗi học sinh cần xác định được lí tưởng sống của bản thân và luôn tích cực học tập, rèn luyện sức khoẻ, dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội để hiện thực hóa lí tưởng, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.

2. Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay

- Luôn luôn phần đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ

- Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Gương mẫu chấp hành và vận động mọi người thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

- Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân

....

Kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

PHẦN I; NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI
CHỦ ĐỀ 1: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC
TIẾT: BÀI 1: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
Thời lượng thực hiện: 2 tiết

I. Mục tiêu

1. Năng lực:

1.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động tìm kiểm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về công và công suất .

Chủ động nêu ý kiến cá nhân trong hoạt động thảo luận để tìm ví dụ thực hiện công trong đời sống

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của giáo viên, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: So sánh hiện tượng, phân biệt - Nêu được các ví dụ về trường hợp có công cơ học , không có công cơ học. Chỉ ra được sự khác biệt giữa hai trường hợp đó.

1.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết KHTN: Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công.

Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất.

Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: vận dụng các công thức đã học để giải các bài tập liên quan.

- Công thức tính công: A = F.s

Trong đó:

  • F là lực tác dụng, đơn vị đo là niutơn (N).
  • s là quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, đơn vị đo là mét (m).
  • A là công cơ học, đơn vị đo là jun (J).

- Công thức tính Công suất: P =

Trong đó:

  • t là thời gian thực hiện công, đơn vị đo là giây (s).
  • P là công suất, đơn vị đo là oát (W).

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Có trách nhiệm trong việc tìm hiểu bài học.

- Trung thực: Cẩn thận trong ghi chép nội dung bài học, làm đầy đủ các bài tập được giáo viên giao.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Hình ảnh đưa vật lên cao bằng ròng rọc cố định.

Video hoạt động của tim (https://www.youtube.com/watch?v=_KcGl-M1QL4)

File trình chiếu PowerPoint hỗ trợ bài dạy; máy tính, máy chiếu.

Đồng hồ bấm giây (4 - 6 chiếc) hoặc điện thoại có chức năng bấm giờ.

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu

- Nêu được cách xác định mức độ hoàn thành công việc nhanh/chậm của con người trong một hoạt động thực tiễn.

b) Nội dung: GV đưa ra tình huống có vấn đề: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ. bộ dội ta dã kéo hàng trăm khẩu pháo có khôi lượng vài tấn vào trận dịa trên những tuyên đường dài hàng trăm kilômét (hình 1.1). Ở hoạt động này, bộ đội đã tác dụng lực và làm dịch chuyên các khẩu pháo, ta nói bộ đội dã thực hiện công cơ học.

c) Sản phẩm: Công cơ học được xác dịnh có những điều kiện nào?

d) Tiến trình thực hiện

Hoạt động 2: Hoạt động Hình thành kiến thức mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ -

GV thực hiện:

+ Chiếu hình ảnh 1.1 và nêu tình huống: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ. bộ dội ta dã kéo hàng trăm khẩu pháo có khôi lượng vài tấn vào trận dịa trên những tuyên đường dài hàng trăm kilômét (hình 1.1). Ở hoạt động này, bộ đội đã tác dụng lực và làm dịch chuyên các khẩu pháo, ta nói bộ đội dã thực hiện công cơ học.

- Câu trả lời của HS:

+ Học sinh phân tích.

Bộ đội kéo pháo và thực hiện công cơ học khi;

- Tác dụng lực

- Làm cho khẩu pháo chuyển động

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện:

+ Quan sát hình ảnh và lắng nghe tình huống.

+ Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 02 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV không chốt đáp án mà dựa trên câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài mới. Trong trường hợp HS không đưa ra được câu trả lời.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ -

GV thực hiện:

+ Chiếu hình ảnh 1.1 và nêu tình huống: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ. bộ dội ta dã kéo hàng trăm khẩu pháo có khôi lượng vài tấn vào trận dịa trên những tuyên đường dài hàng trăm kilômét (hình 1.1). Ở hoạt động này, bộ đội đã tác dụng lực và làm dịch chuyên các khẩu pháo, ta nói bộ đội dã thực hiện công cơ học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện:

+ Quan sát hình ảnh và lắng nghe tình huống.

+ Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 02 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV không chốt đáp án mà dựa trên câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài mới. Trong trường hợp HS không đưa ra được câu trả lời.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động: Tìm hiểu về Thực hiện công.

a. Mục tiêu

Nhận biết được thực hiện công trong các tình huống thực tiễn.

Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực.

Liệt kê được một số đơn vị đo công thường dùng.

Chủ động nêu ý kiến cá nhân trong hoạt động thảo luận để tìm ví dụ thực hiện công trong đời sống.

b. Nội dung: Các trường hợp có công cơ học, chỉ ra lực đã thực hiện công; công thức tính công

c. Sản phẩm: Nêu ví dụ về các trường hợp có công cơ học, chỉ ra được lực đã thực hiện công; Viết được công thức tính công, đơn vị đo của công

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm

2.1.1 Tìm hiểu về thực hiện công cơ học.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV thực hiện:

+ Thông báo: Công cơ học thường dược gọi tắt là công. Trong trường hợp dơn gian nhất, công dược thực hiện khi lưc tác dụng vào vật và làm vật dó dịch chuyên theo hướng cũa lực.

+ Chiếu Hình 1.2 trong SGK/tr.11, nêu ví dụ về thực hiện công trong đời sống (ví dụ đẩy bệnh nhân trên xe cáng trong SGK/tr.11).

+ Chia nhóm HS: 4 HS/nhóm.

+ Yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận để lấy ví dụ về thực hiện công trong thực tiễn và phân tích sự thay đổi năng lượng (động năng, thế năng) của vật.

1. Thực hiện công cơ học:

* Ví dụ về thực hiện công trong đời sống:

2. Biểu thức tính Công.

Trong tình huống nào, nhãn viên y tế thực hiện công lớn nhất?

Công thức tính công:

A = F.s trong đó:

F (N) là lực tác dụng;

s (m) là quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực;

A là công cơ học.

Đơn vị đo công: jun (kí hiệu: J); kilôjun (kí hiệu: kJ), calo (kí hiệu: cal).

1 kJ = 103 J;

1 cal = 4,186 J

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện:

+ Lắng nghe các thông tin về quá trình thực hiện công và ví dụ mà GV phân tích.

+ Quan sát Hình 1.2 trong SGK/tr.11.

+ Tập hợp nhóm theo phân công của GV.

+ Thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. - GV quan sát HS trong quá trình làm việc nhóm và hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 03 đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– HS các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét bổ sung (nếu có).

– GV thực hiện:

2.1.2 Tìm hiểu về biểu thức tính Công.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Trong vi dụ hình 1.2, giả sư nhân viên y tế liên tục tác dụng lực đê dây xe cáng di chuyên trên hành lang bệnh viện. Xét ba tinh huống trong bang 1.1 dưới dây.

Tinh huống

Lực tác dụng

(N)

Quãng đường

(m)

1. Đẩy xe cáng đế ra đón bệnh nhân trên quãng đường s,

W

F, = 25

s, = 50

2. Đẩy xe cáng có bệnh nhân trên quãng đường s2

F2=50

s2=50

3. Đấy xe cáng có bệnh nhân trên quãng đường S

F,= 50

Sj= 100

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Học sinh so sánh về lực tác dụng trong 3 trường hợp và quãng đường di chuyên để tìm hiểu xem trong trường hợp nào công thực hiện lớn nhất.

+ Thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. - GV quan sát HS trong quá trình làm việc nhóm và hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 02 đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– HS các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét bổ sung (nếu có).

– GV thực hiện:

+ GV nhận xét chung về kết quả làm việc của các nhóm và thông báo công thức tính công, đơn vị đo công.

...

Giáo án Mĩ thuật 9 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ: MĨ THUẬT CƠ BẢN
BÀI 1: VẼ MẪU CÓ NHIỀU ĐỒ VẬT (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được các tác động của ánh sáng lên bề mặt chất liệu của các vật mẫu.

- Phân biệt được sự hài hòa về tỉ lệ và bố cục của bức vẽ.

- Diễn tả được tỉ lệ, đậm nhạt trên bài vẽ.

- Có ý thức quan sát, tìm hiểu vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

2. Năng lực

* Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực sau:

2.1 Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

2.2. Năng lực đặc thù khác

- Năng lực ngôn ngữ: Có khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét sản phẩm theo chủ đề.

- Năng lực mĩ thuật:

+ Nhận biết được các tác động của ánh sáng lên bề mặt chất liệu của các vật mẫu.

+ Phân biệt được sự hài hòa về tỉ lệ và bố cục của bức vẽ.

+ Diễn tả được tỉ lệ, đậm nhạt trên bài vẽ.

+ Có ý thức quan sát, tìm hiểu vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

* Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở HS những phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực qua các biểu hiện chủ yếu sau:

- Chăm chỉ: Chuẩn bị đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động thảo luận, thực hành.

- Nhân ái: Biết trân quý và giữ gìn tài sản chung, tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, năng lực sáng tạo và kĩ năng thực hành của mỗi cá nhân.

- Trung thực: Trung thực trong sáng tạo sản phẩm.

- Trách nhiệm: Biết giữ gìn vệ sinh lớp học, có ý thức bảo quản đồ dùng học tập; biết trân trọng sản phẩm của mình, của bạn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK Mĩ thuật 9, Kế hoạch DH.

- Sưu tầm một số hình ảnh về mẫu có nhiều đồ vật của HS.

- Mẫu vẽ

- Bảng vẽ, bút chì, tẩy.

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint (nếu có)

2. Học sinh

- SGK Mĩ thuật 9, giấy vẽ

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: (2 - 3 phút)

- Kiểm tra sĩ số lớp

- Giới thiệu những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị

2. Bài mới

2.1. Hoạt động 1: Khởi động (5 - 7 phút)

a) Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học mới.

- HS nhận biết được một số đồ vật của mẫu.

- Liệt kê tên mẫu vật và nêu được đặc điểm của chúng.

b) Nội dung:

- GV chiếu một tranh tĩnh vật, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

- HS quan sát, tìm hiểu, thảo luận và trả lời các câu hỏi.

+ Đồ vật nào có khối trụ, khối cầu, khối hộp?

+ Đồ vật nào có màu đậm nhất, đồ vật nào có màu sáng nhất?

c) Sản phẩm: HS quan sát đồ vật và trả lời câu hỏi.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 2 bạn HS trình bày nội dung đã tìm hiểu. Các HS khác nhận xét, lắng nghe và bổ sung.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta sẽ thấy được sự đa dạng về hình, khối của đồ vật, biết cách vẽ lại chúng dựa trên sự quan sát và theo cảm nhận của riêng mình. Để tìm hiểu rõ hơn về cách vẽ mẫu có nhiều đồ vật, chúng ta cùng vào học bài hôm nay, Bài 1 – Vẽ mẫu có nhiều đồ vật.

2.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (8 - 10 phút)

a) Mục tiêu:

- HS nêu được đặc điểm tạo hình, màu sắc, đậm nhạt, chất liệu của mỗi vật mẫu.

- Nhận biết hai diện sáng và tối của vật mẫu dưới sự tác động của ánh sáng.

- Chia sẻ được cảm nhận về bố cục, đậm nhạt, không gian của bài vẽ.

b) Nội dung:

- HS quan sát hình ảnh trong SGK và thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi:

+ Các vật mẫu có dạng khối hình gì?

+ So sánh tỉ lệ khung hình chung của nhóm mẫu và từng vật mẫu.

+ Ánh sáng chiếu vào vật mẫu làm thay đổi đậm nhạt của nó như thế nào?

+ Mô tả đặc điểm bề mặt chất liệu của vật mẫu.

Mĩ thuật 9

c) Sản phẩm: Trình bày nội dung tìm hiểu của HS theo câu hỏi gợi ý, ý kiến thảo luận của HS

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu, ghi chép phần tìm hiểu theo các câu hỏi gợi ý.

- GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 4 bạn đại diện của 4 nhóm trình bày nội dung đã tìm hiểu. Các HS khác nhận xét, lắng nghe và bổ sung.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

- GV bổ sung thêm:

- Đại diện các nhóm HS trả lời, bổ sung.

- GV yêu cầu quan sát thêm một số hình ảnh về sản phẩm của HS trang 4. Yêu cầu trả lời các câu hỏi:

+ Nhận xét cách sắp xếp bố cục của hai bức vẽ.

+ Mô tả kích thước của các vật mẫu trong mỗi bức vẽ.

+ Nhận xét về tỉ lệ, độ đậm, nhạt của các vật mẫu trong mỗi bức vẽ.

Mĩ thuật 9

- HS các nhóm tiếp tục thảo luận và trả lời nội dung câu hỏi.

- GV cùng phân tích đáp án và kết luận.

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.4.

...

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 sách Cánh diều

Chủ đề 1. Xây dựng văn hóa nhà trường (12 tiết)

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô.

- Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường; tham gia thực hiện và đánh giá được hiệu quả của hoạt động này.

- Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế hoạch cho các buổi lao động công ích ở trường.

- Làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường.

- Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Tiết 1 - 4

Xây dựng truyền thống nhà trường

Thời gian thực hiện: 04 tiết

1. Tìm hiểu nội dung (1 tiết)

2. Thực hành trải nghiệm (2 tiết)

3. Báo cáo, thảo luận (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực.

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định được mục tiêu, đề xuất được nội dung và phương thức phù hợp cho các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm; Dự kiến được nhân sự tham gia hoạt động và phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên để thiết kế sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường theo yêu cầu; Thể hiện được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để cùng thực hiện nhiệm vụ lao động công ích và các công việc khác ở trường; Đánh giá được sự hợp lí/chưa hợp lí của kế hoạch hoạt động; đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động; chỉ ra được những đóng góp của bản thân và người khác vào kết quả hoạt động và rút ra những kinh nghiệm học được khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng truyền thống nhà trường, lao động công ích và hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

2. Về phẩm chất.

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu về truyền thống của nhà trường; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống nhà trường.

- Nhân ái: Sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động; tôn trọng thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.

- Chăm chỉ tìm hiểu các hoạt động, việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường; tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể.

- Trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ GIÁO DỤC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Cánh diều

Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 1.

- Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.

- Giấy A4, giấy nhớ, bút chì, bút màu, nam châm dính bảng hoặc băng dính.

- Máy tính, ti vi

III. TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC

Tiết 1

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các nội dung, hình thức, phương pháp trải nghiệm

Cách xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường.

a. Mục tiêu:

- HS chia sẻ được các hoạt động lao động công ích ở trường.

- HS xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ các các hoạt động lao động công ích ở trường. HS hoạt động cá nhân để xác định hoạt động lao động công ích ở trường mà em sẽ tham gia và chia sẻ trước lớp.

c. Kết quả/Sản phẩm: HS chia sẻ kết quả hoạt động.

d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi

quan sát thông tin SGK tr.7 và thực hiện nhiệm vụ: Kể tên các hoạt động lao động công ích ở trường em?

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Cánh diều

- GV gợi ý HS thực hiện:

+ Tên các hoạt động lao động công ích ở trường em.

+ Những việc em và các bạn đã thực hiện.

+ Kết quả hoạt động.

+ Cảm xúc của em khi tham gia hoạt động.

Nhiệm vụ 2:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ:

Xác định hoạt động lao động công ích em sẽ tham gia ở trường và nêu mục tiêu của hoạt động đó?

- GV gợi ý HS thực hiện:

+ Xác định các hoạt động lao động công ích em sẽ tham gia ở trường dựa vào các hoạt động lao động công ích thường kỳ mà nhà trường tổ chức.

+ Nêu mục tiêu của hoạt động lao động công ích đó.

(Mục tiêu cần chỉ ra những gì em sẽ đạt được sau khi tham gia hoạt động.

Mục tiêu cần cụ thể, nêu rõ việc làm/hành động em sẽ thực hiện trong hoạt động lao động công ích để thầy cô và các bạn có thể đánh giá được.)

Nhiệm vụ 3. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường mà em sẽ tham gia?

- GV gợi ý HS thực hiện:

1. Tên hoạt động em dự kiến sẽ tham gia.

2. Mục tiêu em hướng tới trong hoạt động (Những điều em và các bạn dự kiến sẽ đạt được sau khi tham gia là gì?).

3. Đối tượng tham gia (Những ai sẽ tham gia hoạt động?).

4. Thời gian thực hiện (Hoạt động diễn ra trong bao lâu?).

5. Nội dung hoạt động (Em và các bạn sẽ thực hiện việc làm gì?).

6. Cách thức tiến hành (Em và các bạn sẽ thực hiện những việc làm gì?).

7. Phương tiện cần thiết (Em cần chuẩn bị những gì để tham gia hoạt động?).

8. Đánh giá hoạt động (Em và các bạn sẽ đánh giá hiệu quả tham gia lao động công ích bằng những tiêu chí nào?).

Bước 2 . HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp, sau đó làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 . Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về cách xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

* GV yêu cầu HS tiếp tục thực hiện các công việc lao động công ích khác ở trường.

* Kể tên các hoạt động lao động công ích ở trường mình.

- Trồng và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh trong và ngoài trường.

- Sắp xếp bàn ghế, trang thiết bị ở trường lớp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

- Vệ sinh phòng học, sân trường, các nơi công cộng...

* Ví dụ về một hoạt động lao động công ích ở trường em:

+ Tên hoạt động: Làm sạch các hiện vật trong phòng truyền thống của nhà trường

+ Những việc em và các bạn thực hiện: Lau hiện vật, quét sàn phòng truyền thống.

+ Kết quả: Phòng truyền thống nhà trường sạch sẽ.

+ Cảm xúc của em: Hào hứng và vui vẻ.

* Các hoạt động lao động công ích em sẽ tham gia ở trường và mục tiêu của hoạt động đó:

+ Dọn vệ sinh và trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường

+ Vệ sinh đường làng, khu phố, ấp,…

+ Làm sạch phòng Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

* Ví dụ về xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường:

1. Tên hoạt động: Dọn vệ sinh, trồng hoa, trồng cây xanh trong và xung quanh khuôn viên trường.

2. Mục tiêu hoạt động: Tham gia lao động công ích nhằm góp phần tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho nhà trường.

3. Đối tượng tham gia: Học sinh khối 5 và các thầy cô giáo.

4. Thời gian thực hiện: Chủ nhật

5. Nội dung hoạt động: Dọn vệ sinh, trồng hoa, trồng cây xanh trong và xung quanh khuôn viên vườn hoa. Thiết kế những biển báo nhỏ gắn trong vườn hoa như: “Mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp”, “Công trình của lớp 9C”.

6. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Đào hố và trồng cây non

Bước 2: Trồng bổ sung cây hoa, bồn hoa

Bước 3: Làm vệ sinh khuôn viên vườn hoa

Bước 4: Lựa chọn vị trí và đặt biển báo.

7. Phương tiện cần thiết: Chổi, xúc rác, cây hoa, cây xanh, cuốc, xẻng,…

8. Đánh giá hoạt động: Hoạt động hoàn thành xuất sắc, khuôn viên trường sạch, đẹp.

e. Kết luận. GV kết luận hoạt động

Tham gia các hoạt động lao động công ích ở trường là việc làm góp phần xây dựng và giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp, thể hiện em là một HS có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao với những công việc chung.

GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị phần thực hành trải nghiệm.

HS Lên ý tưởng (Cá nhân hoặc lập nhóm) thiết kế sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường theo gợi ý SKG Tr.7.

....

Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều

BÀI 1. NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội; ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

- Kể tên và phân tích được đặc điểm, những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội; ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người. Nhận biết được đặc điểm, những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức về ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4. Phiếu học tập. Ảnh, power point.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (8’)

a. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

b. Nội dung: HS trả lời được câu hỏi.

Hãy mô tả công việc của những người thợ dưới đây:

Hình 1.1

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.

Thợ sơn: Thợ sơn chuyên về công việc chuẩn bị bề mặt và áp dụng các loại sơn, phủ bề mặt trên tường, cửa, và các bộ phận khác của tòa nhà hoặc các cấu trúc khác để bảo vệ và trang trí. Họ phải biết cách chọn loại sơn phù hợp và kỹ thuật sơn để đạt được bề mặt mịn và đẹp.

Thợ lát sàn: Công việc của thợ lát sàn bao gồm việc lắp đặt, sửa chữa, và thay thế sàn nhà, bao gồm sàn gỗ, gạch, đá hoặc các vật liệu lát sàn khác. Họ cần phải đo đạc chính xác, cắt và lắp đặt vật liệu một cách cẩn thận để đảm bảo sàn phẳng và đẹp.

Thợ điện: Thợ điện chịu trách nhiệm về việc lắp đặt, bảo dưỡng, và sửa chữa hệ thống điện trong các tòa nhà và cơ sở khác. Công việc bao gồm việc kéo dây, lắp đặt ổ cắm, công tắc, hệ thống chiếu sáng và đảm bảo hệ thống điện hoạt động an toàn, tuân thủ các quy định về điện.

d. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 1 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV vào bài mới: Thế nào là nghề nghiệp? Có những ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ? Đặc điểm, những yêu cầu chung, tầm quan trọng của các ngành nghề đó như thế nào? Để trả lời được các câu hỏi trên thì chúng ta vào bài hôm nay

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khái niệm nghề nghiệp

a. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm nghề nghiệp

b. Nội dung: Khái niệm nghề nghiệp

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra câu hỏi sau:

1.Nghề nghiệp là gì?

2. Quan sát Hình 1.2 và cho biết: Trong các nghề nghiệp dưới đây, nghề nào ít biến đổi, nghề nào sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi và nghề nào mới xuất hiện?

Hình 1.2

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

1. Nghề nghiệp là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và thường gắn bó lâu dài với mỗi người. Người lao động nhờ được đào tạo mà có năng lực và phẩm chất để tạo ra sản phẩm vật chất hay tình thần phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.

2. Nghề ít biến đổi: Bác sĩ y khoa.

Nghề sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi: Thợ sửa chữa xe đạp.

Nghề mới xuất hiện: Nhà lập trình các ứng dụng.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

I.Nghề nghiệp

1. Khái niệm

Nghề nghiệp là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và thường gắn bó lâu dài với mỗi người. Người lao động nhờ được đào tạo mà có năng lực và phẩm chất để tạo ra sản phẩm vật chất hay tình thần phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.

...

>> Tải file tài liệu để xem giáo án lớp 9 sách Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 23
  • Lượt xem: 135
  • Dung lượng: 168,3 MB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨