Giáo án Toán 9 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Toán 9 năm 2024 - 2025
Giáo án Toán 9 sách Cánh diều mang tới các bài soạn của cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán 9 Cánh diều của mình.
Giáo án Toán 9 Cánh diều được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn 9 Cánh diều. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để dễ dàng xây dựng Kế hoạch bài dạy môn Toán 9 Cánh diều theo chương trình mới:
Lưu ý: Tài liệu còn thiếu bài 4 chương 6, bài 1,2 và bài tập cuối chương 7, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung.
Giáo án Toán 9 sách Cánh diều
CHƯƠNG I. PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT
BÀI 1. PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
I. MỤC TIÊU:
2. Kiến thức:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được dạng tổng quát của phương trình tích và cách giải phương trình tích.
- Nhận biết được phương trình chứa ẩn ở mẫu và cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.
- Giải được các phương trình tích và phương trình chứa ấn ở mẫu cơ bản.
- Vận dụng dạng phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn để giải các bài toán thực tế.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.
- Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận để tìm được cách giải phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu.
- Mô hình hóa toán học: mô tả các dữ kiện bài toán thực tế, giải quyết bài toán gắn với phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu.
- Giải quyết vấn đề toán học: giải được phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu; sử dụng các cách giải phương trình tích và phương trình chứa ẩn trong các bài toán thực tế.
- Giao tiếp toán học: đọc, hiểu thông tin toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,...
2 - HS:
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào bài học mới thông qua ví dụ về tìm độ dài cạnh của bể bơi biết thể tích của bể bơi.
b) Nội dung: HS lắng nghe các câu hỏi của GV/trên màn chiếu để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời, nhận định của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV trình chiếu câu hỏi củng cố, cho HS suy nghĩ và trả lời.
Trong một khu đất có dạng hình vuông, người ta dành một mảnh đất có dạng hình chữ nhật ở góc khu đất để làm bể bơi (Hình 1). Biết diện tích của bể bơi bằng.
Câu hỏi: Độ dài cạnh của khu đất bằng bao nhiêu mét?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về: phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn; phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn; giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Chúng ta đã được học về phương trình bậc nhất một ẩn. Có nhiều loại phương trình khác mà để giải chúng, ta có thể quy về việc giải phương trình bậc nhất một ẩn. Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu”.
PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Phương trình tích có dạng
a) Mục tiêu:
- HS nhận biết được dạng tổng quát của phương trình tích và cách giải của phương trình tích.
- HS giải được phương trình tích cơ bản.
- Vận dụng cách giải phương trình tích để thực hiện các bài toán có liên quan.
b) Nội dung:
- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ1, Luyện tập 1, 2, và các Ví dụ.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được dạng tổng quát của phương trình tích và cách giải của phương trình tích.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS quan sát và đọc yêu cầu của phần HĐ1 + a) GV yêu cầu một số HS đứng tại chỗ trình bày đáp án của phần a). + b) • GV mời 1 HS lên bảng thực hiện lời giải ý 1. • ý 2, GV: Để chứng tỏ, các em cần thay các giá trị nghiệm vừa tìm được vào phương trình ban đầu, sau đó nhận xét.
• ý 3, thay giá trị vào phương trình bài cho, sau đó thực hiện giải từng phương trình và Sau đó nêu nhận xét. .... | I. Phương trình tích có dạng HĐ1 a) Giá trị của u = 0 hoặc giá trị của v = 0. b) + ý 1: x – 3 = 0 x = 3. Vậy phương trình x – 3 = 0 có nghiệm là x = 3. 2x + 1 = 0 2x = –1 x = −12. Vậy phương trình 2x + 1 = 0 có nghiệm là x= −12. + ý 2: Thay x = 3 vào vế trái phương trình (x – 3)(2x + 1) = 0, ta được: Vế trái = (3 – 3)(2.3 + 1) = 0.7 = 0 = Vế phải. Do đó nghiệm của phương trình x – 3 = 0 là nghiệm của phương trình (x – 3)(2x + 1) = 0. .... |
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Toán 9 Cánh diều!