Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 7 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ 7 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 giúp các em học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi cuối kì 1 năm 2023 - 2024 đạt kết quả cao.

Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ 7 Kết nối tri thức bao gồm 12 trang tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm trọng tâm kèm theo đề thi minh họa. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Công nghệ lớp 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài để không còn bỡ ngỡ khi bước vào kì thi chính thức. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức.

I. Giới hạn nội dung ôn tập Công nghệ 7 cuối kì 1

- Ôn tập kiến thức 3 chương.

  • Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm)
  • Nội dung nửa sau học kì I: 75% (7,5 điểm)

- Chương 1: Trồng trọt

  • Nêu vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người và nền kinh tế.
  • Nêu được triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
  • Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam (cây lương thực, cây ăn quả, cây rau…). Cho ví dụ minh họa
  • Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.
  • Kể tên được các công việc làm đất trồng cây, các cách bón phân lót
  • Nêu được các phương thức gieo trồng phổ biến.
  • Nêu được các mùa vụ gieo trồng chính ở nước
  • Trình bày được mục đích của việc làm đất, bón phân lót.

- Chương 2: Lâm nghiệp

- Giới thiệu về rừng

  • Trình bày được khái niệm về rừng, các vai trò chính của rừng.
  • Trình bày được vai trò của từng loại rừng.
  • Nêu được các loại rừng phổ biến ở nước ta.
  • Phân biệt được các loại rừng phổ biến ở nước ta (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).

- Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

  • - Tóm tắt được quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu.
  • - Tóm tắt được quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần.
  • - Nêu được các công việc chăm sóc rừng.

- Bảo vệ rừng

  • Trình bày được các biện pháp bảo việc bảo vệ rừng.
  • Giải thích được ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.
  • Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ rừng.
  • Vận dụng kiến thức bảo vệ rừng vào thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương.

II. Một số câu hỏi ôn tập học kì 1 Công nghệ 7

Câu 1. Có mấy loại chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 2. Đâu là chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng?

A. Chế phẩm diệt sâu bọ làm từ ớt, tỏi, gừng
B. Chế phẩm bảo vệ cây trồng
C. Chế phẩm trừ sâu từ chanh
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Quy trình trồng cây cải xanh gồm mấy bước?

A. 1
B. 3
C. 5
D. 7

Câu 4. Bước 1 của quy trình trồng cây cải xanh là:

A. Chuẩn bị đất trồng
B. Chuẩn bị hạt giống
C. Gieo trồng
D. Chăm sóc cây

Câu 5. Bước 2 của quy trình trồng cây cải xanh là:

A. Chuẩn bị đất trồng
B. Chuẩn bị hạt giống
C. Gieo trồng
D. Chăm sóc cây

Câu 6. Bước 3 của quy trình trồng cây cải xanh là:

A. Chuẩn bị đất trồng
B. Chuẩn bị hạt giống
C. Gieo trồng
D. Chăm sóc cây

Câu 7. Bước 4 của quy trình trồng cây cải xanh là:

A. Chuẩn bị đất trồng
B. Chuẩn bị hạt giống
C. Gieo trồng
D. Chăm sóc cây

Câu 8. Đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao là:

A. Ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ, công nghệ sinh học
B. Sử dụng giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao
C. Ứng dụng thiết bị và quy trình quản lí tự động hóa
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Đâu là mô hình trồng cây công nghệ cao?

A. Thủy canh
B. Khí canh
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác

Câu 10. Trồng cây theo hình thức thủy canh là:

A. Trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng dạng nước hoặc giá thể không phải đất.
B. Trồng cây trong môi trường không khí, trong đó rễ cây được phun sương chất dinh dưỡng theo định kì
C. Cả Avà B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 11. Trồng cây theo hình thức khí canh là:

A. Trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng dạng nước hoặc giá thể không phải đất.
B. Trồng cây trong môi trường không khí, trong đó rễ cây được phun sương chất dinh dưỡng theo định kì
C. Cả  A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 12. Có mấy cách tưới nước cho cây trồng?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 13. Theo em, cây trồng được tưới theo cách nào sau đây?

A. Tưới thấm
B. Tưới ngập
C. Tưới phun mưa
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14. Có mấy cách thu hoạch cây trồng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 15. Có cách thu hoạch cây trồng nào?

A. Hái
B. Cắt
C. Nhổ
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16. Rừng nào sau đây được phân loại theo điều kiện lập địa?

A. Rừng tự nhiên
B. Rừng tràm
C. Rừng giàu
D. Rừng núi đất

Câu 17. Theo mục đích sử dụng, rừng gồm mấy loại?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 18. Theo mục đích sử dụng có loại rừng nào?

A. Rừng sản xuất
B. Rừng đặc dụng
C. Rừng phòng hộ
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19. Mục đích của rừng sản xuất là gì?

A. Để khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ
B. Để bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, rừng nguyên sinh, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
C. Bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, sa mạc hóa, hạn chế lũ lụt.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20. Mục đích của rừng đặc dụng là gì?

A. Để khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ
B. Để bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, rừng nguyên sinh, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
C. Bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, sa mạc hóa, hạn chế lũ lụt.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21. Mục đích của rừng phòng hộ là gì?

A. Để khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ
B. Để bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, rừng nguyên sinh, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
C. Bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, sa mạc hóa, hạn chế lũ lụt.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22. Thời vụ trồng rừng ở miền Bắc là:

A. Mùa xuân
B. Mùa thu
C. Cả A và B đều đúng
D. Mùa mưa

Câu 23. Thời vụ trồng rừng ở miền Nam là:

A. Mùa xuân
B. Mùa thu
C. Cả A và B đều đúng
D. Mùa mưa

Câu 24. Giai đoạn chuẩn bị trồng rừng gồm mấy bước?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 25 Giai đoạn chuẩn bị trồng rừng có bước nào sau đây?

A. Chuẩn bị cây con
B. Làm đất trồng cây
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 26 Giống cây rừng chuẩn bị trồng có:

A. Cây con có bầu đất
B. Cây con rễ trần
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác

Câu 27. Làm đất trồng cây rừng gồm mấy bước?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 28. Làm đất trồng cây rừng có bước nào sau đây?

A. Cuốc lớp đất màu để riêng một bên
B. Bón lót
C. Lấp hố
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 29 Trồng rừng bằng cây con có bầu đất gồm mấy bước?

A. 2
B. 4
C. 6
D. 8

Câu 30. Bước 1 của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất là:

A. Tạo lỗ trong hố trồng
B. Rạch bỏ bầu đất
C. Đặt bầu cây xuống hố
D. Lấp và nén đất lần 1

Câu 31. Bước 2 của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất là:

A. Tạo lỗ trong hố trồng
B. Rạch bỏ bầu đất
C. Đặt bầu cây xuống hố
D. Lấp và nén đất lần 1

Câu 32. Bước 3 của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất là:

A. Tạo lỗ trong hố trồng
B. Rạch bỏ bầu đất
C. Đặt bầu cây xuống hố
D. Lấp và nén đất lần 1

Câu 33. Bước 4 của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất là:

A. Tạo lỗ trong hố trồng
B. Rạch bỏ bầu đất
C. Đặt bầu cây xuống hố
D. Lấp và nén đất lần 1

Câu 34. Biện pháp bảo vệ rừng:

A. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân
B. Chủ động thực hiện tuần tra, canh gác, phòng cháy chữa cháy
C. Nghiêm cấm phá hoại rừng, lấn chiếm đất rừng, săn bắn và mua bán động vật rừng bị cấm khai thác
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 35. Người ta tiến hành làm cỏ sau khi trồng cây rừng bao lâu?

A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 1 – 3 tháng

Câu 36 Làm hàng rào bảo vệ rừng bằng:

A. Cây dứa dại
B. Cây tre
C. Cây nứa
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 37: Quy trình trồng rừng bằng cây non rễ trần gồm các bước theo thứ tự nào sau đây?

A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc → Lấp và nén đất lần 1.
B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc → Lấp và nén đất lần 2 → Lấp và nén đất lần 1
C. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp và nén đất lần 1 → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc.
D. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc → Lấp và nén đất lần 1.

Câu 38: Các công việc thuộc giai đoạn chuẩn bị đất để trồng cây con đã có rễ là

1. Làm sạch cỏ.
2.Làm cho đất bằng phẳng.
3.Tạo hố trồng cây.
4.Chặt bỏ các loài dây leo, cây hoang dại.
5.Lấp hỗn hợp phân bón và đất màu vào hố trồng cây.
6. Chọn cây con khoẻ, đủ tiêu chuẩn.

A. 1, 2, 3, 4, 6
B. 1, 2, 3, 5
C. 1, 2, 3, 6
D. 1, 2, 4, 5

Câu 39: Theo em, việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng nào sau đây?

A. Ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại.
B. Hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.
C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng.
D. Kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật đất.

Câu 40: Tác dụng của việc lấp và nén đất lần 2?

A. Giúp giữ vững chắc cây trồng
B. Cung cấp lớp đất có chứa phân bón cho cây
C. Giúp rễ phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng
D. Để bầu đất không lộ ra ngoài

Câu 41: Trồng rừng đúng thời vụ có tác dụng nào sau đây?

A. Giúp tiết kiệm công lao động.
B. Giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.
C. Giúp tiết kiệm phân bón và thuốc trừ sâu.
D. Giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm của rừng.

Câu 42: Đâu không phải ưu điểm của việc trồng rừng bằng cây con?

A. Bộ rễ của cây con được bảo vệ
B. Cây có bộ rễ khỏe, sức đề kháng cao
C. Cây con có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt
D. Bộ rễ của cây con cắm (bám) nhanh vào đất

Câu 43: Với cây rừng trồng phân tán, người ta làm rào bảo vệ bằng cách nào?

A. Trồng cây dứa dại dày bao quanh khu rừng trồng
B. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh khu rừng trồng
C. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây
D. Trồng cây dứa dại dày bao quanh từng cây

Câu 44: Tại sao phải tạo lỗ trong hố trồng có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất?

A. Giúp giữ vững chắc cây trồng
B. Cung cấp lớp đất có chứa phân bón cho cây
C. Giúp rễ phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng
D. Để bầu đất không lộ ra ngoài

Câu 45: Mục đích chăm sóc cây rừng sau khi trồng là gì?

A. Giúp cây con có khả năng chịu khô hạn
B. Giúp cây con có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển nhanh.
C. Giúp cây con không bị sâu, bệnh hại
D. Giúp cho rễ của cây con cắm chắc vào đất

Câu 46: Thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc nước ta là:

A. mùa xuân và mùa hè
B. mùa xuân và mùa thu
C. mùa hè và mùa thu
D. mùa thu và mùa đông

Câu 47: Vì sao cần nén đất 2 lần khi trồng rừng bằng cây con?

A. Để rễ phát triển thuận lợi hơn.
B. Để đảm bảo gốc cây được giữ chặt, không bị đổ
C. Để cây hút được nhiều chất dinh dưỡng
D. Để rễ cây không bị ngập úng

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày quy trình giâm cành trên cây rau ngót?

Câu 2  Vai trò của rừng phòng hộ?

Câu 3 Tại sao phải bảo vệ rừng và môi trường sinh thái? Liên hệ với thực tiễn bản thân.

Câu 4 Em hãy cho biết rừng có vai trò như thế nào với môi trường và đời sống con người?

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 173
  • Lượt xem: 2.306
  • Dung lượng: 127,1 KB
Sắp xếp theo