Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Đề cương học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách KNTT, CTST, Cánh diều

Đề cương học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2023 - 2024 mang tới bộ đề cương ôn tập sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi học kì 1 năm 2023 - 2024 đạt kết quả như mong muốn.

Với những câu hỏi ôn tập học kì 1, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD 6 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho kì thi cuối học kì 1 sắp tới:

1. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS ……..
Tổ Văn- Sử

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: GDCD 6

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: (0,5đ) Nội dung nào không phải là biểu hiện của yêu thương con người?

A. Ủng hộ người dân vùng lũ lụt.
B. Giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn
C. Làm bài tập hộ bạn
D. Cứu giúp người bị nạn

Câu 2 (0,5 điểm) Ý kiến nào dưới đây là đúng

A. Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh
B. Bố mẹ đáp ứng tất cả yêu cầu của em mới là yêu thương em
C. Tình yêu thương làm cho con người ủy mị, yếu đuối
D. Chỉ có người già cô đơn, người khuyết tật mới cần tình yêu thương

Câu 3 (0,5đ) Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về siêng năng, kiên trì

A. Chỉ những ai không thông minh mới cần siêng năng, kiên trì
B. Siêng năng cũng không giỏi được vì muốn giỏi phải thông minh
C. Học sinh rất cần đức tính siêng năng, kiên trì
D. Người nghèo mới cần siêng năng, kiên trì

Câu 4 (0,5đ) Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật

A. Phê phán những việc làm sai trái
B. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình không cần lắng nghe ý kiến của người khác
C. Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến quyền lợi của mình
D. Phê phán gay gắt những người không cùng quan điểm với mình

Câu 5: (0,5đ) Nếu bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ hành động như thế nào?

A. Không quan tâm đến khuyết điểm của bạn
B. Xa lánh, không chơi với bạn nữa
C. Khuyên bạn và giúp bạn để bạn không mắc khuyết điểm nữa
D. Bao che cho khuyết điểm của bạn

Câu 6: (0,5đ) Trường hợp nào sau đây chưa có đức tính siêng năng, kiên trì

A. Sau khi khỏi ốm, Hồng bắt tay ngay vào việc chép các bài học đã vắng
B. Đến phiên trực nhật lớp, Hoa thường nhờ các bạn trực nhật hộ để không phải đến lớp sớm
C. Hằng ngày, ngoài những giờ lên lớp và học bài ở nhà, Lan thường phụ giúp mẹ làm việc nhà
D. Khi giải xong bài toán, Kiên thường suy nghĩ để tìm thêm cách giải mới hay hơn

Câu 7: (0,5đ) Câu tục ngữ, ca dao nào sau đây đề cao đức tính siêng năng, kiên trì

A. Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang
B. Ăn no rồi lại nằm khoèo/ Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem
C. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa/ Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
D. Có công mài sắt có ngày nên kim

Câu 8: (0,5đ) Người tự lập sẽ nhận được điều gì?

A. Thành công trong cuộc sống
B. Mọi người tôn trọng
C. Trưởng thành hơn
D. Cả ba phương án trên

Câu 9: (0,5đ) Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây

A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân
B. Người nghèo mới cần tự lập
C. Những người tự lập thường thành công trong cuộc sống
D. Người tự lập là người chỉ biết việc của mình, không quan tâm đến việc của người khác

Câu 10: (0,5đ) Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự lập

A. Tự làm lấy mọi công việc của mình, không bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác
B. Tự lo liệu cuộc sống của mình, không trông chờ vào người khác
C. Không hợp tác với ai trong công việc
D. Luôn làm theo ý mình, không nghe theo ý kiến ai cả

Câu 11: (0,5đ) Trường hợp nào sau đây không thể hiện tính tự lập

A. Trong giờ kiểm tra, Hoa không chép bài của bạn
B. Tham khảo đáp án, sau khi tự mình giải bài tập
C. Tra từ điển tìm hiểu một vài khái niệm mình chưa hiểu
D. Không tự tin giải quyết công việc nếu không có sự giúp đỡ của người khác

Câu 12: (0.5đ) Quan điểm nào dưới đây không đúng về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

A. Xác định được những việc cần làm để hoàn thiện bản thân
B. Để tự mãn với điểm mạnh của mình
C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của người khác
D. Dễ đồng cảm và chia sẻ với người khác

Đáp án trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12
CACACBDDCBDB

II. Tự luận:

Câu 1: Biểu hiện của tự lập là gì? Kể tên 3 việc làm thể hiện sự tự lập của học sinh trong học tập và sinh hoạt hàng ngày?

Trả lời: Biểu hiện của tự lập là sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; có ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống.

Câu 2: Tôn trọng sự thật có ý nghĩa gì?

Trả lời:

  • Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ những giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai
  • Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn
  • Làm cho tâm hồn thanh thản và cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn

Câu 3: Em sẽ làm gì khi bạn em đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội.

Gợi ý trả lời:

Khi bạn đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy vì:

  • Đây là nói dối, không tôn trọng sự thật, nếu mọi người biết sự thật thì mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn nữa.
  • Đặc biệt nếu bạn đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội, với những thông tin thất thiệt, có thể gây hoang mang, lo sợ, thậm chí còn có những hành động tiêu cực,…có thể bạn còn vi phạm pháp luật nữa.

Câu 4: Bài tập tình huống

Hùng suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình mọi việc Hùng thường ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, Hùng thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì Hùng cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp mình. Nhiều lần như vậy, lớp trưởng góp ý thì Hùng nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa!”

Câu hỏi:

1. Em có nhận xét gì về lời nói và việc làm của Hùng? Theo em Hùng thiếu tính gì?

2. Nếu là bạn của Hùng thì em sẽ khuyên bạn điều gì?

Câu 5: Bài tập tình huống

Nhà Hương ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hương luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm”.

Câu hỏi:

1. Em có đồng tình với Hương không? Vì sao?

2. Nếu là bạn của Hương thì em sẽ khuyên bạn điều gì?

(Đối với bài tập tình huống, HS tự suy nghĩ và trả lời)

2. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều

2.1. Đề cương học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 Cánh diều - Bộ 1

A. KIẾN THỨC

1. Tôn trọng sự thật.

  • Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.
  • Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật.
  • Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.
  • Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật.

2. Tự lập

  • Nêu được khái niệm tự lập.
  • Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.
  • Hiểu vì sao phải tự lập.
  • Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.
  • Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

3. Tự nhận thức bản thân

  • Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân.
  • Nhận biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.
  • Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân (Các cách tự nhận thức bản thân).
  • Biết tôn trọng bản thân.
  • Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân.

B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất (0.5 điểm/câu đúng)

Câu 1: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?

A. Tôn trọng sự thật.
B. Tiết kiệm.
C. Sự thật.
D. Khiêm tốn

Câu 2: Những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là?

A. Khiêm tốn.
B. Sự thật.
C. Công bằng.
D. Liêm sỉ.

Câu 3: Đối lập với tôn trọng sự thật là gì?

A. Giả dối.
B. Ỷ nại.
C. Siêng năng.
D. Trung thực.

Câu 4: Đối lập với tự lập là gì?

A. Tự tin.
B. Ích kỉ.
C. Tự chủ.
D. Ỷ nại.

Câu 5: Cá nhân tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình là biểu hiện của người có tính

A. trung thành.
B. trung thực.
C. tự lập.
D. tiết kiệm.

...

2.2. Đề cương học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 Cánh diều - Bộ 2

A. Lý thuyết ôn thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

  • Nêu được khái niệm và biểu hiện của truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

2. Yêu thương con người

  • Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người
  • Giá trị của tình yêu thương con người

3. Siêng năng, kiên trì

  • Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
  • Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
  • Có kế hoạch siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

4. Tôn trọng sự thật

  • Hiểu rõ khái niệm của tôn trọng sự thật.
  • Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.
  • Vì sao phải tôn trọng sự thật?

5. Tự lập

  • Nêu được khái niệm tự lập.
  • Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.
  • Hiểu vì sao phải tự lập.
  • Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.
  • Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân và người khác.
  • Hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng, không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

6. Tự nhận thức bản thân

  • Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân.
  • Nhận biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.
  • Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân.

B. Bài tập ôn thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

Câu 1: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Có thêm kinh nghiệm.
B. Có rất nhiều bạn bè.
C. Có thêm tiền tiết kiệm.
D. Không phải lo về việc làm.

Câu 2: Truyền thống là

A. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,... được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống của mỗi gia đình.
C. Phong tục của từng gia đình trong dòng họ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,... chỉ truyền qua 1 thế hệ.

Câu 3:Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

A. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.
B. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
D. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.

Câu 4:Ý nào sau đây không đúng với ý nghĩa về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Có thêm kinh nghiệm.
B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
D. Không học hỏi được gì từ truyền thống gia đình.

Câu 5: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
B. Không phải lo về việc làm.
C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
D. Có thêm tiền tiết kiệm.

Câu 6: Để giữ gìn truyền thống của gia đình và dòng họ thì chúng ta cần làm gì?

A. Không muốn nối tiếp truyền thống của gia đình và dòng họ.
B. Làm những việc sai trái với gia đình, dòng họ
C. Tự hào, biết ơn người đi trước.
D. Không thích truyền thống của gia đình và dòng họ

Câu 7: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Truyền thống hiếu học.
B. Buôn thần bán thánh.
C. Truyền thống yêu nước.
D. Truyền thống nhân nghĩa.

Câu 8: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?

A. Yêu thương con người.
B. Giúp đỡ người khác.
C. Thương hại người khác.
D. Đồng cảm và thương hại.

Câu 9: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người xa lánh.
B. Mọi người coi thường.
C. Người khác nể và yêu quý.
D. Mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu 10: Lòng yêu thương con người:

A. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
B. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
C. làm những điều có hại cho người khác.
D. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.

Câu 11: Yêu thương con người là:

A. sự quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn.
B. sự thương hại, đồng cảm với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
C. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
D. việc làm xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.

Câu 12: Ý nghĩa không phải của lòng yêu thương con người là

A. góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.
B. làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó.
C. giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
D. thương hại và mong nhận lại được sự trả ơn khi giúp đỡ người khác.

Câu 13: Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

A. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
B. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
C. Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn
D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

Câu 14: Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

A. Làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó.
B. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
C. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

Câu 15: Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?

A. Chỉ cần yêu thương những người trong gia đình, dòng họ của mình.
B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu.
C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện của trường và của lớp.
D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

Câu 16: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?

A. Kiên trì.
B. Trung thực.
C. Siêng năng.
D. Tự giác.

Câu 17: Biểu hiện của sự kiên trì là

A. vừa làm vừa chơi.
B. thường xuyên làm việc.
C. quyết tâm làm đến cùng.
D. tự giác làm việc.

Câu 18: Đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người:

A. thật thà trước hành động việc làm của mình.
B. thành công trong công việc và cuộc sống.
C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.
D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.

Câu 19: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người:

A. Tin tưởng và yêu quý.
B. Cho rằng năng lực kém.
C. Đánh giá là kém thông minh.
D. Tư chất chưa tốt lắm.

Câu 20: Làm việc nhanh chán, hời hợt trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hậu quả gì?

A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
B. Gặp nhiều khó khăn và khó thành công trong công việc.
C. Trở thành người có ích cho xã hội.
D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.

Câu 21: Câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói về đức tính nào sau đây của con người?

A. Đức tính khiêm nhường.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Đức tính trung thực.
D. Đức tính siêng năng.

Câu 22: Biểu hiện của học sinh siêng năng, kiên trì là:

A. thường xuyên nghỉ học.
B. chăm chỉ học và làm bài.
C. chỉ làm một số bài tập
D. gặp bài khó hay nản lòng.

Câu 23: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về tính kiên trì, siêng năng?

A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở.
B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh.
D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống.

Câu 24: Ý kiến nào dưới đây không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

A. M đăng kí lớp học bơi nhưng không đến tập vì thấy khó.
B. Nếu gặp bài tập khó A cố gắng suy nghĩ để làm.
C. Sáng nào N cũng dậy để ôn bài rất chăm chỉ.

Câu 25: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

A. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
B. L luôn làm bài tập đầy đủ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
C. B cho rằng siêng năng cũng không giỏi được, quan trọng là thông minh.
D. M đăng kí lớp học yoga nhưng không đến tập vì thấy rất khó.

Câu 26: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

A. Năng nhặt chặt bị.
B. Máu chảy ruột mềm.
C. Mưu cao chẳng bằng chí dày
D. Đi lâu, xa đâu cũng tới.

Câu 27: Khi làm việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ

A. nhanh chóng thành công trong cuộc sống.
B. không thành công, gặp nhiều khó khăn.
C. trở thành người có tiếng tăm lừng lẫy.
D. luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Câu 28: Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Tiết kiệm.
B. Trung thực.
C. Siêng năng, kiên trì
D. Khiêm tốn, trung thành.

Câu 29: Câu tục ngữ: “Của phi nghĩa có giàu đâu/Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền” nói về nội dung nào dưới đây?

A. Giản dị, cần cù.
B. Tiết kiệm, khiêm tốn.
C. Tôn trọng sự thật.
D. Khiêm tốn, giản đơn.

Câu 30: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn.
B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn.
C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù.
D. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn thanh thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 31: Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp N, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là N, em sẽ làm gì?

A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ai.
B. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
C. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
D. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.

Câu 32: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Mang tiền về cho bố mẹ, để mua đồ dùng trong gia đình.
B. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi mua những thứ mình thích.
C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.
D. Lấy hết tiền trong ví, rồi vứt chiếc ví đó vào thùng rác.

Câu 33: Trong giờ kiểm tra em phát hiện bạn A đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Coi như không biết, không phải việc của mình.
B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.
C. Nói với bạn cho mình xem cùng.
D. Khuyên bạn không được làm như vậy.

Câu 34: Bạn C và bạn A chơi rất thân với nhau. Vì A có mâu thuẫn với D, nên A đã bịa đặt rằng D là người ăn trộm đồ nhà hàng xóm. A muốn C đứng ra làm chứng cho mình là người nói đúng sự việc trên và đem chuyện này kể với các bạn trong lớp. Trong tình huống đó, nếu em là bạn C thì em sẽ làm gì?

A. Vì là bạn thân, nên sẽ tì mọi cách giúp bạn.
B. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
C. Từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy.
D. Cho bạn là người xấu, không thèm chơi với bạn nữa.

Câu 35: Phát hiện bạn C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. Trong tình huống đó, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm gì?

A. Khuyên bạn không nên làm như vậy.
B. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
C. Bắt chước bạn, biết đâu mình lại nổi tiếng.
D. Nhờ bạn chỉ cách viết sao để câu nhiều like.

Câu 36: Bạn H trên đường đi học về đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ. Bạn đã mang đến đồn công an gần nhất để trình báo và trả lại người đánh mất. Việc làm của bạn H thể hiện bạn là người

A. thích thể hiện bản thân.
B. có đức tính tiết kiệm.
C. rất tốt, sống thật thà.
D. giản dị, không đua đòi.

Câu 37: Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng” ý nói người nào đó luôn sống:

A. giản dị, cần cù.
B. tiết kiệm, khiêm tốn.
C. tôn trọng sự thật.
D. khiêm tốn, siêng năng

Câu 38: Biểu hiện nào dưới đây trái với biểu hiện tính tự lập?

A. tự tin, tự làm lấy việc của mình.
B. sự tự tin và bản lĩnh cá nhân của người đó.
C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
D. có ý chí phấn đấu, kiên trì trong công việc.

Câu 39: Biểu hiện của tự lập là gì?

A. Tự mình làm, không hợp tác với người khác trong công việc
B. Luôn làm theo ý mình, không cần nghe ý kiến của người khác.
C. Sẵn sàng làm mọi thủ đoạn để đạt mục đích của mình đạt ra.
D. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

Câu 40: Câu tục ngữ: “Có trời cũng phải có ta” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.
B. Trung thực.
C. Tự lập.
D. Tiết kiệm.

Câu 41: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

A. Làm những việc vừa sức với mình.
B. Trông chờ vào may rủi.
C. Nhờ sự hướng dẫn của bạn bè khi gặp khó khăn.
D. Sống biệt lập, chỉ biết đến mình.

Câu 42: Câu tục ngữ: “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.
B. Tự lập.
C. Trung thực.
D. Tiết kiệm.

Câu 43: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.
B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.
D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

Câu 44: Hành động thể hiện tính tự lập là:

A. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.
B. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.
C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.
D. tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp.

Câu 45: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

A. Tính tự lập giúp thành công trong cuộc sống và được sự tôn trọng của mọi người.
B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
C. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo
D. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn

Câu 46: Hành động thể hiện tính tự lập là

A. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.
B. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.
C. tự thức dậy tập thể dục vào buổi sáng.
D. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.

Câu 47: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.
B. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những gười tin cậy khi khó khăn.
C. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng, có những khó khăn, thử thách và vấp ngã.
D. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập, con nhà giàu thì có điều kiện tốt nên không cần phải tự lập nữa.

Câu 48: Dựa vào yếu tố nào dưới đây không giúp chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

A. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.
B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.
D. Luôn cho rằng hành động và việc làm của mình luôn đúng.

Câu 49: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

A. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.
B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
C. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
D. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình

Câu 50: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

A. Không cần phải quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình đối với người khác.
D. Khi thấy mình hoàn hảo rồi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.

Câu 51: Việc làm nào sau đây không nên làm để tự nhận thức bản thân?

A. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.
B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.
D. Xem bói để tìm hiểu đặc điểm của bản thân.

Câu 52: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

A. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.
B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
D. Luôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm.

Câu 53: Nội dung nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức?

A. Em thích học môn Văn nhất.
B. Bố mẹ là người em yêu quý nhất.
C. Em còn thiếu kiên trì trong học tập.
D. Không cần phải tự đánh giá về bản thân.

Câu 54: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một

A. giá trị sống cơ bản.
B. điều tất yếu của con người.
C. kĩ năng sống cơ bản.
D. năng lực của cá nhân.

Câu 55: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. H chấp nhận tất cả những điều mà người khác nói về mình.
B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.
D. B thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

Câu 56: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về

A. đặc điểm riêng của mình.
B. kĩ năng riêng của mình.
C. mặt tốt của bản thân.
D. sở thích thói quen của bản thân.

Câu 57: Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ làm cho nhiều người trở nên

A. tự cao, tự đại.
B. tự ti và mặc cảm.
C. thẹn thùng, e lệ.
D. khiêm tốn, nhường nhịn.

Câu 58: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. Ghi lại suy nghĩ, hành động mỗi ngày để rút kinh nghiệm cho bản thân.
B. Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
C. Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình.
D. Tự trách bản thân về những nhược điểm của mình mà không tìm cách khắc phục

Câu 59: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. B thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến những điều các bạn góp ý.
B. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.
C. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.
D. T luôn cởi mở, biết lắng nghe người khác góp ý kiến cho mình.

Câu 60: Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất

A. cốt lõi của con người.
B. cơ bản của con người.
C. hàng đầu của con người.
D. quan trọng của con người.

3. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Câu 1. Truyền thống tốt đẹp của gia dòng họ là gì? Gia đình, dòng họ em có những truyền thống tốt đẹp nào?

Gợi ý:

- Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

- Gia đình, dòng họ em có một số truyền thống tốt đẹp như: yêu nước, yêu thương con người, hiếu học, cần cù lao động, các nghề truyền thống ... được lưu giữ, tiếp nối và phát huy qua nhiều thế hệ

Câu 2. Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý:

Truyền thống tốt đẹp gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam, nhất là trong thời đại ngày nay.

Câu 3. Em hãy kể tên những việc làm nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

Gợi ý: Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi như: chăm ngoan, học giỏi; tích cực trau dồi kiến thức; kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ; phụ giúp gia đình những công việc vừa sức; không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ,...

Câu 4. Em hãy những câu ca dao, tục ngữ nói về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

Gợi ý:

1. Giấy rách phải giữ lấy lề.

2. Nghèo cho sạch rách cho thơm.

3. Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

4. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bài tập. Bình rất tự hào về nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống do ông nội là “nghệ nhân làm lồng đèn” đã truyền lại cho con cháu trong gia đình. Bình kể với các bạn rằng, để làm được một chiếc lồng đèn đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ và sự khéo léo của đôi bàn tay. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói: Nghề làm lồng đèn thì có gì cao siêu mà tự hào, phải học giỏi, đỗ đạt cao hay phát minh ra cái gì đó mới đáng để kể chứ!

a) Theo em, suy nghĩ của các bạn là đúng hay sai? Tại sao?

b) Nếu là Bình em sẽ nói gì với các bạn?

Gợi ý:

a) Theo em, suy nghĩ của các bạn là không đúng.

Vì nghề làm lồng đèn cũng là một nghề truyền thống và là truyền thống tốt đẹp của gia đình bạn Bình. Vì vậy, việc bạn Bình yêu và tự hào về nghề làm lồng đèn là đúng đắn.

b) Nếu là Bình em sẽ giải thích cho các bạn hiểu nghề làm lồng đèn cũng là một nghề truyền thống và là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ cần được giữ gìn và phát huy.

Khuyên các bạn không được chế giễu, coi thường nghề truyền thống của gia đình mà phải tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Bài 2: Yêu thương con người

Câu 1. Thế nào là yêu thương con người? Những biểu hiện của yêu thương con người?

Gợi ý:

- Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ , làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

- Biểu hiện: Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông chia sẻ những khó khăn, đau thương của người khác, dìu dắt giúp đỡ những người mắc sai lầm để họ tìm ra điều đúng đắn, biết hi sinh quyền lợi của bản thân,...

Câu 2. Yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

Gợi ý:

- Yêu thương con người là tình cảm quí giá, là một giá trị nhân văn và là truyền thống quý báu của dân tộc mà mỗi chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.

-Tình yêu thương giúp mỗi cá nhân biết sống đẹp hơn, sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất vì người khác; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

- Tình yêu thương làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi, gắn bó; góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

- Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu 3. Em hãy kể những việc làm thể hiện tình yêu thương con người và những việc làm chưa yêu thương con người?

Gợi ý:

a. Những việc làm thể hiện tình yêu thương con người:

+ Quyên góp ủng hộ tiền, vật tư, hàng hoá, nhu yếu phẩm…. giúp cho bà con nhân dân vùng lũ lụt.

+ Tích cực tham gia hoạt động từ thiện.

+ Giúp đỡ bạn bè vô tư, không mong chờ sự trả ơn.

+ Thăm trẻ em trong trại trẻ mồ côi.

+ Chép bài giúp bạn khi bạn bị ốm...

b. Những việc làm chưa thể hiện tình yêu thương con người:

+ Thờ ơ, lạnh nhạt trước người khác gặp khó khăn .

+ Chỉ biết nghĩ đến mình, sống ích kỉ không nghĩ đến người khác.

+ Chế giễu trước nỗi đau của người khác.

+ Không quan tâm, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.

+ Bao che, bênh vực cho người làm điều xấu, điều ác...

Câu 4. Nêu những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về lòng yêu thương con người?

Gợi ý:

Tục ngữCa dao

1. Thương người như thể thương thân. ...

2. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. ...

3. Một giọt máu đào hơn ao nước lã ...

4. Lá lành đùm lá rách. ...

5. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. ...

6. Chị ngã, em nâng. ...

7. Nhường cơm, sẻ áo. ...

8. Yêu nhau chín bỏ làm mười.

9. Máu chảy ruột mềm.

1. Bầu ơi thương lấy bí cùng.

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

2. Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

6. Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Bài tập: Sau buổi học, Bình và Thân cùng đi bộ về nhà. Bỗng có một người phụ nữ lại gần hỏi thăm đường, Bình dừng lại và Thân kéo tay Bình: “Thôi mình về đi, muộn rồi, chỉ đường cho người khác không là việc của mình”. Bình đi theo Thân, nhưng chân cứ dừng lại không muốn bước.

a) Em đồng ý hay không đồng ý với lời nói và việc làm của Thân?

b) Theo em, trong trường hợp này Bình nên xử sự như thế nào?

Gợi ý:

a) Em không đồng ý với lời nói và việc làm của Thân vì Thân chưa biết giúp đỡ người khác. Người phụ nữ kia không có điểm nào đáng nghi, hơn nữa việc chỉ đường chỉ mất một chút thời gian nhỏ, hai bạn nên chỉ đường cho họ.

b) Theo em trong trường hợp này Bình nên dừng lại và chỉ đường cho người phụ nữ. Rồi sau đó giải thích cho Thân về lý do mình nên dừng lại giúp họ.

Bài 3: Siêng năng kiên trì

Câu 1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?

Gợi ý:

- Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.

- Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn trở ngại cũng không nản.

Câu 2. Em hãy nêu một số biểu hiện của siêng năng kiên trì và trái với siêng năng kiên trì trong học tập, trong lao động và trong sinh hoạt hằng ngày?

Gợi ý:

a. Biểu hiện của siêng năng kiên trì :

- Trong học tập: Đi học đều, làm bài tập đầy đủ, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập ở lớp, gặp bài khó không nản lòng,…

- Trong lao động và trong sinh hoạt hằng ngày: Chăm chỉ làm việc, không ngại khó, làm việc một cách thường xuyên, liên tục; kiên trì, dù gặp khó khăn trở ngại cũng không nản chí, quyết tâm phấn đấu đạt mục đích cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức,...

b. Biểu hiện trái với siêng năng kiên trì : lười biếng, ỷ lại, trốn tránh công việc; hay nản lòng trong học tập, lao động và trong cuộc sống.

Câu 3. Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?

Gợi ý: Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống. Người siêng năng kiên trì sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.

Câu 4. Để rèn luyện tính siêng năng kiên trì chúng ta phải làm gì?

Gợi ý:

Chúng ta phải cần cù, tự giác làm việc, không ngại khó ngại khổ, cụ thể:

- Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập.

- Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó, miệt mài với công việc.

- Trong các hoạt động khác: kiên trì luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường...

Câu 5. Nêu những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về siêng năng kiên trì?

Gợi ý:

Tục ngữCa dao

1. Có chí thì nên.

2.Thua keo này bày keo khác.

3. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.

4.Cần cù bù thông minh.

5. Có cứng mới đứng được đầu gió.

6. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

7. Có công mài sắt có ngày nên kim.

1. Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.

2. Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

3. Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
4. Non cao cũng có đường trèo
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.

Bài tập:

Tình huống:

Buổi tối, Hải làm bài tập tiếng Anh. Những bài đầu Hải giải rất nhanh, nhưng đến các bài sau Hải đọc mấy câu khó quá bèn suy nghĩ: “Mình sẽ không làm nữa, sang nhờ bạn Hoàng giải hộ”. Nhưng rồi, Hải lại băn khoăn: “Liệu Hoàng có nhà không? Thôi, giờ sang nhà Liên chép bài của bạn vẫn chưa muộn, vì Liên ở ngay gần nhà mình.”

a) Em có đồng ý với suy nghĩ của Hoàng không? Vì sao?

b) Nếu em là bạn của Hải, em có thể khuyên Hải điều gì?

Gợi ý:

a) Em không đồng ý với suy nghĩ của Hải. Vì Hải thiếu tính siêng năng kiên trì. Nếu gặp bài tập khó thì mình phải tìm những cách giải khác tốt hơn, như thế sẽ vận động khả năng tư duy và nhớ lâu hơn.

b) Nếu em là bạn của Hải, em có sẽ khuyên Hải cố gắng tìm mọi cách để giải được bài tập đó, nếu không thể hãy nhờ sự hỗ trợ từ mạng internet hoặc liên hệ với các bạn nhờ các bạn chỉ cho cách giải, Hải không nên chép bài như vậy sẽ hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

Bài 4: Tôn trọng sự thật

Câu 1. Sự thật là gì? Tôn trọng sự thật là gì?

- Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống.

- Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

Câu 2. Em hãy nêu biểu hiện của tôn trọng sự thật và biểu hiện trái với tôn trọng sự thật?

- Biểu hiện của tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, cụ thể như:

+ Dám nhận lỗi khi làm sai

+ Dũng cảm nói lên sự thật

+ Không che dấu, bao che cho các hành động sai trái

+ Chấp nhận mọi hậu quả khi sự thật được sáng tỏ

+ Đấu tranh để bảo vệ sự thật

+ Có ý thức bảo vệ, gìn giữ sự thật

+ Lên án, bài trừ những sự việc sai trái,...

- Trái với tôn trọng sự thật là: ăn không nói có, đổ oan cho người khác, trốn tránh trách nhiệm, thiếu trung thực, nói dối, nói xấu người khác...

Câu 3. Vì sao cần phải tôn trọng sự thật?

- Tôn trọng sự thật là đức tính cần thiết, quý báu, giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng.

- Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc.

Câu 4. Để trở thành người biết tôn trọng sự thật chúng ta cần làm gì?

- Để tôn trọng sự thật, chúng ta cần nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật. Ngoài ra, còn phải bảo vệ sự thật, phê phán, lên án với các hành vi thiếu tôn trọng sự thật, bóp méo sự thật,...

Câu 5. Nêu những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng sự thật?

Tục ngữCa dao

1. Vàng thật không sợ lửa.

2. Cây ngay không sợ chết đứng.

3. Nói phải củ cải cũng nghe.

4. Mất lòng trước, được lòng sau.

5. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.

6. Ăn ngay nói phải.

7. Ăn ngay ở thẳng, chẳng sợ mất lòng,...

1. Nói lời phải giữ lấy lời.

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

2. Làm người mà chẳng biết suy

Đến khi nghĩ lại còn gì là thân.

3. Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

4. Người gian thì sợ người ngay

Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.

Bài tập

Tình huống: Mai và Thảo cùng học lớp 6C đo Mai làm lớp trưởng. Hai bạn rất thân với nhan. Mai học giỏi, còn Thảo thì học hành chưa được chăm chỉ, hay thiếu bài tập về nhà. Là cán bộ lớp, Mai báo cáo với cô giáo về tình hình chuẩn bị bài của lớp mình, nhưng lại không báo cáo với cô về tình hình của Thảo.

a) Em hãy nhận xét về việc làm của Mai?

b) Nếu em là Mai, em sẽ làm gì? Vì sao?

Lời giải:

a) Việc làm của Mai như vậy là không nói đúng sự thật, cũng không tốt cho Thảo. Vì như thế sẽ làm bạn ỉ lại học thói quen nói dối.

b, Nếu em là Mai, em sẽ khuyên bạn nên chăm chỉ làm bài tập về nhà nếu còn tái diễn em sẽ báo cáo cho cô giáo.

Bài 5: Tự lập

Câu 1. Thế nào là tự lập?

Tự lập là tự làm lấy công việc bằng khả năng và sức lực của mình. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

Câu 2. Biểu hiện của tự lập và biểu hiện trái với tự lập?

a. Biểu hiện của tự lập

- Tự tin, tự làm lấy việc của mình.

- Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn.

- Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.

b. Biểu hiện trái với tự lập

- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

- Trông chờ vào may rủi.

- Sống biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

Câu 3. Tự lập có ý nghĩa như thế nào?

Tự lập giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh, giải quyết các công việc hiệu quả và làm chủ được cuộc sống; nhận được sự kính trọng của mọi người.

Câu 4. Để trở thành người có tính tự lập chúng ta cần làm gì?

Để trở thành người có tính tự lập chúng ta cần: Chủ động làm việc từ lúc còn nhỏ, từ những việc nhỏ; Tự tin vào bản thân; Cố gắng, kiên trì và quyết tâm thực hiện công việc,...

Câu 5. Nêu những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tự lập?

Tục ngữCa dao

1. Có thân phải lập thân.

2. Muốn ăn phải lăn vào bếp.

1. Làm người ăn tối lo mai

Việc mình hồ dễ để ai lo lường.

2. Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

3. Có khó mới có miếng ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

4. Đói thì đầu gối phải bò

Cái chân hay chạy cái giò hay đi.

Bài tập: Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm xong bài, Dũng ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn cho Nam chép.

a) Em có nhận xét gì về việc làm của Nam và Dũng?

b) Nếu là Nam, em sẽ làm gì? Vì sao?

c) Nếu là Dũng, em sẽ làm gì? Vì sao?

Gợi ý:

a) Theo em việc làm của Nam và Dũng là sai, vi phạm nội quy học sinh. Dũng đã cho Nam chép bài của mình, còn Nam không tự lập, tự làm bài mà lại đi chép bài của Dũng.

b) Nếu là Nam, em sẽ từ chối chép bài của Dũng và tự giác nghĩ cách làm. Sau giờ kiểm tra em có thể hỏi bạn cách giải để lần sau làm được bài. Như thế sẽ khiến cho em nhớ bài lâu hơn, rèn luyện tính tự lập.

c) Nếu là Dũng, em sẽ không cho bạn chép bài mà sau giờ kiểm tra em sẽ chỉ bạn cách làm. Vì như thế mới khiến bạn có thể tự lập. Em cũng động viên và giúp đỡ bạn trong việc học.

Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Câu 1. Em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân?

Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.

Câu 2. Theo em, tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?

Tự nhận thức bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra.

Câu 3. Để tự nhận thức bản thân em cần làm gì?

Để tự nhận thức bản thân chúng ta cần:

- Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân.

- So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân.

- So sánh mình với những tấm gương tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì.

- Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.

Câu 4. Những việc nên làm để tự nhận thức bản thân?

Gợi ý:

- Nhìn nhận bản thân theo hướng khách quan.

- Viết nhật ký

- Viết ra những mục tiêu, kế hoạch ưu tiên của bản thân.

- Thực hiện việc tự phê bình mỗi ngày.

- Yêu cầu những người bạn đáng tin cậy nhận xét về mình,...

Bài tập 1: Hồng rất tự tin vào những ưu điểm của bản thân. Mặc dù hát không hay, nhưng Hồng luôn mơ ước trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Hồng nghĩ rằng, muốn làm ca sĩ thì không cần phải hát hay, chỉ cần xinh đẹp, ăn mặc thời trang, biết nhảy múa là được.

Em có đồng ý với suy nghĩ của Hồng không? Vì sao?

Gợi ý:

Em không đồng ý với suy nghĩ của Hồng vì bản thân bạn phải có tài năng, thực lực về ca sĩ thì bạn mới có thể trở thành ca sĩ được.

Bài tập 2. Bạn Minh ở lớp 6A có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên thường cảm thấy tự ti, mặc cảm về bản thân, nhiều lúc rất muốn thôi học. Một lần, Minh đã đọc trên báo về một tấm gương vượt khó, cũng có hoàn cảnh khó khăn như mình, nhưng đã nỗ lực vươn lên trở thành một sinh viên ưu tú, được ra nước ngoài học tập và thành đạt. Minh đã quyết tâm lấy tấm gương đó làm động lực để mình học giỏi và đạt được mơ ước.

a) Minh đã sử dụng cách thức nào để tự nhận thức bản thân?

b) Để tự nhận thức bản thân tốt hơn, theo em bạn Minh nên áp dụng thêm cách thức nào nữa?

Gợi ý:

a. Minh sử dụng cách thức là đọc báo để biết được những tấm gương có hoàn cảnh như mình.

b,.Để tự nhận thức bản thân tốt hơn, theo em bạn Minh nên áp dụng thêm cách thức so sánh, nhận xét đánh giá của người khác về mình, lập kế hoạch phát huy ưu điểm, tự đánh giá điểm mạnh điểm yếu của bản thân.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
152
  • Lượt tải: 2.456
  • Lượt xem: 52.534
  • Dung lượng: 1,5 MB
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Blue Eagle
    Blue Eagle

    =)

    Thích Phản hồi 23/10/22